Trước 1975, nhạc Hoài An được hát khá nhiều ở miền Nam.
Các ca khúc được biết đến nhiều nhất của ông có thể kể: Dựng Một Mùa Hoa, Tình Lúa Duyên Trăng, Câu Chuyện Ðầu Năm,...
Nhạc Hoài An mộc mạc nhưng trữ tình, giản dị, dễ thuộc, gần như ai cũng có thể nhớ và hát được, dù người ta có không phải là ca sĩ chăng nữa.
Có thể coi nhạc Hoài An một nửa là dân ca, một nửa là tình ca.
Bài “Tình Lúa Duyên Trăng” của ông, do Hồ Ðình Phương viết lời, là một thí dụ điển hình:
Tình Lúa Duyên Trăng, Quang Lê & Ngọc Hạ song ca https://www.youtube.com/watch?v=r6cXkY0kUY4','','720','600','scrollbars')" style="text-decoration: none; color: navy;">
Giai điệu khơi gợi, kêu gọi ca từ.
Có phải lời ca của Hồ Ðình Phương đã giải nghĩa hết được nhạc Hoài An?
Nhớ lại, có một dạo, mấy năm liền, cứ Tết đến, tại Sài Gòn, gần như ở đâu người ta cũng nghe thấy bài “Câu Chuyện Ðầu Năm” của Hoài An, trên các đài phát thanh, truyền hình, nơi các hàng quán bán băng đĩa nhạc, đến nỗi, nó trở thành một cái gì đó tựa như tín hiệu của mùa xuân.
Câu Chuyện Ðầu Năm, Như Quỳnh hát https://www.youtube.com/watch?v=Yrbzhmr2oio','','720','600','scrollbars')" style="text-decoration: none; color: navy;">
Cứ nghe bài hát là người ta lại nghĩ đến Tết hay những ngày sắp Tết.
Kế, xảy ra cái tết Mậu Thân.
Vài ngày tết năm đó người ta chỉ còn nghe thấy tiếng súng nổ ran quanh thành phố.
Bài hát bỗng tắt tiếng.
Rồi người ta lại được nghe thấy lại.
Nhưng cũng từ đó, đối với rất nhiều người, hình như nó đã không thể nào rũ hết được nỗi buồn thảm mang trong mình.
Những người quen biết Hoài An cũng thường nhớ tới dáng người cao, gầy, đôi khi hơi khòm xuống vì chứng đau dạ dày và nụ cười hiền lành của ông.
Sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975 phần lớn người miền Nam tan tác mỗi người một phương. Thỉnh thoảng người nọ nghe tin người kia qua người thứ ba. Câu hỏi và tin tức người ta muốn biết về nhau là: Có bị bắt không? Ðã đi được chưa? Vượt biên được chưa? Còn sống không?
Những bài hát cũ bị cấm đoán một thời gian rồi lại được cho hát lại.
Nghe nói về sau Hoài An thích nghiên cứu tử vi.
Những người giỏi về khoa này cho hay, ai bị bệnh đau dạ dày, coi tử vi có thể biết được. Ai bị bắt, khi nào được tha coi tử vi cũng có thể biết được. Không biết Hoài An có tìm ra trong đó chương nào khả dĩ giải thích được nỗi lênh đênh của chung các tác phẩm nghệ thuật và các ca khúc của riêng ông chăng?
Sau đây là nguyên văn bài “Câu Chuyện Ðầu Năm” của Hoài An:
Nguyễn Ðình Toàn