.
Độ Hoài Hữu Cảm Hoài Âm Hầu Tác
渡 淮 有 感 淮 陰 侯 作
Bắc Hành Tạp Lục
Nguyễn Du
Bài này viết bổ sung cho bài Cảm hoài của Đặng Dung trên trang www.art2all.net và Chim Việt Cành Nam, Trong đó tại hai câu, (3, 4) Đặng Dung có nhắc đến nhân vật Hàn Tín.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa. (Đặng Dung)
==> Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay (PKB)
==> Gặp thời tiểu tốt lên sao dễ,
Lỡ vận anh hùng nhận thế ta!.(LQN)
Điếu là anh câu cá, đây là anh điếu Hàn Tín hay là Hoài Âm Hầu trong bài này.
Trong phần nêu tội ác của Hàn Tín mà tiền nhân ta kín đáo nhận ra, tại đoạn 1, 2 phần Luận Anh Hùng, laiquangnam viết khá rõ, nay không nhắc lại. Do bài thơ của Nguyễn Du trong đó có có nhắc chuyện xưa, ngẫm đời khôn dại, làm quan đến chức đại tướng mà còn ngu, làm vương có lúc đến tước Tề vương mà còn bị Lưu Bang lột chức dễ dàng, nghĩ mà đau. Đông Dạ Văn Trùng.
Trong bài Độ Hoài hữu cảm Hoài Âm hầu tác, Nguyễn Du có viết hai câu:
Thôi thực giải y nan bối đức
Tàng cung phanh cẩu diệc cam tâm
Đại để Đông Dạ Văn Trùng là như vầy:
Minh chủ Lưu Bang sau khi diệt được Hạng Võ, trở thành Hán đế bèn tìm đủ các cớ để giết các công thần như là Hàn Vương Tín, Lương Vương Bành Việt, Hoài Nam Vương Anh Bố, Yên vương Tang Đồ, Yên vương Lư Quán, Triệu Vương, Trương Ngao. Y nuốt lời thề nhường cơm xẻ áo cùng các chư tướng ngay sau khi y lên ngôi. Các sử gia Trung Hoa đều nhất loạt đánh giá Lưu Bang là vì vua lưu manh nhất trong các nhà vua của Tàu.
Nguyễn Du của chúng ta cũng thấy ra điều ấy. Tiên sinh kín đáo hơn, ông ngậm ngùi suy ngẫm. Hàn Tín miệt mài năm năm vào ra sinh tử. Cái mưu lược trên chiến trường, tài dùng binh không đủ sức chống chọi với đám mưu sĩ quan văn gần thủ lĩnh. Nghĩ phận mình, thời gian nay đã gần gấp đôi đi theo phục vụ tân triều, có lúc con đói lã cho dù cha là một quan chức không tầm thường chút nào. Ngẫm chuyện người, nghĩ đến chuyện ta. Bài thơ Độ Hoài Hữu Cảm Hoài Âm Hầu Tác, tạm dịch nghĩa tiêu đề, “Đến xứ Hoài viết giòng thơ thương cảm Hoài Âm Hầu, Hàn Tín” là kết tinh trong nhiều năm ngẫm nghĩ “ khôn dại “ khi “ bó thân về với triều đình “ của mình. Trong suốt cuộc hành trình một năm đi sứ là lúc tiên sinh được sống cho mình nhất, được dừng chân nghĩ đến điều khôn dại trong lịch sử Tàu và lịch sử bang giao giữa hai nước, Đại Việt xưa và Đại Hán.
I- Nguyên tác
渡 淮 有 感 淮 陰 侯 作
Độ Hoài Hữu Cảm Hoài Âm Hầu Tác
渡 淮 有 感 淮 陰 侯 作
尋 常 一 飯 報 千 金
五 載 君 臣 分 誼 深
推 食 解 衣 難 背 德
藏 弓 烹 狗 亦 甘 心
百 蠻 谿 峒 留 苗 裔
兩 漢 山 河 變 古 今
惆 悵 江 頭 思 往 事
斷 雲 衰 草 滿 淮 陰
II- Phiên Âm
Độ Hoài Hữu Cảm Hoài Âm Hầu Tác
1- Tầm thường nhất phạn báo thiên kim
2- Ngũ tải quân thần phận nghị thâm
3- Thôi thực giải y nan bối đức
4- Tàng cung phanh cẩu diệc cam tâm
5- Bách man khê động lưu miêu duệ
6- Lưỡng hán sơn hà biến cổ kim
7- Trù trướng giang đầu tư vãng sự
8- Đoạn vân suy thảo mãn Hoài âm
III- Chú thích vài từ
Hoài Âm hầu tức Hàn Tín, ông là người huyện Hoài Âm. Tiêu Hà là một tướng quốc (gần gần như chức Thủ tướng bây giờ) tiến cử. Lưu Bang bó mình lập đàn bái tướng, Phong đại tướng cho Hàn Tín. Chỉ trong năm năm, Hàn Tín giúp Lưu Bang dựng nên nghiệp đế. Lần lượt được phong tước Tề vương (vùng đất Tề rộng lớn nhất trong các vùng dất mà Lưu Bang đang kiểm soát được), sau là Lỗ vương. Khi mình trở thành Hán Đế, Lưu Bang bèn lập tức tính chuyện bẻ nanh Hàn Tín nhằm triệt hậu hoạn cho con cái về sau. Nạn tướng lãnh kiêu binh, nạn công thần là mối nguy tiềm ẩn cho vương triều. Tại Vân Mộng, lập mưu mời Hàn Tín đến dự yến, vừa đến nơi Lưu Bang hô võ sĩ bắt trói ngay Hàn Tín, và ném vào gầm xe của mình, lột sạch chức vương đã phong, nay là lúc cần lấy lại để giao cho con trai. Sau nghĩ lại, thương tình?, Lưu Bang cũng chẳng tử tế gì! Y cho giữ tước hầu là âm mưu giết cho kỳ hết những người yêu mến Hàn Tín ghé thăm và chia sẻ. Con chim mồi Hàn Tín đã hại bạn mình và thuộc cấp mà ông ta không lường được thủ đoạn. Đây là tội ác lớn nhất của Hàn Tín. Bài này chỉ là phần đọc thêm về đoạn Luận Anh Hùng, qua thơ Đặng Dung trong đó Tráng sĩ thi nhân nước Việt đặt Hoài Âm Hầu Hàn Tín dưới cái nhìn của người chiến binh, một Tư lệnh nước Việt, từ đó dẫn đến cái nhìn của một nhà dân tộc học, cụ Phan kế Bính và bài thơ trên đây là cái nhìn khác của một đại thi nhân Kẻ Sĩ Nguyễn Du.
Dịch xuôi
Ý thơ tổng quát liên quan đến lịch sử.
Nguyễn Du tiên sinh trên đường đi sứ, lúc đi ngang qua huyện Hoài Âm, tiên sinh nhớ lại địa danh này là quê hương của Hàn Tín. Thuở hàn vi có lúc đói quá được một bà già mang cho một bát cơm với lời vỗ về, an ủi. Lúc thành đạt, Hàn Tín đã đến thăm bà ta và mang vàng lại biếu tặng như thể trả ân xưa (câu 1, nay là thành ngữ Bát cơm phiếu mẫu). Khi Lưu Bang dấy nghiệp, lúc này còn đang đánh nhau với Sở Bá Vương, Lưu Bang luôn luôn nói lời mật ngọt. Thời gian từ lúc về cộng tác với Lưu Bang cho đến khi thắng trận hoàn toàn và Sở Bá vương tự sát, kéo dài khoảng 5 năm. Trong năm năm cầm binh của Hàn Tín, Lưu Bang đã nói lời ân nghĩa, tỏ thái độ sủng ái thương yêu hết sức, có miếng ngon cũng mời, cũng để dành cho đại tướng. Câu 2, nhường cơm sẻ áo, hàm ý nhắc, nói gay.
1- Ngàn vàng mang trả? _ bát cơm xưa!,
2- Tôi chúa năm năm? _ một cú lừa!
Tích nhường cơm sẻ áo trong câu 3, Thôi thực giải y là như vầy, Lưu Bang lúc này đang đánh nhau với Sở Bá Vương, thắng lợi 60/40. Lưu Bang lấy lại chức Tề Vương quá lớn đã tạm phong cho Tín trước đây, do vì Tín lú vòi đòi, một dạng kiêu binh, đành nhũn mình, nhưng lòng còn sợ Tín, cần dùng chính sách Luộc Ếch trí khôn của văn hoá Tàu tộc nên Lưu Bang nhả cho Hàn Tín chức vua nhỏ, Lỗ Vương, Lỗ vùng đất tương đối nhỏ nhất do Lưu Bang chiếm được. Người nước Tề là Khoái Thông biết rằng cái thế hơn thua trong thiên hạ tùy thuộc ở nơi Hàn Tín, bởi ông là một tướng tài. Theo Khoái Thông trong lực lượng của Lưu Bang chỉ có Hàn Tín là người duy nhất mới đủ sức kháng cự lại Hạng vương mà thôi. Không có Hàn Tín là Lưu Bang co vòi. Khoái Thông thuyết phục Hàn Tín hãy nhân cơ hội này mà xây dựng đế nghiệp của mình, chớp thời cơ chia ba thiên hạ. Hán vương, Sở Bá vương và Hàn Tín. Hàn Tín gạt đi và nói: 'Hán vương đãi tôi rất hậu, nhường xe cho tôi đi, nhường áo cho tôi mặc, nhường bữa cho tôi ăn (...) ; tôi há dám đuổi theo mối lợi mà quay lưng lại với điều nghĩa !'. Nghe xong, Khoái Thông biết Hàn Tín chỉ là anh tướng đánh trận ngây thơ và có ngày sẽ chết thảm về tay Lưu Bang và Tiêu Hà, bèn bỏ đi. Nay Hàn Tín nằm trong xó xe, trong gầm xe như con chó từ Vân Mộng về kinh thành, cố gắng ngoi đầu nói nửa đoạn, Sẻ áo nhường cơm?, mong Minh chủ nghĩ lại. Quả thật, câu này khiến Lưu Bang nhột. Sẻ áo nhường cơm? Có đó chứ, nhưng chỉ _khi khởi nghiệp! mà thôi. Cái mỉa của một thi nhân Việt về chúa tôi nhà Đại Hán thật là thâm trầm.
Tại câu 4 - Tàng cung phanh cẩu, tàng là giấu, Tàng cung phanh cẩu là mang cung đem cất, rồi phanh thấy chú cẩu, Nguyễn Hiến Lê giảng khi người đi săn một khi làm cho “Con thỏ tinh khôn mà chết, thì con chó săn giỏi bị luộc, đám chim bay cao mà hết, thì chiếc cung tốt xếp xó; nước địch mà phá xong, thì người mưu thần chết". Khoái Thông khuyên ông. Hàn Tín đâu có nghe bởi thủ đoạn Luộc Ếch của Lưu Bang sâu quá. Vậy nay ông anh Lưu Bang của mình ra đòn “đặng chim bẻ ná”, thành ngữ Việt Nam, hay Tàng cung phanh cẩu, Tàu Hán, thì kỳ quá, đoản hậu quá. Nguyễn Du kín đáo cho ta thấy cái lì, cái tâm đen tối của Lưu Bang. Chơi dao có ngày đứt tay. Bang giao hữu hảo với Hán triều có ngày lãnh đạn. Bạn Hiền để ý, trong tác phẩm Bắc hành tạp lục, lúc nào Nguyễn Du cũng đau đáu ưu tư vì lẽ nào, vì cớ gì mà Gia Long nhà ta lại đội Hán dữ vậy. Nghe câu này mà Lưu Bang không hề động tâm xấu hổ. Treo cung giết chó? _ lúc lên vua!. Biết bao giờ người hoạch định chính sách quốc gia chúng ta học được lời cảnh giác này. Kinh thiệt!.
Đọc đến đây chúng ta cảm thương cho dân tộc mình, vào năm 40 dân Lạc Việt đang sống yên lành không quen chiến tranh bị họ lập bẫy bởi Vân Mộng Kế. Các Lạc tướng được bọn quan lại Tàu Hán mời đến tư dinh, lần lượt hết người này đến người khác bị giam giữ, bị thủ tiêu không cho về. Chồng chúng tôi đâu?, cha chúng tôi đâu? Ông chúng tôi đâu? Quá tức giận, Hai Bà Trưng ngộ ra điều lưu manh của họ và tập hợp binh sĩ, lúc này bọn đàn ông có học không còn, do vì bị cú lừa Vân Mộng. Người phụ nữ khả ái và khả kính này đành phải “ngộ biến tùng quyền“, ra tay quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi và độc lập được ba năm. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một người người phụ nữ cầm binh đánh tan mọt đạo quân xâm lược đã có hơn 1000 năm lập quốc và dạn dày chinh chiến với những âm mưu thần sầu đầy thủ đoạn được tôi luyện trong thời chiến quốc. Nếu kể về tiềm lực thì vào lúc đó họ cũng nhất nhì thế giới rồi. Tôi không hiểu lúc ấy Hai Bà ra lệnh tiến thoái như thế vào, nếu như không có chữ viết, thì quân lệnh làm sao được tuân thủ triệt để; việc tải lương, việc nuôi quân chiến đấu trên một chiến trường rộng lớn gồm 65 thành ra sao thông suốt? đó là chưa kể điều kiện tải thương và tiếp viện?.
Ngày nay, kể từ cuối thế kỷ 20, nhiều sử gia chỉ biết đọc Hậu Hán Thư như một thứ thánh kinh, viết vào thế kỷ thứ 5, bọn Tàu Hán chỉ ghi có vài chữ mà nay họ cắm đầu, a thần phù dịch lại mà không chịu săm soi lại sự việc một cách tường minh để cho cháu con mình hiểu sự thật, những gì đã xảy ra vào ngày ấy, liệu họ có đáng được đánh giá đủ khôn?. Nay đành nhờ tay mấy chị Người Việt hải ngoại sắp họp tại Cali theo thông báo trên trang www.art2all.net vậy. Các cựu nữ sinh Gia Long, Trưng Vương, Đồng Khánh, Lê Ngọc Hân, Nữ trung học… làm ơn làm tới tới giùm đi. Cánh khứa lão đang chờ. Hì hì. Nay nói về Hai Bà Trưng, trước sự tháo chạy của quan chức của mình, Vua Hán thất sắc, triều đình Hán xôn xao, đến nỗi ông ta phải nghĩ đến giải pháp là cầu đến bố vợ mình là Mã Viện, một tên tướng dạn dày chinh chiến tại chiến trường Tây Tần, tích cực chuẩn bị đến những 2, 3 năm sau, rồi mới dám kéo binh xuống phản công. Có lẽ dạo đó đất nước này, người Lạc Việt bất luận nam nữ đều được dạy dỗ như nhau?. Có lẽ dạo đó đất nước này, Dân Lạc Việt chưa bị nhiễm bẩn bởi văn hoá Khổng Khâu, bởi văn minh Ấn độ hay văn minh Địa Trung Hải lan đến ta sớm hơn không chừng, đến do giòng hải lưu gió mùa? Và thứ chữ của họ là thứ chữ ký âm dễ học, thứ chữ ngó như con lăng quăng như thứ chữ của thế giới Á Rập hay chữ Phạn ngày nay.
Bọn Tàu Hán rất có kinh nghiệm trong việc huỷ diệt một quốc gia. Đốt sạch, diệt sạch, vét sạch mọi thứ kể cả chữ viết, sách vở, lăng mộ, nghệ nhân của mọi quốc gia mà đã xâm lược thành công, đem về Tàu cái đã, để làm gì? _để các anh ngu ngu do họ đào tạo sẽ tìm qua đó thán phục trí khôn của tiền nhân họ, ngồi săm soi qua thứ chữ hình tượng đó. Chính sách Luộc Ếch đã thành công. Khi viết về văn minh Lạc Việt họ phê bình chúng ta khác họ về luật lệ, cho ta kém văn minh, lạc hậu. Vì sao? vì dân Lạc Việt chúng ta không trọng nam khinh nữ nặng nề như họ. Tại sao họ lại muốn chúng ta theo họ? Vì sao? Bởi sau đó Mã Viện cho Mã dân, dân Tàu Hán vốn là đám phu phen, du thủ du thực định cư trên đất nước này. Đám này lấy người phụ nữ Việt mờ mắt, sinh con đẻ cháu cho họ, từ cái nền văn hoá trọng nội khinh ngoại đó dân tộc này bị Hán hoá lúc nào không hay. Bài hát ru Con Cò, câu “tôi có lòng nào ông hãy xáo măng” có lẽ hình thành từ dạo đó. Một âm mưu tuyệt hảo với họ, và thủ đoạn “Luộc Ếch” của họ đã giết chết văn hoá nam nữ phải được giáo dục như nhau của dân Lạc Việt lần hồi bị phai nhạt. Đến nỗi mà một câu chửi khá nặng tại Trung Eo là “thứ đồ đoản hậu”. Đoản hậu!
5- Bách man khê động trong câu 5, lại là một cụm từ ẩn dụ, thi nhân Nguyễn Du thì văn vẻ còn chúng ta thì rạch ròi, trần trụi. Sau khi Hàn Tín bị Lưu Bang dùng tay Lữ Hậu tru di tam tộc, cháu con ông trốn chui trốn nhũi tại hang động, bởi nhà Hán ta có thừa hang động cho con cháu nhà ngươi trú ngụ kia mà, ta nào có đâu hẹp bụng. Vì đâu nông nỗi?. Nguyễn Du viết gần như hàm ý “Tín ơi giá mà ông được sống lại để chứng kiến, năm xưa ông gạt phắt lời phải trái của Khoái Thông ông có nhớ.”. Tệ thế là cùng. Cháu con Hàn Tướng? _thừa hang động!
6- Lưỡng Hán sơn hà trong câu 6. Triều Hán kéo dài 400 năm. Sau nạn Vương Mãn, các con cháu Lưu Bang giành lại được ngôi. Tính từ Tây Hán nguyên thuỷ đến Đông Hán phục hưng là hai thời kỳ của triều đại Hán kéo dài 400 năm. Nhưng có thời đại Hán nào nghĩ đến mà cứu cháu con ông không?. Sao họ không biết dòng họ Hán, làm vua bây giờ, đã mấy trăm năm được lộc này là do tay ông giúp Lưu Bang dựng nghiệp. Sao bọn họ vô tình thế không có chút gì cho cháu con ông.
Nói chung bài thơ này, Nguyễn Du vừa thấy cái tội nghiệp, ngu ngu của Hàn Tín lẫn cái vô tâm, giả trá và lưu manh của Lưu Bang, người lập nên nhà Hán kéo dài đến 400 năm. Hàn Tín quá ngu. Nguyễn Du trong một khía cạnh khác ông kể cái ngu của kẻ “Cầm C. Chó Đái“ một cách triệt để như Hàn Tín trước một anh Lưu Bang lưu manh và cháu con Y cũng vô ơn và ác tâm như ông cha hắn. Hai đoạn Hán triều, _ thiếu móc mưa!
Nói đi cũng phải nói lại, Nguyễn Du tiên sinh cuối cùng, hai câu cuối, tiên sinh chúng ta cũng thấy tồi tội sao đó cho một anh suốt đời cúc cung tận tuỵ, mà người ta ngồi trên đầu trên cổ mình mà mình không mấy thủ lấy chút gì cho mình. Nguyễn Du vốn có thời gian theo nghiệp võ. Trong nghề võ, người Thầy luôn thủ đòn sát thủ dành riêng cho mình phòng thân, đâu có dạy hết nghề. Tội cho Hàn Tín rồi thấy sợ cho mình, khi “cuốn thân về với triều đình“ của tiên sinh. Lòng tiên sinh bao la như đại dương vì chúng sinh, thế nên đọc câu thơ này nhớ bài Văn tế thập loại chúng sinh.
Trên bến chạnh lòng ôn chuyện cũ
Hoài Âm vân cẩu cỏ lưa thưa!
Dịch thơ
tạm dịch nghĩa tiêu đề,
“Đến (đi qua) xứ Hoài viết giòng thơ thương cảm Hoài Âm Hầu, Hàn Tín”
Độ Hoài Hữu Cảm Hoài Âm Hầu Tác
Ngàn vàng mang trả? _ bát cơm xưa!,
Tôi chúa năm năm? _ một cú lừa!
Sẻ áo nhường cơm? _khi khởi nghiệp!
Treo cung giết chó? _ lúc lên vua!.
Cháu con HànTướng? _thừa hang động!,
Hai độ Hán triều, _ thiếu móc mưa!
Trên bến chạnh lòng ôn chuyện cũ
Hoài Âm vân cẩu cỏ lưa thưa!
Laiquangnam.
Nam Cali, ngày lạnh giá cuối đông
2015, Masch, 6
Ghi chú:
Nếu Bạn Hiền có máu tiếu lâm thì
Hoài Âm vân cẩu cỏ lưa thưa!
Ô là là, đây là câu mang hình tượng đĩ rạc về già. Làm Thi nhân có cái thú vui khác thiên hạ, cho dù họ ít tiền, họ có thể "hài hước", họ có thể cười một mình cười bất cứ đâu. "Hoài Âm vân cẩu cỏ lưa thưa!" là một câu như thế. Bạch Huê, Hàn Tín, Hán Xìn!