Thế rồi một chiều cuối thu, bên ngoài những con đường phố cũng lạnh lùng theo những quạnh hiu vương trên cây cành. Trong giây phút ấy nếu một ai trong chúng ta, một mình bên song cửa nhìn chiếc lá cuối cùng rơi trong gió mùa, chắc chi ngăn được những cảm xúc “buồn tàn thu!”. Thu đã đi rồi và cái lạnh lại đến với trời đông.
Đông về hắn là với nhiều se sắt, song có lẽ cái lạnh và khuynh hướng đi tìm sự ấm áp cũng như không khí ấm cúng của mái gia đình lại như thôi thúc con người hơn bao giờ hết. Đó là đối với những con người bình thường như chúng ta, còn riêng với những tâm hồn đa cảm, với các nghệ sỹ, cái lạnh dường như là chiếc nôi tình mùa đông. Từ đó những tình khúc mùa đông đã gợi lên không ít những rung cảm nơi lòng người nghe.
Gặp gỡ mùa đông trong sự cô đọng giá băng dưới vòm trời cũng là những phút giây trầm lắng hồn mình với lòng người, với những dòng tình ca đang được hát lên ru ấm tình đời. Trong nhạc khúc Bài Tình Ca Mùa Đông, xin cùng nghe xem nhạc sỹ Trầm Tử Thiêng gửi gắm, nhăn nhe những gì trong ấy.
Vào cuối năm 1999, những ngày cuối đời, ông đã cùng một số bạn nghệ sỹ hợp tác thành lập Thư Viện Việt Nam tại Little Saigon, California, ngoài ra ông còn cộng tác với các Trung Tâm Văn Nghệ như Mây Production, Asia, Hollywood Night.
Dòng nhạc Trầm Tử Thiêng khá đa dạng, từ âm hưởng dân ca đến tình ca. Lời ca rất chân thành, nghe như những lời trần tình êm đềm, tha thiết. Bài Tình Ca Mùa Đông, một tuyệt tác phẩm để đời, cứ mỗi khi đông về người ta lại nghe từ đầu đó, từ làn sóng phát thanh hay từ một căn nhà ngoài phố:
Cái lạnh của mùa cũng làm cho đôi chân người tình chùng lại
“để rồi sắp gặp nhau, mới biết em không đợi nữa...!”
và từ đó người nghệ sỹ đã để lại cho đời:
Trong những ngày khoác áo lính, lời ca của Trầm Tử Thiêng trong nhạc bản Người Vợ Nghèo cũng thấm lạnh cái giá băng của đêm trừ tịch nơi tiền đồn heo hút, nhớ về mái ấm gia đình, hình bóng vợ hiền hắt hiu nơi mái tranh nghèo:
Cũng như những mùa khác, mùa đông vẫn mỗi năm một lần đến với thế gian này và cho tới nay không biết bao nhiêu lần rồi mà trong tình khúc Mùa Đông Của Anh, Nhật Trường cứ ca lên:
Dòng nhạc Trần Thiện Thanh mang hai chủ đề lớn, đó là Tình Yêu Và Tình Lính;
Đời vốn có những éo le, mâu thuẫn, trong khi có người vội vã bỏ xứ lạnh đi tìm về miền nắng ấm để trốn mùa đông, thì lại có người như nhạc sỹ họ Trần lại nói lên nỗi niềm ấp ủ trong tim qua ca khúc Chờ Đông:
Chờ đợi rồi đi tìm, phải chờ mùa đông đến như để tìm một sự ấm áp hơn, tình ý hơn chăng? Bởi nếu không tại sao người viết nhạc lại nói tới những gì ấy Trên Đỉnh Mùa Đông như ta từng nghe:
Mùa đông về trong cái trầm lắng giá băng của tiết trời và gió mùa:
- mùa đông từ bao la
- mùa đông về trên da
- bao nhiêu lời rét mướt
- cho con nhớ thật thà....
Trong cái run rẩy của kiếp người và cỏ cây lại rộn lên sự tưng bừng đèn hoa, hoa đèn giăng mắc muôn nơi, những cánh thiệp bay tới mọi nhà với những lời chúc an bình trong mùa Giáng Sinh. Tháng 12 mùa đông và tháng 12 có Đêm Tình Yêu, Đêm Noel. Giữa đêm lạnh giá ngút trời, những lời ca Mùa Vọng, chúc tụng Ngôi Hai Thiên Chúa vào đời, vang lên hòa trong hồi chuông giáo đường.
Niềm vui ấy cũng đã quyện vào lời ca Nguyễn Vũ trong Bài Thánh Ca Buồn, trong ấy ta nghe tình yêu nương mình nơi cung thánh đêm Noel.
Nhưng sao lại là Thánh Ca Buồn? Buồn vì kỷ niệm đẹp, song một khi đã là kỷ niệm thì không còn hiện hữu bây giờ, chỉ còn là nhớ nhung, hoài tưởng. Hơn nữa Chúa là vua tình yêu đồng thời cũng còn là nạn nhân của những khổ đau, chia lìa, và phản bội; tình yêu con người trần thế do đó cũng là họ hàng của chia phôi, ly cách, và sầu đau. Điển hình là tâm tư Nguyễn Vũ trong tình ca nói trên:
thế rồi lại như nhà thơ Nhất Tuấn, một lần nguyện xin:
Dù nguyện ước không tròn như mộng nhưng lời xin vẫn một niềm tin:
Noel qua đi và:
Người tình lên xe hoa và xác pháo bay theo, chỉ còn lại hoài vọng những gì vùi trong kỷ niệm và lời than:
Nguyễn Vũ là nghệ danh của Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944 tại Hà Nội. Lúc nhỏ được chú ruột dạy vĩ cầm và đã hát cho Ban Thiếu Nhi Đài Phát thanh Đà Lạt, năm 12 tuổi đoạt Giải Nhất Đơn Ca Thiếu Nhi của Đài.
Huyền Thoại Một Chiều Mưa, tác phẩm đầu tay viết lúc 23 tuổi, nhưng Bài Thánh Ca Buồn lại là bản tình ca được ghi nhận vừa thanh thoát, thánh thiện vừa lãng mạn trong đam mê tình đời, một giai thoại tình yêu tuyệt vời.
Năm 14 tuổi, tác giả thầm yêu một cô bé ngoan đạo hàng ngày thường đi ngang qua để đến nhà thờ. Rồi một chiều đông, gần Noel, lễ xong ra thì trời đổ mưa, trong lúc cả hai cùng trú mưa, thoảng nghe bài ca Giáng Sinh từ một căn nhà đâu đó, cô bé nhè nhẹ hát theo, giọng ca nhỏ nhẹ ấy đã thấm sâu vô hồn nhạc người đứng bên. Trong một thoáng bất ngờ, Nguyễn Vũ đã đánh bạo làm quen, lấy tay nhẹ phủi những giọt mưa trên áo em và đón nhận nụ cười hồn nhiên cám ơn như một dấu ấn tình đầu đời. Mưa tạnh, em đi rồi mà hồn nghệ sỹ còn ngẩn ngơ.
Ba ngày sau gia đình Nguyễn Vũ rời vô Sài Gòn, thế là tình lại chia xa, và từ đó cứ mỗi mùa Giáng Sinh nghe những lời ca “Đêm Thánh vô cùng... giây phút tưng bừng...” lại nhớ đến “Người Đà Lạt” để rồi 14 năm sau trong phút giây tình cờ nghe trong đĩa nhạc bài ca kỷ niệm đó, bỗng nhiên niềm xúc cảm dồn vào tâm tư và Bài Thánh Ca Buồn ra đời từ một hoài niệm đẹp như cánh thiên thần.
Cùng trong chiều hướng đó, cũng trong không khí mùa Giáng Sinh, cũng nỗi niềm của một mùa đông ấy, cùng tâm tình yêu thương ấy, và cũng cùng lời tình tự ấy, Nguyễn Vũ cũng đã trải lòng mình trên sóng nhạc của tình ca Hai Mùa Noel:
thế rồi;
và còn hạnh phúc nào lớn lao, đầy ý nghĩa hơn là:
Nhưng than ôi! mộng vẫn là mộng, Noel vẫn đến như đã từng đến, đến cho nhân loại và đến cho tình yêu như trong điệp khúc Nguyễn Vũ hát:
nhưng:
để rồi:
chợt nghe nước mắt rơi ướt trên bờ môi khô...!
Cùng với Nguyễn Vũ trong niềm nhớ những mùa đông, giữa mùa Noel, song qua nhạc bản Đêm Giáng Sinh Nơi Miền Tuyết Trắng, nhạc sỹ Thanh Trang dù đã viết khá nhiều ca khúc mùa xuân vẫn không quên gợi lại cho những mảnh đời tha hương những kỷ niệm xưa trên miền đất quê hương với đêm mùa Giáng Sinh êm đềm nay đã trôi vào dĩ vãng, chỉ còn là tiếc nhớ mỗi khi không khí mùa Noel về nơi hải ngoại:
Rồi cũng trong nhung nhớ ấy, nếu nhạc sỹ Trần Thiện Thanh mang tâm sự Chờ Đông, thì Thanh Trang cũng có Chiều Đông Nhớ. Những nhớ nhung thường khơi dậy trong lòng người vào những hoàng hôn, bảng lảng bóng chiều tà, huống chi lại là những chiều mùa đông giá băng đầy trời, người xa người, từng khung kỷ niệm dâng lên vời vợi khôn nguôi:
Những mùa đông trên quê hương dù giờ đây chỉ còn trong ký ức hay ngày nay những mùa đông trên xứ người cũng đều có một điểm chung là cái lạnh. Cái lạnh như bao trùm những thân phận cô đơn. Cái lạnh trong tâm hồn ấy dù cho là mùa xuân ấm áp, mùa thu dịu dàng, mùa hè nồng nàn cũng không làm ấm thêm cõi lòng giá băng, và cho dù ta có tìm đến ngồi trong quán nhạc, tay ôm tách cà phê hay ly chocolate nóng hổi lòng buồn vẫn thế thôi, không biến chuyển theo lẽ tuần hoàn của vũ trụ thiên nhiên. Cũng như tình yêu, dù nồng thắm hay dang dở, lạnh nhạt, vẫn theo ta suốt cuộc đời này, thậm chí có khi “càng muốn quên lại càng nhớ thêm”, và như nhạc sỹ Thanh Trang đã có lần đưa ra nhận định: “Đàng sau bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng có cái mà tôi cho là quan trọng hơn cả, đó là Con Người. Bởi đàng sau những bài hát toàn là những màu đời, những tình người có thật...”
Cuộc sống và tình người trải dài theo ngày tháng nên tình yêu nói riêng mùa nào cũng có. Xin cùng lắng nghe dòng nhạc và lời ca trữ tình của Thanh Trang qua nhạc bản Tình Khúc Mùa Đông:
Nhạc sỹ Thanh Trang tên thật là Nguyễn Thanh Trang, sinh năm 1942 tại Thái Hà ấp, Hà Nội, theo gia đình vô Nam năm 1950, lúc 8 tuổi. Thuở nhỏ học ở trường St. Exupery trên đường Thevenet sau này là đường Tú Xương, con đường im đẹp ấy đã in sâu trong ký ức làm nền cho nhạc phẩm Những Con Đường Thành Phố Tôi Yêu.
1961 học tại Đại học Luật Khoa Sài Gòn. Trong thời gian này, khi đang học năm thứ hai thì nhạc phẩm Duyên Thề ra đời.
1963 tốt nghiệp Cử Nhân Luật, rồi Cao Học Kinh Tế vào năm 1966.
Vì tình hình chiến sự ông nhập ngũ năm 1968, ra trường Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức và được về dạy Luật và Kinh Tế tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Trong giai đoạn phục vụ tại miền đất lạnh Đà Sơn này ông đã viết 2 tác phẩm: Huyền và Tình Khúc Mùa Đông.
Cuối năm 1969 du học tại Mỹ và 1973 về nước tiếp tục dạy tại trường VBQG/Đà Lạt. Sau tháng 4 năm 1975 đi tù Cộng sản đến năm 1982.
Năm 1990 mới đến định cư tại Covina, California, Hoa Kỳ. Từ tháng 8 năm 2009, nhạc sỹ Thanh Trang cộng tác với Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) trong chương trình Ca Khúc Việt Nam (CKVN).
Mùa đông lạnh giá đầy trời, nhu cầu của con người không chỉ là ngăn ngừa cái lạnh trên da thịt mà còn là tìm về, tìm đến với nhau để sưởi ấm tâm hồn mình và sưởi ấm lòng nhau. Phải chăng vì thế mà do sự sắp đặt nào đó ta có Đêm Giáng Sinh, Đêm Tình Yêu (Holy Night) vào tháng 12, và Ngày Tình Nhân (Valentine's Day) vào tháng 2. Mùa Đông chính là chiếc nôi tình yêu vậy.
Nói về mùa đông, chỉ hai tiếng “mùa đông” đã khơi dậy trong lòng người những giá băng của thời gian và cảnh vật. Trên một khía cạnh nào đó ấm/lạnh là do nhiệt độ, thời tiết, nhưng với nhạc sỹ Nguyễn Văn Thương ấm áp hay lạnh lùng còn do ở tâm hồn con người; thiết tha, nồng thắm hay lạnh nhạt, hờ hững đều là bản sắc của tình yêu. Ngạn ngữ người Anh có câu “Soon hot and soon cold” và người Việt chúng ta cũng thường nói “Yêu, yêu vội, lìa, lìa mau”. Phải chăng từ đó Nguyễn Văn Thương đã cho đời ca khúc nói lên cái đằm thắm của tình yêu tồn tại trong trái tim người và qua suốt mọi mùa thời tiết ngay cả mùa đông như trong nhạc bản tình ca Bốn Mùa Yêu Nhau:
Không gian ấy dường đã bao trùm cả vũ trụ tâm tư con người, song với đêm đông, khi mầu xám của ban chiều khép lại cho màn đêm xanh xao, lạnh lẽo phủ kín vùng cảm giác, nhất là với tâm hồn nghệ sỹ. Bao nhiêu tình tự ấy đã ươm vào tình khúc Đêm Đông của Nguyễn Văn Thương, một kiệt tác trữ tình, nhẹ nhàng đưa người nghe vào cõi buồn thương man mác.
Vì chủ đề của chương trình nên xin trở lại với tình ca mùa đông.
Nói đến Đêm Đông là nói đến Nguyễn Văn Thương và một khi nhắc đến nhạc sỹ Nguyễn Văn Thương là người ta lại nghĩ ngay tới nhạc khúc Đêm Đông.
Đêm Đông ra đời với cả một giai thoại đầy tính nghệ sỹ, vừa lãng mạn vừa bi đát, lại vừa thương cảm. Có lẽ vì thế đã trở thành một kiệt tác mang dấu ấn xã hội của một thời nơi đất Thăng Long. Đêm Đông, ca khúc đi sâu vào lòng người nghe, được viết lúc tác giả mới vừa 20 tuổi. Chỉ một nhạc phẩm Đêm Đông cũng đủ làm nên tên tuổi Nguyễn Văn Thương.
Trong khi học ở Hà Nội, Tết đến không tiền về Huế, chàng nghệ sỹ bèn ca bài “ôi ta buồn ta đi lang thang... bởi vì đâu...” Trên bước đường dạo quanh Hà Nội 36 phố phường ấy, qua những khu từng dập dìu khách qua lại mà đêm ấy cũng vắng tanh. Khi bước chân giang hồ của chàng qua phố Khâm Thiên, một ả đào hé cửa nhìn ra rồi chán nản quay vô. Trong thoáng chốc ấy hình dáng cánh tay trần xanh xao của người ca nhi vén tóc soi gương đã chiếm ngự tâm trí người khách nhạc qua đường. Sau giây phút đối cảnh sinh tình ấy, Nguyễn Văn Thương trở về gác trọ ở số 10 ngõ Hội Vũ để thai nghén viết bài tình ca bất hủ này, và Đêm Đông được sáng tác trên cây Hạ Uy cầm, một nhạc cụ mà ông thích nơi cửa hàng bán đàn nhưng lúc ấy chỉ gom góp được 5 hào trong khi giá bán cây đàn là một đồng rưỡi, ông đã phải gửi lại căn cước để lấy đàn về theo. Đó cũng là lý do có đàn lại không tiền về quê ăn Tết nên mới lang thang ngoài phố, và cũng từ đó mới có Đêm Đông, một tuyệt tình ca.
Mùa đông cái lạnh thôi thúc con người tìm về tổ ấm, hơn nữa vào những ngày cuối năm, lữ khách sống xa cố hương, nỗi buồn nhớ ấy như cùng với giá băng bên ngoài cô đọng lại trong tim như nhà thơ Thế Lữ đã gợi lại trong thơ:
Nguyễn Văn Thương cùng chung tâm trạng ấy, và như nói thay cho bao hoàn cảnh khác chung quanh mình:
Còn riêng cho thân phận mình, tác giả dành lại đôi câu ca thiết tha nhưng sầu lắng:
Qua nhạc bản Đêm Đông, người nghe như cảm nhận thấm thía những hình ảnh và ý tình mà tác giả đã đưa vào từ thực tại của cuộc sống:
* Hai tiếng “Đêm đông” lặp lại nhiều lần như muốn nói lên tất cả những khắc nghiệt của đời sống dường đang se mình trong cái giá buốt, lạnh lùng của thời gian về đêm.
* Một thực tại trong cuộc sống nơi phố Khâm Thiên trong đêm trừ tịch:
“ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng!”
* Rồi nữa:
Những nỗi niềm ấy còn là của ai khác hơn là của chính tác giả. Tiếng chuông buông lững lờ đâu đó hẳn là từ một căn nhà gần đâu đấy, người ta gõ chuông tụng kinh chiều và cũng có thể là đang cúng Giao Thừa.
Sau nữa nếu ai trong chúng ta đã từng có những tháng ngày mùa đông, nhất là về đêm trong căn nhà tranh vách núa, hoặc như mới đâu đây, những ngày tháng chưa quên và sẽ không bao giờ quên, những chiến sỹ Tự Do của miền Nam nước Việt, vẫn nhớ những cơn lạnh rùng (giùng?) mình khi gió rít qua khe cửa, qua phên chắn quanh nhà. Ở đây, bài Đêm Đông cũng đã ra đời trong lúc tác giả đang quay quắt với tiếng gió đêm đông rít liên hồi qua khe cửa. Chỉ gió và gió, gió cũng lãng mạn, lả lướt đùa dai, cũng đủ làm lạnh cóng tâm hồn:
Và rồi cuối cùng thì:
Gió đau niềm riêng...
Trước khi tạm kết thúc chương trình “Tình Tự Mùa Đông” cũng xin ghi nhận thêm một niềm đau tâm thức của tác giả.
Khi ông lập gia đình với cô giáo Đặng Thị Thanh Hảo quê ở Nghệ An, tự hứa sẽ viết một tình ca cho vợ, nhưng nghiệt ngã thay, vì sống dưới chế độ Cộng sản, không có tự do tư tưởng, mọi sáng tác nghệ thuật đều bị kiềm chế nên mãi 10 năm sau (1963) khi vợ bị cơn bạo bệnh hành hạ, tác giả mới liều mình thực hiện bản nhạc mang tên Bài Ca Đã Hẹn, mang âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh, tuy nhiên cũng mãi đến 1982 mới phổ biến được.
Mùa đông rồi sẽ qua đi, giá rét, đơn côi cũng sẽ dần tan, và người yêu có người cũng sẽ ra đi, nhưng tình yêu vẫn mãi mãi với con người trong cõi nhân sinh. Vì tình yêu đến với con người từ thuở ban đầu, từ nguyên tổ loài người thì sẽ tồn tại cùng với đất trời bao lâu còn con người trên vũ trụ này. Qua những khúc tình ca điển hình nêu trên cho ta cảm nhận Mùa Đông còn là Mùa Tình, người ta thấy cần nhau hơn và gần nhau hơn. Tình yêu không chỉ xanh tươi như mùa xuân, nồng thắm trong mùa hạ, lưu luyến và nhung nhớ như mùa thu, mà còn đầm ấm ở mùa đông, cái đầm ấm vùi trong lạnh lẽo của mùa đông nhất là vào những chiều gió mưa tiêu điều mới là đáng kể; hơn nữa sự ấm áp ấy lại không chỉ là ngọn lửa mùa đông mà chính là ánh mắt giai nhân, điều ấy ta đã từng nghe Tô Vũ chứng minh qua tình ca Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa:
Mùa đông 2018
Tùng Nguyên
Văn Hóa Việt Nam số 83, Mùa Đông 2018