.
Năm 2014 đã sắp khép lại những trang cuối cùng, có lẽ đây là thời điểm thích hợp cho việc nghĩ tới dự định và hi vọng cho một năm mới. Hãy tìm hiểu những món ăn được quan niệm sẽ đem tới may mắn cho cả năm của các đất nước trên thế giới.
Mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa lại có những quan niệm khác nhau về món ăn đầu năm. Người Trung Quốc ăn mì trường thọ để sống lâu, người Mỹ ăn nhiều rau xanh để năm mới có thật nhiều “tờ xanh”…
Rượu Champagne
Một, hai, ba… Chúc mừng năm mới! Tiếng nổ khi bật chai rượu Champagne vào thời khắc giao thừa dường như đã trở thành truyền thống lâu đời báo hiệu năm mới đã đến. Champagne thường được sử dụng trong các bữa tiệc sang trọng của hoàng gia và hiện, thức uống tượng trưng cho sự thịnh vượng này đã trở nên phổ biến khắp thế giới.
Mì trường thọ
Ở Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Châu Á khác, theo tục lệ, người ta thường ăn mì sợi dài hay còn gọi là mì trường thọ, món mì này mang ý nghĩa cầu chúc người ăn sẽ sống lâu trăm tuổi, hưởng phúc lộc cùng con cháu. Đặc biệt trong ngày đầu năm, nhiều gia đình rất hay ăn món này.
Cả tô mì đó thực chất chỉ được nấu lên từ một sợi mì, trong quá trình chế biến, người ta phải thật cẩn thận để sợi mì không bị đứt. Trước đây, những đầu bếp tài danh của Trung Quốc có thể làm sợi mì trường thọ bằng tay, họ quay bột bằng tay ở trên không và tạo ra sợi mì thon dài từ một cục bột nhưng giờ không còn mấy đầu bếp làm được điều này.
Nhật Bản: Mì Soba
Người Nhật Bản ăn tết truyền thống theo Dương lịch, một trong những loại thực phẩm được người Nhật yêu thích nhất trong dịp lễ này là mì Soba, hay mì kiều mạch. Món ăn này sẽ được ăn vào lúc nửa đêm ngày 31/12, thể hiện sự kết nối giữa năm cũ và năm mới. Mì trượng trưng cho tuổi thọ, vì vậy sợi mì càng dài càng được cho là nhiều may mắn.
Hàn Quốc: Tteokguk
Vào ngày đầu tiên của năm mới, mỗi người Hàn Quốc đều ăn một bát canh Tteokguk (gồm bánh Tteok làm từ bột gạo, nước xương bò hầm, thịt bò, hành hoa) để cầu mong một năm mới sức khỏe và trường thọ. Hình bầu dục và màu trắng của bánh Tteok còn tượng trưng cho sự trọn vẹn và thanh khiết của vạn vật trên thế gian vào ngày đầu tiên của năm mới.
Thịt lợn
Để chào mừng năm mới, nhiều người quan niệm rằng không nên ăn thịt gia cầm vì gà tây và gà thịt bởi họ tin rằng may mắn, hạnh phúc sẽ bị bay đi theo lông của chúng. Chính vì thế, ở Nga, nhiều người ăn thịt lợn vì hàm lượng chất béo cao của nó tượng trưng cho sự giàu có.
Ở một số đất nước như Cuba, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary và Áo, con lợn biểu trưng cho sự phát triển, tiến bộ. Người ta nghĩ như vậy là bởi lợn không biết đi lùi. Trong ngày đầu năm, không chỉ có thịt lợn mà những thức ăn làm hình con lợn như những chiếc bánh quy này cũng được coi là biểu tượng cho sự may mắn.
Hà Lan: Bánh Donuts
Trong nhiều nền văn hóa, một chiếc nhẫn hay vòng tròn là biểu trưng của sự thịnh vượng, vẹn toàn. Vì vậy, chiếc bánh rán hình tròn được người Hà Lan yêu thích và trở thành món ăn truyền thống mỗi dịp đầu năm mới, thay lời cầu chúc may mắn cho tất cả mọi người.
Mỹ: Bánh ngô
Đây là món bánh được người Mỹ ăn suốt cả năm nhưng đặc biệt trong ngày đầu năm, nó càng trở nên quan trọng trên bàn ăn vì màu vàng của bánh tượng trưng cho vàng ròng. Để thêm may mắn, nhiều người còn trộn thêm hạt ngô vào bánh với ý tưởng rằng những hạt ngô là những hạt vàng.
Pháp: Bánh chứa đồng xu hoặc búp bê may mắn
Bánh mỳ hoặc bánh nướng có chứa đồng xu hay những con búp bê (hoặc bức tượng nhỏ) bên trong được người Pháp coi là điềm may mắn. Một số nước như Mexico, Hy Lạp, Đông Âu cũng có phong tục tương tự. Người nào may mắn ăn chiếc bánh có chứa các vật này sẽ được coi là có năm mới suôn sẻ, hạnh phúc.
Bánh Vasilopita
Bánh Vasilopita là bánh ngọt nướng truyền thống của Hy Lạp và tên Vasilopita được đặt theo phiên âm của tên tiếng Hy Lạp là vah-see-lo-pee-tah. Nó được ăn trong ngày thánh Basil cũng là ngày đầu năm mới ở Hy Lạp và cũng rất phổ biến ở nhiều nước Đông Âu. Người ta còn gọi nó với cái những cái tên khác như "bánh thánh Basil" hoặc "bánh vua".
Vào ngày đầu năm mới hoặc bữa tiệc ngay sau thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, mỗi gia đình người Hy Lạp sẽ cắt bánh Vasilopita để cầu mong sự may mắn trong năm mới. Điều đặc biệt ở chiếc bánh này là trong quá trình làm bánh sẽ đặt một đồng xu nhỏ vào trong lòng bánh. Khi ăn bánh, nếu thành viên nào thấy được đồng xu trong phần bánh của mình thì người ta cho rằng người đó sẽ gặp may mắn trong suốt năm mới.
Hoa quả hình tròn
Hình tròn ở nhiều nước được coi là biểu tượng may mắn vì nó tượng trưng cho sự tròn trịa, đầy đặn. Ăn hoa quả hình tròn trong ngày đầu năm đã trở thành tục lệ ở một số quốc gia. Ở Philippines, người ta thường cúng lễ, biếu tặng, bày biện các thức quả hình tròn với số lượng 13 quả, ở đất nước này số 13 được coi là số may mắn.
Tây Ban Nha: Nho
Khi tiếng chuông ở la Vispera de Año Nuevo rung lên, khi khoảng khắc giao thừa vừa tới, người Tây Ban Nha có thói quen ăn 12 trái nho cho tiếng chuông, mỗi trái nho là tượng trưng cho mỗi tháng đã trôi qua và dự đoán cho những tháng sẽ tới của năm mới. Truyền thống này đã có từ năm 1909, bắt nguồn từ những nhà sản xuất rượu nho khu vực Alicante. Hãy cẩn thận nếu bạn ăn phải một quả nho chua, vì điểu này có thể báo hiện một tháng khó khăn trong năm mới.
Tại một số nước Châu Âu như Tây Ban Nha, người ta yêu thích con số 12 bởi nó tượng trưng cho 12 tháng trong năm đều được tròn đầy. Người Tây Ban Nha trong đêm giao thừa sẽ cố ăn hết 12 trái nho trong 12 giây. Nhiều nhà văn hoá còn lý giải rằng, hoa quả hình tròn trông giống như những đồng tiền xu và vị ngọt của nó sẽ báo hiệu cho một năm tiền tài phát đạt và ngọt ngào niềm vui.
Philipine: 7 loại quả hình tròn
7 loại quả hình tròn biểu trưng cho sự thịnh vượng theo quan niệm của người Philippines. 7 được coi là một con số may mắn, và hình dáng tròn là hình dáng của đồng tiền. Ngoài ra còn có rất nhiều thức ăn trên bàn vào lúc nửa đêm để bảo đảm năm tiếp theo nhà nhà đều no ấm.
Thổ Nhĩ Kì: Lựu
Với người Thổ Nhĩ Kỳ, quả lựu mới là món ăn bắt buộc phải có vào ngày đầu năm mới. Màu đỏ của thịt quả, cùng với hình dạng của hạt lựu tượng trưng cho của cải dồi dào. Đối với người Thổ Nhĩ Kỳ, quả lựu là thức ăn may mắn vì rất nhiều lý do. Quả lựu có màu đỏ với kích cỡ bằng nắm tay khá giống với trái tim đỏ của con người, nó tượng trưng cho sức sống dồi dào. Nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ biết quả lựu có rất nhiều tác dụng giúp cải thiện sức khoẻ con người, vì thế nó còn tượng trưng cho sức khoẻ dẻo dai.
Lựu có rất nhiều hạt tròn nhỏ lại tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, thịnh vượng, phát đạt và cả sinh con đẻ cái thuận lợi. Đó là tất cả những gì mà con người thường hy vọng tới trong ngày đầu năm. Tất cả đã được gói gọn trong hình ảnh quả lựu.
Cá nguyên con
Từ “cá” trong tiếng Trung Quốc phát âm gần giống với từ “dư” trong “dư thừa”. Đó là lý do tại sao cá trở thành món ăn may mắn trong ngày đầu năm của người dân nước này. Khi ăn món cá với người Trung Quốc, bạn cần quan tâm tới một số chi tiết như cá luôn phải giữ nguyên đầu, đuôi và vây, có như vậy thì may mắn mới “dư thừa” trong suốt cả năm.
Hơn nữa, khi ăn hết thịt ở một mặt cá, bạn không được lật mình con cá để ăn sang mặt bên kia bởi như thế tựa như chiếc thuyền bị lật, bị coi là điềm gở. Ăn đúng cách của người Trung Quốc là sau khi hết một mặt cá, bạn gỡ xương và ăn tiếp sang phần thân bên kia.
Ba Lan: Cá trích ngâm
Nhiều người dân tại Ba Lan và khu vực Scandinavia ăn món cá trích ngâm vào đêm giao thừa, với mong muốn đón một năm mới thịnh vượng và đủ đầy. Một trong những loại cá trích ngâm đặc biệt nhân dịp năm mới tại Ba Lan có tên gọi là Sledzie Marynowane. Cá trích muối được ngâm trong nước trong 24h đồng hồ, sau đó đặt vào trong lọ với hành, gia vị, đường và giấm trắng.
Ở Đức, Ba Lan, và các nước trên bán đảo Scandinavia bao gồm Đan Mạch, Na Uy và Thuỵ Điển, người ta tin rằng nếu ăn cá trích vào lúc giao thừa thì cả năm sẽ giàu có vì ở vùng Tây Âu, cá trích nhiều vô kể. Ngoài ra, vảy của con cá có màu ánh bạc rất giống với màu đồng tiền xu, tượng trưng cho tiền tài, đó chính là một dấu hiệu may mắn cho năm mới.
Đông Âu: Bắp cải
Trong một vài đất nước khu vực Đông Âu, bắp cải được coi là một loại rau may mắn. Lá của nó được cho là đại diện của tiền giấy, và vì đó bắp cải được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng, giàu có, là điều mọi người đều mong muốn cho năm mới.
Rau xanh
Ở nhiều nước Châu Mỹ và Châu Âu, trong ngày đầu năm, người ta ăn những loại rau có lá màu xanh như hoa lơ, cải bắp… bởi màu sắc và hình dáng của chúng cũng giống như những “tờ xanh” - đô la. Người ta tin rằng, càng ăn nhiều rau xanh sẽ càng giàu hơn trong năm mới.
Đậu lăng
Một món ăn rất phổ biến trong thực đơn năm mới của người Ý là món đậu lăng bởi quả lúc chưa chế biến có màu xanh và tròn tròn như hình đồng xu. Khi được nấu lên, quả đậu ngấm nước lại càng tròn căng tượng trưng cho sự giàu có thăng hoa. Đậu lăng cũng được coi là biểu tượng may mắn tại Hungary, tại đây, người ta thường ăn món súp đậu.
Hoa Kỳ: Đậu mắt đen
Được coi là biểu tượng của may mắn bởi hạt đậu có hình giống đồng xu và mỗi khi chế biến món gì với đậu mắt đen, người ta cần dùng hàng trăm hột đậu như thế nên nó cũng biểu trưng cho sự giàu có, dư thừa. Người Mỹ gọi những hạt đậu đó là “Hopping John” (đậu hy vọng) trong ngày đầu năm. Bạn xúc được càng nhiều hột đậu lên dĩa thì trong năm mới bạn càng may mắn.
Sang ngày thứ hai, những hạt đậu còn lại của ngày hôm trước sẽ được gọi là “Skipping Jenny” (đậu tiết kiệm) với hàm ý tiết kiệm may mắn, không ai muốn dùng hết may mắn cả, người ta vẫn luôn để dành lại một chút, vì vậy, khi ăn món đậu này, bạn nên bỏ lại ít nhất 3 hột đậu trên đĩa tượng trưng cho việc để dành may mắn. Ở nhiều đất nước trên thế giới, đậu mắt đen là một phần văn hóa ẩm thực truyền thống chào đón năm mới. Giống như một số cây họ đậu khác, đậu mắt đen được xem là một điềm may mắn, người Mỹ sử dụng đậu đen trong rất nhiều công thức nấu ăn cho dịp lễ chào đón năm mới.
Salad Olivier
Người Nga thường tổ chức đón năm mới đặc biệt chu đáo. Có một số món ăn truyền thống nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là “Salade Russe” hay còn được gọi là “Salad Olivier”.
Món ăn được biết đến bởi các thành phần rất phong phú. Theo công thức nguyên bản, món này gồm hơn 40 loại nguyên liệu như thịt gà gô trắng, phomai xanh và đuôi tôm.... Mặc dù vậy, các nguyên liệu cơ bản luôn luôn giống nhau là khoai tây luộc, cà rốt, trứng luộc, đậu xanh, hành tây, dưa chua và dưa chuột.
Dưa bắp cải
Ở Đức, người dân có một truyền thống lâu đời đó là thưởng thức một bát dưa cải bắp vào năm mới. Món dưa bắp cải được cho là sẽ mang đến sức khỏe và sự giàu có trong năm tới.
Source: Dantri & Xinhxinh