
Hình tượng Thúy Kiều
Men theo bước chân lăn lóc “giang hồ” của Thúy Kiều, đi hết 3254 câu lục bát, khắp “hang cùng ngõ hẹp” trong cõi ta bà; cùng nàng hít thở hạnh phúc mong manh chốc lát; cùng nàng dằn vặt với nỗi khổ đau đoạn trường, ta mới tường tận số phận, phẩm chất một nhan sắc vẹn toàn từ “nước sơn” đến “chất gỗ”:
Chính vẻ đẹp này đã gây ra sự “hờn ghen”cuộc đời, khiến nàng không tránh khỏi là “cái mồi của Khuôn xanh để nhử người bạc mệnh, chứ ở cái đời tầm thường này, làm chi có những của quí hóa ấy mà lại để cho hoàn toàn được”!
Có lẽ khi phóng tác Truyện Kiều, về mặt lý luận Tố Như chưa ý thức khái niệm điển hình là hình thức biểu hiện ở trình độ cao của hình tượng trong tác phẩm văn học. Engels trong bức thư gửi nhà văn Harkness, có một câu nổi tiếng: “Đã nói đến chủ nghĩa hiện thực, thì ngoài sự chính xác của các chi tiết, còn phải nói đến sự thể hiện những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình“. Như thế, vấn đề điển hình không chỉ gắn liền với chủ nghĩa hiện thực mà còn thể hiện trên hai bình diện: tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình. Tính cách điển hình là sự tổng hợp thẩm mĩ trong sự thống nhất hữu cơ giữa những đặc tính phổ biến và những đặc tính cá biệt, đặc thù trong một nhân vật. Hoàn cảnh điển hình là bối cảnh xã hội trong đó nhân vật bộc lộ, hình thành tính cách.
Trong việc xây dựng tính cách điển hình điển hình và hoàn cảnh điển hình, hư cấu giữ vai trò sáng tạo, trên cơ sở hiện thực xã hội hoặc hiện thực khách quan nào đó. Tố Như tiên sinh đã đặt Thúy Kiều trong hoàn cảnh điển hình – (tình huống có vấn đề, xảy ra mâu thuẫn xung đột), để nhân vật có cơ hội cọ xát với các mối quan hệ xung quanh, qua đó bộc lộ chân thực “cái tôi” của mình. Trước mộ Đạm Tiên, hương khói vắng tanh – nghe cậu em Vương Quan kể lai lịch một ca nhi chết trẻ. Thúy Vân hồn nhiên vô tư, chê bà chị:
“khéo dư nước mắt, khóc người đời xưa!”.
Thúy Kiều thì không cầm được mối thương tâm:
Gia đình Vương viên ngoại gặp nạn vì thằng bán tơ vu oan – nguy cơ tù tội, tán gia bại sản, bên tình, bên hiếu, phải xử trí thế nào đây? Kiều đã chọn chữ hiếu:
Mối tình với Kim Trọng, trước sau tâm dạ Thúy Kiều là một tấm băng trinh. Trân trọng nhờ Vân (ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa), thay mình gá nghĩa cùng chàng Kim. Và khi trao kỷ vật “Chiếc vành với bức tờ mây” - Thúy Kiều đã đau đớn nắm níu lại “Duyên này thì giữ, vật này của chung”. Tâm trạng của nàng vô cùng thống thiết, rơi vào hoảng loạn:
Đọc lại Truyện Kiều, “ta có lòng kính trọng một người đàn bà yếu đuối biết lấy cái tâm trinh bạch từ mẫn mà chống chọi với bao nhiêu những sự độc ác dơ bẩn nó cứ cố làm cho mình chìm đắm đi.
Nhờ có cái tâm ấy mà đứng vững ở chỗ phong ba, đầy những ma quỉ; nhờ có cái tâm ấy mà cái nhân cách của con người ta mới thành ra tôn quí rõ rệt”.
Thúy Kiều, nét tâm-nét tướng. Bút pháp nghệ thuật của thiên tài Nguyễn Du quả thật có một không hai trong văn chương Việt!
(*)Theo bản Truyện Kiều – Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo(NXB Tân Việt – Saigon 1968 – bản in lần thứ tám)