
Nguồn trên net
Kỳ này, thầy trò tôi chuyển sang một đề tài khác. Tuy nói là khác nhưng cũng không khác mấy đâu! Chỉ đổi cái tựa cho ra vẻ hơi lạ đi thôi, chứ chủ đề vẫn nhắm đến ca nhạc.
Bạn đọc cũng đã nhận ngay ra rằng thì là thầy trò tôi muốn nhắc tên những bài ca, trích một phần những bài hát với chủ ý là để bạn đọc hồi tưởng lại thời xa xưa đã từng nghêu ngao mấy bài này, cũng như đã có một ít kỷ niệm đậm đà ở một mốc thời gian nào đó trong dĩ vãng.
Khi nhớ về dĩ vãng mà lại như được nghe được thấy những âm thanh, hình ảnh ngày cũ không biết ở đâu bỗng hiện về trong tâm tưởng thì tưởng như dĩ vãng đang sống dậy trong hồn.
Được một vài giây phút sống với dĩ vãng đầy ắp dấu chân kỷ niệm như thế, chẳng cũng sướng lắm ru!
Thế nên, nhìn từ nhãn quan ấy, thầy trò tôi lại ra quân làm vui đẹp cuộc đời qua chủ để nêu trên. Là nhắc đến những vùng đất quê hương ta có những địa danh, địa hình địa vật không thể nào quên được. Những vùng đất ấy mang tên: Huế, Saigon, Hà Nội, Sơn Tây, Nha Trang, Dalat, Hà Tiên.. được lồng trong những nốt nhạc để tạo thành bài ca. Những bài ca đã ca ngợi quê hương ta hình cong chữ S, quê hương ta nằm bên bờ Thái Bình Dương sóng biển dạt dào, quê hương ta có lũy tre xanh bao bọc xóm làng, có con trâu hiền lành nhai cỏ, có cô con gái gánh gạo trên con đê khi chiều nhạt nắng... Quê hương ta! Ôi quê hương ta đẹp vô ngần, đẹp tuyệt vời như một bức tranh thơ mộng.
Vậy, ca ngợi quê hương cũng là bổn phận của thầy trò chúng tôi, dù làm người di tản buồn nhưng lòng vẫn nhớ về cố quốc,,
Cậu nhập đề như vậy coi bộ cũng mượt mà rồi đấy! Có nên nhập đề ngay đi không?
Dạ, nhập. Như em đã mở đầu rằng kỳ này nhắc đến tên những vùng đất quê hương. Nhưng nhắc đến những vùng đất quê hương, thiết tưởng thầy trò mình phải nói đến quê hương ta trước đã chứ! Quê hương ta tên gọi “Việt Nam”! Quê hương có trên bốn ngàn năm văn hiến nước ta tiên rồng là nhờ công đức Hùng Vương thì phải nhớ đến bài “Việt Nam Minh Châu Trời Đông” của Hùng Lân, phải không thầy?
Chính thế!
Bài ấy như thế này:
”Việt Nam minh châu trời Đông
Việt Nam nước thiêng tiên rồng
Non sông như gấm hoa uy linh một phương
Xây vinh quang sáng trưng bên Thái Bình Dương
Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi
Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời…”
Việt Nam nước thiêng tiên rồng
Non sông như gấm hoa uy linh một phương
Xây vinh quang sáng trưng bên Thái Bình Dương
Từ ngàn xưa tài danh lừng lẫy khắp nơi
Tiếng anh hùng tạc ghi núi sông muôn đời…”
Đấy, đất nước chúng ta sáng rực trời Đông, đất nước tiên rồng, gấm hoa bên Thái Bình Dương, từng đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập. Vậy bổn phận cháu con là phải làm gì?
Dạ, phải:
“Giục đem tấm thân trải với sơn hà
Giơ tay cương quyết ta ôn lời thề ước
Hy sinh xương máu mong báo đền ơn nước
Dù thân này tan tành chốn sa trường cũng cam
Thề trọn đời trung thành với sơn hà nước Nam”.
Giơ tay cương quyết ta ôn lời thề ước
Hy sinh xương máu mong báo đền ơn nước
Dù thân này tan tành chốn sa trường cũng cam
Thề trọn đời trung thành với sơn hà nước Nam”.
Đúng rồi, phải thế mới được! Thế còn bài nào nhắc nhở đến Việt Nam nữa không cà?
Dạ, còn nhiều nhưng em nhón được bài này của Thẩm Oánh, là bài “Nhà Việt Nam”:
“Nhà Việt Nam, Nam-Bắc-Trung sáng trưng Á Đông
Bốn ngàn năm đó, văn hoá xây đắp bao kỳ công
Người Việt Nam cân quắc bao anh hùng
Từng phen nức danh dưới trời Á Đông.”
Bốn ngàn năm đó, văn hoá xây đắp bao kỳ công
Người Việt Nam cân quắc bao anh hùng
Từng phen nức danh dưới trời Á Đông.”
Thế nhạc sĩ Thẩm Oánh ca ngợi quê hương như thế rồi nhạc sĩ muốn nhấn nhủ gì nào?
Dạ, nhạc sĩ nhắn nhủ rằng:
“Ai ơi đừng phân chia Nam, Bắc, Trung
Một nhà Việt Nam,
Nam-Bắc-Trung chung giòng
Dân con Việt Nam hằng mong
Bền tâm cố xây nhà Việt Nam”
Một nhà Việt Nam,
Nam-Bắc-Trung chung giòng
Dân con Việt Nam hằng mong
Bền tâm cố xây nhà Việt Nam”
Thế là cương quyết, dứt khoát lắm rồi đấy! Phải như vậy mới thành “Nhà Việt nam” vững bền, kiên cố được!
- Nói đến “cương quyết, dứt khoát” thì em lại phải nhắc đến bài ca đầy nhiệt tình, nhiệt huyết, đầy khí thế hào hùng, quyết vươn lên trong bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của Nguyễn Đức Quang. Đây là một đoạn nói lên tiếng nói hào hùng, kiên cường và dứt khoát nhất:
“ ...Ta như giống dân di tràn trên lò lửa hồng
mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươi
ôm vết thương rỉ máu, ta cười dưới ánh mặt trời.
Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống ngoi dậy hùng cường đi lên.”
mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm
da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươi
ôm vết thương rỉ máu, ta cười dưới ánh mặt trời.
Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống ngoi dậy hùng cường đi lên.”
Nhạc và lời như vậy là hùng mạnh, ngang tàng lắm đấy chứ! Này, cậu ạ! Nhắc đến “Nhà Việt Nam” như thế, tôi coi như “nói chung” cũng tạm đủ rồi! Cậu có thể “nói riêng” đến những phần đất quê hương được chăng?
Dạ, được! Cái đó dễ. Đó là những địa danh gắn liền với lịch sử, với văn hoá dân tộc, với những vui buồn lịch sử cũng như vui buồn của lòng người.
Như thầy và em đều biết, đất nước ta gồm có 3 miền. Xin nói đến miền Bắc trước.
Tượng trưng cho miền Bắc có nhẽ là đất ngàn năm văn hiến, tên là thành Thăng Long, sau đổi lại là Hà Nội. Hồi đi học, em nhớ có bài “Hướng Về Hà Nội” của Hoàng Dương. Nét nhạc rất nhẹ, rất êm, lời rất thiết tha, như luyến lưu một hình ảnh thân yêu đành xa cách. Nên cứ canh cánh bên lòng nỗi nhớ nhung như nhớ một người tình...
Tôi nghe cậu kể lể thì cũng chỉ biết vậy thôi. Nhưng nhớ nhung như thế nào, cậu nói nghe coi?
Dạ, không phải là em nói mà là tác giả tả oán như thế ni:
“Hà Nội ơi! Hướng về thành phố xa xôi
ánh đèn giăng mắc muôn nơi, áo màu tung gió chơi vơi.
Hà Nội ơi! phố phường dải ánh trăng mơ,
Liễu mềm nhủ gió gây thơ, thấu chăng lòng khách bơ vơ...”
ánh đèn giăng mắc muôn nơi, áo màu tung gió chơi vơi.
Hà Nội ơi! phố phường dải ánh trăng mơ,
Liễu mềm nhủ gió gây thơ, thấu chăng lòng khách bơ vơ...”
Thầy nghe có tình không? Có buồn không?
Tình thì có tình, buồn thì có buồn nhưng mà nó làm sao ấy, cậu ạ!
Làm sao là làm sao?
Là mới chỉ nhắc khẽ đến thành phố xa xôi, ánh đèn muôn nơi, áo màu chơi vơi với lại ánh trăng mơ và lòng khách bơ vơ thôi...
Thì thầy phải nghe từ từ đã chứ! Tiếp:
“Hà Nội ơi! những ngày vui đã ra đi,
biết người có nhớ nhung chi
hết rồi giây phút phân ly.
Hà Nội ơi! Dáng huyền tha thướt đê mê
tóc thề thả gió lê thê
biết đâu ngày ấy anh về!”
biết người có nhớ nhung chi
hết rồi giây phút phân ly.
Hà Nội ơi! Dáng huyền tha thướt đê mê
tóc thề thả gió lê thê
biết đâu ngày ấy anh về!”
Ưà, nghe sướng thật ấy chứ! Cứ nghe “dáng huyền tha thướt” mí lị “tóc thề thả gió” là tôi đã muốn lịm đi rồi!
Tại vì thầy dễ lịm, chứ em thì chưa đâu!
Thế cậu thì thế nào mới lịm?
Thế này nhá!
“Hà Nội ơi! Nước hồ là ánh gương soi
nắng hè tô thắm lên môi, thanh bình tiếng guốc reo vui
Hà Nội ơi! Kiếp đời muôn hướng buông trôi
Nhớ về người những đêm rơi
Nhắn theo ngàn cánh chim trời...’
nắng hè tô thắm lên môi, thanh bình tiếng guốc reo vui
Hà Nội ơi! Kiếp đời muôn hướng buông trôi
Nhớ về người những đêm rơi
Nhắn theo ngàn cánh chim trời...’
Đoạn này nghe não nuột quá, không có hậu!
Dạ, có hậu chứ lị! Thầy nghe nốt nha:
“Hà Nội ơi! Những ngày thơ ấu trôi qua
mái trường phượng vĩ dâng hoa
dáng chiều ủ bóng tiên nga.
Hà Nội ơi! Mắt huyền ngây ngất đê mê,
tóc thề thả gió lê thê, cứ tin ngày ấy anh về...”
mái trường phượng vĩ dâng hoa
dáng chiều ủ bóng tiên nga.
Hà Nội ơi! Mắt huyền ngây ngất đê mê,
tóc thề thả gió lê thê, cứ tin ngày ấy anh về...”
Vậy là kết luận có hậu lắm đấy chứ! Em mê nhất là “mắt huyền ngây ngất đê mê” và cứ tin tưởng rằng “ngày ấy anh về”. Anh về là xin cưới em liền!
Đâu có dễ vậy! Con nhà người ta đâu phải là món hàng bày bán ở “Phu-Li”, “Kê-Mác” mà cho cậu đem về nhà xài liền!
Em xin lỗi thầy, chứ cái câu “mắt huyền ngây ngất đê mê” nếu không vì chờ đợi em mà đê mê ngây ngất thì tại làm sao đôi mắt lại dở chứng như rứa?
Ừa, thôi cái này thì tôi chịu cậu. Tiếp nữa hay thôi nào?
Nhằm nhò gì đâu, em tiếp chứ! Nói đến Hà Nội là nhắc đến cơ man kỷ niệm. Hà Nội có 5 cửa ô xưa, có 36 phố phường, có hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, có danh lam thắng cảnh và những cô thiếu nữ đẹp ơi là đẹp. Hồi 17,18 tuổi em cứ ao ước giá mà được cầm cái bàn tay, sờ đôi má, hôn lên môi một cái rồi có chết em cũng cam lòng...
Thế sự thực thì sao?
Sự thực là em vẫn còn sống cho đến bi giờ!
Chán cậu quá! Nhưng như vậy cũng tạm gọi là thành thực và can đảm. Chứ như mấy ông bạn cậu, anh nào anh ấy đều giữ kín như bưng chuyện tình buồn chứ có đưá nào dám tiết lộ bí mật quân sự đâu!
Thì bởi! Em tiếp. Bài vừa rồi nói sơ qua về đôi mắt. Còn bài sau đây ”Đôi Mắt Người Sơn Tây” mới tả rõ đôi mắt Sơn Tây như thế nào. Bài này của Phạm Đình Chương, thơ Quang Dũng:
“...Đôi mắt người Sơn Tây,
u uẩn chiều luân lạc
buồn viễn xứ khôn khuây.
buồn viễn xứ không khuây”
u uẩn chiều luân lạc
buồn viễn xứ khôn khuây.
buồn viễn xứ không khuây”
Đây là đôi mắt buồn chỉ vì xa xứ nên không lúc nào khuây khỏa cả!
Em thì lại nghĩ hơi khác. Cô nường trong chiều luân lạc chả phải vì viễn xứ mà vì người tình đi chinh chiến xa tít mù tắp không thể về gặp mặt. Hoá nên nàng ủ rũ, thê thảm đến thế. Đây, em chứng minh:
“Tôi từ chinh chiến đã ra đi
chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Sông Đáy chạm nguồn quanh phủ Quốc
non nước u hoài, non nước hao gầy, ngày chia tay...”
chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Sông Đáy chạm nguồn quanh phủ Quốc
non nước u hoài, non nước hao gầy, ngày chia tay...”
Có nhẽ vì vậy đấy! Đôi mắt này dễ sợ đấy, cậu nhỉ!
Sợ lắm chứ, thầy! Nhưng đoạn chót đã có thuốc chữa.
Chữa bằng thuốc nước “Visine” phải không?
Dạ, không thuốc nào cả. Mà là:
“Em hãy cùng ta mơ
mơ một ngày đất mẹ
ngày bóngdáng quê hương
đường hoa khô ráo lệ...”
mơ một ngày đất mẹ
ngày bóngdáng quê hương
đường hoa khô ráo lệ...”
Ngày nào còn chinh chiến, anh còn phải xa em thì đôi mắt người ở Sơn Tây vẫn cứ là còn phải buồn viễn xứ! Dứt khoát như thế rồi, thầy ạ!
Nói tóm lại, bài này chỉ mô tả mà không cần phải diễn tả về đôi mắt buồn. Chỉ cần nói đó là đôi mắt của người ở vùng Sơn Tây là ai cũng hiểu nó buồn ra làm sao rôì nhỉ!
Cái đó cũng phải nhờ đến tài thơ của Quang Dũng, có cảm, có thấm, có đau thì mới viết ra được những vần điệu thương nhớ, nhớ thương như thế!
Thế ta lại qua bài khác được chăng?
Dạ, qua. Nãy giờ, thầy trò mình bàn mãi về mắt mũi, nay tạt qua hàng vải lụa được không ạ?
Được, nhưng có gì hay không đã chứ?
Hay chứ ạ! “Áo lua Hà Đông” của Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa đấy!:
“Nắng Saigon anh đi mà chợt mát
bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng.
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
bay vội vã vào trong hồn mở cửa...”
bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng.
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
bay vội vã vào trong hồn mở cửa...”
Thầy nghe có hay không?
Nghe thì nghe chứ tôi cũng chả hiểu mấy, xem nó hay ở như chỗ nào? Nhưng nghe nhiều người khen thơ hay, lại có nhạc sĩ phổ nhạc nữa thì ắt phải hay rồi chứ lị!
Hay chứ, thầy. Đây nhá: Nhà thơ đem cái áo lụa Hà Đông mát rượi đặt dưới cái nắng gay gắt của Saigon, làm cho người mặc áo lụa cảm thấy mát thì đủ hiểu là công dụng của áo lụa Hà Đông như thế nào rồi! Lụa Hà Đông đã nổi tiếng, nay vào nhạc, vào thơ nữa thì lại càng nổi tiếng hơn. Nhà thơ lại ví von “tóc ngắn” của em với “thu dài” như hai hình ảnh tương phản. Tóc ngắn là tóc người con gái trẻ, xinh. Thu dài là mùa thu buồn vương vấn. Thơ mộng và tình tứ lắm dấy chứ!
Rồi đoạn kế tiếp lại có những câu:
“Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
bay vội vã vào trong hồn mở cửa.
Em chợt đến chợt đi anh vẫn biết
Trời chợt mưa chợt nắng chẳng vì đâu.
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau?
Để anh gọi tiếng thở buồn vọng lại...”
bay vội vã vào trong hồn mở cửa.
Em chợt đến chợt đi anh vẫn biết
Trời chợt mưa chợt nắng chẳng vì đâu.
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau?
Để anh gọi tiếng thở buồn vọng lại...”
Thầy thấy Nguyên Sa dùng chữ rất mới, rất lạ. Lời rất bình dị mà tha thiết, tình rất nhẹ mà rất thấm. Câu thơ nào cũng đầy sáng tạo, vẽ ra được hình ảnh sống động, hình ảnh nọ cặp díp với hình ảnh kia, tạo cho người đọc, người nghe một cảm tưởng, một cảm giác ngập hồn thơ với mộng, đan nhau như hình với bóng.
Rồi đoạn kết, Nguyên Sa viết thế này:
”Em ở đâu hỡi mùa thu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thi thầy phải hiểu hơi khác đi một tí, là vì “em mặc áo lụa Hà Đông” nên anh yêu áo ấy. Diễn nghĩa rộng ra nữa thì phải nói rằng thì là anh mượn cái áo lụa Hà Đông để so sánh thế thôi cho nó văn nghệ văn gừng, chứ nói cho ngay, nói thực lòng thì anh đây chỉ nhắm có em thôi, rất mết em, rất yêu em lắm lắm!
- Tôi hiểu rồi! Trong thơ văn, người ta nói bóng nói gió thế như để thông tin quốc ngoại với nhau, nói ít hiểu nhiều chứ không như tôi với cậu nói toạc móng heo ra, chả còn thơ với mộng gì ráo trọi.
Ấy là đối với thầy thôi, chứ như với em thì em vẫn lãng mạn, vẫn tình tứ, bóng bẩy và bóng gió như thường à!
Bóng gì mà bóng! Dáng dấp cậu thì cục mịch lùn tì, ăn mặc thì lôi thôi lếch thếch, mặt mũi thì đoản tướng, nói năng thì bình dân học vụ, chả ra đâu vào đâu sốt cả. Tôi cũng ngạc nhiên không hiểu là vợ cậu nó mê câu ở cái điểm nào?
Ấy vậy là thầy nhầm to rồi! Vợ em nó mê em ở nhiều điểm lắm! Như em biết lái xe đưa vợ đi làm, biết lau chùi nhà cửa, biết đi chợ làm cơm, rửa bát, biết Karaôkê, biết nhảy sì-lô tét đèn, biết chờ vợ đi sóp-pinh cả ngày, biết nhắm mắt, che tai, bịt miệng khi vợ nỗi cơn tam bành lục tặc...
“Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”. Thôi, cậu cũng nên qua bài khác là vừa!
Dạ, thầy trò ta vưà phớt qua một vài hình ảnh miền Bắc. Bây giờ ta qua miền Trung. Phạm Duy có bài “Về Miền Trung” thật tuyệt cú mèo, tình và mộng không thể tả được. Như thế này:
“Về miền Trung! Miền thùy dương bóng dừa ngàn thông
thuyền ngược xuôi suốt một dòng sông dài.
Ôi quê hương xứ dân gầy, ôi bông lúa, con sông xưa thành phố cũ.
Về miền Trung! Người về đây sống cùng người dân,
lửa chinh chiến cháy bùng thôn làng điêu tàn.
Đêm hôm nao gió u buồn trên sông vắng
Có tiếng hát xao xuyến ánh trăng vàng...”
thuyền ngược xuôi suốt một dòng sông dài.
Ôi quê hương xứ dân gầy, ôi bông lúa, con sông xưa thành phố cũ.
Về miền Trung! Người về đây sống cùng người dân,
lửa chinh chiến cháy bùng thôn làng điêu tàn.
Đêm hôm nao gió u buồn trên sông vắng
Có tiếng hát xao xuyến ánh trăng vàng...”
Bài này thì nổi tiếng quá đi rồi! Tôi rất yêu những câu ”miền thùy dương bóng dừa ngàn thông” mí lị “ôi quê hương xứ dân gầy”. Nhớ là xứ dân gầy đấy nhá! Chứ xứ dân mập là coi bộ không ổn đâu đấy!
Dạ, đúng thế! Phải dáng em gầy gầy một tí coi mới nhẹ nhõm, nên thơ và lên hương. Chứ mập ù coi chán lắm! Thầy nhắc đến Về Miền Trung làm em cũng mê luôn. Em nhớ đoạn dưới có những câu đáng yêu như thế này:
“Về miền Trung! Còn chờ mong núi về đồng xanh
một chiều nao đốt lửa rực đô thành.
Tay trong tay dắt nhau về quê hương cũ
không than van, không sầu nhớ.
Về miền Trung! Người về đây hát bài thành công
lửa ấm áp bếp nhà ai hồng, đêm trùng
Đêm hôm nay tiếng dân nồng vang thôn xóm
Có tiếng hát xao xuyến ánh trăng vàng...”
một chiều nao đốt lửa rực đô thành.
Tay trong tay dắt nhau về quê hương cũ
không than van, không sầu nhớ.
Về miền Trung! Người về đây hát bài thành công
lửa ấm áp bếp nhà ai hồng, đêm trùng
Đêm hôm nay tiếng dân nồng vang thôn xóm
Có tiếng hát xao xuyến ánh trăng vàng...”
Tả cảnh vui hoà, ấm no quanh bếp lửa hồng; tả niềm vui sum họp trong tiếng ca làm xao xuyến cả ánh trăng vàng thì đủ hiểu là bố già Phạm duy đã viết nên những vần điệu thắm tươi, cực tả được cảnh hoan ca nơi xóm làng miền Trung em xinh em bé!
Tuy sống nghèo nàn mà vẫn vui với cái vui ta có, buồn cái buồn ta mang, khóc cười theo mệnh nước nổi trôi chứ biết làm răng hơn được?
Vẫn nói đến miền Trung, em nhớ Duy Khánh có bài “Ai Ra Xứ Huế”...
Đâu? Ra làm sao?
“Ai ra xứ Huế thì ra
ai về là về núi Ngự
ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn vương chưa cạn
chim núi Ngự tìm bạn bay về
mgười tình quê ơi người tình quê thương nhớ lắm chi.
ai về là về núi Ngự
ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn vương chưa cạn
chim núi Ngự tìm bạn bay về
mgười tình quê ơi người tình quê thương nhớ lắm chi.
Tiếp theo, Duy Khánh còn kể thêm những địa danh của Huế như thế này:
“Ai ra xứ Huế thì ra
ai về là về Vỹ Dạ
ai về là về Nam Dao
Dốc Nam Dao còn cao mong đợi
trăng Vỹ Dạ ngọt lời câu thề
người tình quê ơi người tình quê, có nhớ xin trở về.”
ai về là về Vỹ Dạ
ai về là về Nam Dao
Dốc Nam Dao còn cao mong đợi
trăng Vỹ Dạ ngọt lời câu thề
người tình quê ơi người tình quê, có nhớ xin trở về.”
Chưa hết, nhạc sĩ còn phụ đề cả tiếng Huế trong bài ca cho nó mang sắc thái đặc biệt, độc đáo của miền Trung cơ, thầy ạ!
Thế hả?
Dạ, “...Chứ cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Thương nhau rồi cho kịp về mau
À ơi ơi à!
Kẻo mai tê bóng xế qua cầu
Bạn còn thương bạn, chứ biết gửi sầu về nơi mô
À ơi ơi à...”
Thương nhau rồi cho kịp về mau
À ơi ơi à!
Kẻo mai tê bóng xế qua cầu
Bạn còn thương bạn, chứ biết gửi sầu về nơi mô
À ơi ơi à...”
Cậu này, tôi vừa nghe cậu hát “Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp”. Thế “sáu vài” là sáu gì?
À, cái này để hát cho êm, cho thuận thôi, chứ chính ra là “sáu vai”. Nếu thầy để ý còn thấy trong bài “Tình Anh Lính Chiến” của Lam Phương, ngay câu mở đầu đã “Xuyên lá cành trăng lên lều vái”. Nhưng ai cũng hiểu rằng đấy là “lều vải”! Như bài “Giã Từ Cố Đô” của Phạm Mạnh Cương, đoạn cuối có câu “Xa cố đô rồi nghe lòng sầu vương, trăng nước đêm nào Vỵ Dạ mờ sương”. Chữ “Vỹ Dạ” khi hát lên, vận hơi ép hoá nên hát “Vỹ” thành “Vị” là vậy. Người sáng tác cũng biết thế nhưng không cho là quan trọng, không làm hại gì đến toàn thể bài nhạc nên cố ý để như rứa đó thôi à!
Thôi, chứng minh như vậy đủ rồi. Sang chuyện khác!
Dạ, Lam Phương có bài này tình lắm: Đó là bài “Thành Phố Buồn”, không nói chi đến Dalat xứ anh đào mà nghe như vươngvấn những là “thành phố vừa đi đã mỏi”, đường quanh co quyện gốc thông già”. Rồi lại có cả “sương mù”, có luôn “tiếng chuông chiều chầm chậm thê lương, tiễn đưa người quên núi đồi, quên cả tình yêu”.
Không thấy nhắc nhở gì đến người con gái thì lạ quá nhỉ! Cô ấy đi đâu rồi cà?
Chắc là đi về “Sè-Gòong” rồi chứ ở trển làm chi!
Cứ cái điệu nhạc này thì tôi nghĩ rằng cô ấy đi là phải. Thành phố buồn hiu, sương mờ bao phủ những ngọn đồi Lâm Viên. Ngay đến hồ Xuân Hương - cái hồ mang tên “Xuân Hương” chứ không phải là tên nữ sĩ đâu nhá!- cũng sương phủ mịt mùng những sớm mai hồng, không gian êm ả đến vắng lặng, ai có tâm sự vụn thì buồn muốn chết đi ấy, cậu ạ!
Thầy nói vậy, em cũng nghe vậy chứ em chưa có kinh nghiệm gì về ái tình trên xứ hoa anh đào cho nên em không thấy thấm thía gì cả! Nhưng nghe Lam Phương than khổ về mối tình mầu anh đào cũng tội nghiệp lắm đấy chứ!
Tội nghiệp ở như chỗ nào nào?
Ở như chỗ “Giờ không em sỏi đá u buồn, giờ không em hoang vắng phố phường” hoá nên chuông nhà thờ có đổ hồi dồn dập cũng đâm ra buồn hiu hắt, nghe như trong cảnh thê lương vì người đã đi, bỏ lại núi đồi, bỏ cả tình anh Lam Phương trên đỉnh Lâm Viên ngút ngàn sương gió...
Ừa, chắc cô nàng dìa Saigon hoặc xuống Nha Trang là miền quê hương cát trắng cũng có khi...
Thầy vừa nhắc đến Nha Trang làm em nhớ đến “Nha Trang Ngày Về” của Phạm Duy, tả cái tình cảnh đau đớn dập vùi của anh chàng bị đào đá đít, ra ngoài biển ngồi nhớ lại những ngày vui khắng khít bên em, khi lớp sóng mơn man thịt mềm, da ngát hương, ô mê ly đời ta như thế mà bỗng đâu chia lià, tình tôi chít khăn tang, gào giữa đêm trăng như lớp sóng kêu than triền miên bất tận. Đoạn cuối nỉ non ai oán như thế ni:
”Nha Trang ngày về, tình yêu không có đây
tôi như là con ốc,bơ vơ nằm trên cát
chui sâu vào thân xác lưu đầy
Dã tràng ơi! Sao lấp cho vơi sầu này?”
tôi như là con ốc,bơ vơ nằm trên cát
chui sâu vào thân xác lưu đầy
Dã tràng ơi! Sao lấp cho vơi sầu này?”
Tôi đoán là tác giả tả oán, cộng trừ nhân chia thêm cho nó có vẻ lâm ly bi đát thôi, chứ có ai lại ra ngồi bãi biển than thân trách phận ỉ ôi đến như vậy?
Thì cứ tả oán như thế, biết đâu chừng nàng nghe được tiếng lòng của chàng lại trở về mái nhà xưa thì có phải là một vốn bốn lời không cưa chứ!
Ừa, có nhẽ vậy cũng nên! Này, cậu đã nói về miền Bắc, miền Trung rồi. Thế có gì nói về miền Nam không hỉ?
Dạ, miền Nam thì nhiều vô kể. Trước tiên có bài “Về Miền Nam” của Trọng Khương, nói đến tại sao chúng ta phải di cư vào miền Nam? Sông nào chia cắt quê hương? Miền Nam có gì hấp dẫn? Tương lai như thế nào? Nói một cách bình dân thì như thế. Nhưng vào tay nhạc sĩ, nghệ sĩ thì lại như có chiếc đũa thần, tả cảnh tả tình rất là thú vị.
Đâu?
Dạ, đây là đoạn dưới:
”Đi! Về miền Nam!
Miền hương thơm bông lúa tràn ngập đầy đồng
Đi! Về miền Nam!
Miền xanh tươi đất rộng cùng chung đời sống
Vang lừng khúc hát hoan ca
say đời sống ngát hương hoa
ta cười đón gió phương Nam, miền tự do”.
Miền hương thơm bông lúa tràn ngập đầy đồng
Đi! Về miền Nam!
Miền xanh tươi đất rộng cùng chung đời sống
Vang lừng khúc hát hoan ca
say đời sống ngát hương hoa
ta cười đón gió phương Nam, miền tự do”.
Tôi nhớ đến người bạn cũ Văn Phụng có bài về Saigon hay lắm cơ! Thế nào í nhỉ?
Dạ, thế này! Bài “Ghé Bến Saigon”:
“Cùng nhau đi tới Saigon, cùng nhau đi tới Saigon
thủ đô yêu dấu nước Nam tự do
Dừng chân trên bến Cộng Hoà
người Trung, Nam, Bắc một nhà
về đay chung sống hát khúc hoan ca”
thủ đô yêu dấu nước Nam tự do
Dừng chân trên bến Cộng Hoà
người Trung, Nam, Bắc một nhà
về đay chung sống hát khúc hoan ca”
Đoạn giữa, Văn Phụng tả cảnh ngựa xe như nước, sức sống tiềm tàng, đêm vui ánh hào quang, lòng như hát hội trăng rằm, đời sống ấm no hạnh phúc. Rồi Văn Phụng lại còn kể đến hòn ngọc Viễn Đông vốn đã lừng danh, khách bốn phương đến thăm đều ngợi khen nức nở, ca tụng Saigon chính là thủ đô Việt Nam Cộng Hoà.
Chính thế! Nói về Saigon thì nói cả năm cũng chưa hết chuyện. Nhưng miền Nam đâu chỉ Saigon, phải thế không?
Dạ, phải. Phải kể tới “Về Miền Tây” của Y Vân, lời Văn Thế Bảo. Nhịp Boléro vui tươi nhún nhảy, nhạc như vươn lên sức sống, lời như say đắm rộn ràng, rõ ra một vùng đất phì nhiêu, hiền hoà, ấm no, hạnh phúc.
Cậu vốn mê nhạc Boléro thì cậu thử vừa hát vừa nhún nhảy, lắc lư con tàu đi xem có thể lên sâu khấu trình diễn nay mai được không nào?
Dạ, thầy cho phép và khuyến khích một thiên tài nở muộn thì em xin chiều theo tôn ý (Cai tôi đặt nặng tình cảm vào giọng hát, gân cổ lên ca, vừa uốn éo nhịp nhàng, vừa diễn tả y như một ca sĩ chính hiệu con nai vàng ngơ ngác):
“Về miền Tây, có ai về miền Tây
lúa muà thơm thơm mãi
dừa xanh nghiêng nghiêng chếch
cá ngược dòng sông này.
Về miền Tây, có ai về miền Tây
Lối mòn trơ vách đá, dường Long Xuyên, Châu Đốc
Ai hát lời thơ ngây”
lúa muà thơm thơm mãi
dừa xanh nghiêng nghiêng chếch
cá ngược dòng sông này.
Về miền Tây, có ai về miền Tây
Lối mòn trơ vách đá, dường Long Xuyên, Châu Đốc
Ai hát lời thơ ngây”
Thầy nghe đã sướng chưa? Đoạn sau đây mới hấp dẫn nữa chứ!
“Nước ngon uống lắm cũng say
mái nghèo nhưng mà đẹp, má gầy mà xinh
em là người vợ chiến binh
tháng năm mà duyên thắm, mối tình em lẻ loi
Lối về thoai thoải chân đồi
thướt tha cành liễu, trăng soi lối mòn
Nhìn trời, nhìn nuớc, nhìn non
gia đình một gánh, giang sơn một lòng”.
mái nghèo nhưng mà đẹp, má gầy mà xinh
em là người vợ chiến binh
tháng năm mà duyên thắm, mối tình em lẻ loi
Lối về thoai thoải chân đồi
thướt tha cành liễu, trăng soi lối mòn
Nhìn trời, nhìn nuớc, nhìn non
gia đình một gánh, giang sơn một lòng”.
Này, hai câu cuối tôi lại nghe có người hát rằng:
“Nhìn trời, nhìn nước, nhìn non
nhớ chồng thì ít, nhớ con thì nhiều”
nhớ chồng thì ít, nhớ con thì nhiều”
Có phải vậy không?
Dạ cái đó thì em không dám biết. Nhưng thông thường thì nhớ chồng vẫn nhiều hơn là nhớ con, nhất là khi vợ chồng còn trẻ...
Ừa, mà sao ngộ thế nhỉ!
Dạ, ngộ nị quái gì đâu! Dễ hiểu quá mà!
Sao?
Dzậy đó!
Thôi cậu không phiếm loạn nữa thì thôi. Nói tóm lại, thì chúng ta nhớ nhiều lắm. Nhớ miền Bắc, nhớ miền Trung, nhớ miền Nam, nhớ miền Tây.
Bây giờ mình là người di tản buồn, xa cách cố hương nửa địa cầu, cậu còn nhớ gì nữa không?
Dạ, em nhớ đến nhiều hình ảnh, kỷ niệm lắm chứ! Nhưng trong chủ đề này thì em vẫn nhớ vẫn thương về Hà Nội - Saigon qua bài “Mưa Saigon, Mưa Hà Nội” của Phạm Đình Chương, lời của Hoàng Anh Tuấn:
“Mưa hoàng hôn, trên thành phố buồn gió heo may vào hồn
thoảng hương tóc em ngày qua
Ôi người em Hồ Gươm về nương chiều tà
liễu sầu uá thềm cũ nằm mơ hiền hoà
thương màu tóc ngà
thương mắt kiêu sa
hiền ngoan thiết tha.
Thơ ngây đôi má nhung hường
Hà thành trước kia thường, thường về cùng lối đường
Kìa mưa ướt, lạnh mình ướt
Chung nón dìu bước thơm phố phường”.
thoảng hương tóc em ngày qua
Ôi người em Hồ Gươm về nương chiều tà
liễu sầu uá thềm cũ nằm mơ hiền hoà
thương màu tóc ngà
thương mắt kiêu sa
hiền ngoan thiết tha.
Thơ ngây đôi má nhung hường
Hà thành trước kia thường, thường về cùng lối đường
Kìa mưa ướt, lạnh mình ướt
Chung nón dìu bước thơm phố phường”.
Thầy thấy nhà thơ ca ngợi hương tóc của người em Hồ Gươm, thương mắt kiêu sa, thương đôi má ngây thơ, thương nết hiền ngoan cùng anh sánh bước. Cho dù mưa ướt lạnh đôi mình nhưng có nhau nên đâm ra ấm áp và phố phường như cũng thơm thơm...
Làm gì có cái vụ ấy nhỉ! Sao nhà thơ vẽ vời ra nhiều thứ tôi chả thấy bao giờ...
Xin thầy cho một thí dụ?
Thí dụ như: ”màu tóc ngà”, “mắt kiêu sa”, “má nhung hường”, “diù bước thơm phố phường”...
Hay là ta hỏi thẳng ngay nhà thơ Hoàng Anh Tuấn xem chàng giải thích như thế nào, được không thầy?
Chả cần phải hỏi làm gì. Tôi biết là nhà thơ ấy sẽ giảng theo lối của nhà thơ, thầy trò mình lại càng đâm ra bỡ ngỡ, như lạc vào mê hồn trận...
Thế thì ta sang mục khác vậy, thầy nhá!
OK!
Vẫn nhớ về Saigon có bài “Đêm Nhớ Về Saion” cũng của Phạm Đình Chương, còn lời thơ của Du Tử Lê, thể thơ lục bát:
“Đêm về trên bánh xe lăn
tôi trăng viễn xứ, hồn thanh niên vàng
Tìm tôi đèn thắp hai hàng
Lạc nhau cuối phố, sương quàng cổ cây
Ngỡ hồn tu xứ mưa bay
Tôi chiêng trống gọi, mỗi ngày mỗi xa”.
tôi trăng viễn xứ, hồn thanh niên vàng
Tìm tôi đèn thắp hai hàng
Lạc nhau cuối phố, sương quàng cổ cây
Ngỡ hồn tu xứ mưa bay
Tôi chiêng trống gọi, mỗi ngày mỗi xa”.
Đoạn dưới, nhà thơ Du Tử Lê nhớ đến những con đường xưa ta đi đầy dấu chân kỷ niệm:
“Đêm về trên chiếc xe qua
nhớ tôi xa lộ, nhớ nhà Hàng Xanh
nhớ em kim chỉ khứu tình
trưa ngoan lớp học, chiều lành khóm tre
nhớ mưa, ôi nhớ mưa!
Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
Nắng Trương Minh Giảng, lá hè Tự Do
Nhớ nghĩa trang xưa, quê hương bạn bè
Nhớ pho tượng lính, buồn se bụi đường”
nhớ tôi xa lộ, nhớ nhà Hàng Xanh
nhớ em kim chỉ khứu tình
trưa ngoan lớp học, chiều lành khóm tre
nhớ mưa, ôi nhớ mưa!
Nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè
Nắng Trương Minh Giảng, lá hè Tự Do
Nhớ nghĩa trang xưa, quê hương bạn bè
Nhớ pho tượng lính, buồn se bụi đường”
Bài thơ này, thầy có thấy cảm động ở chỗ nào không?
Tôi í à? Tôi chỉ thấy buồn và nhớ thôi! Buồn ở như chỗ “Tôi trăng viễn xứ, hồn thanh niên vàng. Tìm tôi nến thắp hai hàng, lạc nhau cuối phố sương quàng cổ cây”.
Còn nhớ ở như chỗ “Nhớ tôi xa lộ, nhớ nhà Hàng Xanh, nhớ em kim chỉ...”, “nhớ mưa buồn khắp Thị Nghè, nắng Trương Minh Giảng…”.
Hình như cậu ở Trương Minh Giảng phải không nào?
Vâng, em ở trong hẻm 359, sau lưng siêu thị Lâm Mỹ, bên kia đường là phở Tiến Lợi, bên cạnh là rạp hát Văn Lang, vào sâu trong hẻm một tí là Photo Lưu Luyến. Vào...
Thôi, vào nữa làm gì. Nhớ như thế là đủ nhớ rồi! Cậu còn bài nào nữa không?
Dạ còn bài này: ”Cho Một Thành Phố Mất Tên” vẫn Phạm Đình Chưong viết nhạc, còn lời của nhà thơ Hoàng Ngọc Ẩn. Đoạn mở đầu, nhà thơ viết:
“Em Saigon đẹp nhất về đêm
tiếng hoa rơi nhạt nắng mây chìm
nét môi duyên nụ cười huyền hoặc
nhạt nắng mây chìm phút chốc trần gian lãng quên”
tiếng hoa rơi nhạt nắng mây chìm
nét môi duyên nụ cười huyền hoặc
nhạt nắng mây chìm phút chốc trần gian lãng quên”
Rồi đoạn cuối, nhà thơ thương tiếc Saigon như thế này:
“Ôi đời đã vô tình không tiếc thương
ngõ xưa đã hụt lối thiên đường
còn đây hơi thở xanh xao mộng
em mất tên rồi, ta vấn vương”
ngõ xưa đã hụt lối thiên đường
còn đây hơi thở xanh xao mộng
em mất tên rồi, ta vấn vương”
Tôi không nghĩ là “mất tên” đâu, cậu ạ! Chúng ta vẫn gọi thủ đô cũ là Saigon chứ không gọi bằng cái tên chồn cáo. Saigon vẫn là Saigon trong tâm tưởng, trong yêu thương và hy vọng của những người còn mong một ngày về khi quê hương không còn Cộng sản. Cậu có nghĩ như thế không?
Dạ, dứt khoát là như vậy. Quê hương ta ba miền Bắc-Trung-Nam cùng nhau ta kết đoàn, nằm trên dải đất hình cong chữ “S” bên bờ Thái Bình Dương dạt dào sóng vỗ. Quê hương ấy tên gọi “Việt Nam” ngàn đời bất diệt. Vậy thì xin thầy cùng mí em, ta hợp ca ngay bài “Việt Nam, Việt Nam” của Phạm Duy để nói lên lập trường kiên định của những người không bao giờ quên mình là dòng giống Việt Nam, máu đỏ da vàng.
Bài này theo nhịp điệu hùng mạnh, “gam” Đô trưởng. Em ca bè chính. Còn thầy giọng khàn khàn vịt đực, thầy ca bè phụ. Thầy đệm luôn keyboard cho tiện việc sổ sách. Em bắt nhịp, thầy trò mình mở máy nhá! Xin mời bạn đọc cùng ca luôn:
“Việt Nam! Việt Nam! Nghe tự vào đời
Việt nam! Hai câu nói bên vành nôi
Việt Nam! Nước tôi!
Việt Nam! Việt Nam! Tên gọi là người
Việt nam! Hai câu nói sau cùng khi lìa đời.
Việt Nam đây miền xinh tươi
Việt Nam đem vào sông núi
Tự Do, Công Bình, Bác Ái muôn đời.
Việt nam không đòi xương máu
Việt Nam kêu gọi thương nhau
Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu...
Việt Nam trên đường tương lai
Lủq thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời
Tình yêu đây là khí giới
Tình thương đem về muôn nơi
Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người!
*
Việt Nam! Việt Nam!
Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
Việt nam! Việt Nam!
Việt Nam muôn đời!
***
Thưa bạn đọc,
Việt nam! Hai câu nói bên vành nôi
Việt Nam! Nước tôi!
Việt Nam! Việt Nam! Tên gọi là người
Việt nam! Hai câu nói sau cùng khi lìa đời.
Việt Nam đây miền xinh tươi
Việt Nam đem vào sông núi
Tự Do, Công Bình, Bác Ái muôn đời.
Việt nam không đòi xương máu
Việt Nam kêu gọi thương nhau
Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu...
Việt Nam trên đường tương lai
Lủq thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam ta nguyền tranh đấu cho đời
Tình yêu đây là khí giới
Tình thương đem về muôn nơi
Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người!
*
Việt Nam! Việt Nam!
Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
Việt nam! Việt Nam!
Việt Nam muôn đời!
***
Thưa bạn đọc,
Chủ đề “Những Vùng Đất Quê Hương” trong tân nhạc vừa được thầy trò tôi diễn nôm và diễn nghĩa trong ít phút đồng hồ. Ước mong rằng, bạn đọc “mua vui cũng được một vài trống canh” thì thầy trò chúng tôi lấy làm một sư sung sướng vô cùng và cám ơn bạn đọc lắm lắm.
Bàn về tân nhạc thì cả năm cũng chưa cạn đề tài.
Vậy xin hẹn bạn đọc vào một kỳ tới.
Thôi nhá! “Bai” hỉ!
Lê Văn Phúc