User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
nhieutacgia seattlexanhmaingannam bs
 
Học Xá xin trân trọng Giới thiệu Tuyển tập Ghi Dấu 50 Năm Người Việt Định Cư tại Hoa Kỳ 1975 - 2025.
 
Tuyển tập gồm 9 tác giả:
 
Trần Mộng Tú • Nguyễn Tường Thiết • Phạm Hảo • Lê Hữu • Thu Hương • Quang Già Cơ • Cao Hoàng Nguyễn • Đặng Bắc Ninh • Nguyễn Công Khanh
 
Mỗi tác giả có kèm hình tác giả, bài giới thiệu sơ lược và 4 bài viết kế tiếp; đầu mỗi bài đều có hình minh họa rất đẹp.
 
oOo
Lời nói đầu (trang 7)
 
Thành phố Seattle được mệnh danh là “Emerald City”, Thành Phố Ngọc Bích, vì nằm sát biển và có nhiều mặt hồ lấp lánh. Tiểu bang Washington được mệnh danh là “Evergreen State”, tiểu bang “Xanh Mãi Ngàn Năm”, có bốn mùa. Mùa Xuân hoa đào nở rộ trong thành phố và hoa tulips, daffodils rực rỡ đủ mầu ngập đầy những khu đồng lớn. Mùa Hè các khu rừng thông và các rừng cây lúc nào cũng xanh, mùa Thu lãng mạn với lá phong đổi mầu và gió bắt đầu chớm lạnh, mùa Đông tuyết phủ trắng xóa cả một vùng. Nhưng cũng đừng quên, biểu tượng của Seattle là người cầm dù, dưới mưa rơi rả rích, và những rặng núi cao tuyết phủ quanh năm.
 
Seattle còn là cửa ngõ của Alaska và sát với thành phố đẹp Vancouver BC của Canada. Tiểu bang Washington lại là một tiểu bang “Hight Tech”, có Boeing, Microsoft, Amazon, Costco và không thể quên được Seattle còn có cà phê Starbucks, Seattle's Best.
 
Seattle cũng dễ thấy một nụ cười, một tiếng “Hi” mỗi khi gặp nhau dù là khách lạ, cũng dễ được người lái xe ngưng lại nhường cho khách bộ hành băng qua trong các bãi đậu xe.
 
Seattle, vùng Tây Bắc trong những năm đầu của người Việt tỵ nạn từng là cái nôi nổi bật của văn học hải ngoại với tạp chí Đất Mới, một trong số ít tờ báo Việt ngữ đầu tiên với Chủ nhiệm là nhà văn Vũ Đức Vinh và những cây bút kỳ cựu như Mai Thảo, Thanh Nam, Túy Hồng, Nghiêm Xuân Hồng... Nay họ không còn nữa, Seattle Tây Bắc vẫn tiếp tục, phong phú, đa dạng hơn với nhiều nhà văn, nhà thơ và các nhạc sĩ nổi tiếng của một thời tình ca xưa, như Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng... Họ đã định cư ở đây ba, bốn chục năm, có người đã qua nửa thế kỷ. Nhiều tác phẩm của họ được ấn hành và họ vẫn không ngừng đóng góp cho nền văn chương Việt Nam. Nhiều người đã thành danh, có nhiều độc giả. Họ có nhiều bài viết, hầu hết đăng tải ở thủ phủ văn hóa tại California hay những nơi khác mà ít được thấy phổ biến trên các tuần báo địa phương, điều này cũng dễ hiểu.
 
Tuyển tập Seattle, xanh mãi ngàn năm, lấy danh hiệu của tiểu bang, dày 380 trang, gồm 36 bài viết là các truyện ngắn, bút ký, tản văn... được chọn lọc trong số các tác phẩm của chín tác giả hiện sống ở Seattle, viết cho Seattle.
 
Các ảnh minh họa cho từng bài là những cố gắng tìm kiếm trên mạng lưới những hình ảnh phù hợp với địa danh trong bài viết. Xin cám ơn quý vị nhiếp ảnh gia.
 
*
Tuyển tập này là món quà đặc biệt dành cho thành phố Seattle như một lời cám ơn nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày khởi đầu “Lịch Sử của Người Việt tại Mỹ".
 
Tuyển tập cũng là món quà cho những ai đã và đang sống ở Seattle để yêu dấu Seattle hơn và những ai muốn biết thêm về thành phố êm đẹp của vùng Tây Bắc.
 
Bảy giờ mời các bạn hãy giở những trang sách. Nếu nơi đó là một quán cà phê, trong một chiều mưa, bên một vùng biển, nhìn những chiếc phà mờ ảo trong sương và những cánh hải âu dập dờn trong gió thì chắc còn có biết bao nhiên nỗi nhớ tràn về....
 
Chủ biên,
 
Nguyễn Công Khanh
*
Năm mươi năm ta ở đây
Nghe hồn du mục nhìn cây thay màu
Nghe mưa nhỏ giọt vai nhau
Màu cà phê đậm như màu mắt ai
Tuyết tan trên những vai gầy
Chụm đầu kể lại chuyện ngày... rất xa
(“Cảm Đề”, Trần Mộng Tú)
*
Seattle, Xanh Mãi Ngàn Năm
Tuyển Tập - Nhiều tác giả
Chủ biên: Nguyễn Công Khanh
Tranh bìa trước : Allycatfoxtrot/Pixabay
Ảnh bìa sau: Elaine Thompson/AP
Ngàn Xanh xuất bản
Copyright © 2025 by Nguyen Cong Khanh
E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
ISBN: 978-1-944372-10-1
Sách dày 380 trang
Ấn phí: US $20.00
 
 
 

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com