User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
tienghatduoitrang
 
Năm đó dễ chừng đã mười năm trước,  một người bạn trẻ báo tôi là nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh hiện đang họp bạn với nhóm Quán Văn tại nhà anh Nguyên Minh – hay mội nhà căn nào đó trong nhóm… Tôi bắt xe liền đến nơi để tìm gặp lại người bạn thơ mà mình quên bẵng đi cả nửa thế kỷ vì cách trở núi sông. Và từ đó tôi quen biết vài người viết văn và vài nhà giáo yêu thích văn nghệ ở đây. Đặc biệt là chủ bút Nguyên Minh. 
 
Anh Minh với tôi đồng tuế, thiên về sáng tác, tánh điềm đạm, vừa lòng mọi người. Trong thời thế không thể có giấy phép ra tạp chí nếu không phải là sân sau của một cơ quan nào đó, vậy mà Nguyên Minh đã lèo lái qua những khó khăn từng số báo một để có được những tập văn thơ chuyên đề với tánh cách đặc san đưa truyền các sáng tác và nghiên cứu có giá trị lâu dài mà không mang nhãn báo lề phải vốn không được cái nhìn ưu ái. Tôi chưa từng được anh tiết lộ điều gì về những mềm mỏng của mình để từng số báo Quán Văn ra đời tới được ngần ấy số, nhưng tôi biết anh kiên trì giải thích khi gặp trở ngại từng bài từng bài. Và tôi nghĩ là chắc số báo nào cũng có những vấn đề nho nhỏ cần giải quyết, tuy rằng có hỏi lắm thì Nguyên Minh chỉ cười cười:  đời không có vic nào d’. Phải! ‘ th đường đời bng phng cà, anh hùng hào kiệt có hơn ai. Một nhà cách mạng gần đây đã nói câu đó. Tôi biết anh uyển uyển, uyển chuyển để  được điều mình muốn dầu là cái được đó không chắc đã vừa ý trăm phần.
 
Trong tiến trình văn học người ta chú ý đến tác giả mà quên đi công sức rất quan trọng của người cầm đầu tờ báo. Trần Phong Giao với tờ Văn, Phan Kim Thịnh với tờ Văn Học. Đó là nói những người điều hành mà quên việc viết lách. Người vừa điều hành vừa viết lách thì công cán nặng trội hơn nhiều. Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Tản Đà, Nguyễn Văn Trung, Thế Uyên, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Mộng Giác… xưa và nhiều người ngày nay trong đó có nhà văn Nguyên Minh.
 
Tôi thích đọc truyện của Nguyên Minh. Truyện thường phối hợp cắt xén thời gian giữa quá khứ, hiện tại, tương lai để tạo nhiều cảm xúc cho người đọc, từ đó cũng tạo một sắc thái riêng biệt của truyện Nguyên Minh. Dòng cảm thức của nhân vật khiến người đọc có chút khó khăn khi theo dõi tâm tư của nhân vật nhưng khi đọc xong, hiểu ý tác giả thì cảm thấy nhân vật và người đọc cùng thăng hoa. Loại truyện không có cốt truyện là loại khó viết và kén người đọc, như truyện của Trần Thị NH và Tô Thùy Yên ngày trước.
 
Truyện vì vậy cũng đưa ra nhân vật với cái nhìn mờ nhạt hoạt cảnh trước mặt, anh/chị ấy thu vào tâm tư cảnh vật  mà ta có cảm tưởng  như máy quay lướt qua thật mau không kịp để lại ấn tượng gì cho chính họ và cho cả người xem. 
 
Xe chm li như c ý để cho tôi nhìn ngm nhng đổi thay ca cuđời b dâu. Hai bên đường, nhng dãy ph khép ca kín bưng, nhng bng hiu buôn ngày trước năm 75 đã h xung. Thnh thong, xen k vài căn nhà, ca m tht rng, người người xếp hàng nđuôi, tay cm cun s mua hàng phân phi. Vài ca hàng may đo lưa thưa người. Hp tác xã mua bán, hàng hóa không có bao nhiêu, mà lđầy nght người ra vào. Còn đường l, ch thnh thong vài chiếc xe du lch mang bin cơ quan chy nghênh ngang giđường. Xe đạp ln át, hàng hai hàng ba, thanh niên mc áo kaki xanh công nhân, chân mang dép nha, n mc quđen áo bà ba trng. Gi tan tm ca các cơ quan, xí nghip.
 
Sở dĩ tôi thích truyện này vì ngoài sự mơ hồ đã nói, về mặt kỹ thuật còn có yếu tố làm người đọc băn khoăn do hành vi của nhân vật mặc dầu hành vi của họ bề ngoài coi thật là bình thường: Một cô gái cất tiếng hát trên tàu vượt biên lúc tàu đương lênh đênh trên biển cả. 
 
Tiếng ca, tiếng hát của cô ta đã  đồng thời làm hai việc trái nghịch, kêu gọi hải tặc đến – mà cả tàu hầu hết đã trả giá bằng cái chết – và sau đó ít lâu thì tàu lớn đến. Kết quả là tiếng hát thiệt bình thường khi ở chỗ khác đã kêu gọi cái ác đến đồng thời mời cái thiện đến bằng con tàu buôn cứu người. Tiếng hát là nguyên nhân đồng thời là hậu quả. Người con gái vô tư cất lên lời ca như nàng từng làm bao nhiêu năm nay lúc hứng tâm, khi buồn chán, khi cô đơn, khi sợ hãi vv… Nàng hát vì nội cảm mình đòi hỏi, không thể nào biết trước kết quả gì sau tiếng hát của mình. Như con chim cất lên tiếng hót, có thể tạo hứng đề cho người thi sĩ mơ mộng, nhưng cũng có thể dẫn trẻ con phá phách tới bắn cho chim rớt xuống như một trò chơi.
 
Vậy đó, tác giả kết thúc chuyện bằng tiếng hát vô tư của người con gái. Nó vừa thực vừa hư. Nó hai mặt, nhưng đều nằm ngoài ý muốn của người hát. Tiếng hát sở dĩ được cất lên lúc nầy là do tâm lý phân đôi vừa sợ nguy hiểm sẽ vụt tới bất chợt vừa vui trong hi vọng mong manh của người vượt biên  sau vài ngày bình yên trên biển. Bình yên giờ đây nhưng không thể biết chuyện gì sẽ xảy ra  trong những phút tới.
 
Truyện tác động lên người đọc nhiều ít tùy quá khứ của từng người đọc. 
 
Đọc, tôi nhớ đến cuộc hải trình của mình hơn bốn mươi năm trước. Anh chàng cục mịch tên Rốc, được mời đi không tiền để dẫn tàu ra cửa biển Trà Vinh. Khi tàu lênh đênh ngoài khơi Nam Dương Rốc đã than với bạn đồng hành là không biết bây giờ còn bị hải tặc không, lúc nào mới tới đảo, nhưng biết chắc là khỏi rồi sự sợ hãi bị biên phòng bắt lại, vui vì cuộc hải trình có thể tới đích. Thôi thì tui ca bài ca Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà.
 
Và không cần biết ai cản ai không, anh hát lớn mùi mẫn:
 
… Đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà… Bạn lòng ơi xin đừng mòn mỏi đợi chờ. Hãy gọi tên anh trong giấc ngủ…
 
Chắc chắn chàng Rốc nầy khi đó cất lên lời ca vì va s va mng. Nhưng may mắn cho cả đoàn là đã tới bến bờ Tự Do bình yên. 
 
CA tháng Sáu 2020
Nguyễn Văn Sâm

 

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com