Phải nói rằng nhạc phẩm “Lính Nghĩ Gì” của nhạc sĩ Hoài Linh là bài hát tạo dấu ấn hết sức sâu đậm trong tâm hồn các chiến sĩ QLVNCH từ thập niên 1960 trở đi cho đến ngày tàn cuộc chiến vào năm 1975.

Bìa nhạc phẩm “Lính Nghĩ Gì” của Hoài Linh. (Hình: Tài liệu)
“Lính Nghĩ Gì” cho thấy “nhạc lính” của miền Nam tự do không phải chỉ là những ca khúc trầm buồn, kể lể về những chia xa của người trai lính chiến với người em gái hậu phương, hoặc đầy tính vui nhộn khi diễn tả những cuộc hẹn hò và tái ngộ giữa anh lính miền xa và người tình nơi phố thị. “Nhạc lính” còn là những giai điệu để vinh danh và chiêu hồn những anh hùng đã bỏ mình nơi chiến địa, và cũng còn là nơi để người lính có thể nói lên khát vọng hòa bình của quân dân miền Nam Việt Nam hiền hòa.
Và trong trường hợp của nhạc phẩm “Lính Nghĩ Gì,” đây chính là lời giải bày những tâm sự thầm kín của người lính chiến về thân phận của mình và thân phận của quê hương trong cuộc chiến tranh tự vệ của miền Nam tự do chống lại cuộc xâm lấn của miền Bắc Cộng Sản.
“Tôi là lính xa nhà đi trấn sơn khê.
Hai mùa mưa mây mù che nẻo đường về.
Đêm rừng núi lạnh buốt mái “poncho.”
Súng cầm canh nhịp từng giờ.
Trái châu chiếu xuyên cành lá.”
Hai mùa mưa mây mù che nẻo đường về.
Đêm rừng núi lạnh buốt mái “poncho.”
Súng cầm canh nhịp từng giờ.
Trái châu chiếu xuyên cành lá.”
Người lính nơi địa đầu giới tuyến lúc nào cũng phải đối diện với thời tiết lạnh lẽo về đêm và cảnh mưa buồn rả rích làm cho lạnh trọn đêm mưa. Đời gì mà lúc nào tấm thân cũng không thể rời cây súng, với những đêm buồn anh ngồi nhìn hỏa châu rơi!
“Tay ghì súng nghe mùi tang tóc đâu đây.
Tâm hồn se, vơi chẳng vơi đầy chẳng đầy.
Khi vào lính nhận nếp sống đơn sơ,
rơi đàng sau nhiều hẹn hò.
Hai màu áo một niềm mơ.”
Tâm hồn se, vơi chẳng vơi đầy chẳng đầy.
Khi vào lính nhận nếp sống đơn sơ,
rơi đàng sau nhiều hẹn hò.
Hai màu áo một niềm mơ.”
Khoảng không gian người lính ở dường như lúc nào cũng vương mùi tang tóc. Lúc ra đi, người lính đã phải bỏ lại đằng sau biết bao cuộc hẹn hò chốn quê nhà, bằng lòng chấp nhận cuộc sống đơn sơ, dẫu rằng dưới nếp áo thư sinh hay trong màu áo của người lính trận, ai lại không mơ ước đến lúc được sum vầy với người yêu?
“Hai năm ru hồn viễn chiến một miền,
đồi vàng non xanh mây tím,
ánh sáng kinh đô chưa lần đến.
Ai mơ giấc mộng hoa trong đời.
Lính chỉ đơn sơ yêu lời,
thành thật nói tha thiết thôi.”
đồi vàng non xanh mây tím,
ánh sáng kinh đô chưa lần đến.
Ai mơ giấc mộng hoa trong đời.
Lính chỉ đơn sơ yêu lời,
thành thật nói tha thiết thôi.”
Đã hai năm trôi qua, người lính rời xa ánh sáng thị thành và chỉ biết có đồi núi chập chùng cùng mấy xanh, mây tím giăng giăng chốn địa đầu giới tuyến. Khác với mọi người, lính không biết yêu những gì xa hoa, phù phiếm mà chỉ biết yêu những lời thành thật và tha thiết từ chốn hậu phương thôi.
“Tôi chỉ nghĩ quê Mẹ không phải riêng ai,
không của anh, không của em, mà của mọi người.
Xin gửi đến bằng tiếng nói tim tôi,
không thì rơi ngoài bầu trời,
cho đời lính một niềm vui.”
không của anh, không của em, mà của mọi người.
Xin gửi đến bằng tiếng nói tim tôi,
không thì rơi ngoài bầu trời,
cho đời lính một niềm vui.”
Người lính nghĩ rằng việc bảo vệ quê hương, đất nước không phải chỉ là sứ mạng của riêng họ nơi chiến trường mà còn là toàn thể người dân trong nước. Người lính chỉ xin được nghe tiếng nói yêu thương, chân thật từ chốn hậu phương cho đời vui lên mà thôi.
“Tôi là lính, âm thầm tôi nghĩ thế thôi.
Trăm lần, không bao giờ tôi giận cuộc đời.
Xin đừng oán mà hãy mến thương tôi,
trong tình yêu người và người,
cho đời lính một niềm vui.”
Trăm lần, không bao giờ tôi giận cuộc đời.
Xin đừng oán mà hãy mến thương tôi,
trong tình yêu người và người,
cho đời lính một niềm vui.”
Người lính chỉ có bấy nhiêu suy nghĩ đó, nói lên không phải là vì giận cuộc đời. Người lính chỉ mong mỏi được đón nhận chút tình hậu phương gởi trao cho người trai nơi chiến tuyến để lấy đó làm niềm vui mà thôi.
* * *
“Lính Nghĩ Gi” là một bản “nhạc lính” hiếm hoi nói về tâm sự miên man của người lính QLVNCH trong số hàng trăm bản “nhạc lính” được sáng tác tại miền Nam tự do thời Chiến Tranh Việt Nam hồi thế kỷ trước.

Lời nhạc phẩm “Lính Nghĩ Gì.” (Hình: Tài liệu)
Nói là “hiếm hoi” là vì hầu hết các bản “nhạc lính” lúc bấy giờ đều viết từ góc độ khách quan của những người ở hậu phương nói về người lính và đời lính, trong khi nhạc phẩm “Lính Nghĩ Gì” thì lại do chính người lính Hoài Linh viết về những suy nghĩ của người lính đối với thân phận của mình và hoàn cảnh của đất nước trong cuộc chiến tranh phi lý giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam. Phải biết rằng, trong cuộc chiến tranh Nam-Bắc vừa qua, cả hai miền đều là tiền đồn của hai chủ nghĩa tư bản và cộng sản, hay như lời thú nhận của Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Lê Duẩn, đại diện cho miền Bắc Việt Nam, là “chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc.”
Tâm sự đó của người lính Cộng Hòa, trước hết, gồm những năm tháng gian khổ nơi tiền đồn heo hút, với “hai mùa mưa mây mù cho nẻo đường về” và “đêm rừng núi lạnh buốt mái ‘poncho.’”
Khi lên đường nhập ngũ, người lính đành nhận lấy cuộc sống thiếu tiện nghi ngoài chiến địa và đã phải bỏ lại quê nhà biết bao hẹn hò trai gái nơi chốn hậu phương.
“Khi vào lính nhận nếp sống đơn sơ,
rơi đàng sau nhiều hẹn hò.”
rơi đàng sau nhiều hẹn hò.”
Đã thế, người lính còn phải sống trong một môi trường chẳng lành mạnh chút nào khi “tay ghì súng nghe múi tang tóc đâu đây.”
Như người lính trong bản nhạc thì đã hai năm rồi anh xa phố thị, chỉ còn biết đến “đồi vàng non xanh mây tím” mà thôi, mặc cho ai đó có mơ mộng xa vời, “Lính chỉ đơn sơ yêu đời, thành thật nói tha thiết thôi.”
Nhưng cái tâm sự đáng thổ lộ ra nhất của người lính trong cuộc là anh muốn những người ở hậu phương phải hiểu cho rằng cuộc chiến đấu tự vệ để bảo vệ miền Nam tự do khỏi lọt vào tay Cộng Sản là cuộc chiến đấu chung của toàn quân và toàn dân chứ không phải chỉ khóan trắng cho người lính, tức QLVNCH, phải lo toan, còn mọi thành phần khác trong xã hội thì cứ thản nhiên làm giàu và vui chơi.
“Tôi chỉ nghĩ quê Mẹ không phải riêng ai,
không của anh, không của em, mà của mọi người.”
không của anh, không của em, mà của mọi người.”
Nếu ai cũng hiểu được như thế thì đó chính là niềm vui lớn lao của người lính lúc đó đang xả thân chiến đấu nơi sa trường.
Cũng cần phải biết rằng nhạc phẩm “Lính Nghĩ Gì” ra đời vào năm 1967, tức là bốn năm sau ngày có cuộc đảo chánh lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa dưới quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và hai năm sau khi quân đội nắm chính quyền trong bối cảnh có những cuộc biểu tình liên tục của sinh viên, học sinh và sư sãi tại các thành thị đòi quyền tự trị và trung lập hóa miền Trung.
Người lính trong nhạc phẩm thật là hiền hòa, chỉ “âm thầm tôi nghĩ thế thôi” chớ không hề trách người, giận đời. Điều người lính cần chỉ là, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, người dân chốn hậu phương phải biết thương yêu đời lính gian lao nơi chiến địa để “cho đời lính một niềm vui.”
Phải nói rằng, khác với chế độ đảng trị, chuyên chính tại miền Bắc thời bấy giờ khi toàn quân và toàn dân đều được trưng dụng vào phục vụ cho cuộc chiến tranh thôn tính miền Nam. Chế độ tự do, dân chủ tại miền Nam đã dẫn đến những thứ tự do quá trớn và khiến những thành phần còn lại trong xã hội đâm ra thờ ơ, hầu như bỏ mặc cho các chiến sĩ QLVNCH phải tả xung, hữu đột trong cuộc chiến đấu chống Cộng Sản để bảo vệ miền Nam. Đây cũng là một trong số nhiều lý do dẫn tới sự thể miền Nam Việt Nam mất vào tay Cộng Sản Bắc Việt hồi năm 1975.
Hoài Linh, tức Lê Văn Linh, sinh tại Hải Phòng, là một trong các nhạc sĩ nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam.
Trước năm 1975, nhạc sĩ Hoài Linh hoạt động trong Đoàn Văn Nghệ Vì Dân với cấp bậc trung úy dưới quyền của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Hoài Linh bắt đầu sáng tác từ năm 1955, với các bản nhạc tình lãng mạn nhưng chưa vương khói lửa chiến chinh, trong đó có bản “Em Ơi! Nếu Đừng Dang Dở” từng được nữ danh ca Lệ Thu trình bày qua làn sóng điện của các đài phát thanh tại miền Nam Việt Nam.
Kể từ đầu thập niên 1960, Hoài Linh bắt đầu nổi tiếng nhờ nhạc phẩm “Sầu Tím Thiệp Hồng” (cùng với Minh Kỳ). Ca khúc này đã trở thành bài hát lý tưởng dành cho các cặp song ca như Chế Linh-Thanh Tuyền và sau này là Tuấn Vũ-Giao Linh. Từ đó cho đến năm 1975, nhạc sĩ Hoài Linh liên tục cho ra đời những tác phẩm được khán, thính giả khắp nơi yêu thích.
Những sáng tác của Hoài Linh không chỉ hấp dẫn nhờ giai điệu tình tứ mà lời ca cũng đầy ý nghĩa và sâu sắc. Lời nhạc của Hoài Linh được đánh giá là bay bướm, văn hoa và có vần, có điệu. Vì vậy, ông nổi tiếng là người nhạc sĩ có tài đặt tựa bài hát và viết lời cho các ca khúc, kể cả những sáng tác chỉ có phần nhạc của các nhạc sĩ khác.
Nhạc sĩ Hoài Linh qua đời đúng vào ngày 30 Tháng Tư, 1995, tại Sài Gòn, thọ 75 tuổi.
Hoài Linh sáng tác rất mạnh, với hàng trăm ca khúc giá trị, vừa nhạc tình vừa “nhạc lính,” được phổ biến từ hậu phương ra tới tiền tuyến, từ các nhà hàng sang trọng nơi đô thành cho tới những xóm nghèo vùng ngoại ô, và luôn cả các tiền đồn heo hút trên bốn vùng chiến thuật tại miền Nam Việt Nam.
Các sáng tác được nhiều người mến mộ của Hoài Linh, ngoài “Lá Thư Trần Thế” (từng được các ca sĩ Giang Tử, Ngọc Minh và Đan Nguyên trình bày trong đĩa nhạc Asia 66), còn có “Căn Nhà Màu Tím,” “Dù Hoa Lạc Lối,” “Hai Đứa Giận Nhau,” “Lính Nghĩ Gì?,” “Nhịp Cầu Tri Âm,” “Về Đâu Mái Tóc Người Thương”…
Vì chuyên viết lời cho những ca khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng đương thời, Hoài Linh còn là đồng tác giả của các nhạc phẩm được phổ biến rộng rãi tại miền Nam Việt Nam trước và ngay cả sau năm 1975. Chung với Minh Kỳ: “Chuyến Tàu Hoàng Hôn,” “Mấy Độ Thu Về”… Chung với Song Ngọc: “Chiều Thương Đô Thị,” “Một Chuyến Bay Đêm”… Chung với Mạnh Phát: “Bóng Thu Xưa,” “Nỗi Buồn Gác Trọ”… Chung với Tuấn Khanh: “Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi,” “Quán Nửa Khuya”… Chung với Tấn An: “Bài Ca Của Nàng,” “Đầu Xuân Lính Chúc”… Chung với Văn Phụng: “Bóng Người Đi,” “Tiếng Hát Đường Xa”…
Vann Phan/Người Việt
Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/cuu-chien-binh/linh-nghi-gi-nhac-tinh-mua-chinh-chien-cua-hoai-linh/