Trong cuộc sống hiện đại ngày nay chúng ta phải đối mặt với đủ các áp lực từ mọi phía: công việc, gia đình, tiền bạc. Điều này rất dễ khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng, nóng giận mất bình tĩnh. Vậy chúng ta cần làm gì khi rơi vào các tình huống đó. Dưới đây là 9 phương pháp đơn giản giúp bạn giữ bình tĩnh vượt qua các cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống.
1. Tạm dừng và hít thở sâu
Điều đầu tiên bạn cần làm khi bạn thấy mình đang rơi vào trạng thái căng thẳng, hay nóng giận là hãy hít một hơi thật sâu. Đừng hành động vội vàng, vì những hành động bạn làm trong lúc mất bình tĩnh chắc chắn sé khiến bạn phải hối tiếc. Hãy nhắm mắt lại đếm đến 10, để giảm lượng adrenaline (chất do tuyến thượng thận tiết ra khi tức giận, hăng máu) trong não của bạn, sau đó hít thở sâu để bình tĩnh lại.
Carlos Coto, một nhà tâm lí học chuyên nghiên cứu về hoạt động của bộ não gợi ý rằng các bạn có thể áp dụng kĩ thuật thở 4:4, hít vào trong 4 giây, giữ hơi thở trong 4 giây, rồi thở ra chậm rãi trong 4 giây. Hãy lặp đi lặp lại kĩ thuật này cho đến khi bạn cảm thấy mình đủ bình tĩnh để phản ứng.
2. Bình tĩnh nhìn lại và tự hỏi một số câu đơn giản
Không bao giờ được phép phản ứng ngay khi bạn đang thực sự kích động. Khi đó bạn đang là một nồi nước sôi có thể gây bỏng cho chính bạn và người khác, cần phải nhìn lại , tự hỏi mình một số câu hỏi để đánh giá tình hình.
Tình huống căng thẳng này liệu mình có thể kiểm soát bản thân không?
Điều gì đang làm mình mất bình tĩnh vậy?
Liệu vấn đề đó có đáng để như vậy không?
Làm thế nào để mình hành xử đúng mực khi đang tức giận đây?
Mình đang tức giận sao?
Mình đang hoa chân múa tay một cách điên cuồng sao?
Ai mà muốn làm việc với một người như thế chứ? Chắc chắn là không rồi.
Những câu hỏi đơn giản này sẽ kích thích phần trí tuệ trong bộ não của bạn để bạn không làm ra những phản ứng thái quá. Tin tôi đi đó là những câu hỏi đơn giản nhưng vô cùng kì diệu.
3. Nghĩ về những điều bạn muốn làm tiếp theo, bình tĩnh và tập trung vào đó
Bạn không thể kiểm soát hành vi của người khác, nhưng bạn có thể kiểm soát hành vi của chính mình. Bạn phải hiểu rằng cuộc sống không thể hoàn toàn diễn ra theo ý mình. Hãy suy nghĩ về những điều bạn muốn làm trong một giờ tiếp theo hoặc vài ngày tới thay vì tập trung vào điều khiến bạn tức giận. Suy nghĩ của bạn sẽ chuyển dần từ sự giận dữ sang những điểu giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
4. Gọi tên ( gắn nhãn) cảm xúc của bạn chỉ trong một hoặc hai từ
Một thủ thuật khác để giữ bình tĩnh và vượt qua các cảm xúc tiêu cực là hãy gắn nhãn cho nó một cái tên đơn giản chỉ một hay hai từ. Nghiên cứu não cho thấy khi bạn gọi tên các cảm xúc tiêu cực của bạn một cách ngắn gọn sẽ làm giảm tác động của chúng. Việc bạn cố gắng kìm nén cảm xúc của mình có thể gây ra phản tác dụng.
Kevin Ochsner một giáo sư tâm lí tại đại học Columbia nói việc kìm nén cảm xúc tiêu cực có thể giúp hành động bên ngoài của bạn trông tốt hơn nhưng bên trong bạn sẽ phải chịu áp lực, thậm chí gây ra stress kéo dài. Vì vậy khi bạn cảm thấy khủng khiếp, thay vì nghĩ về một mớ hỗn độn thì bạn hãy mô tả cảm xúc đó bằng một hoặc hai từ như: Bực mình? Thất vọng? Tồi tệ. Khi gắn nhãn cho cảm xúc bằng những cái tên đơn giản bạn sẽ cảm thấy nó cũng chỉ có như thế.
5. Hãy loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực mà bạn có trong đầu
Điều này bao gồm các tư tưởng oán thù như “ Thật không công bằng” “Hắn ta sẽ phải trả giá” “ Tôi sẽ làm cho ra nhẽ”. Suy nghĩ như vậy sẽ không giúp đỡ được bạn. Nó chỉ làm cho sự bực tức của bạn tồi tệ hơn. Hãy loại bỏ những ý nghĩ đó đi. Ngoài ra bạn cũng nên tránh sử dụng những ngôn từ mang tính chỉ trích, áp đặt chẳng hạn như: Bạn luôn luôn như thế, Bạn không bao giờ biết lắng nghe người khác, Bạn phải nên biết suy nghĩ đi. Những lời nói đó chỉ làm tình hình trầm trọng hơn mà thôi. Thay vào đó bạn nên tập trung suy nghĩ về những điều tích cực.
6. Hãy viết ra những điều mà bạn đã trải qua vào đâu đó, một quyển nhật kí chẳng hạn.
Nếu bạn vẫn khó chịu về một việc ngay cả sau khi bạn đã cố gắng loại bỏ nó khỏi suy nghĩ thì hãy cố gắng viết nó ra. Những tư tưởng tiêu cực dai dẳng có xu hướng kéo dài và rất dễ bùng lên thành một cơn giận dữ khi có một hành động khiêu khích nhỏ. Viết ra những cảm xúc của bạn có tác dụng làm dịu nó lại và khiến bạn cảm thấy rõ ràng hơn cho phép bạn xử lí các vấn đề phức tạp và đưa ra giải pháp. Nó cũng làm cho não của bạn, nó có thể ngừng ám ảnh về vấn đề này, vì bây giờ vấn đề đã được ghi lại vào một nơi cố định.
7. Chia sẻ với ai đó về tình trạng của bạn
Một trong những điều là cho chúng ta căng thẳng và dễ nổi nóng là những cảm xúc tiêu cực bị mắc kẹt trong đầu của chúng ta. Nếu bạn có một người bạn hãy chia sẻ với họ về những cảm xúc tiêu cực của bạn. Chia sẻ với ai đó và tống tất cả những muộn phiền của bạn ra khỏi lồng ngực sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái hơn. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên cảm thấy giận dữ, thất vọng và tính khí đó gây ra các rắc rối trong công việc, trong các mối quan hệ của bạn thì bạn nên xem xét để trò chuyện một cách chuyên nghiệp với một chuyên gia tâm lí để tìm các giải pháp cho vấn đề của bạn.
8. Dập tắt cơn giận dữ của bạn bằng cách tập thể dục
Nếu bạn kìm nén cơn giận dữ của bạn càng nhiều thì các cơn giận dữ sẽ xuất hiện thường xuyên và với cường độ mạnh hơn. Một cách rất hay để giải tỏa cơn giận dữ của bạn là dồn nó vào trong các hoạt động thể dục. Bạn có thể nâng tạ, chạy bộ, đặc biệt là tập võ hãy dồn hết sự giận dữ của bạn vào trong đó sẽ giúp cải thiện tâm trạng của bạn, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Nếu như bạn cảm thấy buồn kinh khủng, thì hãy ngủ một giấc, giấc ngủ sẽ giúp bạn thư thái hơn.
9. Đi ra ngoài và hòa mình vào với thiên nhiên
Mẹo cuối cùng để giữ bình tĩnh trong các tình huống căng thẳng đó là bạn hãy bước ra ngoài đón nhận nguồn không khí trong lành và ánh sáng mặt trời. Đó cũng là lí do vì sao chúng ta thường thích đi du lịch khi cảm thấy ức chế trong cuộc sống. Bạn cũng có thể chỉ mất vài phút đi bộ dưới hàng cây xanh rì rào gió thổi. Ngắm những cánh chim chao liệng trên bầu trời cảm nhận từng ngọn gió lùa qua mái tóc của bạn. Hòa mình vào thiên nhiên. Không khí trong lành sẽ giúp bạn bình tĩnh lại, chúng ta sẽ thấy được những điều tốt đẹp.
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc bạn dành thời gian trong một không gian xanh sẽ giúp bạn giảm căng thẳng. Thậm chí bạn chỉ cần đi đến một công viên gần chỗ làm trong giờ nghỉ trưa cũng giúp bạn làm việc thư thái hơn. Đó cũng là lí do nhiều nhân viên văn phòng có thú vui trồng cây xanh. Tác dụng của thiên nhiên đối với việc giảm căng thẳng là rất tốt. Suy cho cùng con người cũng do tự nhiên sinh ra và còn gì thư thái hơn khi nằm trong vòng tay của mẹ mình.