Khánh Trường và con gái Út, Annie Nguyễn Trường An
LTS: Thứ Tư, ngày 15 tháng 1, 2025, gia đình và đông đảo bạn hữu đã đưa tiễn họa sĩ/nhà văn Khánh Trường về nơi an nghỉ ở Peek Family, Westminster. Chương trình tang lễ ngắn gọn nhưng ấm cúng, thân tình, và thật cảm động với nhiều lời phát biểu chia sẻ của gia đình và nghệ sĩ thân hữu. Việt Báo đã đăng tải và chia sẻ nhiều bài viết từ bạn bè, văn hữu trong số báo đặc biệt về Khánh Trường ngày 3 tháng 1, 2025, sau đây là bài điếu văn của con gái út của Khánh Trường, Annie Nguyễn Trường An, đọc bởi chồng Cô trong buổi tang lễ bằng tiếng Anh, Lê Anh Dũng biên dịch sang tiếng Việt.
***
Tuổi Thơ
Annie và chiếc xe đi đưa báo gửi báo của Khánh Trường và Hợp Lưu.
Khi nghĩ về tuổi thơ của mình, tôi nghĩ về những chiếc ghế da màu xám trong chiếc xe tải Nissan màu xám của Ba.
Ba đưa tôi đi khắp mọi nơi.
Tôi nghĩ về bưu điện - tôi vẫn nhớ vị trí của chiếc hộp thư nơi Ba đến lấy thư.
Tôi nghĩ về thư viện và các tiệm sách cũ, đến cửa hàng nghệ Thuật và mùi sơn.
Tôi nghĩ về nhà in với máy in sách và báo. Và vào cuối ngày - sau khi hoàn thành mọi công việc - chúng tôi sẽ ghé qua công viên gần nhà.
Tôi nghĩ về việc Ba dễ dàng đồng ý với tôi như thế nào. Ngay cả khi ban đầu là câu trả lời không. Nếu tôi hỏi Ba lần thứ hai, Ba luôn nhượng bộ. Nhờ vậy, bộ sưu tập băng VHS của tôi thật đầy đủ. Tôi có tất cả các bộ phim Disney từng được phát hành.
Khi nghĩ về tuổi thơ, tôi nghĩ về mùi thuốc lá.
Ba là một người nghiện thuốc nặng. Đôi khi tôi có cảm giác như ông có thể hút hết cả một gói trong một ngày.
Khi tôi vào lớp 4, tôi thấy một quảng cáo trên TV về một người phụ nữ bị thủng cổ họng.
Tôi nói với Ba rằng hút thuốc có hại cho sức khỏe và ông nên bỏ thuốc. Ông cười.
Tôi nói với Ba tôi không muốn Ba bị bệnh, tôi bắt Ba hứa sẽ bỏ thuốc, tôi quấn ngón út của Ba vào ngón út của tôi.
Thật bất ngờ, Cuối cùng Ba thực sự đã bỏ thuốc.
Dẫu tôi phải yêu cầu Ba lần thứ hai.
Tôi tự hào về Ba. Tôi cảm thấy Ba đang ở thời kỳ hạnh phúc và khỏe mạnh nhất xưa nay.
Nhưng tôi đã quá muộn. Vài năm sau - Ba bệnh, Ông bị ung thư.
Nỗi Đau Buồn Trước Mắt
Những năm tháng cuối tuổi thơ của tôi là một khoảng thời gian mơ hồ. Một sự pha trộn giữa tuổi dậy thì, sự tách biệt của tuổi mới lớn và Mẹ cố gắng hết sức để che chắn, bảo vệ tôi khỏi những điều tồi tệ nhất mà hóa trị gây ra cho Ba.
Ban đêm, tôi có thể nghe thấy tiếng Ba nôn mửa và tiếng Mẹ lục đục đóng cửa phòng ngủ để tôi không nghe thấy.
Ban ngày, tôi không muốn ở nhà. Tôi thường xuyên đi xa - trốn tránh nỗi buồn của mình và sự đau đớn ẩn sau cánh cửa phòng ngủ đóng kín của Ba Mẹ.
Xe cứu thương và xe cứu hỏa ghé đến là chuyện thường xảy ra ở nhà chúng tôi.
Những ký ức còn lại của tôi từ thời điểm đó dường như đã bị chặn lại. Tôi không biết nên cảm thấy xấu hổ hay biết ơn.
Dần dần, từng ngày, tôi cảm thấy Ba đang dần rời xa tôi, và tôi cũng dần rời xa Ông. Ba càng trở nên khép kín, tôi càng dần dần trở nên chấp nhận sự suy yếu của Ông. Ba càng tránh xa, Ba càng chuẩn bị tốt hơn cho tôi để tạm biệt.
Theo một cách nào đó, tôi cảm thấy Nỗi Đau Buồn Trước Mắt là món quà vô tình mà Ba đã dành cho tôi.
Ba đã chiến đấu thật mạnh mẽ qua từng chặng đường – Ông cho tôi thời gian để đau buồn.
Nhẹ Nhõm
Gần đây, chúng tôi đã nghe rất nhiều về Ba tôi như một Nghệ Sĩ, một họa sĩ, một nhà văn, một nhà thơ.
Tôi, tuy nhiên, tôi không biết đến con người đó của ông. Tôi đã thấy các tác phẩm văn chương của ông trên kệ sách nhưng không thể đọc được. Tôi đã xem tranh ông vẽ nhưng không hiểu được.
Tôi chỉ biết ông là Cha của mình. Người Cha đã đón tôi sau giờ học và đưa tôi đến công viên, dạy tôi bơi, cho tôi ăn McDonald's và giữ tôi bên cạnh như thể tôi là người bạn đồng hành nhỏ bé của ông.
Người Cha mà tôi biết, tôi đã mất đi nhiều năm trước. Những gì ông để lại chỉ là lời nhắc nhở về một người Cha đau yếu và một nỗi buồn khiêm nhường.
Và mặc dù cái bóng bệnh tật phủ lên ông, ông vẫn tìm thấy nhiều niềm vui trong những điều nhỏ nhặt. Như việc gặp gỡ những đứa cháu của mình, hoặc thỉnh thoảng làm một xô gà rán, hoặc một tách cà phê đậm. Ẩm thực và nấu ăn là niềm đam mê thứ hai của ông sau nghệ thuật.
Mẹ, các chị gái và tôi đến thăm Ba vào một buổi chiều Chủ Nhật yên tĩnh. Không lâu sau khi chúng tôi rời bệnh viện, tôi nhận được cú điện thoại báo tin.
Từ nhẹ nhõm nghe có vẻ lạ khi nói về cái chết của ai đó.
Ba không còn đau khổ nữa - không còn bị giới hạn bởi những khuyết tật của mình nữa, tôi không biết cách nào khác hơn để diễn tả cảm giác này ngoài việc nói rằng, đó là sự nhẹ nhõm.
Chủ đề về cái chết luôn khiến tôi thấy bất an. Tôi may mắn chưa từng mất đi người thân yêu nào trước đây và điều đó khiến tôi sợ hãi.
Nhưng giờ đây khi đã trải qua, tôi nhận ra được sự an ủi trong đó.
Năm mà Con Gái tôi dạy tôi về vẻ đẹp của sự ra đời, cũng là năm mà Cha dạy tôi về vẻ đẹp của cái chết.
Một cái chết đúng lúc không có gì đáng sợ. Thật ra, đó là điều chúng ta nên đón mừng.
Hôm nay, con muốn mừng Ba, và con sẽ làm như vậy trong suốt quãng đời còn lại của mình trên Trái Đất này.
Thật vinh dự khi được làm con gái của Ba trong cuộc đời này.
Annie Nguyễn Trường An
***
Sau đây là bài gốc tiếng Anh.
Childhood
When I think about my childhood, I think about the grey leather seats in my Dad’s grey Nissan truck.
He took me everywhere with him.
I think of the post office - I can still remember the location of the box where he would collect his mail.
I think of the library and used book stores,
The art store and the smell of paint,
I think of the printing press that printed books and newspapers
And at the end of the day - after all tasks were done - we’d visit the local park.
I think about how easy it was to get my Dad to say yes. Even if it started as a no. If I asked him a second time, he always gave in. Hence, my collection of VHS tapes was magnificent. I owned every Disney movie that was ever released.
When I think about my childhood, I think about the smell of cigarettes.
Dad was an avid smoker. Sometimes it seemed as though he could smoke a whole pack of cigarettes in one day.
In the 4th grade, I saw a commercial on TV about a lady who had a hole in her throat.
I told Dad that smoking is bad and that he should stop. He laughed.
I told him I did not want him getting sick, I made him promise to stop, I wrapped his pinky around mine.
To my surprise, he actually did quit. Eventually.
I had to ask him a second time.
I was proud of him. It felt like he was the happiest and healthiest he’d ever been.
But I was too late. A few years later - Dad would fall ill, he had cancer.
Anticipatory Grief
The latter part of my childhood was a blur. A mixture of puberty, adolescent detachment and Mom trying her best to shield me from the worst of what chemotherapy was doing to Dad.
At night I could hear him vomiting and Mom rustling around the room making sure the bedroom door was closed so that I could not hear.
During the day, I did not want to be at home. I was often gone - hiding from the pain and grief tucked behind the closed doors of my parents bedroom.
Ambulances and firetrucks were a common occurrence at our home.
The rest of my memories from that time are blocked out and I do not know whether to feel ashamed, or grateful.
Slowly, day by day, I felt Dad slipping away from me, and I from him. The more reclusive he became, the easier it was for me to accept his decline. The more he stayed away, the better he prepared me for goodbye.
In a way, it feels as though Anticipatory Grief was his unintentional gift to me.
Dad fought hard with every battle - he gave me the time to mourn.
Relief
Lately, we’ve heard so much about my Dad as the Artist, the painter, the writer, the poet.
I, however, did not know that side of him. I saw his literature but I could not read it. I saw his art but I did not understand it.
I only knew him as my Father. My Father who picked me up after school and took me to the park, taught me how to swim, fed me McDonald’s and kept me by his side like I was his little sidekick.
This Father that I knew, I had lost many years ago. What he left behind was just a reminder of an ailing parent and a humble sadness.
Despite the shadow that was cast upon him, he still found many joys in the little things. Like seeing his grandchildren, or the occasional bucket of fried chicken, or a strong cup of coffee. Food and cooking was his second passion after art.
My Mom, sisters and I visited Dad at the hospital on a quiet Sunday afternoon. It was not long after we had left that I received the phone call.
Relief sounds like a strange word to use when speaking of someone’s death.
Dad is no longer suffering - no longer confined by his disabilities, there’s no other way to describe that feeling other than by saying, it is relief.
The subject of death has always made me uncomfortable. I’ve been fortunate enough to have never experienced the death of a loved one and I was terrified of it.
But now that I have experienced it, I can see the solace in it.
The year that my Daughter taught me the beauty of birth,
is the same year that my Father taught me the beauty of death.
A timely death is nothing to be afraid of. It is, in fact, something we must celebrate.
I want to celebrate you today Ba, and I will for the rest of my time here on Earth.
What an honor it has been to be your daughter in this lifetime.
Annie Nguyễn Trường An