User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
nhanbancuacuocsong
 
(Quy Tâm Đại Chúng)
 
Bài này được dựa theo ý tưởng trong bài giảng với tựa đề “Ba Chiều Của Một Đời Sống Trọn Vẹn” của nhà hoạt động phong trào công dân và cũng là Mục Sư Martin Luther King. Bài viết này xin mạo muội khai triển theo chiều hướng cho ACE đang tranh đấu cho Quyền Con Người, những ai quan tâm đến vận mệnh Dân Tộc và các bạn thực tâm xây dựng con người Nhân Bản.
 
Trong đời sống ở mỗi chúng ta, hầu hết ai cũng có những sự mong muốn tốt đẹp cho chính mình (đó là Chiều Dài của đời sống); từ niềm vui, hạnh phúc và đến phú quý.
 
Chúng ta luôn muốn làm gì đó cho những người thân yêu và xã hội (đó là Chiều Rộng của cuộc sống); từ việc giúp đỡ người thân yêu hoạn nạn cho đến hỗ trợ các việc từ thiện nạn nhân do thiên tai xảy ra hay đấu tranh cho những bất công trong cuộc sống.
 
Và ở mỗi chúng ta luôn cầu nguyện ơn trên (Thượng Đế) hầu nâng đỡ; đó là tâm nguyện cho tâm linh được bình an, hầu để có đủ nghị lực làm được những gì hơn với khả năng của chính mình, đó là người sống với tâm hướng cho đại chúng (đó là Chiều Cao của chính ta); từ niềm tin vào thiêng liêng đến đạo đức của đạo làm người.
 
- Đời sống “chiều dài” là sự mong muốn cho chính mình thường là ưu tiên một, và mọi cố gắng điều dành vào cho chính mình để có được những gì mình Cần có, đó là đem lại lợi ích cho chính bản thân mình; nhằm nỗ lực để đạt được mục tiêu và hoài bão. Từ việc ăn no mặc ấm, cho đến ăn sang mặt đẹp; hoàn toàn thực tế với điều mình mong muốn; cũng như muốn không vất vả thì phải có kiến thức, muốn không gian manh thì phải có trình độ, muốn không thiếu hụt thì phải cố gắng dù khó khăn nào cũng phải vượt qua, muốn góp phần công cuộc thì phải có sự hiểu biết nhu cầu cần thiết của đời sống trên quê hương đó. Người sống Chiều Dài cần phải có yếu tố luôn kiên trì, dũng cảm và trực tính sẽ đạt nhiều hiệu quả cho chính mình.
 
Những ai chỉ sống ở “chiều dài” thường sống vị kỷ, tự tạo cho ta những thành quả cá nhân, tự tạo cho ta bức tường để một mình ta tung tăng trong bốn vách tường một cách thỏa thích, có khi đến cuối đời vẫn chỉ có ta và ta. Thường người sống với đời sống “chiều dài” luôn đạt được thành quả, nhưng những thành quả này chỉ được trầm trộ chứ không mấy được trân trọng. Nhưng người sống đời sống này thường đạt được đỉnh cao, vì họ là những người có ý chí và nghị lực, nhưng có tâm nguyện tốt sẽ trở thành kẻ sĩ.
 
“Nếu không thể làm cây thông trên đỉnh đồi
Hãy làm một bụi cây trong thung lũng – Nhưng
hãy làm bụi cây xanh tốt nhất trên sườn núi.
Hãy làm một bụi cây, nếu không thể thành cây cao bóng cả
Nếu không thể thành đại lộ, hãy là một lối mòn.
Nếu không thể thành mặt trời, thì hãy trở thành tinh tú
Thắng hay thua không đo bằng kích thước.
Dù có là ai hay có là gì thì hãy trở thành điều tốt nhất.”
“và khi bạn làm được điều này, bạn đã làm chủ được chiều dài”.
Bài thơ của Mục Sư Martin Luther King
 
- Cuộc sống “Chiều Rộng” là người nhận thức được sống trong một xã hội thì không thể chỉ có biết ta là ta, mà ta còn có Bổn Phận phải giao tiếp với mọi người chung quanh, trách nhiệm với người thân yêu hay hàng xóm hay những người ta giao dịch để có một cuộc sống ngoài bốn bức tường; đó là cuộc sống đem lại Phúc Lợi cho người khác. Vì vậy, người sống Chiều Rộng thường cảm nhận sự thiếu thốn của những người kém may mắn, những người hoạn nạn, và những người lâm cảnh lầm than. Người sống với cuộc sống “chiều rộng” luôn quan tâm đến đời sống của mọi người, dù người đó là những người tung tăng với đời sống chiều dài, và những người kém may mắn hơn ta, hay chính mình thấu được sự bế tắc của cả một dân tộc là nỗ lực góp phần tranh đấu cho dân tộc được tồn tại. Người sống Chiều Rộng trong cuộc sống chính là người phục vụ cho đại chúng, là người có tinh thần cộng đồng (đây chính là chiều rộng của cuộc sống của những người có nhân tâm).
 
- Kế đến là Chiều Cao của chính ta. Chiều này, luôn ngự trị ở trong lòng và tâm trí ở mỗi người, dù ta có tín ngưỡng nào, hay tâm linh nào, chúng ta luôn cầu nguyện vào đấng linh thiêng nào mà ta đặc niềm tin để cho tâm hồn ta được tốt đẹp và bình an; với tâm linh thường người ta cầu nguyện hướng thượng, hầu để làm việc tốt, với tính ngưỡng thường người ta cầu nguyện cho tha nhân, hầu để giải thoát tâm hồn lầm lối, với nguyện vọng thường con người ước nguyện làm gì đó ngoài khả năng của họ để có thể giải cứu cho đại chúng khỏi cảnh lầm than. Khi người sống “chiều cao” luôn có đức tính bác ái, luôn sống đạo đức, và thường mang lại niềm tin cho mọi người.
 
Những Kẻ Chỉ Sống “Chiều Dài” Là Rào Cản Của Nhân Loại
 
Những ai cả đời chỉ sống chiều dài thường thì gặp những trắc trở ở đâu đó trong quãng đường họ đi qua, hoặc ở cuối đời họ luôn gặp phải bế tắc của chính họ. Nhất là những kẻ tham danh háo lợi thường bất ổn nhất trong cuộc sống, rồi họ phải xoay qua chiều rộng và chiều cao để mong được vượt thoát hay cứu rỗi. Thường những người chọn Chỉ sống đời sống chiều dài luôn là những kẻ đem lại sự bất nhân, thiếu đạo đức và là mối đe dọa cho mọi người khác; từ lợi dụng việc chung để tư lợi, từ làm dụng quyền lực để bóc lột người dân, từ nắm chức quyền để cưỡng chế của dân, và cầm quyền để cai trị con người.
 
Những Ai làm Chủ “Chiều Dài” Và Đồng Hành Với Cuộc Sống “Chiều Rộng” Là Nhân Sĩ
 
Còn người có đời sống “chiều dài” và luôn Đồng Hành với “chiều rộng” thường vượt qua những trở ngại trong cuộc sống, họ luôn biểu hiện sự kết nối tốt với mọi người chung quanh, họ luôn biểu hiện những cảm nhận của họ dành cho mọi sự trong xã hội; qua những cử chỉ và hành động như cứu trợ, từ thiện hay nâng đỡ người hoạn nạn. Hầu hết họ là những người xăn tay áo cuốn lai quần xông pha vào chuyện chung, nhằm góp phần bảo vệ và tranh đấu cho sự công bằng trong xã hội, cũng nhưng quyền sống của con người trong một quốc gia. Người sống đời sống có Chiều Dài với ý thức và cuộc sống có Chiều Rộng với tâm hồn tha nhân thường trở thành những bậc nhân sĩ đáng quý trong xã hội.
 
Ba Chiều Của Cuộc Sống Trọn Vẹn
 
Một khi người sống “chiều dài” của đời sống và “chiều rộng” của cuộc đời luôn có tâm tính hướng thượng, và thường thì người đó hướng lên Chiều Cao; đó là tâm linh là tính ngưỡng và đặt để tâm hồn mình vào những gì cao thượng nhất. Người hướng lên “chiều cao” thường trở thành những bậc vĩ nhân, họ là bậc đáng tôn kính như: Đức Phật Thích Ca, Đức Chúa Jesus, Thánh Ghandi, Mẹ Teresa, v.v… vì chính họ là những vị cứu rỗi cho nhân loại, cho dân dộc và luôn bên vực cho quyền làm người, và cho chính con người họ coi là giá trị cần phải yêu thương và đùm bọc.
 
Hiện nay những ai theo chủ thuyết vô thần, họ trở thành những kẻ tà quyền, họ luôn hành sự thiếu nhân đạo. Vì họ là những kẻ không bao giờ sống cuộc sống “chiều cao”, họ luôn phủ nhận giá trị của thiêng liêng và tâm linh, họ hành xử theo duy vật chứ không duy tâm.
 
Bởi thế, trên đường dài họ sẽ phải khuất phục dưới tất cả những ai có “ba chiều của một cuộc sống”, và chính những ai đang Thực Hiện cuộc sống “ba chiều” sẽ những người chiến sĩ đáng trân trọng cho cuộc đấu tranh cho Nhân Bản.
 
Để kết thúc bài chia sẻ, xin được gửi đến ACE lời nhắn nhủ của nhà hoạt động và là Mục Sư Martin Luther King như sau:
 
“Khi bạn đạt được cả ba chiều kích thước này lại với nhau, bạn có thể bước đi mà không bao giờ mệt mỏi. Bạn có thể nhìn lên và thấy các ngôi sao ban mai đang ca hát với nhau, và các thiên sứ đang reo vui. Khi bạn có được cả ba chiều trong đời của chính mình, sự phán xét sẽ rơi xuống như nước chảy, và sự chính trực sẽ như một dòng suối mạnh mẽ tuôn chảy”.
 
Ngày 15 tháng 1 năm 2021
(Nhân ngày sinh nhật của Ngài)
 
Ghi chú: Bài này viết ngày 3 tháng 9 năm 2017 trước khi bị giam cầm, nay đăng lại và chia sẻ cùng mọi người. Trân trọng.
 
Michael PhuongMinh Nguyen
 
Nguồn: Fb Diễn Đàn Người Phần Lan

 

Tìm các bài LỜI HAY Ý ĐẸP khác theo vần ABC . . .

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com