User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

rakhoi1

Ba mươi năm lặng lẽ trôi qua như một giấc mơ. Nhớ lại thời gian sau 1975, chương trình giáo dục của chính quyền CSVN chủ trương “hồng hơn chuyên", xét lý lịch đến ba đời. Con của quan chức chế độ VNCH khó có thể vào Đại học nên Mẹ tôi đã cho tôi vượt biên, hy vọng đến bến bờ tự do để có tương lai tươi sáng hơn, nhưng thời đó bị chính quyền kết án: "tàn dư Mỹ Ngụy ra đi vì kinh tế, bọn đĩ điếm…"

Thuyền ra khơi trong đêm tối trôi nổi giữa trùng khơi dậy sóng. Biển mênh mông những cơn sóng mạnh đánh vào mạn thuyền bé nhỏ nhấp nhô như chiếc lá mong manh, ngày nóng đêm lạnh, nhiều người mệt nhoài ngất xỉu. Những con hải âu hờ hững vỗ cánh bay trên sóng gió, nước với trời cùng một màu xanh. Nhiều ngày thuyền lênh đênh trên biển thiếu nước uống, lương thực và nhiên liệu cạn. Trời về chiều bỗng dưng mây từ đâu kéo về mịt mù, giông tố nổi lên và mưa ào trút xuống, sóng nước mênh mông đánh vỡ con thuyền, tiếng kêu cứu, gào thét của người đồng hành rơi vào hư không vô tận….

Tôi vẫy vùng, cố ngoi lên tìm hơi thở, nhưng sóng dữ vẫn không tha, nhận chìm tôi vào cõi chết. Giữa lúc ấy tâm hồn tôi chợt nghĩ đến Mẹ. Tiếng Mẹ như ru vang lên từ tâm thức, là một nhiệm mầu, tôi cố gắng vươn tay ra nương theo tiếng ru dịu hiền của Mẹ. Tôi trồi lên mặt nước để có được hơi thở, và bám được mảnh ván lớn vỡ vụn từ con thuyền, tôi thiếp đi không còn biết gì trên cõi đời hư vô, chung quanh tôi những người đang ngụp lặn tuyệt vọng.

Hai chữ tự do rất đắt, không phải trả bằng 5 hay 7 cây vàng, mà còn đánh đổi cả sinh mạng. Những người trên thuyền của tôi bị đói khát, sóng đánh vỡ thuyền chết tả tơi, chỉ còn vài người và tôi may mắn được Cap Anamur vớt lên từ cõi chết, không có con tàu nầy thì cuộc đời tôi đã gởi lại dưới lòng đại dương vĩnh viễn. Trong hầm tàu phòng cấp cứu đơn sơ, chiếc giường bên cạnh, người đàn ông lớn tuổi bị công an biên phòng bắn, đầu đạn còn nằm trong lưng, vết thương bị nhiễm độc có mùi hôi, được các bác sĩ, y tá tận tình giải phẫu chữa trị, nhiều người vì kiệt sức bị hải tặc Thái hãm hiếp… Theo dự đoán của Cao ủy tỵ nạn, gần phần nửa số người ra đi đã chết trên biển hay trên đường bộ từ Campuchia sang biên giới Thái Lan.

rakhoiCap Anamur German4

Cuộc đời may mắn như định mệnh an bài, tôi được vớt đưa vào cảng Singapore. Đoàn người tỵ nạn không hành lý thất thểu bước lên đất liền, quần áo nhàu nát, tả tơi. Tôi còn bỡ ngỡ với thành phố hoa lệ Singapore trù phú. Bỗng dưng bà người Hoa bên đường đưa cho tôi bịch Coca đá lạnh có ống hút và ổ bánh mì thịt, bà đã chia sẻ tình thương của con người. Cuộc hành trình trên biển Đông nhiều người viết về những đau thương, mất mát khó có thể phai mờ trong ký ức của người vượt biển…

Mùa thu lá vàng bay, thời tiết se lạnh từ phi trường Frankfurt đổi chuyến bay về Muenchen. Xe Bus đón chúng tôi đến trại Allach, thời gian đó có lễ Hội Bia Tháng Mười Oktorberfest (1980). Các anh đi trước (1979) đã ổn định đời sống, có công việc làm ở hãng Siemens, đưa tôi đi xem các trò chơi hấp dẫn chưa từng thấy trong đời. Tình đồng hương lúc nào cũng cao quý khó quên.

Tôi tuổi vị thành niên không có thân nhân, nên được làm bảo lãnh gia đình, nhưng ước mơ đoàn tụ không bao giờ đến.. Bởi vì thời gian tôi vượt biên, ba tôi trong trại cải tạo bệnh nặng, mẹ tôi phải bán bàn ghế lấy tiền mua thuốc thăm nuôi, đó là lần thăm cuối cùng. Trên đường về, Mẹ bị xe bộ đội gây ra tai nạn chết người, mẹ đã vĩnh viễn ra đi về bên kia thế giới! Ngày ba tôi ra tù, sống trong cô đơn thương nhớ gia đình phân ly, vì ảnh hưởng những năm tù khổ cực, bệnh tim tái phát, không đủ tiền mua thuốc, ba tôi cũng ra đi trong lặng lẽ, bỏ lại phía sau những muộn phiền cuộc đời dâu bể.

Những năm trong nội trú, tôi đã thiếu tình thương của mẹ hiền, có những đêm học bài, nghẹn ngào nước mắt đổ lên những trang vở nhạt nhòa màu mực. Nhờ tình thương của bạn và thầy cô, giúp tôi đủ nghị lực để vươn lên với đời. Tôi lo học đền đáp công ơn dưỡng dục của gia đình và luôn ghi nhớ lời mẹ lúc chia tay „sống với đời bằng lòng vị tha, khoan dung không bao giờ hận thù, trải rộng lòng nhân ái với mọi người với đời, bỏ lại phiá sau những khổ lụy trần gian và hướng tới tương lai tươi sáng. ..“ Hành trang vào đời nhờ hồng ân của Mẹ đã cho tôi con đường đời dài nở đầy hương hoa kết trái.

Tôi noi gương các chú bác lớn tuổi, họ đến Đức muộn nhưng tiếp tục học Đại Học, xong Trung Học tôi ghi danh học tiếp. Nhóm trẻ „mồ côi“ chúng tôi đều thành công, không vào Đại Học thì học nghề vững chắc, không có đứa nào lang thang bụi đời. Thương tiếc bạn trẻ Lê Hà Tố Diễm vì cô đơn, thất vọng, giã từ cuộc đời quá sớm. Các quốc gia khác có sinh hoạt của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam, nhưng tại Ðức khó có thể thực hiện được vì Ðại Học quá ít sinh viên Việt Nam, người Việt định cư thời đó khoảng 30 ngàn người, ở rải rác các tiểu bang. Chương trình học và thi cử tại Ðức khó khăn, là lý do làm chùn chân giới trẻ tiến thân khó thành công như ở Hoa Kỳ hay quốc gia khác?

Thế hệ sau rất nhiều học sinh, sinh viên xuất sắc thành công, học giỏi nổi tiếng tại các trường Trung Học, Gymnasium hay Ðại Học. Thế hệ đàn anh (bậc chú bác) nhiều người giữ chức vụ cao các ngành Kinh Tế, Khoa Học và Nghiên Cứu. Người Việt ra đi mang theo truyền thống văn hóa lâu đời, chúng ta đang sống giữa hai nền văn hóa Đông và Tây, văn minh Tây phương chú trọng về thực dụng, vật chất nhưng nếu uyển chuyển phù hợp với đời sống tình cảm của người Việt Nam thì luôn luôn tốt đẹp hài hòa.

Người Việt ở Đức hội nhập thành công, nhờ bản tính siêng năng chịu khó làm việc. Theo truyền thống gia đình thường khuyên bảo, khuyến khích con cái học hành, nhiều người sinh ra ở vùng biển mặn, đồng chua. Họ không có phương tiện đi học xa, nhưng con cháu của họ đến Đức thành công trên đường công danh và sự nghiệp. Sinh hoạt của giới trẻ luôn hướng về quê hương, nhưng không thể trở về làm việc với chính quyền Việt Nam, dù đất nước hiện nay đã khá hơn nhiều, so với 34 về trước, nhưng khoảng cách biệt rộng lớn giữa người giàu và người nghèo, vấn nạn tham nhũng hối lộ, đưa tới nhiều tội ác và rối loạn xã hội, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Việt Nam đổi mới, giàu mạnh xuất cảng: dầu thô, gạo, cao su, cafe, hạt điều… tiền hàng năm Việt kiều gởi về trên 7 tỷ dollar. Tiền đó đi đâu? chưa đủ sao còn tiếp tục xuất cảng người đi lao động? Gái quê thi nhau đi lấy chồng ngoại quốc, để rồi trở thành những nàng Kiều lưu lạc xứ người… tại sao quê hương hòa bình no ấm, nhưng nhiều người vẫn liều lĩnh cầm cố tài sản, vay nợ ngân hàng để được đi lao động nhiều rủi ro, bị bóc lột như ở Đại Hàn, Đài Loan, Mã Lai.. Có phải chăng trên chính nơi chốn nhau cắt rốn họ không nhìn thấy mảy may hi vọng. (thời nô lệ 1619 người Phi châu tới Virgina Hoa Kỳ đã không còn). Vấn nạn người Việt đến Nhật ăn cắp… gây dư luận không tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam chúng ta! Thiểu số người trong nước hài lòng với cuộc sống hiện nay, nhưng phần lớn người ta đều muốn tương lai tốt đẹp hơn cần có tự do, dân chủ, tự do ngôn luận, nói chung quyền làm người phải được tôn trọng và bảo vệ…

camonnuocduc

 

Nơi đây đời sống đầy đủ tự do an bình, nhưng nỗi buồn luôn ám ảnh những người còn tưởng nhớ quê hương. Dấu vết chiến tranh để lại khó có thể lãng quên, trước đây bao nhiêu điều xấu xa được dựng lên và gán cho kẻ thù "Mỹ Ngụy“ gây thêm chia rẽ hận thù, sự thù hằn đã trở thành một di sản chiến tranh. Dù đời sống của giới trẻ ngày nay, chính trị chỉ đóng một vai trò rất nhỏ, cuộc chiến Việt Nam mỗi ngày lùi sâu về quá khứ. Chính quyền Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội mở cửa đón tiếp những "khúc ruột ngàn dặm“… Nhưng bản thân, gia đình tôi sau 1975 là một nỗi đau đã hằn sâu trong tiềm thức. Tôi không chống hay tố cộng cực đoan, nhưng luôn bày tỏ một lập trường chính trị ra đi vì tự do, không hèn yếu trước mọi quyến rũ, thế lực danh lợi để trở thành người vong ơn phản trắc.

Miền đất hứa Bayern/ Bavaria cưu mang tôi từ những ngày đầu bơ vơ. Ngày nay có cuộc sống tốt đẹp, xin tạ ơn những ân nhân người Đức, Uỷ Ban Cap Anamur… với những tấm lòng nhân ái đã đón nhận chúng tôi. Những thế hệ kế tiếp luôn luôn thể hiện lòng nhớ ơn với đất nước nầy, và phải biết bảo tồn truyền thống nguồn gốc dân tộc không bị mất gốc. Tôi xin cảm tạ những đồng hương từng giúp đỡ, an ủi tôi trong những ngày cô đơn, thiếu thốn. Xin tri ơn Mẹ, Mẹ Việt Nam của chúng ta. Tình Mẹ là biểu tượng thiêng liêng cao đẹp nhất, truyền thống thờ Mẹ kính Cha đã in sâu vào tâm hồn của người dân Việt và văn hóa dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Quý Đại

Viết theo tâm sự của một người bạn vong niên - Hè 2009 

capanamur

Bài tiếng Đức Ra Khơi / Aufs Meer hinaus von  Nguyễn Quý Đại

30 Jahre sind still und leise wie ein Traum vorbeigezogen. Ich kann mich an die Zeit nach 1975 erinnern, als die kommunistische Regierung Vietnams das Prinzip „Treue über Professionalität“ einführte und der Lebenslauf von jedem bis auf die 3. Generation überprüft wurde. Allen Kindern von ehemaligen Beamten und Staatsangestellten des südvietnamesischen Systems wurde es fast unmöglich, die Universität zu besuchen, deswegen entschloss sich meine Mutter, dass ich das Land verlassen soll, in der Hoffnung, das Ufer der Freiheit zu erreichen, wo ich eine hellere Zukunft finden würde.  

Damals wurden Menschen wie ich von der damaligen Regierung verurteilt als „Verräterischer Rest und Anhänger der Amerikaner, die das Land verlassen wegen der wirtschaftlichen Situation, diese Huren...“.

Das Boot fuhr aufs Meer hinaus in einer finsteren Nacht und schwankte zwischen den Wellen. Das Meer war unendlich weit. Die mächtigen Wellen schlugen auf den Flächen des Bootes ein und stießen es hin und her, als wäre es ein kleines Blatt. Die Tage waren heiß, die Nacht war kalt. Viele Menschen waren erschöpft und verloren das Bewusstsein. Möwen schlugen ihre Flügeln und kreisten gleichgültig in der Luft über den Wellen. Sowohl das Meer als auch der Himmel besaßen dieselbe blaue Farbe. Nachdem das Boot viele Tage auf dem Meer trieb, mangelte es an Trinkwasser, während gleichzeitig die Lebensmittel‐ und Brennstoffvorräte zur Neige gingen.  

Dann auf einmal zogen nachmittags Wolkenschwaden von irgendwoher auf und verfinsterten den Himmel. Ein Sturm zog anschließend einher und es goss aus allen Kübeln. Die Wellenmassen schlugen das Boot entzwei und man schrie um Hilfe. Die Schreie der Mitreisenden fielen jedoch ins unendliche Nichts…  

Ich schlug um mich und strengte mich an, um auf die Wasseroberfläche hinaufzuschaffen und nach Luft zu schnappen. Aber die wilden Wellen kannten keine Gnade. Sie wollten mich hinunter in den Tod drücken. In dem Moment schweiften meine Gedanken zu meiner Mutter. Die Stimme, mich immer in den Schlaf wiegte von Mutter sang wie ein Wunder laut in mein Bewusstsein und veranlasste mich dazu, mich anzustrengen, um mit aller Kraft mit meiner Hand in Richtung der seligen und sanftmütigen Stimme meiner Mutter zu greifen. So stieg ich zur Wasseroberfläche hoch, um Atemluft zu bekommen, und fand Halt an einem großen Holzbrett, das eines der Reste des Bootes war. Ich fiel in Ohnmacht und kümmerte mich nicht mehr um diese nichtige Welt, während um mich herum die Menschen hoffnungslos ertranken oder abtauchten.  

Das Wort Freiheit hatte einen sehr hohen Preis. Sie bedeutete nicht nur, dass man fünf oder sieben Goldbarren  zu je 37,50 Gramm bezahlen musste, sondern man musste sie sogar mit dem Leben eintauschen. Von all den Menschen auf meinem Boot blieben nur einige wenige und ich übrig. Wir hatten das Glück, von der Cap Anamur aus dem Reich des Todes herausgefischt zu werden. Die Restlichen wurden von den Wellen in Stücke gerissen. Ohne dieses Boot hätte ich mein Leben für immer dem Ozean abgeben müssen. Unter dem Deck des Schiffes war das Krankenzimmer schlicht gestaltet. Auf dem Bett neben mir lag ein älterer Mann, der von einer Kugel der Polizei des Landesschutzes getroffen wurde. Die Kugel steckte noch in seinem Rücken. Die Wunde war infiziert, und man roch schon den Gestank verfaulten Fleisches. Die Ärzte und Krankenschwestern operierten und heilten ihn wie auch andere, die kraftlos waren, nachdem sie von thailändischen Piraten vergewaltigt wurden. Nach einer Schätzung des Flüchtlingskommissariat der UNO (UNHCR) starben fast die Hälfte der Flüchtlinge auf dem Meer oder auf dem Fußweg von Kambodscha zur thailändischen Grenze.  

Ich hatte Glück im Leben, als hätte das Schicksal das so eingeplant. Denn ich wurde gerettet und zum Hafen von Singapur gebracht. Meine Reisegruppe der Asylanten taumelte ohne Gepäck aufs Festland. Unsere Kleidung war zerknickt und zerrissen. Ich war irritiert vom glänzenden Reichtum der Stadt Singapur. Plötzlich reichte mir eine chinesische Frau am Straßenrand eine Tüte. Diese enthielt eine eiskalte Cola, einen Strohhalm und ein mit Fleisch belegtes Brötchen. Sie drückte auf ihre Art Menschlichkeit aus. Die Flucht auf dem Ozean des Ostens mit dem ganzen Leid, den Verlusten, die man nicht vergessen kann und deren Erinnerung daran auch im Gedächtnis nicht verblassen,    haben schon viele Menschen aufgeschrieben... 

Im Herbst, als die Blätter sich gelb verfärbten und das Wetter kälter wurde, wechselte ich vom Frankfurter Flughafen den Flug nach München. Ein Bus brachte uns zum Asyllager in Allach, das war glaube ich wohl zu Zeiten des Oktoberfestes 1980. All jene, die 1979 schon gekommen sind, konnten ihr Leben normalisieren und hatten Arbeit bei Siemens gefunden. Diese zeigten mir all die aufregenden Spiele, die ich noch nie in meinem Leben zuvor gesehen habe. Die Beziehung zu Menschen aus derselben Heimat ist immer unvergesslich.  

Im Alter eines Teenagers und ohne Verwandte in Deutschland wurde mir eine Familienzusammenführung gewährt, aber der Traum einer Zusammenführung wurde nie erfüllt. In der Zeit, als ich die Flucht über das Meer ergriff, wurde mein Vater im KZ schwer krank und meine Mutter musste alle Möbeln verkaufen, um Medikamente für ihn und seine Pflege zu finanzieren. Es wurde auch zum letzten Besuch von ihr. Denn auf dem Heimweg wurde sie von einem Wagen der kommunistischen Soldaten tödlich angefahren. Meine Mutter ging so für immer in die andere Welt. An jenem Tage, als mein Vater das KZ verlassen konnte, litt er sehr stark an der zertrennten Familie. Durch jene schlimmen Jahre im Gefängnis brach seine Herzkrankheit aus und weil er nicht genug Geld für Medikamente hatte, ging er im Stillen und ließ all die Sorgen eines veränderungsreichen Lebens hinter sich.  

All die Jahre im Heim fehlte es mir so sehr an mütterliche Wärme, dass mir die Tränen auf die Heftseiten fielen und so die Tinte verschmierten, während ich nachts lernte. Dank der Liebe meiner Freunde und der Lehrer gelang es mir, mich der Welt zu stellen. Ich lernte eifrig, um die Mühen meiner Eltern nicht zu verschwenden, die mich erzogen haben. Ich werde nie ihren Rat beim Abschied vergessen: „Lebe im Leben mit Vergebung, sei großzügig und hege nie Hass. Verbreite das Herz der Humanität unter deinen Menschen und das Leben, lasse alle Mühen und weltliche Qualen hinter dir und schreite in eine helle Zukunft...“ Die Ausrüstung für den Schritt ins Leben habe ich von meiner Mutter erhalten und so ging ich einen fruchtbaren und blühenden Lebensweg.

Ich tat es den älteren Onkeln gleich. Sie kamen nach Deutschland, lernten weiter. So lernte auch ich nach der Mittelstufe weiter. Die Jugendgruppe der „Waisen“ waren alle erfolgreich und jene, die es nicht auf die Universität geschafft haben, haben eine gute Ausbildung erlangt. Keiner von uns wurde obdachlos. Nur leider hatte eine Freundin mit den Namen Le wegen Einsamkeit und Enttäuschung sich zu früh vom Leben verabschiedet. Alle anderen Staaten gründeten Aktivitäten durch einen Dachverband für vietnamesischen Studenten, aber in Deutschland lässt sich das schwer realisieren, weil an den Universitäten zu wenig Vietnamesen eingeschrieben sind und die Vietnamesen mit der Anzahl von ungefähr 30.000 Menschen in vielen Bundesländern verstreut sind. Das Bildungsweg und die Prüfungen in Deutschland sind anspruchsvoll, und das ist wahrscheinlich auch der Grund, weshalb so viele junge Leute es hier schwieriger haben, aufzusteigen im Gegensatz zu denen in den USA.

Die Generation danach hat sehr viele erfolgreiche Schüler und Studenten hervorgebracht. Sie sind sogar berühmt für ihren Fleiß in den Mittelstufen, Gymnasien oder Universitäten. Die Generation der Vorgänger (der Onkel) haben hohe Stellungen in der Wirtschaft und Wissenschaften sowie Forschung erlangt. Die Vietnamesen sind ausgewandert und brachten eine uralte Kultur mit sich. Jetzt leben wir zwischen zwei Kulturkreisen nämlich dem Osten und dem Westen. Letzterer konzentriert sich mehr auf pragmatische Dinge und Materialismus, aber wenn man es in das Leben der gefühlsvollen Vietnamesen passend einfügt, dann wird das Leben immer schön und harmonisch.  

Dank ihres Fleißes und der Wille, sich bei der Arbeit abzumühen, haben die Vietnamesen in Deutschland sich erfolgreich integrieren können. Nach der vietnamesischen Tradition, die oft weitergegeben wird, motiviert man den Nachwuchs zum Lernen, denn viele Vietnamesen kamen ursprünglich von salzigen Küstengegenden und versauerten Wiesen. Diese haben nicht die Möglichkeit, sich höher zu bilden, aber ihr Nachwuchs und ihre jungen Verwandten errangen Erfolge auf dem Weg der Anerkennung und im Berufsleben. Die Aktivitäten der jungen Leute orientieren sich immer nach der Heimat, aber sie können niemals zurückkehren und Hand an Hand mit der Regierung Vietnams arbeiten, obwohl unser Land nach 34 Jahren viel fortschrittlicher geworden ist. Das liegt wohl daran, dass die Kluft zwischen arm und reich zu groß geworden ist und die Plage der Korruption als Kombination beider viele Untaten und Chaos in der Gesellschaft sowie Umweltverschmutzungen erzeugt. Vietnam hat sich verändert und ist starker Exporteur von Produkten wie Rohöl, Reis, Kautschuk, Kaffee und Cashew‐Kernen.

Die Devisen der Auslandsvietnamesen, die ins Land gebracht wurden, betrugen sieben Milliarden Dollar. Doch wohin ging dieses Geld hin? War es nicht genug oder warum muss man noch mehr Menschen als Gastarbeiter exportieren? Die Frauen aus den ländlichen Gebieten eifern danach, einen Ehemann im Ausland zu heiraten, um dann das Schicksal einer Kiều1 fern der Heimat zu führen. Warum ist die Heimat angeblich von Frieden und Sattheit erfüllt und trotzdem gibt es viele Menschen, die waghalsig ihre Habseligkeiten verpfänden, Kredite bei der Bank aufnehmen, um im Ausland arbeiten zu können, stattdessen dort jedoch viele Unglückseligkeiten und Ausbeutungen wie in Südkorea, Taiwan und Malaysia erleben müssen? Könnte es sein, dass sie in dem Ort, der doch ihre Heimat ist2 , keine kleine Glück bringende Hoffnung sehen? (Das Zeitalter der Sklaverei, als die Afrikaner nach Virginia, USA, kamen, ist schon längst vorbei.) Die Plage der Vietnamesen, die in Japan Diebstahl begehen, brachte keinen guten Ruf für unser Volk! Die wenigsten Leute in der Heimat sind mit ihrem derzeitigem Leben zufrieden, aber die meisten wollen eine gute Zukunft in Freiheit und Demokratie sowie mit Redefreiheit, kurz gesagt eine Zukunft, in der Menschenrechte anerkannt und geschützt werden.

Hier in Deutschland kann man in Freiheit und Frieden leben. Die Trauer jedoch verfolgt jeden, der noch an die Heimat denkt. Die Wunden des Krieges sind schwer wieder zu vergessen. All die die Untaten und Bosheiten wurden erschaffen und wurden den Feinden „Mỹ Ngụy“ 3 zugeschoben um noch mehr Hass zu säen. Der Hass wurde zum Erbe des Krieges. Obwohl im Leben der Jugendlichen Politik nur eine kleine Rolle einnimmt, rückt der vietnamesische Krieg immer mehr in die Vergangenheit. Die vietnamesische Regierung hat nicht die Gelegenheit vergeudet, als Vietnam sich öffnete, die Auslandvietnamesen4   zu empfangen.  

Nichtsdestotrotz bleibt die Zeit nach 1975 für mich persönlich und meiner Familie ein tief gehender Schmerz, der sich im Unterbewusstsein verankert hat. Ich bekämpfe den Kommunismus nicht oder klage ihn fanatisch an, aber ich stehe immer öffentlich zu meiner politischen Position, dass ich die Heimat wegen der Suche nach Freiheit verlassen habe und ich war kein niederträchtiger und undankbarer Verräter meines Volkes, der den Verführungen nach  Ruhm und nach wirtschaftlichem Vorteil erlag.5

Bayern – in meinen Augen das „gelobte Land“ half mir seit den einsamen Anfangstagen. Heute da ich ein gutes und schönes Leben führe, ich bedanke mich herzlich bei den deutschen Wohltätern und das Komitee „Ein Boot für Viet Nam CAP ANAMUR“ und andere noch, für die Humanität in ihren Herzen und dass sie uns aufgenommen haben. Die nachfolgenden Generationen werden für immer Dankbarkeit an dieses Land zeigen ebenso stehen sie in der Pflicht die Traditionen und die Wurzeln unseres Volkes    zu bewahren. Ich bedanke mich bei den anderen vietnamesischen Flüchtlingen, die in den Tagen der Einsamkeit und Mangels mir geholfen und mich getröstet haben. Vielen Dank auch an Mutter, unsere Mutter Vietnam. Denn die Mutterliebe ist ein Zeichen für das Allerheiligste und Schönste. Die Tradition Mutter und Vater zu ehren hat tiefe Spuren in die vietnamesische Seele und Kultur des vietnamesischen Volkes hinterlassen.

**********************

1 Kiều: eine Romanfigur mit schweren Schicksalsschlägen in Truyện Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh ) vom Nationaldichter Nguyễn Du in Versmaß geschrieben 1820 – 1825 geschrieben. Kiều eine junge schöne Frau verkaufte sich um ihren Vater frei zu bekommen.

2 «nơi chôn nhau cắt rún» hier mit Heimat übersetzt, wortwörtlich aber: Der Ort, wo man sich nur einen Bauchnabel entfernt ist.

3 Mỹ Ngụy“, kommunistische Formulierung für Vaterlandsverräter, die angeblich mit Amerikanern kooperiert haben. „Ngụy“ nennen die Vietnamesen traditionell Vaterlandsverräter um genau zu sagen jene, die sich nicht dem rechtmäßigen Herrscher fügen. „Mỹ“ ist die USA

4 Auslandvietnamesen, eine propagandistische Wortschöpfung der Kommunisten, wörtlich "khúc ruột ngàn dặm“, auf Deutsch „das 1000 Km entfernte Stück Darm“. Der Bauch bedeutet für die Vietnamesen symbolisch für positive Gefühle, Liebe, Verwandtschaft und Nähe. In der deutschen Sprache benutzt man eher das Herz um solche Bedeutungen zu umschreiben. Allerdings kennt man auch hier ein „Bauchgefühl“.