
Ảnh: Cờ Hoa Kỳ Tung Bay Lên Khỏi Hàng Rào Kẽm Gai. "Still I Rise" là tựa bài thơ tranh đấu phân biệt chủng tộc của nhà thơ Maya Angelou.
Nước Mỹ vẫn thường được kể như một giấc mơ — một vùng đất hứa cho những ai dám đánh đổi, dám vượt biển mưu cầu một đời sống tự do, hạnh phúc. Như bao người Việt tị nạn, tôi đã tin vào điều đó. Từ những ngày còn kẹt lại Việt Nam, gia đình chúng tôi từng khắc khoải nhìn về bên kia bờ đại dương, nơi có lá cờ đỏ trắng xanh tung bay, tượng trưng cho một xã hội rộng lòng cưu mang những kẻ chạy trốn bạo tàn.
Nhiều năm gần đây, giấc mơ ấy bị bẻ gãy. Sự trở lại của chủ nghĩa bài ngoại, thượng tôn da trắng không tự nhiên sinh ra, nó được gắn từng khớp một — bằng tin giả, bằng lời dối trá, bằng cả núi tiền đổ vào quảng cáo gieo rắc sợ hãi. Cỗ máy chống di dân không tự nhiên mà vững mạnh. Nó được xây dựng công phu: từng viên gạch dựng bằng lời hăm dọa, từng bức tường xi măng đổ bằng thuyết “xâm lăng” và “tội phạm”. Chỉ riêng mùa bầu cử gần nhất, đảng Cộng Hòa đã đốt hơn một tỉ đô-la cho các quảng cáo bài di dân. Những kẻ cực đoan đã cật lực phóng chiếc loa toàn cầu rải thuyết “great replacement” – gieo vào đầu hàng triệu người Mỹ một thứ sợ hãi vô hình: rằng di dân là “giặc trong nhà”, rằng xứ sở này cần phải “thay da đổi máu”.
Và họ ra tay, những người di dân từng được xem là phần cốt lõi làm nên nước Mỹ vĩ đại — trong chiếc loa tuyên truyền của MAGA[5] - một sáng một chiều - đã biến thành quân “xâm lược”, là gánh nặng, là lũ tội phạm, thứ đốn mạt không xứng đáng được đối xử như người. Hệ quả của thứ tuyên truyền ấy, không chỉ là vài khẩu hiệu trên mạng. Nó biến thành cỗ máy thi hành chính sách: những đợt bố ráp lớn, những trại giam di dân mọc khắp nơi. Hơn hai thế kỷ trước, các chủ nô từng trói người da đen, nhồi lên tàu như chở hàng hóa đưa sang Mỹ. Ngày 5 Tháng Bảy 1852, đứng giữa lễ mừng Độc Lập, Frederick Douglass[1] từng đặt câu hỏi: “Với những người nô lệ, ngày July 4th có ý nghĩa gì?” Gần 250 năm trôi qua, câu hỏi ấy vẫn còn nguyên vẹn. Tự do cho ai? Ai bình đẳng với ai, khi hàng trăm người đang ở quy chế tị nạn chờ xét xử bỗng dưng bị còng tay quẳng lên máy bay tống ra khỏi nước Mỹ biệt tích.
Đừng nói rằng vì họ là di dân “tội phạm”. Ngay tại Texas, Jermaine Thomas[2], sinh ra trên căn cứ quân sự Mỹ, lớn lên dưới lá cờ quân đội Hoa Kỳ, bị đẩy sang Jamaica — quê cha anh, nơi anh chưa từng đặt chân tới. Ở Ohio, Trump tung tin người Haiti ăn thịt thú nuôi, rồi lạnh lùng cắt quy chế bảo vệ, đẩy hàng trăm ngàn gia đình ra ngoài lề, bỏ mặc lũ con — công dân Mỹ — bơ vơ ngay trên đất nước mà cha mẹ chúng đã góp công làm lụng, nếu chúng may mắn không bị trục xuất cùng cha mẹ.
Nhiều năm gần đây, giấc mơ ấy bị bẻ gãy. Sự trở lại của chủ nghĩa bài ngoại, thượng tôn da trắng không tự nhiên sinh ra, nó được gắn từng khớp một — bằng tin giả, bằng lời dối trá, bằng cả núi tiền đổ vào quảng cáo gieo rắc sợ hãi. Cỗ máy chống di dân không tự nhiên mà vững mạnh. Nó được xây dựng công phu: từng viên gạch dựng bằng lời hăm dọa, từng bức tường xi măng đổ bằng thuyết “xâm lăng” và “tội phạm”. Chỉ riêng mùa bầu cử gần nhất, đảng Cộng Hòa đã đốt hơn một tỉ đô-la cho các quảng cáo bài di dân. Những kẻ cực đoan đã cật lực phóng chiếc loa toàn cầu rải thuyết “great replacement” – gieo vào đầu hàng triệu người Mỹ một thứ sợ hãi vô hình: rằng di dân là “giặc trong nhà”, rằng xứ sở này cần phải “thay da đổi máu”.
Và họ ra tay, những người di dân từng được xem là phần cốt lõi làm nên nước Mỹ vĩ đại — trong chiếc loa tuyên truyền của MAGA[5] - một sáng một chiều - đã biến thành quân “xâm lược”, là gánh nặng, là lũ tội phạm, thứ đốn mạt không xứng đáng được đối xử như người. Hệ quả của thứ tuyên truyền ấy, không chỉ là vài khẩu hiệu trên mạng. Nó biến thành cỗ máy thi hành chính sách: những đợt bố ráp lớn, những trại giam di dân mọc khắp nơi. Hơn hai thế kỷ trước, các chủ nô từng trói người da đen, nhồi lên tàu như chở hàng hóa đưa sang Mỹ. Ngày 5 Tháng Bảy 1852, đứng giữa lễ mừng Độc Lập, Frederick Douglass[1] từng đặt câu hỏi: “Với những người nô lệ, ngày July 4th có ý nghĩa gì?” Gần 250 năm trôi qua, câu hỏi ấy vẫn còn nguyên vẹn. Tự do cho ai? Ai bình đẳng với ai, khi hàng trăm người đang ở quy chế tị nạn chờ xét xử bỗng dưng bị còng tay quẳng lên máy bay tống ra khỏi nước Mỹ biệt tích.
Đừng nói rằng vì họ là di dân “tội phạm”. Ngay tại Texas, Jermaine Thomas[2], sinh ra trên căn cứ quân sự Mỹ, lớn lên dưới lá cờ quân đội Hoa Kỳ, bị đẩy sang Jamaica — quê cha anh, nơi anh chưa từng đặt chân tới. Ở Ohio, Trump tung tin người Haiti ăn thịt thú nuôi, rồi lạnh lùng cắt quy chế bảo vệ, đẩy hàng trăm ngàn gia đình ra ngoài lề, bỏ mặc lũ con — công dân Mỹ — bơ vơ ngay trên đất nước mà cha mẹ chúng đã góp công làm lụng, nếu chúng may mắn không bị trục xuất cùng cha mẹ.
Ở Florida, đảng cộng hòa vội vã dựng “Alligator Alcatraz”[3] — trại giam giữa đầm lầy cá sấu để làm hài lòng “lãnh tụ”, nơi Trump hả hê nói sẽ “dạy cho di dân biết cách chạy thục mạng khi bị cá sấu đuổi”, nơi lính Vệ Binh sắm luôn vai quan tòa di trú. Thượng Viện Mỹ rót ngân sách cho ICE[4] còn lớn hơn cả Thủy Quân Lục Chiến — tạo nên một cỗ máy mà Trump và Stephen Miller[6] nắn khuôn, Elon Musk phóng loa, cứ thế nghiến răng lăn bánh, nghiền nát hàng trăm ngàn phận người — toàn những người từng tin nước Mỹ này tốt đẹp hơn thế.
Giữa lòng phố xá hôm nay, hàng loạt cộng đồng gốc Á, gốc Phi, gốc Mỹ Latin bị bủa vây. ICE không chỉ lùng bắt tội phạm, mà còng tay những người tị nạn lương thiện đến đất nước này chỉ mưu cầu được sống an toàn, những người từng được lệnh hoãn trục xuất vì bối cảnh lịch sử, nay bị còng tay ngay trước cửa sở di trú hay tại tòa án nơi họ nghiêm chỉnh đến trình diện đúng theo luật pháp.
Nhưng cũng chính lúc này, nhiều người Mỹ bắt đầu nhìn ra mặt thật. Cái gọi là “mối đe dọa di dân” chưa từng tồn tại như họ bị nhồi nhét vào đầu. Phần lớn di dân không phải tội phạm. Họ là hàng xóm, đồng nghiệp, là cô y tá trực đêm, người cắt cây làm vườn mỗi tuần, ông bố thợ hồ nuôi ba đứa con lớn lên thành lính Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Người chủ quán ăn Las Guerreras, nuôi hơn chục gia đình khỏi đói. Họ còng lưng đóng góp gần trăm tỉ đô-la thuế mỗi năm, nuôi những dịch vụ xã hội mà bản thân họ không được đụng tới.
Giữa lòng phố xá hôm nay, hàng loạt cộng đồng gốc Á, gốc Phi, gốc Mỹ Latin bị bủa vây. ICE không chỉ lùng bắt tội phạm, mà còng tay những người tị nạn lương thiện đến đất nước này chỉ mưu cầu được sống an toàn, những người từng được lệnh hoãn trục xuất vì bối cảnh lịch sử, nay bị còng tay ngay trước cửa sở di trú hay tại tòa án nơi họ nghiêm chỉnh đến trình diện đúng theo luật pháp.
Nhưng cũng chính lúc này, nhiều người Mỹ bắt đầu nhìn ra mặt thật. Cái gọi là “mối đe dọa di dân” chưa từng tồn tại như họ bị nhồi nhét vào đầu. Phần lớn di dân không phải tội phạm. Họ là hàng xóm, đồng nghiệp, là cô y tá trực đêm, người cắt cây làm vườn mỗi tuần, ông bố thợ hồ nuôi ba đứa con lớn lên thành lính Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Người chủ quán ăn Las Guerreras, nuôi hơn chục gia đình khỏi đói. Họ còng lưng đóng góp gần trăm tỉ đô-la thuế mỗi năm, nuôi những dịch vụ xã hội mà bản thân họ không được đụng tới.
Họ cũng chẳng chỉ lao động tay chân. Nghiên cứu cho thấy thế hệ di dân này ngày nay đang hòa nhập và tiến lên như bao thế hệ nhập cư trước. Trình độ học vấn cao hơn, thu nhập khá lên, con cái bám rễ, đổ thêm vốn sống mới vào cộng đồng. Giữa một xã hội dân số đang già đi và sinh sản tụt dốc, di dân không chỉ “bổ sung” — họ là phần không thể thiếu để nước Mỹ giữ thế cạnh tranh toàn cầu.
Chính Trump từng buộc miệng thừa nhận điều đó — trước khi Stephen Miller[6] lôi ông ta trở về sách lược bài trừ di dân, gieo rắc sợ hãi. Băng đảng MAGA chắc cũng chẳng biết câu khẩu hiệu “Make America Great Again” vốn chẳng phải bắt nguồn từ Trump, mà chính Ronald Reagan[7] đã dùng khẩu hiệu vĩ đại này lần đầu năm 1980, giữa một mùa tranh cử khốc liệt, để đề cao di dân: “Họ đến đây để làm việc, để xây dựng, mang theo dũng khí, giá trị gia đình, tinh thần lao động, tự do — những sức mạnh đã làm nên sự vĩ đại của nước Mỹ ngay từ đầu.”
Hôm nay, chính cộng đồng di dân ấy mới thật sự là máu thịt của nước Mỹ. Nhưng thay vì ghi nhận công sức ấy, chính quyền Trump lại biến họ thành kẻ phải cúi đầu trốn né ICE, né máy quét hồ sơ, sống lẩn lút ngay trên quê hương thứ hai nơi con cái họ sinh ra khôn lớn thành người.
Chính Trump từng buộc miệng thừa nhận điều đó — trước khi Stephen Miller[6] lôi ông ta trở về sách lược bài trừ di dân, gieo rắc sợ hãi. Băng đảng MAGA chắc cũng chẳng biết câu khẩu hiệu “Make America Great Again” vốn chẳng phải bắt nguồn từ Trump, mà chính Ronald Reagan[7] đã dùng khẩu hiệu vĩ đại này lần đầu năm 1980, giữa một mùa tranh cử khốc liệt, để đề cao di dân: “Họ đến đây để làm việc, để xây dựng, mang theo dũng khí, giá trị gia đình, tinh thần lao động, tự do — những sức mạnh đã làm nên sự vĩ đại của nước Mỹ ngay từ đầu.”
Hôm nay, chính cộng đồng di dân ấy mới thật sự là máu thịt của nước Mỹ. Nhưng thay vì ghi nhận công sức ấy, chính quyền Trump lại biến họ thành kẻ phải cúi đầu trốn né ICE, né máy quét hồ sơ, sống lẩn lút ngay trên quê hương thứ hai nơi con cái họ sinh ra khôn lớn thành người.
Thật dễ quá, chỉ cần dán cho họ nhãn “bất hợp pháp” hay “tội phạm” để xóa sạch phẩm giá. Nhưng sự thật thì không thể tẩy xóa. Người giữ cho nước Mỹ khỏi mục ruỗng không phải những triệu phú mạnh miệng hô hào “vĩ đại” trên bục tranh cử, mà là di dân — những người thấp cổ bé miệng đã chăm chỉ cắt cỏ, nấu bếp, chạy bàn, cõng bệnh nhân, nuôi con ăn học, trả thuế đều đặn. Người cha Mễ cắt cỏ vẫn có thể nuôi ba đứa con mình ăn học thành tài; cô bé Brazil sang đây lúc bảy tuổi vẫn có thể đội mũ tốt nghiệp ngành y tá, người thợ xây dựng đã cứu bé gái 9 tuổi khỏi bị cá mập tấn công ở Florida. Họ không phải là tội phạm.
Là người tị nạn từng chạy trốn chuyên quyền cộng sản, nhìn cộng đồng Mexico, Haiti, Afghanistan, Miên, Lào... bị bố ráp, có thể nào người Việt lại không thấy rõ bóng mình. Thấy cha mẹ chúng ta ngày nào run tay điền giấy tờ ở trại tị nạn; thấy bà ngoại quỳ gối cầu nguyện ông bà phù hộ cho gia đình được nước Mỹ nhân đạo nhận lãnh; thấy chính mình nín thở chờ nghe danh sách gọi tên. Ai đã từng trải qua những tháng ngày lạc loài làm sao không hiểu được nỗi sợ hãi, sự bất an, và biết ơn những tấm lòng người Mỹ đã đón nhận và giúp chúng ta làm lại từ đầu.Giờ đây cộng đồng người Việt đã phần nào vững mạnh, cắm lá cờ ba màu trước hiên nhà mừng Lễ Độc Lập Hoa Kỳ, thấy người tị nạn khác bị xua đuổi, đừng tưởng chúng ta sẽ an toàn.
Tôi không ăn mừng Lễ Độc Lập hôm nay, vì pháo hoa không soi thấu những trại giam di dân mọc lên khắp nước Mỹ, pháo hoa không xua được ICE đập cửa dí súng còng tay bứt người mẹ ra khỏi đàn con; pháo hoa không giữ ấm được cả gia đình người đồng minh Afgan vừa mất quy chế bảo vệ. Tôi không ăn mừng vì độc lập tự do hôm nay ngụy trang dưới những khẩu hiệu vay mượn và bóp méo - vì cách đất nước chúng ta đối xử với người yếu thế dưới danh nghĩa lá cờ.
Ngày vào tị nạn nước Mỹ, tôi tin đất nước này không gạt ai ra ngoài chỉ vì nơi sinh, màu da, hay tờ giấy trú thân bị bão tố cuốn trôi. Niềm tin đó chưa chết — nhưng nó không sống nhờ những tiếng nổ của pháo hoa hay sự im lặng làm ngơ. Nó chỉ còn sống khi ta đủ can đảm kể lại câu chuyện thật: di dân không xâm lăng ai cả — di dân chính là nước Mỹ, đã như thế và sẽ mãi như thế.
Tôi không ăn mừng Lễ Độc Lập hôm nay, vì pháo hoa không soi thấu những trại giam di dân mọc lên khắp nước Mỹ, pháo hoa không xua được ICE đập cửa dí súng còng tay bứt người mẹ ra khỏi đàn con; pháo hoa không giữ ấm được cả gia đình người đồng minh Afgan vừa mất quy chế bảo vệ. Tôi không ăn mừng vì độc lập tự do hôm nay ngụy trang dưới những khẩu hiệu vay mượn và bóp méo - vì cách đất nước chúng ta đối xử với người yếu thế dưới danh nghĩa lá cờ.
Ngày vào tị nạn nước Mỹ, tôi tin đất nước này không gạt ai ra ngoài chỉ vì nơi sinh, màu da, hay tờ giấy trú thân bị bão tố cuốn trôi. Niềm tin đó chưa chết — nhưng nó không sống nhờ những tiếng nổ của pháo hoa hay sự im lặng làm ngơ. Nó chỉ còn sống khi ta đủ can đảm kể lại câu chuyện thật: di dân không xâm lăng ai cả — di dân chính là nước Mỹ, đã như thế và sẽ mãi như thế.
Tôi tin vào một ngày nào đó, khi giấc mơ Hoa Kỳ lại được trân trọng, pháo hoa sẽ lại được bắn lên với muôn ngàn sắc màu của một hợp chủng quốc - nơi mọi người đều có quyền theo đuổi giấc mơ bình yên, hạnh phúc. Cho tới ngày ấy, xin cầu nguyện cho nước Mỹ, quê hương thứ hai tử tế tốt lành của tôi.
‘God Bless America, Land of the Braves.’
Nina HB Lê
Ghi chú
1) Frederick Douglass — diễn giả, nhà văn, lãnh tụ nô lệ da đen tự giải phóng.
2) Jermaine Thomas — trường hợp bị trục xuất dù sinh ra trên đất Mỹ.
3) Alligator Alcatraz — biệt danh châm biếm cho ý tưởng lập trại giam giữa đầm lầy.
4) ICE (Immigration and Customs Enforcement) — Cơ quan Thi Hành Luật Di Trú & Hải Quan.
5) MAGA — Make America Great Again, khẩu hiệu từ thời Reagan 1980, là khẩu hiểu chính của chiến dịch tranh cử Trump.
6) Stephen Miller — cố vấn chính sách di dân cứng rắn của Trump.
7) Ronald Reagan — Tổng Thống thứ 40, ký luật ân xá di dân 1986.