User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
tamhinhlichsucmc
Chiếc máy bay UH-1 rụng cánh trên sân thượng một ngôi nhà trên đường Trương Minh Ký (nay là Lê Văn Sỹ), gần Lăng Cha Cả – Ảnh tư liệu, chưa rõ tác giả
 
Ngày 29 và 30 Tháng Tư 1975, hàng trăm máy bay trực thăng các loại đã lên xuống nhiều nơi ở Sài Gòn-Gia Định để đưa thân nhân, người quen di tản. Trong đó, nhiều chiếc đáp xuống ở các ngôi nhà khu vực xung quanh sân bay.
 
Hàng chục chiếc vì nhiều lý do đã không thành công, rớt ngay trên đường phố, như trong nghĩa địa khu hẻm Tám Thơm, sát ngã ba Ông Tạ. Nghe nói do chở quá tải. Một càng trực thăng va vào cạnh một ngôi mộ bay vào nhà dân, thủng cả tường. Gần chỗ máy bay trực thăng này rơi, có xác một người lính Việt Nam Cộng Hòa, không rõ là người trên máy bay đó hay bên ngoài. Hầu hết những chiếc trực thăng ấy đã được thu dọn ngay sau ngày 30 Tháng Tư.
 
Duy nhất một chiếc không rõ lý do gì vẫn yên vị đến mấy năm sau và trở thành một hình ảnh quen thuộc với hàng vạn người qua lại những năm sau 1975: Chiếc máy bay trực thăng Bell UH-1 Huey chết đứng trên sân thượng một ngôi nhà trên đường Trương Minh Ký (nay là Lê Văn Sỹ, phường 2, quận Tân Bình). Sau 1975, nhiều đứa con nít khu Lăng Cha Cả quen con chủ nhà thỉnh thoảng leo vô máy bay ngồi chơi.
 
Nếu đi từ Lăng Cha Cả xuống Sài Gòn, ngôi nhà này nằm bên phải đường Trương Minh Ký. Xin tạm nhận diện ngôi nhà ấy, bối cảnh chiếc máy bay rơi và vài ngôi nhà xung quanh, tất cả đều là dân Bắc 54 Công giáo, cư ngụ ở đây sau khi rời trại tiếp cư Tân Sơn Nhất (nay là công viên Hoàng Văn Thụ) gần đó.
 
Ngôi nhà có chiếc máy bay UH1 chết đứng trước 1975 là tiệm phở Ngọc Hương. Ông bà chủ nhà có gần chục đứa con. Cô con gái cả tên Nương xinh đẹp, duyên dáng, từng là á hậu cuộc thi người đẹp trên báo Đông Phương trước 1975. Chồng chị Nương tên Dzõng, phi công.
 
Chiều 29 Tháng Tư, phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích dữ dội. Anh Dzõng lấy một chiếc máy bay trực thăng Bell UH-1 Huey (loại trực thăng quân sự đa năng, nổi tiếng và được sử dụng nhiều nhất trong chiến tranh Việt Nam) bay về nhà gia đình bên vợ gần sát căn cứ Không Quân Việt Nam Cộng Hòa.
 tamhinhlichsucmc1
Khu vực ngôi nhà có máy bay trực thăng rơi sau 1975 – Ảnh: Jean-Claude LABBE
 
tamhinhlichsucmc2
Khu vực ngôi nhà có máy bay trực thăng rơi sau 1975 (bị lấp sau hàng cây) – Ảnh: CMC
 
Chiếc UH-1 loay hoay tìm cách đậu xuống “chuồng cu” trên sân thượng ngôi nhà. Chẳng may, khi đáp, máy bay hơi chao đảo, cánh quạt vướng vào nhà bên cạnh khiến một cánh gãy, văng xuống khu Chợ Lăng trên đường Nguyễn Minh Chiếu (nay là Nguyễn Trọng Tuyển) cách đó chừng trăm thước. Và chiếc UH-1 đứng tại chỗ, không bay lên được. Động cơ máy bay vẫn nổ ì ì khiến bà con xung quanh tái mặt suốt cả buổi chiều hôm đó, họ sợ máy bay nổ và cháy. May sao tiếng nổ êm dần và tắt lịm.
 
Coi như chuyến di tản cả gia đình bất thành. Anh Dzõng vội đưa riêng chị Nương chạy vào sân bay tìm chuyến bay khác, di tản được, sau sang Arizona. Gia đình bên chị Nương đành phải ở lại. Sau đó, có đứa em tên Khiêm, hồi 1978 vẫn còn học trường Khí Tượng bên đường Nguyễn Minh Chiếu gần bên, sau đó vượt biên… Dần dà, cả nhà cách này cách nọ cũng lần lượt sang Mỹ hết.
 
Nếu bên ngoài nhìn vào, bên trái là nhà thuốc tây Tân Châu. Nhà này trí thức, sống lặng lẽ, khá kín tiếng với bà con xung quanh. Cạnh Tân Châu là tiệm điện Anh Anh. Chủ là bác Phạm Thuận, giáo sư Anh văn, sau mở tiệm sửa điện. Bác Thuận vốn “tu xuất” nên gia đình nền nếp. Bác sửa đồ điện rất kỹ và có lương tâm. Thỉnh thoảng, hàng xóm thấy nhạc sĩ Phạm Duy ở cư xá Chu Mạnh Trinh tận Phú Nhuận mang đàn điện, guitar điện tới sửa.
 
Con cái bác Thuận chẵn chục: tám gái, hai trai cùng tên Anh, khác tên đệm: Phạm Công Anh và Phạm Đức Anh, nên bác lấy tên tiệm là Anh Anh. Đức Anh là con trai thứ sáu, sau là Linh Mục dòng Phanxico bên Chicago. Cạnh đó là nhà cô Ký bán bún chả kiểu Hà Nội: miếng chả mỏng; bún sợi nhỏ, đồ chua, nước mắm pha để riêng. Tất cả sau này sang Mỹ hết, gặp nhau bên Mỹ.
 tamhinhlichsucmc3
Ngôi nhà xưa có chiếc máy bay rụng cánh hiện nay (ATV – giữa hai lùm cây) – Ảnh: CMC
 
Bên phải nhà Ngọc Hương là một tiệm tạp hóa không tên của ông bà Vũ Văn Mạnh – Đinh Thị Khiếu. Ông gốc Bắc 54 Thái Bình, vào Nam làm ở khu Dinh Điền, rồi làm kế toán Công dân vụ thời Bộ trưởng Công dân vụ là ông Ngô Trọng Hiếu; rồi chuyển sang làm Tổng nha Thanh niên thời Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Ông hiền ơi là hiền, về hưu trước 1975. Bà Bắc 54 Thanh Hóa, đảm đang; cùng quê Điền Hộ, Nga Sơn với nhạc sĩ Anh Bằng của “Ai Bảo Em Là Giai Nhân”, “Hoa Học Trò”, “Hồi Chuông Xóm Đạo”… Tiệm tạp hóa của gia đình ông cũng như các nhà cạnh bên, thuở 1954 chỉ là nhà lá, nền đất, dần dà lên nhà gỗ rồi nhà đúc hai, ba tầng sau hơn mười năm di cư.
 
Nhà ông Mạnh xây năm 1969, chậm hơn nhà khác và do tiền của cô con gái lớn tên Vũ Thị Liễu giúp cho, xây hết 1,4 triệu đồng, lúc ấy (1969) khoảng trăm lượng vàng. Cô này vốn là học sinh trường Thánh Tâm (nay là trường Tân Bình – ngay ngã ba Ông Tạ) từ 1960-1963, rồi sang học trường Lê Bảo Tịnh (trên đường Trương Minh Giảng, quận 3). Cô Liễu giỏi buôn bán, xoay xở. Nhà gần Lăng Cha Cả, có lúc cô Liễu buôn cả đôla Mỹ, đôla xanh, đôla đỏ… đổi tất.
 
Chồng cô tên Nghị, nhân viên áp tải phi hành đoàn (load master). Sáng 29 Tháng Tư, chú Nghị đưa cô lên máy bay C130, nói là khu này gần phi trường, bị pháo kích nhiều quá, tạm bay ra Côn Sơn (Côn Đảo) tá túc ít ngày rồi về. Dè đâu, máy bay không ghé Côn Sơn mà bay sang Thái Lan, rồi chuyển sang máy bay C141 lớn hơn bay sang Guam. Cô Liễu bật khóc: “Vậy là vĩnh biệt cha mẹ, anh em, quê nhà rồi…”.
 
Năm ngày sau, khi ở Guam, vợ chồng cô đọc được một tờ báo Mỹ, trong đó có tấm hình chụp chiếc UH-1 trên sân thượng nhà cạnh nhà mình. Không rõ ai chụp. Cô và bốn con theo chồng đi buổi sáng 29 Tháng Tư, chiều 29 Tháng Tư máy bay trực thăng UH-1 rụng cánh cạnh nhà bố mẹ mình.
 
Những ngôi nhà ấy, dần dà đã bán sang chủ mới, nhưng chưa nhà nào bị đập bỏ xây mới. Dáng nhà cũ cơ bản vẫn nguyên vẹn sau gần nửa thế kỷ. Giờ ở San Diego, California, đã hơn 70 tuổi, cô Liễu của khu Lăng Cha Cả xưa vẫn nhớ mồn một ngôi nhà cũ và bà con lối xóm xưa; nhớ đến thắt ruột thắt gan ngôi nhà nhỏ của vợ chồng và bốn đứa con của mình trên đường Nguyễn Minh Chiếu, trong khu chợ Lăng mà khi lập gia đình cô ở đó; cách nhà bố mẹ ít bước chân…
 
 
 
Bài xem thêm
 
Khi cuộc chiến tranh xảy ra, đã có ai từng nghĩ đến, người thiệt thòi nhất là ai không?
 
Không phải bên thắng hay bên thua, mà là những người dân vô tội, những người chỉ biết bươn chải để kiếm từng miếng cơm manh áo, nhưng lại phải chịu đựng những tổn thất do bon đạn gây ra….
 
Có mặt tại Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975 – trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30.04.1975, phóng viên người Nhật Bản tên là Hiroji Kubota đã lưu dấu lại thời khắc khó quên bằng loạt hình ảnh về những ngày cuối cùng của cuộc Chiến Tranh Việt Nam.
 
Vừa vui mừng vì cuối cùng hòa bình cũng lặp lại trên quê hương Việt Nam, trên mảnh đất cong cong hình chữ S thân yêu.
 
Nhưng cũng lắm đau thương khi nhiều người vô tội đã ra đi, nằm lại mãi trên chiến trường khốc liệt.
 
hinhanhnhat
 
Những người lính miền Nam Việt Nam đang tiến hành một đám tang cho người đồng đội, người chỉ huy của họ. Người dân cũng đồng loạt ra đường để chia buồn và cảm thông với sự hy sinh cùng mất mát ấy.
 
hinhanhnhat1
 
Dòng người đang xếp hàng dài chờ đợi ở Đại Sứ Quán Mỹ ở Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của cuộc Chiến Tranh Việt Nam khoảng cuối tháng 4 năm 1975.
 
hinhanhnhat2
 
Hình ảnh người phụ nữ đang bế trên tay đứa trẻ nhỏ lang thang không chốn lưu thân trong những ngày cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam.
 
hinhanhnhat3
 
Hình ảnh những người dân chạy giặc đang đổ xô di chuyển tìm nơi cư trú, những chiếc xe chứa đầy người, đồ vật, họ thậm chí còn ngồi lên cả nóc xe.
 
hinhanhnhat4
 
Chiến tranh gần kết thúc, nhưng những bi thương và mất mát do chiến tranh để lại thì vẫn còn lưu dấu mãi, dù ở thời điểm đó hay bây giờ. 
 
hinhanhnhat5
 
Phía xa đó là hình ảnh của một trận nổ bom, dù rất xa nhưng ảnh hưởng lại vô cùng lớn.
 
Những người dân chạy giặc trong những ngày cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam
 
hinhanhnhat6
 
Những người dân tị nạn đang trên đường di cư tìm về nơi nguồn sống mới bắt đầu cuộc sống mới sau khi chiến tranh hoàn toàn kết thúc.
 
hinhanhnhat7
 
hinhanhnhat8
hinhanhnhat9
 
hinhanhnhat10
 
hinhanhnhat11
 
Những người dân đang tập trung trên đường chờ đợi trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến.
 
hinhanhnhat12
 
Những người dân đang cố gắng chuẩn bị tất cả đồ đạc để tiến hành di tản đến nơi khác trong những ngày cuối tháng 4.1975.
 
hinhanhnhat13
 
Khung cảnh người dân náo loạn phía bên ngoài của Đại Sứ Quán Mỹ tại Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam.
 
hinhanhnhat14
 
Những người phụ nữ đang ẵm trên tay đứa nhỏ, mệt mỏi mà chờ đợi trước cổng của Đại Sứ Quán Mỹ tại Sài Gòn.
 
hinhanhnhat15
 
Nhân viên ngoại giao Mỹ đưa trẻ Việt Nam lên máy bay trong chiến dịch Babylift tại sân bay Tân Sơn Nhất vào mùa thu Sài Gòn năm 1975.
 
hinhanhnhat16
 
Cảnh tượng tan hoang sau khi những đợt bom đạn cuối cùng được bắn ra. Thời khắc dứt điểm của cuộc chiến tranh Việt Nam, sau đó chỉ còn lại đống tro tàn và phá đi nơi cư trú của hàng ngàn người dân tại Sài Gòn.
 
hinhanhnhat17
 
Những người dân kéo nhau ùn ùn rời đi, người xe đông đúc, băng đường để di tản.
 
hinhanhnhat18
 
Người mẹ tật nguyền tay ôm đứa con nhỏ lê lết trên đường với mong muốn đi theo những người dân chạy giặc. Hình ảnh này nức nở và xót thương biết là bao.
 
hinhanhnhat19
 
Một cụ bà đang vô cùng hoảng loạn khi không biết bản thân phải làm gì khi nhìn thấy cảnh tượng người người rời đi, đồ đạc nặng trĩu.
 
hinhanhnhat20
 
Đường Hùng Vương, Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam.
 
hinhanhnhat21
 
Những ngày cuối cùng trước khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc của người dân đang trong lúc chạy giặc.
 hinhanhnhat22
 
Những đoạn dây kẽm gai được căng ra để chặn lại người muốn chạy qua cầu.
 hinhanhnhat23
 
Khuôn mặt lo âu của những người dân chạy giặc đang di chuyển tại một bến xe ở vùng ngoại ô của Sài Gòn.
 hinhanhnhat24
 
Đây có lẽ là vụ đắm tàu của những người dân di tản bằng tàu, sau đó bị trôi giạt vào bờ tại Vũng Tàu. Người chết không đếm xuể, tang thương và mất mát là đây!
 hinhanhnhat25
 
Không chỉ riêng gì người già hay trẻ em, mà tất cả mọi người đều đang di tản trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, mong tìm kiếm yên bình sau chiến tranh kết thúc.
Sưu Tầm

 

 

Tìm các bài LỊCH SỬ khác theo vần ABC . . .

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com