Bây giờ đang là những ngày cuối năm nhưng trời vẫn còn nhiều hơi sương lạnh của cuối Đông nên không khí thật dễ chịu. Tết sắp đến rồi, nhà nào cũng chộn rộn sắm sửa mọi thứ để đón Tết, người lớn làm như cũng nhỏ lại giống mấy đứa con nít khi trong lòng háo hức mừng vui với những bộ quần áo mới. Nhà giàu thì sơn phết lại từ trong ra ngoài, nhà nghèo hơn một tí thì cũng cố gắng làm cho mới mặt tiền với phòng khách. Nhưng có một cái mà nhà nào cũng giống nhau; đó là sự chưng dọn trên bàn thờ Ông Bà: rất trang trọng và cung kính với đủ thứ trái cây tốt nhất, hoa tươi nhất và bộ chân đèn, lư hương được đánh bóng sáng ngời.
Trong mỗi nhà thường thì ưa bày ra bàn khách một bộ khay trà có đủ thứ bánh mứt với đủ sắc màu. Rồi cặp dưa hấu dán một tờ giấy đỏ hình vuông viết chữ Tầu, cặp dưa càng to chừng nào càng chứng tỏ sự giàu có chừng ấy, nói vậy thôi chứ không có điều gì gọi là tuyệt đối cả, mọi thứ đều ở vào một mức độ tương đối. Lại thêm mấy chậu cây bông Vạn Thọ, Cúc Đại Đóa, Mâm Xôi,… chưng ở hai bên cửa ra vào làm cho ngôi nhà sáng lên với màu vàng rực rỡ của các loài hoa, có nhà chưng bày thêm cặp hoa Mãn Đình Hồng tươi hơn hớn nhìn rất đẹp mắt.

Cây Mai là biểu tượng mùa Xuân, đó cũng là một loại cây đặc trưng của miền Nam; nó có sức sống dẻo dai, bền bỉ mà lại rất dễ trồng, cũng khá đơn giản không kén chọn phân bón hay tay người chăm sóc. Đến ngày Rằm tháng Chạp người ta tướt hết lá để ngay ngày Mồng Một Tết thì cây Mai chỉ toàn là một màu vàng rực rỡ của hoa, vì vậy nên trước sân nhà nào cũng trồng mấy cây. Không khí đón Tết coi bộ rộn ràng rôm rả khi vài ba nhà trong xóm hùn lại cùng mổ thịt một con heo để chia nhau; (hễ đông thì vui, mà vui thì hao, mà hao thì phải hùn hạp, gọi tắt là: “đông vui hao hùn hạp”)… vừa để gói bánh tét, làm chả đầu heo, kho một nồi thịt gọi là “thịt kho nước dừa”…
Riêng nhà chị thì vẫn lặng lẽ, một ngày như mọi ngày, một năm như mọi năm vì từ lâu lắm rồi trong nhà đã thiếu vắng bóng dáng của người đàn ông. Mỗi năm chỉ có cái bàn thờ là được dọn mới và “chưng diện” lên đó một bình bông với dĩa trái cây.
Chiều xuống từ từ khi những sợi nắng di chuyển lên cao, nằm ngả ngớn trên mấy ngọn cây me già ở sau vườn, và khi mặt trời như một cái bánh tròn và đỏ rực chìm xuống sát mặt đất không còn thấy được nữa thì màu xám của mây đặc quánh lại; bấy giờ là hoàng hôn.
Chị ngồi trên chiếc ghế đẩu sau hiên nhà mà chải đầu, mái tóc dài đen mượt óng ả hình như lẩn quất đâu đó vài sợi bạc, chị chép miệng thở dài nói thầm:
- Mình đang già đi thì phải.
Một nỗi buồn không phải là vô cớ đang len vào hồn chị, lúc đầu nó nhỏ xíu, nhưng càng lúc càng to lên, cuối cùng khi trời đã nhá nhem, nỗi buồn trong tâm hồn chị vỡ òa… chị khóc lặng lẽ, ngon lành.
Có tiếng gọi của má chị ở trước nhà:
- Sim à Sim… sao chưa chịu nấu cơm? Muỗi bay hàng bầy đây nè, trời tối thui tối thủi rồi…
Riêng nhà chị thì vẫn lặng lẽ, một ngày như mọi ngày, một năm như mọi năm vì từ lâu lắm rồi trong nhà đã thiếu vắng bóng dáng của người đàn ông. Mỗi năm chỉ có cái bàn thờ là được dọn mới và “chưng diện” lên đó một bình bông với dĩa trái cây.
Chiều xuống từ từ khi những sợi nắng di chuyển lên cao, nằm ngả ngớn trên mấy ngọn cây me già ở sau vườn, và khi mặt trời như một cái bánh tròn và đỏ rực chìm xuống sát mặt đất không còn thấy được nữa thì màu xám của mây đặc quánh lại; bấy giờ là hoàng hôn.
Chị ngồi trên chiếc ghế đẩu sau hiên nhà mà chải đầu, mái tóc dài đen mượt óng ả hình như lẩn quất đâu đó vài sợi bạc, chị chép miệng thở dài nói thầm:
- Mình đang già đi thì phải.
Một nỗi buồn không phải là vô cớ đang len vào hồn chị, lúc đầu nó nhỏ xíu, nhưng càng lúc càng to lên, cuối cùng khi trời đã nhá nhem, nỗi buồn trong tâm hồn chị vỡ òa… chị khóc lặng lẽ, ngon lành.
Có tiếng gọi của má chị ở trước nhà:
- Sim à Sim… sao chưa chịu nấu cơm? Muỗi bay hàng bầy đây nè, trời tối thui tối thủi rồi…
Chị đứng dậy bước từng bước chậm rãi vào nhà, vì nỗi buồn đang ghì xuống đôi chân làm cho nó trở nên nặng nề, lúc này đây chị không muốn làm bất cứ một việc gì, dù đó là việc nấu cơm, chị chỉ muốn ngồi một chỗ để gặm nhấm nỗi buồn của mình, nó có một cái tên rõ ràng; đó là sự đợi chờ trong vô vọng, sự khắc khoải của nhớ mong.
Má chị đang ngồi ăn trầu xỉa thuốc trước sân nhà, trên chiếc giường tre kê dưới tán một cây khế ngọt lủng lẳng những chùm trái chín vàng úa trong màu chiều của hoàng hôn tranh tối tranh sáng, bên kia con đường đất là dòng sông nhỏ quanh năm nước đục ngầu vì luôn bị khuấy động bởi những chiếc ghe thuyền qua lại, một bà má chưa già lắm nếu tính theo tuổi, nhưng thật là già vì những nếp nhăn hằn sâu trên mắt, má và trán, vì màu da đen mốc bởi nước phèn của sông.
Má chị đang ngồi ăn trầu xỉa thuốc trước sân nhà, trên chiếc giường tre kê dưới tán một cây khế ngọt lủng lẳng những chùm trái chín vàng úa trong màu chiều của hoàng hôn tranh tối tranh sáng, bên kia con đường đất là dòng sông nhỏ quanh năm nước đục ngầu vì luôn bị khuấy động bởi những chiếc ghe thuyền qua lại, một bà má chưa già lắm nếu tính theo tuổi, nhưng thật là già vì những nếp nhăn hằn sâu trên mắt, má và trán, vì màu da đen mốc bởi nước phèn của sông.
Chị thương má của chị lắm; như đang thương cho số phận của mình, thương cho sự chờ đợi đến mỏi mòn làm trôi đi tuổi xuân thì; mà người con gái nào cũng chỉ có một thời. Má chị cầm nhúm thuốc rê trên tay, miệng bỏm bẻm nhai trầu, mấy ngón tay khéo léo vo tròn cục thuốc rê rồi đưa lên miệng xỉa lên xỉa xuống hai hàm răng ố vàng, sau đó bà nhét cục thuốc xỉa vô một bên khóe hàm trên; làm bên đó bị nhô lên một chút. Má chị thở dài hỏi vọng vô trong nhà:
- Sao hôm nay con lơ đãng quá vậy? Giờ này mà chưa chịu nấu cơm, má đói bụng rồi đây này.
Chị đưa tay áo lên quệt nước mắt, hỉ mũi rồi nói trống không:
- Đã đói bụng mà còn ăn trầu xỉa thuốc… say chịu gì nổi.
Ánh sáng của ngọn đèn bóng tròn treo lủng lẳng giữa nhà chiếu theo khung cửa chính hắt ra ngoài hiên một vệt sáng có màu vàng vọt, mâm cơm dọn ra chỉ có hai má con, hai đôi đũa, hai cái chén và một tô canh rau, một dĩa cá bống kho mặn, má chị nói bâng quơ:
- Mau quá, chỉ còn mấy ngày nữa là năm hết Tết đến… má thì già thêm một tuổi, bước gần tới “cửa lỗ” hơn một bước… mỗi năm trong người lại thấy nhức mỏi nhiều hơn.
Chị đang bưng chén cơm đưa lên miệng, nghe má nói; chén cơm nằm lưng chừng giữa khoảng không, chị buông ra một tiếng thở dài:
- Con cũng vậy… chừng này tuổi rồi mà còn quạnh hiu.
- Lấy chồng đi con, coi có ai đó vừa tầm thì ưng đại, chờ đợi mà chi một người không thấy về.
- Sao hôm nay con lơ đãng quá vậy? Giờ này mà chưa chịu nấu cơm, má đói bụng rồi đây này.
Chị đưa tay áo lên quệt nước mắt, hỉ mũi rồi nói trống không:
- Đã đói bụng mà còn ăn trầu xỉa thuốc… say chịu gì nổi.
Ánh sáng của ngọn đèn bóng tròn treo lủng lẳng giữa nhà chiếu theo khung cửa chính hắt ra ngoài hiên một vệt sáng có màu vàng vọt, mâm cơm dọn ra chỉ có hai má con, hai đôi đũa, hai cái chén và một tô canh rau, một dĩa cá bống kho mặn, má chị nói bâng quơ:
- Mau quá, chỉ còn mấy ngày nữa là năm hết Tết đến… má thì già thêm một tuổi, bước gần tới “cửa lỗ” hơn một bước… mỗi năm trong người lại thấy nhức mỏi nhiều hơn.
Chị đang bưng chén cơm đưa lên miệng, nghe má nói; chén cơm nằm lưng chừng giữa khoảng không, chị buông ra một tiếng thở dài:
- Con cũng vậy… chừng này tuổi rồi mà còn quạnh hiu.
- Lấy chồng đi con, coi có ai đó vừa tầm thì ưng đại, chờ đợi mà chi một người không thấy về.
Chị cúi nhìn dĩa cá bống kho hai lửa đã quéo lại đổi màu đen thui, buồn giọng trả lời má:
- Khi ra đi ảnh dặn tới dặn lui hoài là phải chờ ngày ảnh về, ảnh nói bằng mọi giá nhất định anh sẽ về trong những ngày cuối năm để cùng đón Tết với má con mình.
- Thì con cũng đã chờ đợi nó bao nhiêu năm rồi, đến nỗi thành gái già hồi nào không hay…không chừng nó đã có vợ có con đầy đàn rồi.
- Khi ra đi ảnh dặn tới dặn lui hoài là phải chờ ngày ảnh về, ảnh nói bằng mọi giá nhất định anh sẽ về trong những ngày cuối năm để cùng đón Tết với má con mình.
- Thì con cũng đã chờ đợi nó bao nhiêu năm rồi, đến nỗi thành gái già hồi nào không hay…không chừng nó đã có vợ có con đầy đàn rồi.
- Má à, thôi thì con ráng chờ thêm một năm nữa, nếu như Tết này ảnh không về… Qua Tết năm sau… rồi năm sau nữa con sẽ đi lấy chồng.
Má chị lắc đầu:
- Lúc đó con đã thành gái lỡ thì, ai cưới? Cưới ai? rồi ở vậy một mình ên ha? Má già rồi nên thèm có một đứa cháu để ẵm bồng nựng nịu.
Má chị lắc đầu:
- Lúc đó con đã thành gái lỡ thì, ai cưới? Cưới ai? rồi ở vậy một mình ên ha? Má già rồi nên thèm có một đứa cháu để ẵm bồng nựng nịu.
Chị thở dài; trời ơi; chị cũng có nỗi thèm khát như má lắm chớ, là đàn bà ai mà không ham có một người chồng, vài đứa con để cuộc đời không lầm lũi quạnh hiu kia chứ. Làm gái già khổ lắm, đêm đêm nằm ngủ một mình với chăn đơn gối chiếc, nghe tiếng hai con thằn lằn trên nóc nhà đang tắc lưỡi với nhau, chung quanh thì lạnh lẽo, thèm lắm một vòng tay cứng cáp của người đàn ông, thèm nghe từng hơi thở; đôi khi là những tiếng ngáy “ồ ồ” của chồng trong đêm vắng, rồi tiếng đứa con nhỏ trọ trẹ khóc vì mớ… Nghĩ lại mình thiếu vắng những thứ đó, lòng chạnh buồn rồi cảm thấy tủi thân đến chảy nước mắt, nhưng không phải vì thèm những thứ đó mà bạ ai cũng có thể quơ quào lấy làm chồng để cho có. Chị cần tình yêu và chị cũng đã có một tình yêu nồng cháy. Người yêu của chị, người tình đầu tiên và duy nhất mà chị yêu bằng cả trái tim mình, người đã dặn dò chị phải chờ anh ấy ngày trở về để cưới chị. Chị yêu tâm hồn của anh, nó mãi mãi là của chị và chị nhất định phải chờ đợi anh…
***
… Đó là một chàng trai da ngâm ngâm, chiều cao vừa tầm xứng với chị, nét mặt hơi khắc khổ nhưng đôi mắt thật trong sáng. Cuộc đời của anh cũng đầy gian nan sóng gió… Năm anh mới tám tuổi ba má cho anh về quê sống với ông bà Nội trong mấy tháng hè, đằng sau lưng nhà nội của anh; xa xa là cánh đồng lúa mênh mông gió lồng lộng thổi, ông bà Nội chỉ có anh là đứa cháu trai duy nhất nên cưng chiều anh ghê lắm. Được sống ở quê Nội thích quá, ông Nội khéo tay làm cho anh những chiếc diều nhiều màu sắc và có hai cái đuôi thật dài… chiều chiều anh đi với Nội ra miếng ruộng sau nhà để thả điều cùng với một đám bạn quê, ông Nội còn lấy một ống trúc nhỏ và ngắn làm thành cây sáo gắn trên lưng con diều, mỗi khi diều bay cao; tiếng sáo diều kêu vi vu nghe thật êm tai. Bà Nội thường nấu cho anh món canh chua cá lóc và cá bống dừa kho tộ, buổi tối lại thêm một nồi chè đậu xanh.
***
… Đó là một chàng trai da ngâm ngâm, chiều cao vừa tầm xứng với chị, nét mặt hơi khắc khổ nhưng đôi mắt thật trong sáng. Cuộc đời của anh cũng đầy gian nan sóng gió… Năm anh mới tám tuổi ba má cho anh về quê sống với ông bà Nội trong mấy tháng hè, đằng sau lưng nhà nội của anh; xa xa là cánh đồng lúa mênh mông gió lồng lộng thổi, ông bà Nội chỉ có anh là đứa cháu trai duy nhất nên cưng chiều anh ghê lắm. Được sống ở quê Nội thích quá, ông Nội khéo tay làm cho anh những chiếc diều nhiều màu sắc và có hai cái đuôi thật dài… chiều chiều anh đi với Nội ra miếng ruộng sau nhà để thả điều cùng với một đám bạn quê, ông Nội còn lấy một ống trúc nhỏ và ngắn làm thành cây sáo gắn trên lưng con diều, mỗi khi diều bay cao; tiếng sáo diều kêu vi vu nghe thật êm tai. Bà Nội thường nấu cho anh món canh chua cá lóc và cá bống dừa kho tộ, buổi tối lại thêm một nồi chè đậu xanh.
Chưa hết ba tháng hè thì ba má anh ở Sài Gòn xuống đón anh về để đi vượt biên, bà Nội ôm anh chặt cứng, còn ông Nội nói với ba anh:
- Vợ chồng bây muốn đi vượt biên thì tùy, nhưng phải để thằng Toại ở đây với cha má, cha má chỉ có một mình bây là con, rồi nay thì chỉ có nó là cháu, tụi bây mà đưa nó đi thì tao với má mày chết liền ngay tại đây…
Cả bốn người lớn đều khóc, riêng anh lúc đó đang mải mân mê con diều ông Nội mới làm hồi chiều; nó đẹp lắm, đẹp hơn tất cả những con diều có trước; nên anh không để ý lắm đến chuyện của người lớn. Đêm sau ba má anh trở về Sài Gòn lúc anh đang ngủ say… Kể từ ngày đó không bao giờ anh còn được gặp lại ba má mình nữa vì hai người đã chết trên biển. Bà Nội khóc đứng khóc ngồi, hai năm sau bà bịnh nặng, ông Nội bán hết ruộng nương nhưng vẫn không cứu sống được bà. Mất bà rồi, anh ở với ông Nội, hai ông cháu sớm hôm hủ hỉ, chuyện học hành của anh không được suôn sẻ cho lắm, vừa học xong lớp chín thì ông Nội cũng bịnh mà chết, mảnh ruộng nhỏ xíu còn lại cũng phải bán, anh được người chú họ xa cho ở tạm nơi cái chòi trong vườn nhà ông, ngày ngày anh đi làm thuê làm mướn, tối tối canh chừng những cây xoài cho chú. Đời anh không may vậy đó, nhưng tâm hồn anh vẫn chất ngất những ước mơ.
- Vợ chồng bây muốn đi vượt biên thì tùy, nhưng phải để thằng Toại ở đây với cha má, cha má chỉ có một mình bây là con, rồi nay thì chỉ có nó là cháu, tụi bây mà đưa nó đi thì tao với má mày chết liền ngay tại đây…
Cả bốn người lớn đều khóc, riêng anh lúc đó đang mải mân mê con diều ông Nội mới làm hồi chiều; nó đẹp lắm, đẹp hơn tất cả những con diều có trước; nên anh không để ý lắm đến chuyện của người lớn. Đêm sau ba má anh trở về Sài Gòn lúc anh đang ngủ say… Kể từ ngày đó không bao giờ anh còn được gặp lại ba má mình nữa vì hai người đã chết trên biển. Bà Nội khóc đứng khóc ngồi, hai năm sau bà bịnh nặng, ông Nội bán hết ruộng nương nhưng vẫn không cứu sống được bà. Mất bà rồi, anh ở với ông Nội, hai ông cháu sớm hôm hủ hỉ, chuyện học hành của anh không được suôn sẻ cho lắm, vừa học xong lớp chín thì ông Nội cũng bịnh mà chết, mảnh ruộng nhỏ xíu còn lại cũng phải bán, anh được người chú họ xa cho ở tạm nơi cái chòi trong vườn nhà ông, ngày ngày anh đi làm thuê làm mướn, tối tối canh chừng những cây xoài cho chú. Đời anh không may vậy đó, nhưng tâm hồn anh vẫn chất ngất những ước mơ.
Vô tình một ngày gần cuối năm, vì mái lá nhà chị bị mục nát, cứ đến mùa mưa thì nước dột tứ tung, một lần đi chợ chị hỏi thăm để mướn người về lợp lại mái nhà, và anh là người làm mướn, theo chị về…
Tình yêu kỳ lạ lắm, nó không đến với người ta như theo đơn đặt hàng giao tận nhà, cũng không như đài khí tượng Thủy Văn mà dò biết được thời tiết sẽ mưa hay nắng; có giông bão hay biển êm sóng lặng… Mà nó đến một cách thật bất ngờ không cần phải dọn đường; như trong trường hợp này:… Sau khi lợp xong mái nhà, anh vừa lãnh tiền công và được lãnh luôn tình yêu của chị. Mối tình đầu đời của hai người theo ngày tháng lớn dần lên, cho đến một ngày khi quyết định phải sống chung, thì anh muốn kiếm thật nhiều tiền để cho xứng với tấm chân tình của chị dành cho anh, và đền đáp lòng thương mến của má chị; không chê anh là đứa tứ cố vô thân, mà vui lòng hứa gả chị cho anh. Anh nung nấu trong đầu một ý định tốt lành để có một tương lai tươi sáng cho hai người.
***
Mấy năm rồi nhỉ? Lúc đầu thì chị còn nhớ, sau này mỗi mùa Xuân qua đi, tháng ngày chờ đợi quá mỏi mòn, chị chỉ biết sống trong hy vọng là “Tết này anh ấy sẽ về” như lời anh hứa.
Nghèo không phải là một cái tội, nhưng nghèo đôi khi là sự cản trở, nó như một chướng ngại vật vô hình ngăn cản những người yêu nhau đến với nhau một cách bình thường, chân chính, nó là nỗi trăn trở, là lo âu, ngần ngại, là sợ sệt và chùn chân. Nào ai lý giải được “tại sao tôi nghèo”? chỉ có thể đổ thừa rằng “tại cái số của tôi nó vậy” để tự an ủi mình.
Lúc yêu nhau, hai người còn quá trẻ, với thời gian thì số tuổi tăng dần lên, đến khi tình yêu chín muồi nên phải tính đến một cuộc sống chung, nhưng gia cảnh hai bên lại nghèo, nhà chị chỉ có một mẹ một con, má chị lấy chồng muộn, rồi cha chị cũng đã chết vì bịnh khi chị mới ba tuổi, má ở vậy nuôi con, hai má con sống trong cảnh nghèo. Nỗi buồn góa bụa làm má chị tập ăn trầu xỉa thuốc theo một bà cụ ở gần nhà, lâu dần thành thói quen không bỏ được.
Chị nhớ…
Một buổi chiều của tháng Giêng năm đó, hai người ngồi dưới gốc cây me sau nhà chị, anh nói ra ý định trong đầu bấy lâu nay và bàn tính với chị:
- Anh phải đi làm ăn xa một thời gian để kiếm một số tiền kha khá rồi chúng mình cưới nhau.
Chị có tánh an phận nên lắc đầu:
- Thôi anh à, tụi mình yêu nhau là đủ rồi, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, em không muốn xa anh dù chỉ một ngày.
Anh cười:
- Em không chịu nghĩ xa một chút rằng mai này chúng mình có con có cái, nên có đủ thứ để lo. Ở đây anh cứ loanh quanh luẩn quẩn cày thuê làm mướn, chỉ nuôi nổi một thân anh là may lắm rồi. Vì anh nghĩ đến tình yêu của hai đứa mình và cuộc sống mai sau, nên anh phải đi em à.
Chị tựa đầu vào vai anh, buồn buồn:
- Nhưng anh đi làm ăn nơi đâu lận?
Tình yêu kỳ lạ lắm, nó không đến với người ta như theo đơn đặt hàng giao tận nhà, cũng không như đài khí tượng Thủy Văn mà dò biết được thời tiết sẽ mưa hay nắng; có giông bão hay biển êm sóng lặng… Mà nó đến một cách thật bất ngờ không cần phải dọn đường; như trong trường hợp này:… Sau khi lợp xong mái nhà, anh vừa lãnh tiền công và được lãnh luôn tình yêu của chị. Mối tình đầu đời của hai người theo ngày tháng lớn dần lên, cho đến một ngày khi quyết định phải sống chung, thì anh muốn kiếm thật nhiều tiền để cho xứng với tấm chân tình của chị dành cho anh, và đền đáp lòng thương mến của má chị; không chê anh là đứa tứ cố vô thân, mà vui lòng hứa gả chị cho anh. Anh nung nấu trong đầu một ý định tốt lành để có một tương lai tươi sáng cho hai người.
***
Mấy năm rồi nhỉ? Lúc đầu thì chị còn nhớ, sau này mỗi mùa Xuân qua đi, tháng ngày chờ đợi quá mỏi mòn, chị chỉ biết sống trong hy vọng là “Tết này anh ấy sẽ về” như lời anh hứa.
Nghèo không phải là một cái tội, nhưng nghèo đôi khi là sự cản trở, nó như một chướng ngại vật vô hình ngăn cản những người yêu nhau đến với nhau một cách bình thường, chân chính, nó là nỗi trăn trở, là lo âu, ngần ngại, là sợ sệt và chùn chân. Nào ai lý giải được “tại sao tôi nghèo”? chỉ có thể đổ thừa rằng “tại cái số của tôi nó vậy” để tự an ủi mình.
Lúc yêu nhau, hai người còn quá trẻ, với thời gian thì số tuổi tăng dần lên, đến khi tình yêu chín muồi nên phải tính đến một cuộc sống chung, nhưng gia cảnh hai bên lại nghèo, nhà chị chỉ có một mẹ một con, má chị lấy chồng muộn, rồi cha chị cũng đã chết vì bịnh khi chị mới ba tuổi, má ở vậy nuôi con, hai má con sống trong cảnh nghèo. Nỗi buồn góa bụa làm má chị tập ăn trầu xỉa thuốc theo một bà cụ ở gần nhà, lâu dần thành thói quen không bỏ được.
Chị nhớ…
Một buổi chiều của tháng Giêng năm đó, hai người ngồi dưới gốc cây me sau nhà chị, anh nói ra ý định trong đầu bấy lâu nay và bàn tính với chị:
- Anh phải đi làm ăn xa một thời gian để kiếm một số tiền kha khá rồi chúng mình cưới nhau.
Chị có tánh an phận nên lắc đầu:
- Thôi anh à, tụi mình yêu nhau là đủ rồi, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, em không muốn xa anh dù chỉ một ngày.
Anh cười:
- Em không chịu nghĩ xa một chút rằng mai này chúng mình có con có cái, nên có đủ thứ để lo. Ở đây anh cứ loanh quanh luẩn quẩn cày thuê làm mướn, chỉ nuôi nổi một thân anh là may lắm rồi. Vì anh nghĩ đến tình yêu của hai đứa mình và cuộc sống mai sau, nên anh phải đi em à.
Chị tựa đầu vào vai anh, buồn buồn:
- Nhưng anh đi làm ăn nơi đâu lận?
Anh xoa xoa bờ vai chị, mơ màng:
- Anh Hạo ở xóm trên mấy năm trước cũng đi mần mướn như anh, sau đó có ông chú làm ăn sinh sống ở bên Ăng Gô Loa về nước thăm gia đình, thấy anh Hạo nghèo khổ quá nên giúp đỡ bằng cách làm giấy rước ảnh qua bên đó hợp tác lao động, hôm Tết anh Hạo về thăm nhà…thấy mà ham, mới mấy năm thôi mà anh ấy giàu có quá chừng, đem tiền về cho cha má cất nhà. Nghe ảnh nói còn ba năm nữa là hết hạn hợp tác lao động nhưng ảnh sẽ ký thêm thêm một đợt nữa.
Chị thở dài:
- Anh ấy có chú lo giúp, còn anh thì…
- Anh Hạo nói nếu anh đồng ý đi thì ảnh sẽ nhờ chú ảnh giúp cho anh, chỉ cần đi quá đó làm thuê chừng năm năm thôi là giàu hơn ở đây làm cả đời. Em à; anh nghĩ kỹ lắm rồi, đây là một dịp may. Là cơ hội để chúng mình đổi đời. Chỉ cần em hứa với anh là em vẫn yêu anh và sẽ chờ đợi anh là anh yên tâm để ra đi.
Chị gật đầu cho anh vui nhưng trong lòng chị thì héo úa.
Ngày anh đi, chị khóc hết nước mắt khi đưa tiễn, anh hứa rằng sẽ cố gắng dành dụm một số tiền để hai năm sau về thăm chị, và sẽ về trước Tết để cùng chị vui Xuân. Chị rất tin vào lời hứa của anh và cứ thế mà chờ đợi cho đến lúc chị thấm thía cái cảm giác của sự mỏi mòn.
Cây khế trước sân nhà là của anh trồng trước ngày đi, anh nói đùa:
- Quê Hương là chùm khế ngọt. Em chính là quê hương của anh.
- Anh Hạo ở xóm trên mấy năm trước cũng đi mần mướn như anh, sau đó có ông chú làm ăn sinh sống ở bên Ăng Gô Loa về nước thăm gia đình, thấy anh Hạo nghèo khổ quá nên giúp đỡ bằng cách làm giấy rước ảnh qua bên đó hợp tác lao động, hôm Tết anh Hạo về thăm nhà…thấy mà ham, mới mấy năm thôi mà anh ấy giàu có quá chừng, đem tiền về cho cha má cất nhà. Nghe ảnh nói còn ba năm nữa là hết hạn hợp tác lao động nhưng ảnh sẽ ký thêm thêm một đợt nữa.
Chị thở dài:
- Anh ấy có chú lo giúp, còn anh thì…
- Anh Hạo nói nếu anh đồng ý đi thì ảnh sẽ nhờ chú ảnh giúp cho anh, chỉ cần đi quá đó làm thuê chừng năm năm thôi là giàu hơn ở đây làm cả đời. Em à; anh nghĩ kỹ lắm rồi, đây là một dịp may. Là cơ hội để chúng mình đổi đời. Chỉ cần em hứa với anh là em vẫn yêu anh và sẽ chờ đợi anh là anh yên tâm để ra đi.
Chị gật đầu cho anh vui nhưng trong lòng chị thì héo úa.
Ngày anh đi, chị khóc hết nước mắt khi đưa tiễn, anh hứa rằng sẽ cố gắng dành dụm một số tiền để hai năm sau về thăm chị, và sẽ về trước Tết để cùng chị vui Xuân. Chị rất tin vào lời hứa của anh và cứ thế mà chờ đợi cho đến lúc chị thấm thía cái cảm giác của sự mỏi mòn.
Cây khế trước sân nhà là của anh trồng trước ngày đi, anh nói đùa:
- Quê Hương là chùm khế ngọt. Em chính là quê hương của anh.

Thời gian qua đi nhanh quá, cây khế đã cho má và chị những chùm trái ngọt , còn “Quê Hương” của anh thì mỗi ngày một già đi mà anh vẫn biền biệt nơi cái xứ Ăng-Gô-Loa nào đó tận bên Phi Châu. Hai năm đầu anh thường xuyên gởi thư cho chị, chị đếm cả thảy được hai mươi lá. Rồi mấy năm sau thì chị không còn nhận được thêm một thư nào nữa cả. Những lá thư của anh viết; mỗi buổi tối chị mở ra đọc đi đọc lại đến nỗi thuộc làu, và vì mở ra nhiều lần và đọc nhiều quá nên nó muốn mòn luôn tờ giấy, mòn luôn cả chữ bên trong như nỗi chờ đợi đã làm mòn tuổi xuân của chị, còn nước mắt thương nhớ thì làm mòn đôi má ...
Chị hỏi má:
- Má à, năm nay má có định làm gì để đón Tết không?
Má chị lại xỉa cục thuốc vô kẽ chân răng:
- Nhà không có đàn ông… cũng buồn. Mấy năm trước không làm gì thì năm nay cũng vậy thôi.
- Mai con mua một cặp dưa hấu thật to chưng trên bàn thờ nghen má, với lại cứ để nhà quạnh hiu như thế này hoài buồn quá, chờ đến trưa Ba Mươi Tết con ra chợ mua mấy giỏ hoa về để trong nhà cho có không khí Tết một chút. Má à, mình mua ít mứt món nữa nghe má.
Má chị cười:
- Lạ hen, muốn thay da đổi thịt rồi ha?
Chị tâm sự:
- Má à, sao con cảm thấy lòng mình lạ lắm, vui vui buồn buồn làm sao ấy… không chừng Tết năm nay anh ấy về…
Má chị thở ra:
- Hão huyền, đã sáu, bảy năm rồi chớ ít… con đừng hy vọng để rồi thất vọng, có khi nó về dẫn theo vợ con lùm đùm.
Chị ứa nước mắt; có thể má chị nói đúng, sự thật mà như vậy thì đau đớn cho chị quá chừng. Chị đứng lên đi vô giường giăng mùng để ngủ, một đám muỗi òa ra kêu “o o” và bay tứ tung. Chị nói vói ra với má:
- Mai con đi mua sắm ít đồ chưng trong nhà để mừng Tết, mua cho má cái áo bà ba có in bông hoa, mua cho con bộ đồ mới. Má à, con muốn thay đổi để đón năm mới.
Bóng má chị in trên vách nhạt nhòa vì ánh đèn không được sáng, má đã cõng thời gian và cái nghèo trên lưng cùng bao năm tháng, nay thì lưng má đã khòm xuống, búi tóc chỉ còn lại một nhúm nhỏ xíu sau gáy vì tóc má bị rụng đi nhiều lắm, đôi mắt má cũng đã mờ… tự nhiên chị cảm thấy vừa thương má vừa sợ cho mình, sợ đến một ngày kia chị cũng sẽ như má: lưng còng tóc bạc với nụ cười buồn, hàm răng sóm sém… Nhưng tuổi già của má thì ít ra là có chị bên cạnh, còn chị thì có ai???
***
Chộn rộn cho lắm rồi cũng xong ba ngày Tết, sáng nay chị mặc lại bộ áo quần mới có điểm hoa màu hồng mà ngày Mồng Một Tết chị đã mặc qua rồi. Mùa Xuân nên nắng nhẹ nhàng, gió mơn man. Má chị đi Chùa với bà hàng xóm lúc sáng sớm. Một mình chị ngồi đây, trên chiếc giường tre dưới cây khế ngọt. Trước hiên nhà có một hàng chậu hoa hồng, vạn thọ, cúc đại đóa; những chậu hoa này chị mua giữa trưa Ba Mươi Tết, tiếng là mua chứ thật ra nhà vườn bán đổ bán tháo để kịp về cúng Ông Bà đúng vào mười hai giờ trưa, nên bán với giá rẻ như cho. Năm nay nhà có vài chậu hoa nên có chút sinh khí của mùa Xuân mà mấy năm qua chị đã bỏ quên. Anh đi cũng đã lâu quá rồi, trong nỗi nhớ của chị thì hình bóng anh rõ nét nhất đó là ánh mắt và nụ cười; ánh mắt của anh lấp loáng sáng như sao, nụ cười tươi rói làm rạng rỡ khuôn mặt. Ngồi dưới cây khế ngọt như là “quê hương” của anh, lòng chị bỗng trở nên khát khao quá đổi với một loạt câu hỏi “Sao anh không về? Bao giờ thì anh về? Tết này anh có về không?...
Gió Xuân nhẹ và mát rượi, người đàn ông có dáng đi khập khiễng vì một chân bên phải là thật, còn bên chân trái là giả, gương mặt méo mó dị dạng bởi làn da nhăn nhúm lại thành một đường rãnh sâu, đôi vết sẹo lồi lõm, có lẽ là do di chứng của một trận cháy nào đó làm nó bị phỏng. Không thể đoán được tuổi của ông ta, có thể là còn trẻ nhưng vết sẹo lại làm cho ông ta trở nên già. Ông ta đứng ngoài hàng rào gọi vói vào:
- Cô… ơi.
Chị giật mình bừng tỉnh nỗi khát khao, nhìn ra ngoài thấy bộ dạng méo mó tàn tật người đàn ông đó, chị hơi sợ hãi nhưng cũng trả lời:
- Dạ… có gì không anh… à… ông?
Gương mặt méo nên nụ cười cũng bị méo, giọng nói ngọng nghịu hơi khó nghe:
- Tui khát nước quá, cô làm ơn cho tui xin miếng nước uống nghen.
Chị vô nhà bưng khay trà ra đặt trên giường, rót một ly đưa ra mời ông ta, mắt ông ta nhìn chị, nó như có một luồng điện chạy vào cơ thể, ánh mắt này… sao mà quen quá… ánh mắt này… chị đã gặp ở đâu?
- Cô ở đây một mình à?
Vừa hỏi ông ta vừa bước những bước khập khiễng qua hàng rào, vào tới sân nhà của chị. Chị thoáng có chút e ngại nhưng cũng trả lời:
- Còn má tôi nữa, bà đi chùa rồi.
Ông ta rất khó khăn khi xoay trở đôi chân rồi mới ngồi được xuống đất trước mặt chị, cái nón vẫn đội sùm sụp trên đầu:
- Cây khế… nhìn ngon mắt quá, chắc nó ngọt lắm ha cô?
- Dạ, ngọt lắm.
- Tui rất thích cây khế, trông nó hiền lành dễ thương hết sức.
Giọng nói ngọng nghịu nhưng âm hưởng thật trầm ấm, chị lơ đễnh nhìn xuống mé sông có ý như là không muốn nói chuyện nữa nhưng người đàn ông vẫn cố lì:
- Cô… được mấy cháu rồi?
Chị bực bội, sực nhớ một câu thơ rất quen và chị trả lời luôn:
- “Chồng còn chưa có; có chi con.”
Ông ta lại tò mò:
- Còn trẻ lại có duyên như cô mà sao không có chồng?
- Còn má tôi nữa, bà đi chùa rồi.
Ông ta rất khó khăn khi xoay trở đôi chân rồi mới ngồi được xuống đất trước mặt chị, cái nón vẫn đội sùm sụp trên đầu:
- Cây khế… nhìn ngon mắt quá, chắc nó ngọt lắm ha cô?
- Dạ, ngọt lắm.
- Tui rất thích cây khế, trông nó hiền lành dễ thương hết sức.
Giọng nói ngọng nghịu nhưng âm hưởng thật trầm ấm, chị lơ đễnh nhìn xuống mé sông có ý như là không muốn nói chuyện nữa nhưng người đàn ông vẫn cố lì:
- Cô… được mấy cháu rồi?
Chị bực bội, sực nhớ một câu thơ rất quen và chị trả lời luôn:
- “Chồng còn chưa có; có chi con.”
Ông ta lại tò mò:
- Còn trẻ lại có duyên như cô mà sao không có chồng?
Không dưng chị lại muốn nói chuyện, ít ra được nói chuyện với một ai đó trong lúc này thì cũng đỡ buồn đôi chút:
- Tui còn phải chờ đợi một người, đã mấy năm nay rồi… ảnh hẹn với tui Tết ảnh về mà sao tui chờ hoài chờ mãi vẫn chưa thấy anh về.
Người đàn ông thở dài tỏ ý thương cảm:
- Chờ mà chi cho uổng phí tuổi xuân, cô cứ lấy chồng đi cô à.
Tự nhiên chị khóc ngon lành, đôi mắt ông ta nhìn chị xót xa khi nói:
- Ngày qua ngày, tháng qua tháng… không mấy chốc mà già, cô đừng chờ đợi làm chi một con người thất hẹn, một người lỗi lời thề… thứ bội bạc… cô đi lấy chồng kẻo muộn, lỡ thì uổng lắm đó cô, đừng chờ đợi...
Chị lắc đầu:
- Không đâu, tui tin anh ấy lắm, anh ấy không phải là người bội bạc như vậy đâu, tui vẫn chờ…thế nào anh ấy cũng về, tui tin tình yêu của ảnh dành cho tui không hề thay đổi, trái tim tui nó nói với tui như vậy đó.
- Tui còn phải chờ đợi một người, đã mấy năm nay rồi… ảnh hẹn với tui Tết ảnh về mà sao tui chờ hoài chờ mãi vẫn chưa thấy anh về.
Người đàn ông thở dài tỏ ý thương cảm:
- Chờ mà chi cho uổng phí tuổi xuân, cô cứ lấy chồng đi cô à.
Tự nhiên chị khóc ngon lành, đôi mắt ông ta nhìn chị xót xa khi nói:
- Ngày qua ngày, tháng qua tháng… không mấy chốc mà già, cô đừng chờ đợi làm chi một con người thất hẹn, một người lỗi lời thề… thứ bội bạc… cô đi lấy chồng kẻo muộn, lỡ thì uổng lắm đó cô, đừng chờ đợi...
Chị lắc đầu:
- Không đâu, tui tin anh ấy lắm, anh ấy không phải là người bội bạc như vậy đâu, tui vẫn chờ…thế nào anh ấy cũng về, tui tin tình yêu của ảnh dành cho tui không hề thay đổi, trái tim tui nó nói với tui như vậy đó.
Người đàn ông đứng lên, thở dài thêm một cái nữa rồi nhắc lại:
- Cám ơn cô về ly nước trà… cây khế dễ thương quá… cho tôi xin một trái nghen… cô à... lấy chồng đi kẻo uống phí tuổi xuân, đừng chờ đợi mà chi… thôi; chào cô tui đi.
Chị không buồn trả lời - mà đứng lên chiếc giường tre vói tay hái một chùm khế đưa cho ông ta - cũng không nhìn một cái về phía người đàn ông đang đi ra ngõ, nên chị không thấy được những giọt nước mắt của ông ta đang chảy dài xuống hai bên má.
****
Người con gái anh yêu; “Quê Hương là chùm khế ngọt” của anh vẫn còn chờ đợi anh, dù tuổi xuân đã trôi qua để lại trên mắt, trên má, trên khoé miệng của chị những nếp nhăn. Cây khế anh trồng nay đã cho trái ngọt; thế mà anh vẫn chưa về?. Trời ơi, anh đã về rồi đó thôi, đã đứng rất gần chị, đã ngồi dười chân chị, anh đã cầm ly nước trà từ tay chị đưa… thế mà chị không biết. Biết thế nào được kia chứ khi mà bây giờ mặt anh đã trở nên dị dạng méo mó, đôi chân đi từng bước khập khiễng vì tàn tật.
- Cám ơn cô về ly nước trà… cây khế dễ thương quá… cho tôi xin một trái nghen… cô à... lấy chồng đi kẻo uống phí tuổi xuân, đừng chờ đợi mà chi… thôi; chào cô tui đi.
Chị không buồn trả lời - mà đứng lên chiếc giường tre vói tay hái một chùm khế đưa cho ông ta - cũng không nhìn một cái về phía người đàn ông đang đi ra ngõ, nên chị không thấy được những giọt nước mắt của ông ta đang chảy dài xuống hai bên má.
****
Người con gái anh yêu; “Quê Hương là chùm khế ngọt” của anh vẫn còn chờ đợi anh, dù tuổi xuân đã trôi qua để lại trên mắt, trên má, trên khoé miệng của chị những nếp nhăn. Cây khế anh trồng nay đã cho trái ngọt; thế mà anh vẫn chưa về?. Trời ơi, anh đã về rồi đó thôi, đã đứng rất gần chị, đã ngồi dười chân chị, anh đã cầm ly nước trà từ tay chị đưa… thế mà chị không biết. Biết thế nào được kia chứ khi mà bây giờ mặt anh đã trở nên dị dạng méo mó, đôi chân đi từng bước khập khiễng vì tàn tật.
Phải chi ngày xưa anh chịu sống an phận như chị, đừng ham chi chuyện đi đến xứ người để làm giàu, cái số đã nghèo thì dù có “bôn ba cũng chẳng qua thời vận”. Hai năm đầu anh khỏe lắm, làm cũng được khá tiền, những tưởng đến Tết sẽ về nước thăm chị… nhưng nào ngờ; làm sao anh quên được tai nạn khủng khiếp xảy đến với anh và một số người cũng đi hợp tác lao động như anh. Đám cháy lớn, nhà xưởng các thứ bị thiêu rụi, anh được cứu sống nhưng rồi lại mang thương tật, nó đeo bám theo anh suốt cuộc đời còn lại, anh tha thiết năn nỉ người bạn đã đưa anh qua đây; đừng cho chị biết gì về tai nạn của anh. Hai năm làm mướn ở xứ người rồi bị tai nạn, một năm nằm trong bịnh viện dở sống dở chết, một năm nữa sống lây lất ở Sài Gòn sau khi về nước, rồi ba năm lang thang bán vé số dạo… tính ra cả thảy là bảy năm rồi. Bao mùa Xuân qua đi, mấy cái Tết tàn rụng theo những cánh hoa Mai, anh không dám về quê gặp chị, sợ khuôn mặt méo mó dị dạng của mình làm chị kinh hãi. Anh âm thầm sống, những tưởng sự im lặng của anh sẽ làm chị nản lòng mà đi lấy chồng… Nhưng anh đâu ngờ Tết nào chị cũng đợi anh về.
Mấy hôm nay bỗng nhiên anh nhớ chị quay quắt. Khi thấy mọi người chung quanh mình rộn ràng vui đón Tết và mừng mùa Xuân mới, lòng anh dấy lên một sự thôi thúc không làm sao cưỡng lại nỗi. Anh lọ mọ đón xe về quê, lòng dặn lòng là chỉ nhìn chị một chút thôi rồi sẽ đi ngay, anh muốn biết cuộc sống của chị bây giờ ra sao? Đã có chồng? Và được mấy đứa con?... Thế nhưng khi thấy chị ngồi một mình dưới bóng cây khế ngày xưa anh trồng, anh lại nung nấu được nói đôi câu với chị… Trời ơi, “Quê Hương là chùm khế ngọt” của anh vẫn một lòng chung thủy đợi chờ anh, vẫn tin tưởng rằng một ngày kia anh sẽ về để cùng chị cúng Ông Bà trưa Ba Mươi, rồi đêm Giao Thừa đón Tết và mừng mùa Xuân mới.
Suốt đêm anh nằm trên hàng ghế trống ở bến xe mà khóc nức nở, anh ước chi thà mình chết đi để không thấy được sự chờ đợi mỏi mòn của chị, không thấy rằng chị đang héo úa gầy mòn vì sự thủy chung.
Quê Hương là chùm khế ngọt,
Cho anh trèo hái mỗi ngày…
Chùm khế ngọt của anh… không bao giờ anh được trèo hái mỗi ngày vì anh không thể. Em ơi, chùm khế ngọt ơi… sao em không đi lấy chồng? Chờ đợi mà chi để mai kia cây khế già đi, đâu còn cho ra trái ngọt… em ơi, quê hương của anh ơi... những cái Tết đến… những mùa Xuân qua đi… em vẫn chờ đợi anh… anh đã về rồi đó… nhưng làm sao anh đến được với em bây giờ? khi anh đã thành người tàn tật.
Buổi sáng của mùa Xuân, khi nắng hồng tươi rói rộn ràng nhảy nhót trên hoa lá cỏ cây, khi chim muôn ca hót líu lo mừng ngày mới; thì có một người đàn ông với dáng đi khập khiễng, khuôn mặt méo mó dị dạng đang loanh quanh tím kiếm thùng thư công cộng… mãi đến trưa mới kiếm được một thùng thư gần chợ huyện, ông ta nhẹ nhàng cẩn thận đút vào đó một lá thư, sau đó lại lọ mọ khập khiễng quay lại bến xe, khó khăn lắm mới leo lên được chiếc xe đò đi Sài Gòn.
***
Kể từ sau khi người đàn ông méo mó dị dạng đến xin chị một ly nước và một chùm khế ngọt rồi đi thì lòng chị mơ hồ một nỗi bâng khuâng với ít nhiều bồi hồi xao xuyến. Hôm nay người đưa thư đến kêu to:
- Chị Nguyễn thị Hoa Sim ơi… có thư nè.
Chị phóng một cái ào ra ngoài suýt bị té… ôi chao; mấy năm rồi bây giờ mới có thư, chắc chắn là thư của anh ấy rồi… mà đúng thật, nét chữ của anh đây, dù bây giờ chữ viết của anh hơi gãy hơn xưa, chị run rẩy mở lá thư ra đọc, thư anh viết rằng:
“Em yêu dấu,
Anh đã đúng hẹn, đã về trong ngày Tết, vào mùa Xuân. Anh đã thấy em và lại được ngồi dưới chân em, đã uống ly nước từ tay em đưa… Anh đã thấy cây khế anh trồng trước ngày anh đi và nay thì đã có những chùm trái mà em đã hái cho anh… nó rất ngọt.
“Quê hương là chùm khế ngọt”; em là quê hương của anh. Nhưng em ơi, đừng chờ đợi anh nữa dù anh đã về, con người méo mó dị dạng với đôi chân khập khiễng là anh đó. Một tai nạn gây nên một đám cháy và anh là nạn nhân đau đớn nhất.
Hãy quên anh, em ơi, hãy quên anh, anh xin em đó, hãy quên anh mà đi lấy chồng. Anh xấu xí tàn tật rồi nên không xứng đáng với em đâu dù rằng anh luôn dành cho em một tình yêu nồng nàn say đắm, một trái tim chân thành và một tâm hồn trong sáng…
Vĩnh biệt em.
“Toại”.
Mấy hôm nay bỗng nhiên anh nhớ chị quay quắt. Khi thấy mọi người chung quanh mình rộn ràng vui đón Tết và mừng mùa Xuân mới, lòng anh dấy lên một sự thôi thúc không làm sao cưỡng lại nỗi. Anh lọ mọ đón xe về quê, lòng dặn lòng là chỉ nhìn chị một chút thôi rồi sẽ đi ngay, anh muốn biết cuộc sống của chị bây giờ ra sao? Đã có chồng? Và được mấy đứa con?... Thế nhưng khi thấy chị ngồi một mình dưới bóng cây khế ngày xưa anh trồng, anh lại nung nấu được nói đôi câu với chị… Trời ơi, “Quê Hương là chùm khế ngọt” của anh vẫn một lòng chung thủy đợi chờ anh, vẫn tin tưởng rằng một ngày kia anh sẽ về để cùng chị cúng Ông Bà trưa Ba Mươi, rồi đêm Giao Thừa đón Tết và mừng mùa Xuân mới.
Suốt đêm anh nằm trên hàng ghế trống ở bến xe mà khóc nức nở, anh ước chi thà mình chết đi để không thấy được sự chờ đợi mỏi mòn của chị, không thấy rằng chị đang héo úa gầy mòn vì sự thủy chung.
Quê Hương là chùm khế ngọt,
Cho anh trèo hái mỗi ngày…
Chùm khế ngọt của anh… không bao giờ anh được trèo hái mỗi ngày vì anh không thể. Em ơi, chùm khế ngọt ơi… sao em không đi lấy chồng? Chờ đợi mà chi để mai kia cây khế già đi, đâu còn cho ra trái ngọt… em ơi, quê hương của anh ơi... những cái Tết đến… những mùa Xuân qua đi… em vẫn chờ đợi anh… anh đã về rồi đó… nhưng làm sao anh đến được với em bây giờ? khi anh đã thành người tàn tật.
Buổi sáng của mùa Xuân, khi nắng hồng tươi rói rộn ràng nhảy nhót trên hoa lá cỏ cây, khi chim muôn ca hót líu lo mừng ngày mới; thì có một người đàn ông với dáng đi khập khiễng, khuôn mặt méo mó dị dạng đang loanh quanh tím kiếm thùng thư công cộng… mãi đến trưa mới kiếm được một thùng thư gần chợ huyện, ông ta nhẹ nhàng cẩn thận đút vào đó một lá thư, sau đó lại lọ mọ khập khiễng quay lại bến xe, khó khăn lắm mới leo lên được chiếc xe đò đi Sài Gòn.
***
Kể từ sau khi người đàn ông méo mó dị dạng đến xin chị một ly nước và một chùm khế ngọt rồi đi thì lòng chị mơ hồ một nỗi bâng khuâng với ít nhiều bồi hồi xao xuyến. Hôm nay người đưa thư đến kêu to:
- Chị Nguyễn thị Hoa Sim ơi… có thư nè.
Chị phóng một cái ào ra ngoài suýt bị té… ôi chao; mấy năm rồi bây giờ mới có thư, chắc chắn là thư của anh ấy rồi… mà đúng thật, nét chữ của anh đây, dù bây giờ chữ viết của anh hơi gãy hơn xưa, chị run rẩy mở lá thư ra đọc, thư anh viết rằng:
“Em yêu dấu,
Anh đã đúng hẹn, đã về trong ngày Tết, vào mùa Xuân. Anh đã thấy em và lại được ngồi dưới chân em, đã uống ly nước từ tay em đưa… Anh đã thấy cây khế anh trồng trước ngày anh đi và nay thì đã có những chùm trái mà em đã hái cho anh… nó rất ngọt.
“Quê hương là chùm khế ngọt”; em là quê hương của anh. Nhưng em ơi, đừng chờ đợi anh nữa dù anh đã về, con người méo mó dị dạng với đôi chân khập khiễng là anh đó. Một tai nạn gây nên một đám cháy và anh là nạn nhân đau đớn nhất.
Hãy quên anh, em ơi, hãy quên anh, anh xin em đó, hãy quên anh mà đi lấy chồng. Anh xấu xí tàn tật rồi nên không xứng đáng với em đâu dù rằng anh luôn dành cho em một tình yêu nồng nàn say đắm, một trái tim chân thành và một tâm hồn trong sáng…
Vĩnh biệt em.
“Toại”.
Đọc xong lá thư thì chị đổ sụp xuống như một cây chuối bị đốn ngã, nước mắt chị tuôn trào lai láng. Trong lòng chị ngổn ngang trăm ngàn cảm giác, những cảm giác ấy nó nhảy múa lung tung loạn xạ làm đầu óc chị quay cuồng đến chóng mặt, làm hơi thở chị như bị nghẹn lại, lồng ngực chị căng cứng chỉ muốn nổ tan tành. Khi đã tạm bình tĩnh đôi chút, chị đọc lại lá thư thêm một lần nữa, rồi một lần nữa…
…Một tuần nghĩ ngợi muốn nát óc, một tuần suy xét kỹ lòng mình, một tuần rà soát lại tình cảm của chị dành cho anh, một tuần soi rọi tận trong sâu thẳm của trái tim. Và chị nhận thấy rằng: đối với chị thì chuyện anh chỉ còn một cái chân, chuyện khuôn mặt của anh bị méo mó dị dạng nó không còn quan trọng nữa, đó không phải là rào cản để ngăn không cho anh chị đến với nhau. Điều quan trọng là anh vẫn còn đôi tay khỏe, đôi mắt với ánh nhìn rất dịu dàng đằm thắm, anh còn có một tâm hồn trong sáng và một tình yêu chân thành nồng nàn dành cho chị… so ra thì anh còn rất nhiều thứ; nhiều hơn hẳn những con người tuy có bề ngoài đẹp đẽ bảnh bao nhưng tâm hồn thì què quặt và tình yêu lại giả dối.
Cuối cùng chị đã có một quyết định đứt khoát và rõ ràng, điều này làm cho tâm hồn chị không còn ưu tư khắc khoải nữa.
…Một tuần nghĩ ngợi muốn nát óc, một tuần suy xét kỹ lòng mình, một tuần rà soát lại tình cảm của chị dành cho anh, một tuần soi rọi tận trong sâu thẳm của trái tim. Và chị nhận thấy rằng: đối với chị thì chuyện anh chỉ còn một cái chân, chuyện khuôn mặt của anh bị méo mó dị dạng nó không còn quan trọng nữa, đó không phải là rào cản để ngăn không cho anh chị đến với nhau. Điều quan trọng là anh vẫn còn đôi tay khỏe, đôi mắt với ánh nhìn rất dịu dàng đằm thắm, anh còn có một tâm hồn trong sáng và một tình yêu chân thành nồng nàn dành cho chị… so ra thì anh còn rất nhiều thứ; nhiều hơn hẳn những con người tuy có bề ngoài đẹp đẽ bảnh bao nhưng tâm hồn thì què quặt và tình yêu lại giả dối.
Cuối cùng chị đã có một quyết định đứt khoát và rõ ràng, điều này làm cho tâm hồn chị không còn ưu tư khắc khoải nữa.
***
Sáng nay đọc báo, khi không còn tin tức thời sự nào khác để đọc nữa, bèn đọc qua những mục rao vặt, con mắt lang thang thấy một tin nhắn như sau:
Sáng nay đọc báo, khi không còn tin tức thời sự nào khác để đọc nữa, bèn đọc qua những mục rao vặt, con mắt lang thang thấy một tin nhắn như sau:
“Anh Toại, cho dù anh có như thế nào và ra làm sao thì em vẫn yêu anh. Em yêu anh vì tâm hồn của anh chớ không vì thân thể. Em vẫn đợi anh về với em dù qua bao cái Tết chăng nữa. “Quê Hương là chùm khế ngọt” đang chờ anh về để “cho anh trèo hái mỗi ngày”. Có ai thấy một người đàn ông với khuôn mặt méo mó dị dạng vì bị cháy phỏng và hai chân đi khập khiễng, thì xin hãy báo ngay về địa chỉ: cô S… ấp X… xã Y… huyện T… tỉnh N… rất cảm ơn và xin hậu tạ... người nhắn: cô… S…”
Vậy nếu có ai đó có tình cờ đọc được tin nhắn trên và gặp được người đàn ông nọ thì xin báo ngay cho chị S… nhé. Chị sẽ mừng ghê lắm đó. Bây giờ đang là mùa Xuân chim én bay lượn đầy trời, hy vọng hai người họ sẽ sớm gặp lại nhau.
Hồ Thủy
Năm 2012