
Châu thổ Đồng Nai – Cửu Long, nhất là vùng Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu) có một hệ thống sông rạch và kinh đào hết sức dồi dào, giúp cho việc lưu thông bằng đường thủy rất tiện lợi. Hệ thống sông ngòi còn giúp cho một số lớn cư dân sống bằng ngư nghiệp. Nước sông giúp cho vườn tược, ruộng nương được màu mỡ.
Văn chương bình dân như ca dao, hay các câu hò thường dùng hay mượn những hình ảnh của những gì liên quan đến cuộc sống vật chất hằng ngày (thường là câu đầu) gồm những từ ngữ liên quan đến sông*, (* gồm cả: bàu, bưng, đầm, đìa, kinh, mương, rạch v.v.), con nước, ghe, thuyền, tàu, những dụng cụ ngư nghiệp, và tên các loại cá tôm cua, v.v. để nói lên những tâm tình, hay suy nghĩ của mình (câu số hai).
Dụng cụ ngư nghiệp
- Các dụng cụ đan bằng tre: đăng, đó, nò; lờ, lọp nơm, sáo;
- Các loại dụng cụ dùng lưỡi câu: câu cần, câu cắm, câu giăng;
- Các loại khác như: chà (cành cây gom thành đống để trong đìa, bàu, làm chỗ cho cá tụ tập; còn gọi là chuôm).
Khi thấy cần rõ nghĩa về các dụng cụ kể trên, chúng tôi sẽ ghi chú thêm bên dưới câu ca dao.
Thấy lê bỏ lựu, thấy trăng quên đèn
Cho con áo tím phụ thằng áo xanh.
Nước lên cuốn sáo nhổ đăng,
Trong tay em có ngọc cũng không bằng có anh.
Đừng chê em nghèo khó mà vội phụ phàng,
Anh coi đồng tiền mới có sớm mai mà chiều đã mất
Chớ nhân nghĩa bạn vàng vững chắc thiên kim.
Bắt được cá lóc, nhăn răng cười hoài.
(Chiều chiều ông Lữ * đi đăng
Cá tôm nhảy hết nhăn răng cười hoài)
Cá ăn đứt nhợ, vinh râu ngồi chờ
(Chiều chiều ông Lữ đi câu
Bỏ ve, bỏ chén, bỏ bầu** ai mang.
**Bầu = bầu rượu)
Trâu kéo gãy ách, khoanh tay ngồi bờ.
Dùng điển tích Tàu trong ca dao là một đặc điểm của ca dao miền Lục Tỉnh. Khi chữ quốc ngữ mới phát triển, dân miền Lục Tỉnh có thú giải trí bằng cách nghe đọc truyện Tàu. Do đó, một số nhân danh hoặc địa danh của Tàu, trong truyện Tàu được dùng trong ca dao Miền Nam:
Cũng còn mắc kế nàng Phàn Lê Huê
Dầu em có lạc Sở* sang Tề,
Thì em cũng nhớ gởi thơ về cho anh.
Sấu bắt ngư phủ biết đâu mà tìm.
Xuồng em neo đợi, chờ trưa anh về
Anh cầm chài* anh vãi năm bảy con cá lòng tong
Thương em nát gan, nát ruột, lại nát tấm lòng
Thấy em ở bạc trong lòng anh hết thương.
Chài 2: động từ = vung cái chài ra để nó xòe ra và chìm nhanh xuống nước, lưới bắt những con cá nào còn nằm trong phạm vi đường kính của cái chài.
Cả tiếng kêu người nghĩa trên bờ,
Vậy chớ mùng ai có rộng cho tôi ngủ nhờ một đêm.
*Nò: một dụng cụ đánh cá; cũng gọi là “ụ”, một thứ “lờ” có nắp vĩ. Đặt “nò” dưới nước, khi cá vào ăn mồi, thì cho nắp vỉ sập xuống, cá không thoát ra được (1).
Thò tay vào lờ* mắc kẹt cái hom
Cha chài, mẹ lưới, con câu,
Con trai tát nước, nàng dâu ngồi nò.
(Chồng chài, vợ lưới, con câu,
Thằng rể đóng đáy* con dâu đi nò)
Anh thương em thảm thiết vô cùng
Biết Cha với Mẹ có bằng lòng hay không?
(**Cột đáy = sào đáy)
Ở các sông ngòi vùng đồng bằng Cửu Long và Đồng Nai ngư phủ dùng một loại lưới gọi là “miệng đáy” hay gọi tắt là “đáy” để đánh cá. Nghề đánh cá với loại lưới nầy gọi là nghề “làm đáy” hay “đóng đáy”. Người ta còn gọi nghề nầy là nghề “hạ bạc.” Muốn làm nghề nầy phải có năm dụng cụ chánh sau đây:
Đục là cái giỏ bằng tre, đường kính bằng với miệng nhỏ của lưới và dài độ 1.2 thước. Đục được ráp vào “đáy” nơi miệng nhỏ của “đáy.” Đục được đậy bằng một vật bằng tre, hình phễu, nơi lưới đáy và đục ráp nhau. Đuôi phễu hướng về cuối của đục. Phần cuối phễu được chế tạo co giản: cá đi vào đục vì sức ép của nước chảy, nhưng không lội ra khỏi đục được vì bộ phận co giản đó. Đục là nơi chứa tất cả những tôm cá nào lọt vào cái miệng của “miệng đáy”. Khi thả lưới xuống sông, cái miệng (phía lớn) của lưới đáy đã mở rộng ra để đón bắt những cá tôm nào lọt vào đó.
Ngư phủ ở vùng đồng bằng Cửu Long chỉ “làm đáy” khi “nước ròng” (triều xuống) thôi, vì nơi khúc sông nầy nước ròng chảy mạnh hơn nước lớn (triều lên) cá khó lội ngược dòng khi đã lọt vào lưới. Hơn nữa, khi nước lớn đầy, các loại tôm, tép và cá từ trong các ruộng hay các đầm lầy ngập nước, lội ra kiếm ăn. Khi nước ròng, chúng không trở về kịp, và sẽ trôi theo dòng nước. Do đó nước ròng có nhiều cá tôm hơn nước lớn.
Đổ đục, tôm và tép:
Sương sa gió lạnh chạnh lòng nhớ em.
Nếu đổ đục ban đêm, thì “rọng” cá tôm vào trong một “cái rọng” (động từ “rọng” là ngâm cái rọng nầy ở dưới nước cho cá tôm tiếp tục sống) chờ sáng sớm đem ra chợ bán)].
Có chà (chuôm), cá mới ở đìa,
Có em, anh mới sớm khuya chốn nầy.
Buổi chợ đông con cá hồng anh chê lạt
Tan chợ rồi con tép bạc anh khen ngon (4)
Con cá tróc vi hiềm vì nước chảy
Cái cần câu gãy vì vướng gốc tre gai
Không xong cũng tại mối mai
Nên duyên trắc trở tình này không quên.
Lưới thưa mà bủa cá kìm*
Lòng qua thương bậu, bậu tìm nơi đâu?
*Cá lìm kìm mình thon, dài, nhỏ, như chiếc đũa, miệng dài răng bén như cái kẹp gai. Cá lìm kìm đồng màu nâu mình rất nhỏ, lìm kìm sông màu xám trắng, mình lớn hơn (độ 5 đến 10 mm), lưới thưa không bắt được.
Má ơi con vịt chết chìm*,
Thò tay vớt nó con cá lìm kìm nó cắn tay con.
* Vịt làm sao chết chìm được; cá lìm kìm có miệng rất nhỏ không cắn tay được; hai câu nầy chỉ nói chuyện không thể xảy ra mà thôi.
Ngồi buồn se chỉ uốn cần**
Se chưa đặng chỉ, cá lần ra khơi.
(** cần = cần câu)
Dùng tên các loại tôm cá để nói lên nỗi lòng
Ai làm cá bống đi tu
Ai làm nước mắt cá thu buồn rầu
Phải chi ngoài biển có cầu
Em ra em vớt đoạn sầu cho anh.
Hoặc:
Cá bống đi tu, cá thu nó khóc, cá lóc nó rầu.
Phải chi ngoài biển có cầu,
Anh ra ngoài đó giải sầu cho em.
Ai về nhắn với ông câu,
Cá ăn thì giựt, để lâu hết mồi
Ăn cơm có cá với canh
Ăn vô mát bụng như anh gặp nàng.
Hoặc:
Bữa ăn có cá cùng canh,
Anh chưa mát dạ bằng anh thấy nàng.
Chim buồn tình, chim bay về núi
Cá buồn tình, cá lủi ra sông
Anh buồn chi, anh tìm chốn non bồng
Lên miền sơn cước, xuống ruộng đồng gặp em
Anh về kiếm vợ cho xong
Em là tép bạc* thong dong ao hồ.
Tìm gan tôm sú**, tìm mề con lươn*#
Anh tìm con bướm có xương
Dây tơ hồng có rễ, đạo cang thường em ưng anh.
*Dân chài lưới trong các sông rạch phân biệt “tôm” và tép. Tôm là loại có cặp “càng” to, màu xanh, thân mình thường tròn và dài, mà hiện tại chúng ta dùng làm món “tôm kho tàu”; “tép” là loại không có hai càng to. Tép màu trắng gọi là “tép bạc” có thân hình nhỏ và giẹp. Hiện nay vì lý do thương mại, người ta gọi chung hai loại đó là “tôm”, và ngoài hộp thường ghi “cỡ” (size) bằng con số như 30-40; con số nầy có nghĩa có khoảng 30 đến 40 con tôm trong mỗi pound, số càng lớn có nghĩa là tôm càng nhỏ vì cần nhiều con mới nặng đủ một pound.
Tép bạc* không thể lội xa;
Cá trê** là loại cá da trơn không có vẩy;
Tôm sú** (một loại tôm nước ngọt = sống trong sông, nhỏ con, không có gan;
Con lươn*#, loại thủy sản không có mề;
Sáu câu bên trên ám chỉ những điều không có thật, không thể tìm ra; nàng nói lòng vòng để vào đề chánh là “em không ưng anh”.
Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi chơi bạn hiền.
(Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi người phương xa)
Bắt con còng gió, anh bỏ vào hang
Nghe em than thở ruột gan rối nùi.
Bậu chê qua ở biển ăn còng*,
Bậu về ở chợ ăn ròng mắm nêm.
*Còng: một loại cua nhỏ.
Biết anh thích mắm cá trèn,
Nên em chịu khó bẻ thêm đọt xoài.
Bướm bay mỏi cánh bướm rơi
Cá đua* hết nước tìm nơi vũng chà
Hồi nào em thề nguyện với qua
Bây giờ em dứt nghĩa, em ra lấy chồng.
*Cá đua: Tên một loại cá.
Cá kèo mà gặp mắm tươi,
Như nơi đất khách gặp người cố tri.
Dưa leo ăn với với cá kèo
Con cái nhà nghèo mới học “nọt man”*
*[Con nhà khá giả thường học các trường chuyên nghiệp khác. Khoảng thập niên 1950 trường Sư Phạm đào tạo giáo chức Tiểu Học có tên là trường Normal*. Đến khoảng giữa thập niên, tên trường đổi lại là Trường Sư Phạm Nam Việt. Sau đó vài năm, đổi thành Trường Quốc Gia Sư Phạm. Và sau cùng từ đầu thập niên 1960 đổi thành Trường Sư Phạm Sài Gòn, vì Việt Nam Cộng Hòa còn có thêm các trường Sư Phạm khác ở Huế, Ban Mê Thuột, Qui Nhơn, và Vĩnh Long. Đến năm 1975, do nhu cầu giáo chức Tiểu Học gia tăng, VNCH có tất cả 16 trường Sư Phạm đào tạo giáo chức Tiểu Học. Ngoài ra ở Sài gòn còn có một Trung Tâm Tu Nghiệp Giáo Chức Tiểu Học, mượn một phần của Trường Sư Phạm Sài Gòn làm Trung Tâm. Vì có cơ sở chung trong một khu vực, nên Bộ Giáo Dục chỉ định Hiệu Trưởng Trường Sư Phạm Sài Gòn kiêm nhiệm luôn chức vụ Giám Đốc Trung Tâm Tu Nghiệp]
Cá không ăn câu thật là con cá dại
Vác cần về nghĩ lại thì ra con cá khôn.
(Cá không ăn câu kêu rằng con cá dại
Cá mắc câu rồi đổ tại cá tham ăn).
Cá lên trên thớt hết nhớt, con cá khô
Gặp gái không ghẹo: trai khờ, gái chê.
Cá lý ngư* sầu tư biếng lội
Chim trong rừng sầu cội biếng ăn.
Cá nằm trong chậu xòe đuôi
Mình về ở bển cho tôi theo cùng
*Cá lý ngư còn có tên là cá chép
Hay là:
Con cá lý ngư sầu tư biếng lội,
Con chim xa cành sầu cội biếng bay.
Sao hôm còn đợi sao mai
Chồng mà xa vợ hỏi ai không buồn?
Cá Lý Ngư sầu tư biếng lội,
Chim trong rừng sầu cội biếng ăn.
Anh thương em nhiều nỗi long đong,
Con thơ tay bế tay bồng,
Muốn vô chắp nối em bằng lòng hay không.
Con cá lưỡi trâu* sầu ai méo miệng,
Con cá trèn bầu* nhiều chuyện trớt môi.
Hoặc:
Con cá lưỡi trâu vì đâu méo miệng
Con cá trèn bầu nhiều chuyện sứt môi.
* “Lưỡi trâu” và “trèn bầu” là tên của hai loại cá.
Cá rô ẩn bóng chân trâu
Một trăm quân tử tới câu không màng.
Cá rô ăn móng, dợn sóng dưới đìa,
Cha mẹ phân chia, anh đừng lìa mới phải.
Anh ở như vầy bạc ngãi với em
Những câu có ý tương tợ:
Cá rô ăn móng, dợn sóng dưới đìa,
Cha mẹ phân chia, anh đừng lìa mới phải.
Sao anh bạc ngãi, đành đoạn bỏ em.
Cá rô ăn móng, dợn sóng dưới đìa
Ba má không thương nên vặn khóa bẻ chìa
Chìa hư, ống khóa liệt, hai đứa mình từ biệt mẹ cha.
Cá rô ăn móng, dợn sóng giữa đìa
Kẻ nơm người xúc, biết vìa* tay ai.
Cá rô ăn móng, dợn sóng dưới đìa
Chờ người quân tử trở vìa kết duyên.
*Vìa = về, giọng phương ngữ Lục Tỉnh.
Cá rô ăn móng đường cày
Chuyện khôn chuyện dại ai bày cho em.
Cá rô ăn móng trong lùm
Biết đâu nhân hậu chỉ giùm cho em.
Cá sặc mà rượt cá rô
Ăn nói xô bồ chẳng biết trước sau.
Trời mưa cá sặc lên gò
Thấy em chăn bò anh để ý anh thương,
Bò em em giữ, anh thương nỗi gì.
Cá trê mà nấu canh bầu
Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon
(Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon.)
Cá về chợ Dĩnh hết mong
Em về Đồng Tháp bỏ chồng cho ai.
Cần chi cá lóc, cá trê,
Thịt chuột, thịt rắn, nhậu mê hơn nhiều.
Cái sao Đẩu đổi về bên Bắc
Sông Giang Hà biết đâu đục, đâu trong
Đôi ta hẹn nhau tình vợ nghĩa chồng
Anh ra về để em ở lại,
Không khác nào con cá nó ẩn rong chờ mồi.
Canh cá lành canh*, bỏ hành thêm hẹ
Chỗ mình đành, cha mẹ không đành,
Biết phải làm sao?
*Lành canh: tên 1 loại cá.
Canh chua điên điển* cá linh,
Ăn chỉ một mình nên chẳng biết ngon.
*Điên điển: tên một loại thực vật.
Con cá lóc nằm trong bụi lách
Con chim le le đứng đó mà lo
Lo cho biển cạn thành gò
Sông sâu lấp lại, con đò thôi đưa.
Gió đưa, gió đẩy về rẫy ăn còng,
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.
Con cua anh không sợ, anh sợ con còng
Dao phay anh không sợ, sợ em ở hai lòng hại anh.
Con cua kình càng* bò ngang đám bí
Thấy chị hai mày, tao để ý tao thương.
Hoặc:
Con cua kình càng bò ngang đám bí
Thấy em nhu mì anh để ý anh thương.
Hay là:
Con cua kình càng* bò ngang gốc mận
Thấy em còn lận đận anh thương.
*Còn rất nhiều câu ca dao với:
“Con cua kình càng bò ngang.., Thấy… anh thương”.
Con trăng non nó hỏi con trăng già:
Tôm càng nó hỏi đống chà ở đâu.
Giương cung mà bắn con cò*
Le le, sáo sậu co giò bay xa.
Hồi nào tui mạnh, mình đau
Tui bắt từng con cá ruộng
Nấu canh rau tui nuôi mình.
* Cò, le le, sáo sậu , bồng bồng = tên các loại chim.
Le le, vịt nước, bồng bồng
Con cua, con rạm, con còng, ốc bươu.
Liệu bề duyên nợ rã rời
Đừng ra sông Cái thả trôi như bè.
Các con vật có tên: rạm, còng, ba khía thuộc dòng họ cua: động vật có một mai, hai càng và tám chân. Trừ cua ra, những con vật kia rất nhỏ, chỉ nặng vài mươi gam (gram) thôi; rạm màu xám; còng và ba khía, có màu xám, màu đỏ và đen.
Cồng cộc (tên một loài chim) bắt cá dưới sông
Mấy đời cháu ngoại giỗ ông bao giờ.
Đầu gành có con ba ba
Kẻ kêu con trạch người la con rùa.
Đố anh mấy thứ cá đồng: rô, trê, lóc, sặc, cá dầy*
Ròng ròng**, hủn hỉn*** nhập bầy lia thia.
*Cá dầy thuộc loại cá săn mồi, sống những nơi nước không lưu thông, thân như cá lóc, đầu hẹp, thịt rất thơm. Cá dầy có thể bị tuyệt chủng vì dễ câu và không còn môi trường để sống.
** Ròng ròng; Tên gọi của những con cá lóc lúc còn nhỏ, cỡ ngón tay út trở xuống.
***Hủn hỉn, từ ngữ gọi chung tất cả cá đồng nhỏ con. `
Nước mắm ngon dầm con cá cóc*
Em có chồng rồi nói dóc với anh.
*Cá cóc = loại cá trắng ở sông lớn miền Nam, thân dài, rất hiếm. Hoặc:
Nước mắm ngon dầm con cá đối
Nhắn chị Hai mày, chiều tối tao qua.
Thuyền tôm kia nói có, ghe cá nọ nói không.
Phải chi miễu ở gần sông,
Em chỉ tay thề lại kẻo lòng anh nghi.
Uổng công xúc tép nuôi cò
Cò khôn cò lớn cao giò cò bay.
Trời mưa mát (nóng) đất cá lóc (cất) lên đồng
Thuở xuân xanh sao không gặp,
để có chồng mới gặp nhau.
Anh thương em ruột héo gan mòn
Giả như con ốc gạo, vỏ còn ruột không.
Ví dầu cá bống xích (đánh) đu
Tôm càng hát bội, cá thu cầm chầu.
Ví dầu cá bống hai mang
Cá trê hai ngạnh, tôm càng hai (sáu) râu (hai đuôi).
Anh về miệt dưới ở lâu
Có người tới bỏ trầu cau trên này.
Ví dầu cá lóc nấu canh,
Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm.
Ví dầu lịch* vắn, lươn dài
Quạ đen, cò trắng, thằng chài* xanh lông.
Thằng chài lặn hụp dưới sông
Gánh gạo đưa chồng nước mắt như mưa
*Lịch = một loại lươn.
*Thằng chài = tên một loại chim bắt cá rất giỏi.
Gió lên rồi căng buồm cho sướng,
Gác chèo lên ta nướng khô khoai*
(Nhậu cho tiêu hết mấy chai,
Bỏ ghe nghiêng ngửa không ai chống chèo.)
* Khoai = tên một loại cá, cá khoai).
GS. Nguyễn Hữu Phước
Tài Liệu Tham Khảo
A. Tài liệu “sống” (truyền khẩu):
Do các “bạn già” sau đây, (và còn có nhiều bạn không muốn nêu danh tánh): Ô.: Đỗ Hải Minh, MTT, H P, NHH, NTĐức, Nguyễn Trọng Thiệt, NVB, Nguyễn văn Châu, Trần Gia Phụng, Võ Thành Tài. Bà: Nguyễn Thi Bạch, Lê Văn Tây, Bà Bảy Mỏ Cày, Cô Ba Bạc Liêu.
B. Internet
a. Hồ Tĩnh Tâm Về một bài ca dao Nam Bộ.
www.namkyluctinh.org.
C. Sách
1. Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ. 1970. Việt Nam Tự Điển. Nxb Khai Trí, Saigon, VN.
2. Nguyễn Hữu Phước, (2004). “Từ vua trong tiếng Việt”, “Dòng Sông Định Mạng” Tiếng Việt đa dạng, Southeast Asian Culture and Education Foundation, California, USA.
3. Phan Tấn Tài (2005-8). “Ca Dao Miền Nam” Đặc San Đồng Nai-Cửu Long .
Nxb:Tả Quân Lê Văn Duyệt Foundation, Westminster California, USA.
4. Vương Hồng Sển ( 1995). Hơn Nửa Đời Hư, Nxb Văn Hóa, TP Hồ Chí Minh, VN.
5. Vương Hồng Sển (1993). Tự vị tiếng Việt miền Nam. Nxb Văn Hóa, TP Hồ Chí Minh, VN.
Chú thích: Những câu ca dao của Ts Phan Tấn Tài đã được trích từ những quyển sách sau đây, và những câu do Ts PTT ghi lại từ các bạn già khác.
Chúng tôi thành thật cảm tạ Ts Phan Tấn Tài, những bạn già, và những tác giả của những quyển sách liệt kê bên dưới.
[1] Vũ Ngọc Phan: Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, in lần thứ 8, 1977;
[2] Lư Nhất Vũ; Lê Giang; Lê Anh Trung: Hò Nam bộ (Video), 1992;
[3] Lê Giang: Bộ hành với ca dao. NXB Trẻ, 2004;
[4] Ghi lại từ ký ức PTT&ĐTV;
[5] Hà Phương Hoài: Tự điển ca dao (www.vietnam-on-line.com;http://e-cadao.com);
[6] www.vietthings.com;
[7] Nguyễn Đăng Thục: Tư tưởng Việt Nam, NXB Khai Trí, 1964;
[8] Đoàn Thị Thu Vân: Chất hóm hỉnh trong ca dao tình yêu Nam Bộ. (www.thoangsaigon.com);
[9] Ghi nhanh trong một buổi tọa đàm tại tư gia Gs Trần Văn Khê, 1973.