Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống có ở những nước nào?
Bạn có tò mò không khi biết rằng, Tết Đoan Ngọ không chỉ được diễn ra ở đất nước Việt Nam.
Trong ca dao Việt Nam có câu:
Mồng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm, người Việt thường sửa soạn đồ cúng, cùng mọi người trong gia đình ăn bữa cơm ấm cúng. Tết Đoan ngọ hay còn gọi là Tết Đoan dương. Đoan dương được hiểu đơn giản, “đoan” có nghĩa là mở đầu, “ngọ” hay “dương” được hiểu là giữa trưa, là khí dương. Đoan ngọ hay đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.
Người Việt chú trọng việc làm những món ăn truyền thống. (Ảnh Tuvisomenh)
Những món bánh được làm trong ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh Tintuc24h)
Tết Đoan Ngọ là một phong tục Lễ Tết có ở nhiều nước châu Á. Không chỉ riêng Việt Nam mà Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc… đều có ngày Tết này. Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ Tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ đã được Việt hoá thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng, nhớ ơn tổ tiên. Tết Đoan Ngọ được diễn ra khi các cánh đồng lúa đang được thu hoạch, là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dễ sinh sâu bệnh nên ngày này được dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Các món ăn được người dân ưa chuộng. (Ảnh phunutoday)
(Ảnh zing)
Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc
Nếu như Tết Đoan ngọ ở Việt Nam được tổ chức đơn giản thì Tết Đoan ngọ ở Trung Quốc lại tổ chức khá long trọng và có một ý nghĩa khác. Tết là ngày kỷ niệm nhà thơ yêu nước thời cổ. Ở đất nước này, ngày Tết Đoan ngọ hàng năm là ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước và nhiều nơi đã diễn ra nhiều hoạt động dân gian như đua thuyền rồng, mang theo túi thơm, ăn bánh chưng…
Người dân Hàn Quốc chú trọng vào lễ hội. (Ảnh sina)
Chèo thuyền tưởng nhớ nhà thơ đã nhảy sông tự tử. (Ảnh sina)
Hoạt động chèo thuyền diễn ra ở nhiều địa phương. (Ảnh sina)
Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc và Triều Tiên
Ngày 5/5 ở đất nước Hàn Quốc và Triều Tiên cũng diễn ra lễ hội, một trong ba dịp lễ truyền thống lớn nhất cùng với Tết Nguyên đán và Tết trung thu. Vì sao người dân Hàn Quốc và Triều Tiên lại coi đây là một lễ hội lớn? Bởi với người hai nước này đều quan niệm, con số 5 là biểu tượng của sức mạnh, sự cường tráng. Đây cũng là ngày người dân hai nước cầu nguyện cho một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại.
Hàn Quốc và Triều Tiên thường chọn cách chơi các trò chơi dân gian. (Ảnh Holidaysia)
Phụ nữ thường mặc hanbok. (Ảnh Holidaysia)
(Ảnh Holidaysia)
Diễn ra các hoạt động gội đầu như nghi thức cầu mong sức khỏe. (Ảnh Holidaysia)
Tết Đoan Ngọ được gọi là Dano, hay Surit-nal. Hội liên hiệp quốc công nhận Tết Đoan Ngọ vào ngày 5/5 là “di sản văn hóa phi vật thể” của Hàn Quốc. Tết Đoan Ngọ là dịp để mọi người dân Hàn Quốc và Triều Tiên đều tổ chức nấu những món ăn truyền thống với mục đích giữ sức khỏe vào dịp đầu hè. Phụ nữ và trẻ em thường tắm gội, mặc trang phục truyền thống và chơi những trò chơi dân gian vào ngày lễ này.
Vì sao lại có Tết Đoan Ngọ được gọi là 'Tết diệt trừ sâu bọ'
Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên và Việt Nam.
Tại Việt Nam, dân gian còn gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng.
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5 tháng 5 âm lịch. (Ảnh: Dân trí)
Tết Đoan Ngọ bắt đầu từ tích Trung Quốc
Vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.
Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.
Tại Việt Nam, truyền thuyết về Tết Đoan Ngọ gắn liền với mùa màng. Đó là vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Rượu nếp cẩm và rượu nếp là món ăn phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: Zing)
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được được coi là Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Ngày Đoan Ngọ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng, đồng thời để cầu bình an.
Đối với người Việt, Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp đầm ấm.
5 phong tục đẹp chớ bỏ lỡ trong ngày Tết Đoan Ngọ1. Uống rượu, ăn nếp cẩm
Trong ngày tết Đoan Ngọ, mọi người thường ăn cơm nếp cẩm được nấu hoặc lên men cùng với rượu. Theo y học cổ truyền có vị ngọt, tác dụng của nó là bổ trung ích khí, dùng chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm…
Vào sáng mùng 5/5, tất cả mọi người sau khi vệ sinh cá nhân đều cùng nhau ăn một chút cơm rượu nếp cẩm với mong muốn và niềm tin sẽ đẩy lùi được mầm bệnh trong cơ thể.
Ăn cái rượu là tục không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: Zing)
2. Ăn thịt vịt
Nếu như thịt vịt là món ăn bị kiêng kị ăn vào những ngày đầu tháng thì nó lại rất được ưa chuộng trong đầu tháng 5. Cũng bởi quan niệm “diệt sâu bọ”, chữa bệnh mà thịt vịt với tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương trong cơ thể được lựa chọn làm món chính trong ngày này.
Thông thường, các cây cỏ chữa bệnh thông thường có tác dụng trừ phong ích khí được hái nhiều là ích mẫu, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi…
3. Ăn trái cây "nóng"
Vào đầu hè, các loại trái cây vào mùa thu hoạch. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây có vị chua chua và nóng như: mận, vải, xoài… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.
4. Khảo cây đúng giờ Ngọ
Xuất phát từ vùng đất mang đậm dấu ấn văn hóa nông nghiệp, nên nhiều địa phương còn có tập tục khảo cây (còn gọi là đánh cây) trong ngày mồng 5. Qua đó thể hiện ước mong cuộc sống luôn sung túc như cây cối luôn đơm đầy hoa trái.
Mỗi vùng có một cách khảo cây khác nhau nhưng tất thảy đều diễn ra vào đúng 12 giờ trưa. Những cây bị khảo thường là những cây ăn quả trong vườn nhưng ra ít quả, hoặc không ra quả, hay bị sâu bệnh.
Khảo cây là tục xuất hiện ở nhiều địa phương. (Ảnh: Trí thức trẻ)
Để khảo cây, cần có hai người. Một người đảm nhận nhiệm vụ trèo lên các cây ăn quả trong vườn để “đóng vai” là cây (chủ yếu là trẻ em). Người đứng dưới gốc cầm dao gõ vào thân cây, vừa gõ vừa hỏi tại sao năm nay ra ít quả? Người trên cây sẽ đáp trả lý do tại sao ra ít quả, hoặc không ra quả, do sâu bệnh hoặc do thời tiết. Người đứng dưới lại tiếp tục hỏi mùa tới có ra quả hay không, nhiều hay ít quả và “dọa” nếu không cho quả như ý muốn thì sẽ bị đốn hạ. Người trên cây trả lời những câu hỏi với giọng cuống quýt, van xin đừng đốn, đồng thời hứa sẽ cho nhiều quả to vào mùa sau.
5. Hái lá thuốc
Tục hái thuốc mồng năm cũng bắt đầu từ giờ Ngọ, đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt, nhất là các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư.
Vào giờ này, người ta hái bất kỳ loại lá gì có sẵn trong vườn, trong vùng, miễn sao đủ trăm loại, nhiều ít không kể.
Những điều không thể bỏ qua khi cúng Tết Đoan NgọLễ cúng gia tiên trong Tết Đoan Ngọ phải từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. Trong đó, mâm cúng phải có đủ hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp và hoa quả.
Chọn giờ cúng Tết Đoan Ngọ
Tiết Đoan Ngọ là vào chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 âm lịch. Vì vậy lễ cúng gia tiên phải từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều.
Giờ cúng Tết Đoan Ngọ phải rơi từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều. (Ảnh: Zing)
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì
Trong ngày Tết Đoan Ngọ còn gọi là ngày giết sâu bọ. Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ thường gồm:
- Hương, hoa, vàng mã.
- Nước.
- Rượu nếp.
- Các loại hoa quả:
+ Mận
+ Hồng xiêm
+ Dưa hấu
+ Vải
+ Chuối
+ Xôi, chè
+ Bánh ú tro
Bánh ú tro, người ta làm bánh bằng gạo nếp, đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô như cây vừng (mè) hay rơm, gói trong lá chuối hoặc lá dong. Bánh ú tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.
Văn khấn Tết Đoan Ngọ
Văn khấn Tết Đoan Ngọ thường được sử dụng vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm.
Dưới đây là văn khấn cúng Tết Đoan Ngọ:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ).
Tín chủ chúng con là:………………….Tuổi:………………
Ngụ tại:……………………………………………………………..
Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.