Nhà thơ Kim Tuấn & Nhạc sĩ Nguyễn Hiền (1927-2005)
Viết về nhạc sĩ Nguyễn Hiền khó quá! Khó vì ông quá hoàn hảo. Khó vì ông quá nổi tiếng. Khó vì ông quá được yêu mến.
Người ta thường bảo “người có tài hay có tật”. Nhạc sĩ Nguyễn Hiền tìm mãi không ra tật nào. Vì vậy viết về ông như khen phò mã tốt áo. Nhưng tôi vẫn muốn viết, cũng như chưa bao giờ chán nghe nhạc của ông.
Sinh ra ở Hà Nội và dù không gắn bó với nơi mình đã lớn lên, Nguyễn Hiền luôn mang nét đẹp lịch lãm của người Tràng An. Di cư vào Sài Gòn, ông là một công chức mẫn cán với chức vụ Chủ Sự Phòng chương trình Đài Phát Thanh Sài Gòn, là Phụ Tá Giám Đốc Đài Truyền Hình Việt Nam. Ông giao du với hầu hết giới nghệ sĩ nỗi tiếng, những ca sĩ tài sắc nhất thời đó. Nhưng ông không sa ngã như Phạm Duy, không gây phản ứng trái chiều như Trịnh Công Sơn, không ồn ào, rộn ràng như Hoàng Thi Thơ…
Không có tật thì… nhạc làm sao hay được? Không bị vợ bỏ, tình phụ, bạn bè phản trắc, không phải sống đói nghèo thì làm sao có những tác phẩm xé lòng? Với tôi, nhạc sĩ Nguyễn Hiền vượt lên khỏi những cái “tật” ấy.
Tâm hồn ông chan chứa một mùa xuân yêu thương và những khúc nhạc của ông là khúc nhạc hướng về một thế giới rạng rỡ có người biết yêu người. Ông thường giao cảm với thi nhân để cùng nhau cho ra đời những ca khúc đẹp. Tác phẩm đầu tay ông phổ thơ Thiệu Giang để chúng ta có ca khúc “Người Em Nhỏ”. Nghe “Người Em Nhỏ” ta hình dung được tình yêu của các chàng trai Việt thuở ấy nhẹ nhàng, thắm thiết và trong sáng đến như thế nào.
Bài “Lá Thư Gửi Mẹ”, phổ thơ của Thái Thủy, người miền Nam sống qua thập niên 1960 làm sao quên được:
Trong ca khúc của Nguyễn Hiền không có tiếng kêu gào hung hăng theo kiểu:
“Giết người đi, giết người đi, giết người trong mộng đã bội tình” (1)
Không khổ cực, vất vả vì yêu như:
Tình yêu, niềm thương nhớ trong nhạc Nguyễn Hiền lãng đãng như mây trời, nhẹ nhàng như khói sóng:
Mùa xuân (tranh Huyền Chiêu)
Bài thơ “Nụ Hoa Vàng Mới Nở” của Kim Tuấn khi được Nguyễn Hiền viết thành ca khúc “Anh Cho Em Mùa Xuân” đã cứ hồi sinh như cành nẫy lộc mổi độ xuân về, dù có thời gian bị xếp vào loại nhạc vàng cấm kỵ.
Những hình ảnh rất thân quen, đầy xúc cảm ấy làm sao phai nhạt được trong lòng người dân Việt?
Anh Cho Em Mùa Xuân - bìa nhạc và ký âm
Ngoài tình yêu dành cho mẹ, cho em, tình yêu quê hương của Nguyễn Hiền ngọt ngào như một khúc hoan ca mơ về một đất nước thanh bình, chưa bao giờ có thực nhưng đẹp như tranh vẽ.
Bạn đã bao giờ nghe Thái Thanh hát “Thanh Bình Ca” của Nguyễn Hiền do Thanh Nam viết lời? Thật bất ngờ khi Thanh Nam viết được những câu ca hay đến vậy. Và sự kết hợp tuyệt vời của Thái Thanh, Nguyễn Hiền, Thanh Nam đã làm tôi tiếc nuối một thế hệ tài hoa của đất nước bây giờ ngày một vắng xa. “Thanh Bình Ca” làm lay động lòng người bằng những ngôn từ giản dị nhất:
Giản dị nhưng phải thật, không phỉnh gạt dối trá thì lời ca, tiếng hát ấy sẽ mãi mãi lắng đọng trong hồn người.
Một chút riêng tư, “Tìm Đâu” là ca khúc của Nguyễn Hiền mà tôi cảm thấy tâm hồn mình phảng phất đâu đó. Đó là một ca khúc không phổ biến lắm và cũng ít ca sĩ nào chọn hát. Nhưng “Tìm Đâu” có giai điệu đẹp quá. Nỗi buồn rất nhẹ trong “Tìm Đâu” sao cứ làm lòng mình vương vấn.
Chẳng phải mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm ta đã trôi tuột biết bao điều, cả cuộc đời ta cứ nhớ hoài, tìm hoài. Chẳng phải những hoài vọng tưởng như mơ hồ ấy cứ luôn làm trái tim ta rạn vỡ:
Tôi gọi những ca khúc của Nguyễn Hiền là “Khúc Nhạc Thanh Bình” vì chúng được viết bởi một tâm hồn tràn ngập tình yêu người, yêu đời, yêu hòa bình.
Đất nước chúng ta đã từng có một lớp người tài năng, nhân hậu và tư cách.
Tiếc!
Đáng lẽ lớp người ấy đã phải được cùng nhau:
Xuân Đinh Dậu 2017
Huyền Chiêu
Nguồn: sangtao.org