
Gỏi cá mai
Ngày xưa, mỗi khi từ xa về quê thăm nhà, Hưng hay được người cô cạnh nhà kêu lại cho ăn món gỏi cá mai. Nhà cạnh nhau nên cô biết ba má Hưng hình như không bao giờ có làm món này, một món mà quê Hưng ai ăn cũng nói ngon. Nhà cô làm biển, có xuồng nên mặc sức ăn cá. Nhà ba má Hưng làm nghề bán quán, cá ăn hằng ngày phải mua, nhưng hầu như cũng chỉ với cá biển, thậm chí khi trời động, ghe xuồng không dám đi đánh bắt cá, nhà cũng chỉ ăn cơm với cá khô biển, trứng vịt..., chớ thuở đó Hưng chưa được ăm cơm với các món cá đồng. Mà hình như chợ nơi quê hương vùng biển của Hưng không có bán cá đồng thì phải, dù chỉ cách làng hai cây số đã thấy ruộng vườn, không cò bay thẳng cánh như ở miền Tây, thì cũng là những cánh đồng lớn.
Người cô tưởng Hưng đi xa về chắc thèm món "nhậu" của quê hương lắm, nên cô ân cần mời mọc. “Mày về gặp lúc cô đang làm món gỏi cá mai. Lại ăn đi Hưng! Không phải ngày nào cô cũng làm đâu.” Gỏi cá mai thì một trăm phần trăm làm bằng cá mai. Những con cá mai màu trắng như bột bình tinh, nhỏ như ngón tay, được chặt đầu lóc thịt đề lấy xương ra, sau đó được bóp với giấm chua. Để một khoảng thời gian cho thịt cá đủ chín vì giấm, cô cho gia vị vào và trộn đều lên. Hình như ngoài tiêu, đường, muối, nước mắm, tỏi.
Gỏi cá mai không bao giờ thiếu thính được. Gỏi làm đơn giản nhưng ăn rất ngon. Gỏi cá và rau sống được cuốn trong bánh tráng, chấm nước mắm - một loại nước mắm được pha chế thật đặc biệt cho các món gỏi cá. Ngày đó, còn học sinh, Hưng không biết uống rượu đế, nhưng nhìn miệng người dượng khi cắn một miếng mồi gỏi cá mai xong, nhấp một miếng rượu đế, Hưng cũng biết dượng đã "sung sướng mát trời ông Địa." Nhất là cái khà sau khi hớp một hớp rượu thật "đã cú mèo." Sau này, ít cá mai, người ta cũng làm gỏi với cá trích, nhưng ăn không ngon bằng ăn với cá mai.
Nhà Hưng ngày đó không phải là không thường ăn cá mai, nhưng má Hưng hay nấu cá mai trong "mơ-nui" rất thường của má là cá nấu hành ớt. Đúng là cá chỉ có nấu với hành và ớt. Không hiểu sao, má Hưng rất thích ăn cách nấu đơn giản này, y như Hưng lúc nào cũng thích ăn sáng với xôi. Má không thích gỏi cá, cá nấu chua, cá chiên, cá kho gì cả. Nếu có nấu là vì chồng vì con, chớ riêng má món cá nấu hành ớt là ngon nhất. Món này không nhất thiết má nấu với cá Mai, mà với nhiều loại cá khác như cá đối, cá đổi dạ, cá chét, cá xanh xương...
Sau khi làm cá sạch sẽ xong, trong khi bắt nồi nước lên lò, má lo rửa vài tép hành lá và một hai trái ớt. Nước sôi má bỏ cá vô. Khi cá gần chín má nêm nước mắm, muối, đường. Trước khi nhấc nồi ra khỏi bếp má lấy chày giã hành và ớt trong cái cối nhỏ rồi bỏ vào nồi. Sau cùng má rắc tiêu. Má làm chậm rãi. Ngọn lửa hồng làm hồng khuôn mặt người nội trợ. Chỉ có vậy thôi má đã làm xong buổi cơm chiều cho gia đình.
Bây giờ ở trời Âu hình như món cá nấu hành ớt của má ngày nào cũng theo Hưng qua đến tận đây. Chắc là có "gen" từ má nên Hưng rất thích món này. Nhưng cũng chỉ thỉnh thoảng thôi Hưng mới kêu bà xã nấu, vừa đơn giản vừa có nước để "lua cơm.” Không có cá mai ở trời Âu này thì nấu với cá hồi cũng được. Còn ngoài ra thì để bà xã còn thi thố các món khác như hủ tiếu, phở, bún bò huế, bánh canh, bánh xèo, bánh bao v.v..
Quê hương Hưng từ khi anh lên ba lên bốn, anh nhận biết đó là một làng quê nằm cạnh biển. Thuở đầu đời của đứa con nít đã biết cuộc đời mình gắn liền với sóng biển, chiếc xuồng, ghe, dân làm biển và những bữa cơm ăn với các món ăn từ biển. Canh chua má hay nấu với cá thiều, cá ngác. Thật chua vì nhờ má bỏ me nhiều. Những vắt me chín có màu sắc nâu như màu Chocola. Lúc cạn nồi vẫn còn nằm dưới đáy. Thật thơm vì có rau ngò om. Cá chiên má hay chiên với cá đối, cá rựa ăn với nước mắm tỏi ớt cay cay. Cá kho má kho với cá bạc má, cá đù, cá đối, cá nục.... Khi muốn đổi món, má chưng cua, chưng ghẹ ăn với cơm. Mùi hành, tiêu, tỏi, nước mắm trong cua, ghẹ thơm phưng phức. Không có cua, ghẹ, má xào mực, hoặc ngao, chan chan, chem chép cũng qua buổi cơm.
Thấy người ta bán nhiều tôm má mua về làm cho món tôm rim, tôm kho mặn. Khi nhà có người bịnh má nấu cho nồi cháo với cá thụt cá khoai đầy mùi tiêu hành cho mau giải cảm. Gặp lúc chợ bán nhiều rau tươi như cải bẹ xanh, bẹ trắng, mồng tơi má cũng mua về để nấu với tôm, với cá đối, cá liệt chỉ. Gặp lúc có con ruốc nhiều má mua ruốc tươi về xào khô với hành, tiêu, nước mắm cũng xong cho bữa cơm. Còn ăn với trứng vịt chiên hoặc luộc giằm nước mắm và cá khô hoặc ăn cơm với tương, chao, đậu hũ thì chỉ khi nào trời động, có bão, xuồng ghe không dám ra khơi đánh bắt cá.
Khi lên sáu lên bảy, những buổi sáng cầm tập viết đi học Tiểu Học trường làng, ngoài món xôi, món khoai, bắp, hay những món người lớn thích ăn mà con nít cũng không chê như bánh đúc, bánh bèo, bánh khoái, bánh yểu, bánh nghệ, cháo lòng, bánh canh... Hưng cũng thích ăn bánh mì với cá bạc má kho. Mùa cá bạc má, cá bán rẻ rề, mọi nhà đều mua về kho cả nồi lớn để dành ăn. Sáng sáng người lớn ăn cơm nguội với cá bạc má, con nít lấy cá nhét vô ổ bánh mì, tay cầm miệng nhai, lơn tơn đến trường.
Người cô tưởng Hưng đi xa về chắc thèm món "nhậu" của quê hương lắm, nên cô ân cần mời mọc. “Mày về gặp lúc cô đang làm món gỏi cá mai. Lại ăn đi Hưng! Không phải ngày nào cô cũng làm đâu.” Gỏi cá mai thì một trăm phần trăm làm bằng cá mai. Những con cá mai màu trắng như bột bình tinh, nhỏ như ngón tay, được chặt đầu lóc thịt đề lấy xương ra, sau đó được bóp với giấm chua. Để một khoảng thời gian cho thịt cá đủ chín vì giấm, cô cho gia vị vào và trộn đều lên. Hình như ngoài tiêu, đường, muối, nước mắm, tỏi.
Gỏi cá mai không bao giờ thiếu thính được. Gỏi làm đơn giản nhưng ăn rất ngon. Gỏi cá và rau sống được cuốn trong bánh tráng, chấm nước mắm - một loại nước mắm được pha chế thật đặc biệt cho các món gỏi cá. Ngày đó, còn học sinh, Hưng không biết uống rượu đế, nhưng nhìn miệng người dượng khi cắn một miếng mồi gỏi cá mai xong, nhấp một miếng rượu đế, Hưng cũng biết dượng đã "sung sướng mát trời ông Địa." Nhất là cái khà sau khi hớp một hớp rượu thật "đã cú mèo." Sau này, ít cá mai, người ta cũng làm gỏi với cá trích, nhưng ăn không ngon bằng ăn với cá mai.
Nhà Hưng ngày đó không phải là không thường ăn cá mai, nhưng má Hưng hay nấu cá mai trong "mơ-nui" rất thường của má là cá nấu hành ớt. Đúng là cá chỉ có nấu với hành và ớt. Không hiểu sao, má Hưng rất thích ăn cách nấu đơn giản này, y như Hưng lúc nào cũng thích ăn sáng với xôi. Má không thích gỏi cá, cá nấu chua, cá chiên, cá kho gì cả. Nếu có nấu là vì chồng vì con, chớ riêng má món cá nấu hành ớt là ngon nhất. Món này không nhất thiết má nấu với cá Mai, mà với nhiều loại cá khác như cá đối, cá đổi dạ, cá chét, cá xanh xương...
Sau khi làm cá sạch sẽ xong, trong khi bắt nồi nước lên lò, má lo rửa vài tép hành lá và một hai trái ớt. Nước sôi má bỏ cá vô. Khi cá gần chín má nêm nước mắm, muối, đường. Trước khi nhấc nồi ra khỏi bếp má lấy chày giã hành và ớt trong cái cối nhỏ rồi bỏ vào nồi. Sau cùng má rắc tiêu. Má làm chậm rãi. Ngọn lửa hồng làm hồng khuôn mặt người nội trợ. Chỉ có vậy thôi má đã làm xong buổi cơm chiều cho gia đình.
Bây giờ ở trời Âu hình như món cá nấu hành ớt của má ngày nào cũng theo Hưng qua đến tận đây. Chắc là có "gen" từ má nên Hưng rất thích món này. Nhưng cũng chỉ thỉnh thoảng thôi Hưng mới kêu bà xã nấu, vừa đơn giản vừa có nước để "lua cơm.” Không có cá mai ở trời Âu này thì nấu với cá hồi cũng được. Còn ngoài ra thì để bà xã còn thi thố các món khác như hủ tiếu, phở, bún bò huế, bánh canh, bánh xèo, bánh bao v.v..
Quê hương Hưng từ khi anh lên ba lên bốn, anh nhận biết đó là một làng quê nằm cạnh biển. Thuở đầu đời của đứa con nít đã biết cuộc đời mình gắn liền với sóng biển, chiếc xuồng, ghe, dân làm biển và những bữa cơm ăn với các món ăn từ biển. Canh chua má hay nấu với cá thiều, cá ngác. Thật chua vì nhờ má bỏ me nhiều. Những vắt me chín có màu sắc nâu như màu Chocola. Lúc cạn nồi vẫn còn nằm dưới đáy. Thật thơm vì có rau ngò om. Cá chiên má hay chiên với cá đối, cá rựa ăn với nước mắm tỏi ớt cay cay. Cá kho má kho với cá bạc má, cá đù, cá đối, cá nục.... Khi muốn đổi món, má chưng cua, chưng ghẹ ăn với cơm. Mùi hành, tiêu, tỏi, nước mắm trong cua, ghẹ thơm phưng phức. Không có cua, ghẹ, má xào mực, hoặc ngao, chan chan, chem chép cũng qua buổi cơm.
Thấy người ta bán nhiều tôm má mua về làm cho món tôm rim, tôm kho mặn. Khi nhà có người bịnh má nấu cho nồi cháo với cá thụt cá khoai đầy mùi tiêu hành cho mau giải cảm. Gặp lúc chợ bán nhiều rau tươi như cải bẹ xanh, bẹ trắng, mồng tơi má cũng mua về để nấu với tôm, với cá đối, cá liệt chỉ. Gặp lúc có con ruốc nhiều má mua ruốc tươi về xào khô với hành, tiêu, nước mắm cũng xong cho bữa cơm. Còn ăn với trứng vịt chiên hoặc luộc giằm nước mắm và cá khô hoặc ăn cơm với tương, chao, đậu hũ thì chỉ khi nào trời động, có bão, xuồng ghe không dám ra khơi đánh bắt cá.
Khi lên sáu lên bảy, những buổi sáng cầm tập viết đi học Tiểu Học trường làng, ngoài món xôi, món khoai, bắp, hay những món người lớn thích ăn mà con nít cũng không chê như bánh đúc, bánh bèo, bánh khoái, bánh yểu, bánh nghệ, cháo lòng, bánh canh... Hưng cũng thích ăn bánh mì với cá bạc má kho. Mùa cá bạc má, cá bán rẻ rề, mọi nhà đều mua về kho cả nồi lớn để dành ăn. Sáng sáng người lớn ăn cơm nguội với cá bạc má, con nít lấy cá nhét vô ổ bánh mì, tay cầm miệng nhai, lơn tơn đến trường.
Khi mười ba tuổi phải về thị xã học, Hưng mới biết ăn với những loài cá nước lợ, như cá hàm ếch. Rồi khi mười sáu tuổi về Sài Gòn Hưng mới biết ăn các món cá đồng như cá lóc nấu chua, cá khô sặc, mới biết đến món lươn um v.v.. Ở Sài Gòn rồi Hưng mới biết người dân nơi đây cũng rất thích món canh chua với đầu cá lóc.
Nhưng sau này về thăm quê vợ của người cậu, nơi cá biển cũng có hằng ngày mà cá đồng cũng được ưu đãi, được cậu mợ rủ ăn cơm một bữa với cá lóc nấu canh chua với lá me. Thật nhiều lá me. Đúng là bữa ăn để đời! Cá lóc nấu với lá me xong, còn nóng hổi, mợ vớt ra trên dĩa nước mắm nguyên chất, có trái ớt đỏ đã được giằm ra, ăn với cơm còn bốc hơi nghi ngút. Món ăn đơn giản, bữa ăn bình thường, và chỉ có một món nhưng lại là món ăn để đời! Món ăn gì vừa nóng, vừa chua lại vừa cay và béo thơm của loại cá lóc tươi vừa mới bắt. Thịt còn ngọt và thơm.
Từ Sài Gòn lai rai xuống miền Tây. Hồi còn ở Việt Nam, có một lần Hưng theo người bạn về An Giang chơi hai ngày cuối tuần. Lúc này là thời điểm năm 1978, thời của củ nần, khoai mì, bo bo lên ngôi. Thời của đói! Vậy mà nơi có địa danh Thốt Nốt thuộc tỉnh An Giang này xôi rẻ ơi là rẻ, nếu so với Sài Gòn. Còn gạo thì nhà thằng bạn ăn gạo trắng tinh không độn gì cả. Đúng là trời ưu đãi cho dân miền Tây. Những cánh đồng bát ngát. Cò bay thẳng cánh. Vô bữa cơm, má thằng bạn nấu cho ăn với cá trê giầm nước mắm. Ngon "hết sẩy", nhờ có những lát gừng. Hỏi ra thằng bạn cho biết, ở đây dân không ăn cá biển, quanh năm ăn với cá đồng, vì cá biển chở từ Rạch Giá, đường xa đến nơi cá đã có mùi. Thật là nghịch đời, quê Hưng quanh năm cá biển, cũng là trên đất nước Việt Nam, nhà bạn lại quanh năm cá đồng.
Nhưng sau này về thăm quê vợ của người cậu, nơi cá biển cũng có hằng ngày mà cá đồng cũng được ưu đãi, được cậu mợ rủ ăn cơm một bữa với cá lóc nấu canh chua với lá me. Thật nhiều lá me. Đúng là bữa ăn để đời! Cá lóc nấu với lá me xong, còn nóng hổi, mợ vớt ra trên dĩa nước mắm nguyên chất, có trái ớt đỏ đã được giằm ra, ăn với cơm còn bốc hơi nghi ngút. Món ăn đơn giản, bữa ăn bình thường, và chỉ có một món nhưng lại là món ăn để đời! Món ăn gì vừa nóng, vừa chua lại vừa cay và béo thơm của loại cá lóc tươi vừa mới bắt. Thịt còn ngọt và thơm.
Từ Sài Gòn lai rai xuống miền Tây. Hồi còn ở Việt Nam, có một lần Hưng theo người bạn về An Giang chơi hai ngày cuối tuần. Lúc này là thời điểm năm 1978, thời của củ nần, khoai mì, bo bo lên ngôi. Thời của đói! Vậy mà nơi có địa danh Thốt Nốt thuộc tỉnh An Giang này xôi rẻ ơi là rẻ, nếu so với Sài Gòn. Còn gạo thì nhà thằng bạn ăn gạo trắng tinh không độn gì cả. Đúng là trời ưu đãi cho dân miền Tây. Những cánh đồng bát ngát. Cò bay thẳng cánh. Vô bữa cơm, má thằng bạn nấu cho ăn với cá trê giầm nước mắm. Ngon "hết sẩy", nhờ có những lát gừng. Hỏi ra thằng bạn cho biết, ở đây dân không ăn cá biển, quanh năm ăn với cá đồng, vì cá biển chở từ Rạch Giá, đường xa đến nơi cá đã có mùi. Thật là nghịch đời, quê Hưng quanh năm cá biển, cũng là trên đất nước Việt Nam, nhà bạn lại quanh năm cá đồng.
*
Những ngày sau khi đất nước đổi thay, Hưng yêu một người con gái ở cùng thị xã với anh. Cuộc sống sau 75 đầy khó khăn, nhưng tình yêu vẫn mở rộng trong lòng của những con người trẻ tuổi. Hưng và Yến gặp nhau trong trường mỗi buổi sáng, nhưng buổi chiều vẫn thấy nhớ nhung. Nỗi nhớ nhung gậm nhấm trong cả buổi chiều, trong lúc đêm về. Ai đã từng yêu chắc biết. Hình ảnh Yến hiện về trong giấc ngủ Hưng rất thường. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi người phải theo những sinh hoạt đời sống khó khăn của những ngày sau 75, nên hai người phải tạm vắng nhau trong buổi chiều, chỉ chờ gặp lại nhau trong sáng ngày mai nơi ngôi trường hai người đang theo học. Thời gian trôi qua, năm học sắp chấm dứt, trường xã hội chủ nghĩa nên học sinh phải đi lao động, đi làm thủy lợi.
Những ngày làm thủy lợi là những ngày khổ mà vui, vui mà khổ. Những buổi trưa nắng trong giờ nghỉ ăn cơm hai người yêu nhau mới có dịp ngồi ăn chung với nhau trên con đê trong vùng nước lợ, bên cạnh những khối đất được học sinh vừa đào lên. Sình lầy còn đọng tay chân. Nước màu vàng dưới những con kinh Thủy Lợi không thể rửa sạch những vết dơ do công việc "đồng án" bất đắc dĩ này. Nhưng vui là vì những người yêu nhau được ngồi ăn chung với nhau. Chiếc áo bà ba màu trắng ngà của Yến dùng cho lao động, chiếc quần dài đen của cô nữ sinh với hai ống quần đã dính đầy bùn đất. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Mặt Yến hồng hào vì nắng với những giọt mồ hôi đọng trên tráng có dính vài cọng tóc. Trong lúc Yến bới cơm ra chén cho tổ, Hưng ngồi nhìn Yến với nỗi cảm thông cho những cô gái sanh trong thời đại hôm nay. Những cô con gái hoặc hiền hoà hoặc kiêu sa đều có cùng chung số phận. Cùng chung với đất đỏ ở các nông trường, cùng chung sình lầy ở những khu Thủy Lợi.
Những bữa cơm đạm bạc, vội vã, trên con đê, dưới cơn nắng hè vẫn ngon như muôn đời cho những cặp tình nhân. Ăn cơm với cá chiên và dưa chuột mà xem còn thấy ngon hơn những món ăn ở nhà hàng sang trọng. Ngon vì đói. Ngon vì lao động. Ngon vì tình yêu đã hiện hữu, quanh quẩn đâu đây trong bữa ăn.
Những ngày sau khi đất nước đổi thay, Hưng yêu một người con gái ở cùng thị xã với anh. Cuộc sống sau 75 đầy khó khăn, nhưng tình yêu vẫn mở rộng trong lòng của những con người trẻ tuổi. Hưng và Yến gặp nhau trong trường mỗi buổi sáng, nhưng buổi chiều vẫn thấy nhớ nhung. Nỗi nhớ nhung gậm nhấm trong cả buổi chiều, trong lúc đêm về. Ai đã từng yêu chắc biết. Hình ảnh Yến hiện về trong giấc ngủ Hưng rất thường. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi người phải theo những sinh hoạt đời sống khó khăn của những ngày sau 75, nên hai người phải tạm vắng nhau trong buổi chiều, chỉ chờ gặp lại nhau trong sáng ngày mai nơi ngôi trường hai người đang theo học. Thời gian trôi qua, năm học sắp chấm dứt, trường xã hội chủ nghĩa nên học sinh phải đi lao động, đi làm thủy lợi.
Những ngày làm thủy lợi là những ngày khổ mà vui, vui mà khổ. Những buổi trưa nắng trong giờ nghỉ ăn cơm hai người yêu nhau mới có dịp ngồi ăn chung với nhau trên con đê trong vùng nước lợ, bên cạnh những khối đất được học sinh vừa đào lên. Sình lầy còn đọng tay chân. Nước màu vàng dưới những con kinh Thủy Lợi không thể rửa sạch những vết dơ do công việc "đồng án" bất đắc dĩ này. Nhưng vui là vì những người yêu nhau được ngồi ăn chung với nhau. Chiếc áo bà ba màu trắng ngà của Yến dùng cho lao động, chiếc quần dài đen của cô nữ sinh với hai ống quần đã dính đầy bùn đất. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo. Mặt Yến hồng hào vì nắng với những giọt mồ hôi đọng trên tráng có dính vài cọng tóc. Trong lúc Yến bới cơm ra chén cho tổ, Hưng ngồi nhìn Yến với nỗi cảm thông cho những cô gái sanh trong thời đại hôm nay. Những cô con gái hoặc hiền hoà hoặc kiêu sa đều có cùng chung số phận. Cùng chung với đất đỏ ở các nông trường, cùng chung sình lầy ở những khu Thủy Lợi.
Những bữa cơm đạm bạc, vội vã, trên con đê, dưới cơn nắng hè vẫn ngon như muôn đời cho những cặp tình nhân. Ăn cơm với cá chiên và dưa chuột mà xem còn thấy ngon hơn những món ăn ở nhà hàng sang trọng. Ngon vì đói. Ngon vì lao động. Ngon vì tình yêu đã hiện hữu, quanh quẩn đâu đây trong bữa ăn.
Rồi thời gian qua mau. Mới đó mà đã ba mươi năm trôi qua. Bữa cơm ngày nào trên con đê thủy lợi, với món cá chiên trên, đã được thay thế bằng món "điểm xấm", món "susi" trên xứ người, xứ Cờ Hoa khi Hưng và Yến đã gặp lại nhau sau một thời gian dài. Nơi đây những món ăn không còn mộc mạc đơn sơ như những món ăn nơi quê hương ngày nào. Nơi đây, nơi giàu có nhất thế giới, toàn những món cao lương mỹ vị. Nơi của những người giàu sụ. Nơi của những người thành công. Nơi của những phát minh vượt bực. Nhưng mọi việc đã trễ tràng. Tình yêu đã qua. Phấn son đã nhạt. Đầu xanh không còn. Nên những món ăn dù có ngon hơn, có đồ sộ hơn, nhưng vẫn không ngon bằng những buổi cơm trên bờ đê thủy lợi ngày nào, vẫn không thấy ngon bằng những món do má nấu ngày nào.
Món "điểm xấm", món "susi" trên xứ người có thể rất ngon, nhưng trong một khía cạnh nào đó vẫn không ngon bằng những món ăn mộc mạc đã từng đi chung đường với quê hương, vận nước, tình yêu, tình phụ tử như món cá nấu hành ớt của má; như món cá chiên với dưa chuột ăn với Yến và các bạn trong ngày làm thủy lợi; như gói mì gói hay mấy cũ khoai lang luộc trong những đêm về phải thức suốt đêm để học bài thi của một cậu học sinh.
*
Nhưng cũng có những món ăn "thanh đạm" từ Việt Nam, ở thời kỳ sau 75, nên cho nó đi luôn vào lịch sử, đừng nhắc đến, gợi nhớ làm gì vì nó không phải là "món ăn theo bước di tản", mà là sản phẩm của thời đại đói rách bần cùng sau ngày chấm dứt chiến tranh!
Đó là những củ nần, được hàng đoàn xe bò chở về theo đường của những năm 1977, 1978. Từ xưa cha sanh mẹ đẻ, đâu ai biết củ nần, vậy mà thế hệ thanh thiếu niên vừa lớn của miền Đông Nam phần trong những năm này đã phải ăn củ nần! Nhưng không phải cứ vì đói mà vô rừng đào củ nần về là luộc ngay để ăn như khoai mì khoai lang đâu. Củ nần về, phải lột vỏ, ngâm nước muối cho ra chất độc vài ba ngày, phơi khô... Và khi nấu thì trộn với một ít gạo, vì ăn củ nần không cũng có thể bị xây xẩm mặt mày, đàn bà sẽ bị bịnh hậu!
Món "điểm xấm", món "susi" trên xứ người có thể rất ngon, nhưng trong một khía cạnh nào đó vẫn không ngon bằng những món ăn mộc mạc đã từng đi chung đường với quê hương, vận nước, tình yêu, tình phụ tử như món cá nấu hành ớt của má; như món cá chiên với dưa chuột ăn với Yến và các bạn trong ngày làm thủy lợi; như gói mì gói hay mấy cũ khoai lang luộc trong những đêm về phải thức suốt đêm để học bài thi của một cậu học sinh.
*
Nhưng cũng có những món ăn "thanh đạm" từ Việt Nam, ở thời kỳ sau 75, nên cho nó đi luôn vào lịch sử, đừng nhắc đến, gợi nhớ làm gì vì nó không phải là "món ăn theo bước di tản", mà là sản phẩm của thời đại đói rách bần cùng sau ngày chấm dứt chiến tranh!
Đó là những củ nần, được hàng đoàn xe bò chở về theo đường của những năm 1977, 1978. Từ xưa cha sanh mẹ đẻ, đâu ai biết củ nần, vậy mà thế hệ thanh thiếu niên vừa lớn của miền Đông Nam phần trong những năm này đã phải ăn củ nần! Nhưng không phải cứ vì đói mà vô rừng đào củ nần về là luộc ngay để ăn như khoai mì khoai lang đâu. Củ nần về, phải lột vỏ, ngâm nước muối cho ra chất độc vài ba ngày, phơi khô... Và khi nấu thì trộn với một ít gạo, vì ăn củ nần không cũng có thể bị xây xẩm mặt mày, đàn bà sẽ bị bịnh hậu!
Đó là những hạt bo bo, mà giáo viên, công nhân viên nhà nước trong các khu tập thể sau năm 1975 ăn rất là thường. Hột bobo màu vàng đậm. Nấu rất tốn củi, vì phải nấu lâu cho mềm, trước khi nấu phải ngâm. Nấu xong mà còn cứng ăn rất dễ bị đau bao tử. Nghe nói bo bo là thức ăn cho gia súc ở các nước khác, vậy mà sau 75 các thầy cô giáo ở tập thể ăn rất là... thường!
Đó là những củ khoai mì luộc còn để y nguyên cả vỏ cho các học sinh, giáo sinh nội trú ăn sau ngày đất nước "độc lập thống nhất.” Đây là việc xảy ra ngay tại Sài Gòn. May mà việc ăn uống như thế này thỉnh thoảng mới xảy ra, chớ nếu xảy ra thường chắc là học sinh, sinh viên đã bỏ trường bỏ lớp cả rồi, về quê làm ruộng may có cháo mà ăn. Khoai mì tự thân rất ngon, nhất là khoai mì nhựa tim. Và từ khoai mì người dân Việt có thể chế biến ra các món ăn khác như bánh khoai mì, xôi khoai mì, nhưng để nguyên củ khoai mì luộc cả vỏ lẫn rễ cho cả trăm học sinh nội trú ăn thì hết ý! Hy vọng những món ăn như thế sẽ không bao giờ tái diễn trong những "mơ-nui" của những người nội trợ, các chị trong Tổ Nhà Bếp của Việt Nam.
Việt Nam mình đầy lúa gạo, không như dân ở Afrika nên khoai mì theo thiển nghĩ nên trả nó về nhiệm vụ chính là ăn chơi chớ không phải ăn để no, còn loại khoai mì củ nào củ nấy bằng bắp chân thì giao về cho nhà máy Vedan chuyên sản xuất bột ngọt là hay nhất, đúng giá trị của nó nhất.
*
Tôi đã viết các món ăn theo một hành trình sướng khổ của cuộc đời. Tôi cũng xin tự nhận Hưng chính là tôi, kẻ viết bài này. Tình mẫu tử, tình yêu trai gái, tình yêu quê hương làng xóm,... đã làm nảy sinh ra những ý tưởng và tự nó tràn ra trên trang giấy. Những món ăn viết trong trang giấy này, người viết đã có dịp ăn qua. Từ những món ăn rất ngon, đến những món ăn rất tệ. Có những món ăn hình như không phải để cho con người ăn mà người vẫn phải ăn! Trời đất bao dung đã cho Việt Nam có một vựa lúa khổng lồ. Trước thời kỳ "đổi mới" ở Việt Nam dân mình đói! Sau "đổi mới" gạo trở nên không thiếu. Còn hiện tại ở Việt Nam hình như lúa gạo tồn đọng không có chỗ bán, nên giá rất rẻ.
Nhìn về đất nước ở Afrika, cứ mỗi ngày đều có những con người gục ngã vì chết đói, các em bé thiếu ăn ốm dần rồi chết, họ đâu cần những món ăn ngon, họ chỉ cần có cái gì ăn để không chết đói, tôi chạnh nghĩ thật may mắn cho đất nước Việt Nam mình, đã không chết vì đói mà còn là một nước có rất nhiều món ăn ngon, nổi tiếng. Ngày xưa ở Việt Nam thôi, bây giờ đã lan tràn ra hải ngoại. Hy vọng những món ăn của Việt Nam từ ba miền đất nước cứ tiến vững tiến mạnh. Ngày nào còn người Việt ở hải ngoại, người viết tin tưởng ngày đó còn các món ăn ngon Việt Nam.
Đó là những củ khoai mì luộc còn để y nguyên cả vỏ cho các học sinh, giáo sinh nội trú ăn sau ngày đất nước "độc lập thống nhất.” Đây là việc xảy ra ngay tại Sài Gòn. May mà việc ăn uống như thế này thỉnh thoảng mới xảy ra, chớ nếu xảy ra thường chắc là học sinh, sinh viên đã bỏ trường bỏ lớp cả rồi, về quê làm ruộng may có cháo mà ăn. Khoai mì tự thân rất ngon, nhất là khoai mì nhựa tim. Và từ khoai mì người dân Việt có thể chế biến ra các món ăn khác như bánh khoai mì, xôi khoai mì, nhưng để nguyên củ khoai mì luộc cả vỏ lẫn rễ cho cả trăm học sinh nội trú ăn thì hết ý! Hy vọng những món ăn như thế sẽ không bao giờ tái diễn trong những "mơ-nui" của những người nội trợ, các chị trong Tổ Nhà Bếp của Việt Nam.
Việt Nam mình đầy lúa gạo, không như dân ở Afrika nên khoai mì theo thiển nghĩ nên trả nó về nhiệm vụ chính là ăn chơi chớ không phải ăn để no, còn loại khoai mì củ nào củ nấy bằng bắp chân thì giao về cho nhà máy Vedan chuyên sản xuất bột ngọt là hay nhất, đúng giá trị của nó nhất.
*
Tôi đã viết các món ăn theo một hành trình sướng khổ của cuộc đời. Tôi cũng xin tự nhận Hưng chính là tôi, kẻ viết bài này. Tình mẫu tử, tình yêu trai gái, tình yêu quê hương làng xóm,... đã làm nảy sinh ra những ý tưởng và tự nó tràn ra trên trang giấy. Những món ăn viết trong trang giấy này, người viết đã có dịp ăn qua. Từ những món ăn rất ngon, đến những món ăn rất tệ. Có những món ăn hình như không phải để cho con người ăn mà người vẫn phải ăn! Trời đất bao dung đã cho Việt Nam có một vựa lúa khổng lồ. Trước thời kỳ "đổi mới" ở Việt Nam dân mình đói! Sau "đổi mới" gạo trở nên không thiếu. Còn hiện tại ở Việt Nam hình như lúa gạo tồn đọng không có chỗ bán, nên giá rất rẻ.
Nhìn về đất nước ở Afrika, cứ mỗi ngày đều có những con người gục ngã vì chết đói, các em bé thiếu ăn ốm dần rồi chết, họ đâu cần những món ăn ngon, họ chỉ cần có cái gì ăn để không chết đói, tôi chạnh nghĩ thật may mắn cho đất nước Việt Nam mình, đã không chết vì đói mà còn là một nước có rất nhiều món ăn ngon, nổi tiếng. Ngày xưa ở Việt Nam thôi, bây giờ đã lan tràn ra hải ngoại. Hy vọng những món ăn của Việt Nam từ ba miền đất nước cứ tiến vững tiến mạnh. Ngày nào còn người Việt ở hải ngoại, người viết tin tưởng ngày đó còn các món ăn ngon Việt Nam.
Vũ Nam