Cầm trên tay bản thảo của thi sĩ Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May, tâm tư tôi được văn chương Cỏ May đem đi phiêu lưu theo những cốt chuyện hay ý thơ của cô. Tên của tập sách văn chương này có tên ngắn và chỉ 2 chữ đầy nghi vấn trong tôi: "Mắc Nợ", để thêm chữ nghĩa cho đề tựa cho bài giới thiệu tác giả nhạc sĩ Phan Ni Tấn viết phần Intro là "Mắc Nợ Cỏ May", tôi xem xong bài của Phan Ni Tấn, vui thú với những nhận định của anh, tôi xin phép anh được "chôm nguyên con" một phần đầu thơ nợ vậy.
Sách dầy hơn 200 trang, bìa trước và sau có bàn tay phù thủy của họa sĩ Lê Thúy Vinh, người đa năng đa tài về nghệ thuật hội họa và nhiếp ảnh. Do đó tác giả dùng bìa trước bức tranh người con gái với sự tỉ mỉ của nét cọ Thúy Vinh, họa sĩ nắn nói hình ảnh người con gái trầm ngâm giữa rừng cao nguyên Ban Mê, đó chính là Cỏ May. Rồi bìa sau bàn tay phù thủy bấm máy ảnh digital cho một sharp shot Cỏ May trong áo dài tím đứng bâng khuâng giữa rừng hoa phượng tím Jacaranda, trông sao nghệ thuật và mát mắt lắm. Trên bức ảnh có 4 câu thơ phượng nhớ cho bao xao xuyến:
Ấy là tác giả Cỏ May vừa nhập đề sơ qua một ý niệm của sự việc "Mắc Nợ". Để hiểu hơn về ý niệm của hai chữ này, xin nghe nhạc sĩ Phan bạn tôi diễn giảng như sau:
"Mắc Nợ là tên tập thơ đầu tay của Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May. Mới đọc tên tập thơ đã thấy lạ tai nên dễ gây tò mò cho người đọc. Nhưng sao lại "mắc nợ"? Phi Loan mắc nợ ai, mắc nợ cái gì, về việc gì."
Tiếp, "Mở tập thơ ra lần từng trang tôi mới hiểu Người Thơ, từ thuở vào đời đến khi có tri thức chợt mang một ý nghĩ kỳ lạ là mình đã mắc nợ cuộc đời đầy khổ đau này. Phi Loan mắc nợ một quê hương, nơi cô sinh ra; mắc nợ một dân tộc, một đấng sinh thành đã nuôi dưỡng Phi Loan nên người và mắc nợ ngay cả người yêu mà cho đến ngày nay cô vẫn chưa trang trải được nợ nần. Nghĩa là suốt đời Người Thơ dù dốc lòng vẫn không trả nỗi món nợ ân tình trước một dân tộc lầm than, môt quê hương xa cách, một nhân dáng, một nỗi buồn. Chính vì điều này mà Mắc Nợ được viết ra từ một tâm hồn đã chín, một sự đồng cảm trước bao nhiêu số phận con người như tiếng kêu dài đầy khắc khoải và xót xa. Nhưng bằng một cái nhìn nhân ái và tinh thần yêu nước đã được thể hiện qua bút pháp trung thực tạo nên sự hấp dẫn cho tập thơ."
Điểm qua chút ít về cuộc đời lúc thiếu thời của tác giả, vì sinh trưởng trong gia đình mà thân phụ là chiến binh, khi ông biệt phái đi nơi đâu thì tác giả đi theo vết quân hành của bố. Do vậy, Cỏ May đã vượt những địa danh của quê hương dấu yêu, từ Thừa Thiên, Huế cổ kính, sang Đà Nẵng, xuống Nha Trang, lên Đà Lạt, rồi sau cùng qua cao nguyên Pleiku và Ban Mê, nơi cô định cư lâu nhất cho đến khi rời Việt Nam sang Mỹ. Với quá khứ du hành hay di hành và sống ở những nơi đẹp đẽ của quê hương, kỷ niệm đã ảnh hưởng vào tâm huyết của tác giả lòng yêu nước và tính thi ca lãng mạn, tôi không ngạc nhiên. Với tài năng thiên phú về thi ca văn chương, những lớp sư phạm đào tạo tác giả ra làm giáo viên như ý muốn sống với tuổi thơ, như ý thích thương mến trẻ em, những kinh nghiệm của cuộc sống, Cỏ May phân chia tập sách ra làm bốn phần như: Tình yêu quê hương, đất nước, kế là Tình dành cho những thế hệ nam hay nữ xếp bút nghiêng bảo vệ sơn hà. Cỏ May trân quý họ, họ có thể là những người vợ của những chiến binh. Rồi mối tình thứ ba là Tình phụ mẫu, chị em trong gia đình. Cuối cùng là Tình yêu của con tim biết rung động vì yêu thương một bóng hình ấp ủ trong văn chương của tác giả.
Phan Ni Tấn kể về các thứ tình của Cỏ May:
"Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May - nhà thơ nữ thời hiện đại, tự nguyện và vững tin không để lạc chính mình, đã bước vào một thế giới thi ca đầy hỗn độn và bất trắc, một thế giới của sinh và tử, của máu và xương. Ở đó, luôn luôn hiện hữu một thảm trạng đầy nghịch lý giữa thiện và ác, giữa súng đạn và những cuộn băng. Súng đạn để cướp của, giết người; ngược lại cuộn băng để băng bó, chữa lành những vết thương.
Mắc Nợ - Bài thơ đầu tập lấy làm tên tập thơ là cửa mở bước vào một thế giới trở trăn, ơn nghĩa, bộc lộ những vấn nạn của dân tộc, thời đại:
Ngoài nợ nước, ở đây, Mẹ Cha là cội rễ, rường cột, là nhân tố đích thực của cuộc sống. Nói cho cùng, Mẹ Cha cho ta hình hài, ngoài việc truyền sự sống qua bầu sữa, qua vòng tay che chở, nâng niu mà còn truyền luôn cả dòng máu kiêu hùng để làm nên những con người hữu ích. Đó chẳng phải là ta đã nợ Mẹ Cha một cuộc làm người hay sao:
Chưa hết. Người Thơ còn muốn "tuyên ngôn" một điều này nữa: trong tình yêu, người yêu là "chủ nợ" và "con nợ" không ai khác hơn là... kiếp má đào:
Cuộc đời là thế, là trò chơi kỳ diệu của những con người yêu nhau, đến với nhau bằng mối dây duyên nợ, để rồi lúc lìa nhau "ngó lại giật mình thảng thốt đau”.
Phi Loan nhiều lúc còn làm người đọc xúc động trước những chi tiết nhỏ bé và chân thực của đời sống:
Đó là những lời bộc bạch của nỗi buồn. Từ đó, tác giả nhìn ra cuộc đời đầy những hình ảnh đau thương và tiếc nuối:
Nhưng mà sau một cuộc hành trình qua đất nước của phiền muộn, người ta nhận ra thấp thoáng đâu đó sau những câu thơ của Người Thơ vẫn vang lên nỗi khát vọng bởi vì cuộc đời này dù có chất ngất khổ đau, bao giờ cũng độ lượng và bao dung: "Cho dẫu cuộc đời có muôn ngàn lối rẽ. Một lời thề trọn kiếp vẫn chờ mong" hoặc giữa cái đẹp của niềm kiêu hãnh: "Em: vợ người tù đấu tranh, bất khuất."
Phạm Tín An Ninh là một trong những ngòi bút viết điểm sách, ông cho ý văn liên quan đến tên Cỏ May, hãy nghe như sau:
"Với bút hiệu Hoàng Thị Cỏ May mà tôi bất ngờ đọc được ở đâu đó vài ba lần. Trong một cộng đồng - có ai đã ví von - mỗi người là một nhà thơ, thì việc đọc ở đâu đó vài ba lần của tôi chẳng phải là điều đáng nhớ. Vậy mà trong bao nhiêu loài hoa sặc sỡ sắc màu trong vườn thơ hải ngoại mênh mông ấy, tôi đã nhận ra một ngọn cỏ bình dị, dễ thương, với một chút cảm giác thân quen gần gũi. Có thể, bởi đó là tên loài cỏ mà những người lính chiến cao nguyên như tôi thường bắt gặp trong các cuộc hành quân. Mùa hè, mỗi lần có ngọn gió nào thổi qua, những ngọn cỏ này đung đưa tạo nên âm thanh xào xạc – rất thơ. Và những cánh rừng cỏ may trên cao nguyên ấy, cũng đã ôm ấp bao hình hài của người lính chiến hy sinh. Điều này đã được xác tín qua tâm tình của Phi Loan trong Tập Thơ “Mắc Nợ”:
“Anh dấu yêu,
Nhớ ngày xưa em vẫn mơ em là cỏ may để được bám vào gấu quần anh và cùng anh băng qua súng đạn để tiêu diệt quân thù trong những lần hành quân.
Ngày nay em vẫn mơ em là cỏ may để cùng theo anh trên những khốn cùng của đời sống. Thế nhưng anh không còn nữa - tất cả chỉ là tưởng tượng. Anh đã ngủ ngon trong lòng đất mang theo viên đạn cố tình của kẻ thù hủy diệt. (Lần Giỗ Thứ 20)"
Phi Loan Cỏ May viết văn, tác giả vận dụng ngòi bút của mình viết lên những điều tai nghe mắt thấy. Qua tác phẩm "Nguời đàn bà trên tỉnh lộ 7" trong sách mới này, câu chuyện thật thương tâm của thời chiến tranh, hãy đọc:
"Trong cái lũ lượt của đoàn người di tản từ Pleiku và Kontum qua con đường tỉnh lộ 7. Con đường này bỗng nhiên ồn ào, náo nhiệt trong hỗn loạn, tiếng gọi nhau vang dội cả một góc rừng. Tiếng khóc than, tiếng xe, tiếng súng nổ rền vang, hệt như đàn ong vỡ tổ, người chạy ngược kẻ chạy xuôi, tìm kiếm người thân bị thất lạc, đồ đạc vất bừa bãi, những chiếc xe hư bỏ lại trên đường ngỗn ngang. Tôi và Hùng người em trai nhỏ, cũng tất bật trong đoàn người gian truân đó, bây giờ chỉ còn hai chị em, ba mẹ và các em còn kẹt lại Ban Mê Thuột, mấy bữa nay tôi đã chạy đôn chạy đáo để dò la tin tức gia đình, nhưng biết hỏi ai bây giờ, bởi chẳng ai biết rõ điều gì đã xảy ra....". Rồi tác giả bắt gặp thảm cảnh bi thương, tiếng ru hời não nuột xót xa:
""Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo, gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi, con đi trường học, mẹ đi trường đời”.
Tôi lần theo tiếng ru hời đó, đến dưới gốc cây to thì thấy có một người đàn bà, đầu tóc rối bù, quần áo xốc xếch, ôm chặt đứa con trong lòng mà ru, tôi tò mò bước đến gần để hỏi thăm, chỉ vừa kịp nhìn thấy đứa bé có nước da xám sậm, tôi như muốn ngã qụy xuống, không biết đứa bé đã chết tự bao giờ, vậy mà người mẹ vẫn cất tiếng ru nảo ruột để ôm ấp, để vỗ về con mình. Tôi kêu thất thanh:
-"Xin giúp chị ấy, con chị đã chết rồi!"
Thấy tôi la lớn tiếng, có mấy người đang ở gần đấy bèn chạy lại, nhưng không thể nào lấy được đứa bé ra khỏi vòng tay của chị, chị cứ ghì chặt đứa con của chị vào lòng, đứa bé như một bảo vật, một gia tài cuối cùng của chị, chị vừa khóc vừa ru “Con đi trường học, mẹ đi trường đời"."
Đứa bé đã chết người mẹ không tin cái thực tế phủ phàng ấy, vẫn ru, vẫn bám lấy đứa con yêu như báu vật trân quý của bà. Văn chương của Cỏ May quay lại khúc phim chiến tranh ác nghiệt, súng đạn bắn giết bữa bãi của địch quân say máu thú tính khiến cho người dân lành sao quá tan thương, tội nghiệp.
Cỏ May ghi nhận rằng bài viết này dành cho "những khốn khổ những điêu linh của đất nước tôi và dân tộc tôi".
Tôi đọc phần nhà văn Phạm Tín An Ninh cho nhận xét tiếp về tác giả:
"Lớn lên ở Ban Mê Thuột, rồi làm cô giáo trên thành phố “đi dăm phút trở về chốn cũ” và làm người tình một thời của lính. Năm tháng gắn bó với núi rừng, bụi đỏ. cũng đã là một thiệt thòi (nào đó) của người con gái. Vậy mà khi chưa kịp lau giọt nước mắt khóc thương người tình đã hy sinh, thì Phi Loan đã phải khóc cho những đắng cay lận đận của chính mình, và cho cả quê hương đất nước. Bài thơ cô con gái họ Hoàng đã viết bằng nước mắt trên đường di tản bi thảm khốn cùng- Tỉnh Lộ 7B, giữa “tháng 3 gãy súng”:
Với tôi khi đọc bài "Mắc Nợ", nợ quê hương, đất nước, có những thông hiểu với tác giả Cỏ May:
Tiếp theo phần nhận định bên trên của Phan Ni Tấn, món nợ quê hương, rồi nợ đời vinh nhục bởi miệng thế gian:
Bài thơ "Người Chiến Sĩ" cho thấy nét khí thế oai hùng của người trai xếp bút tòng quân xả thân bảo vệ giang san, dời núi non và lấp biển Thái Bình:
Thơ nợ núi sông nhắc nhở những ý niệm về chí nam nhi hay chí làm trai của nhà thơ Nguyễn Công Trứ của đất Uy Viễn - Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Có thể nói hình ảnh cha trong quân đội ảnh hưởng nhiều vào khía cạnh văn chương của tác giả, đọc bài "Giỗ Bố" khi tôi hỏi chuyện với tác giả, sự xác nhận quả thân phụ như ngọn hải đăng cho tuổi ấu thơ lăn lộn với cuộc sống.
Vắng bố, rồi sau này bản sắc cứng cáp khi tác giả va chạm, đối diện sự khắt khe của cuộc đời:
Riêng với thân mẫu hiện do tác giả chăm sóc, cụ bà đã cao tuổi, như những người con giữ trọn nghĩa hiếu đạo, Cỏ May cùng người em gái luân phiên chăm sóc cụ mỗi ngày
Bài "Một Tối Ngồi Bên Mạ" cho thấy sự gần gũi khi tác giả nhắc về dĩ vãng ấu thơ tháng ngày trôi qua, tình cảm giữa thân mẫu và tác giả được ươm trong thơ:
Bao văn chương đã vinh danh ca tụng tình mẫu tử, giờ đây Cỏ May gói ghém thêm cho kho tàng thi ca văn học Việt Nam:
Nhạc sĩ Cao Minh Hưng đọc bản thảo, anh xúc động với bài "Mắc Nợ" quê hương, dòng máu thắm giống Tiên Rồng, khiến anh phổ thơ ra nhạc. Sau đây là dài dòng chia sẻ từ cảm nghĩ về bài thơ "Mắc Nợ", nợ khúc ân tình, non sông:
Đọc những dòng thơ trên, ai có thể ngờ rằng bài thơ được viết lên từ người phụ nữ có vóc người nhỏ nhắn với tâm hồn rất thi sĩ. Tôi cũng vậy. Khi lần đầu tiên tôi được chị trao tặng bài thơ viết trên trang giấy trong một buổi tập dợt văn nghệ của các anh chị em trong Ban Hợp Ca của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, tôi đọc vội tựa đề với hai chữ ngắn gọn "Mắc Nợ". Trong thâm tâm, tôi thầm nghĩ có lẽ đây là một bài thơ tình như một vài bài thơ của người thi sĩ này mà tôi đã có dịp đọc trước đây, như bài "Rất Nhớ" với những lời yêu thương nhẹ nhàng:
Nhưng tôi đã lầm, vì đằng sau cái vóc dáng nữ sinh đó của thi sĩ Phi Loan là một tâm hồn luôn khắc khoải cho quê hương, dân tộc của người con xa quê mang nặng một nghĩa tình chưa dứt...
Rồi cứ thế mà tôi đã đọc hết một mạch những vần thơ tuôn chảy như dòng suối nóng từ trái tim của người thi sĩ này. Tôi cảm thấy mình phải làm một cái gì đó để "đền bù" với ấn tượng ban đầu tôi đã nghĩ không đúng về bài thơ này. Và bài hát "Mắc Nợ" đã được ra đời như thế đó, với ước mong những nốt nhạc sẽ quyện cùng những vần thơ chắp cánh để người thi sĩ hiền hoà này có dịp trải bày nỗi lòng của mình đến với nhiều người hơn. Mong rằng chị sẽ có dịp trả được những món nợ cho quê hương mà chị đang mang nặng ở trong lòng..."
Nhạc sĩ Cao Minh Hưng là con chim đầu đàn của tổ chức Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ sẽ đảm nhiệm phần giúp vui văn nghệ cùng các bạn cho buổi ra mắt sách của tác giả Cỏ May. Tưởng cũng nên biết Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May là hội viên văn nghệ của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ.
Tôi duyệt qua phần bốn của sách là Những Vần Thơ Cho Tình Yêu, những ngón tay lạc loài lật và lật trên những trang lửa thơ của tác giả, đầy nóng hổi, dâng nóng sốt, hotstuffs, của thơ nụ hôn, rồi thơ nợ hôn,... những thứ tôi quen đọc của Xuân Diệu hay của Lan Nhi ngày nào, nay lại đến của Cỏ May, của Phi Loan.
Tôi thích những bài tình thơ của tác giả Cỏ May. Tác giả cho thấy sự tương phản hoàn toàn khi sáng tác thơ quê hương bộc lộ nỗi niềm ái quốc khôn ngui, thơ tình cảm của Phi Loan lại chan chứa yêu thương lãng mạn vô song, ví dụ như bài:
"Tặng Anh":
Thể lục bát ý hay dù là câu cuối âm vận có tí cách xa, ép vận. Qua thể ngũ ngôn bát cú với bài “Em Cần":
Bài "Em Khóc" như chút gì lục bát tóc mây trong ý đoán của tôi:
oOo
Nhà văn Pháp Gabriel Meilhan cho là khi ta yêu mà không màn đối phương đáp ứng, tức ta yêu ta cứ yêu dù là một chiều thì đó là hạnh phúc của tình yêu đích thực. Tương đồng trong ý tưởng đại văn hào Victor Hugo quan niệm ai khổ vì yêu hãy yêu thêm nữa, đó là hạnh phúc trong đường tình.
Do vậy, hạnh phúc trong tình yêu có thể là khi người mình yêu được yêu, được hạnh phúc là ta hạnh phúc. Dù tình yêu có cách xa xăm vời vợi, ta vẫn ước ao nhìn thấy nụ cười nở trên môi người tình... đó tất cả là hạnh phúc rồi.
Nói tận cùng, cái ý nghĩ trên về hạnh phúc trong tình yêu là để tôi bàn về bài thơ "Trong Hạnh Phúc Anh" của nhà thơ Cỏ May, hãy theo dõi:
Thật vậy, hãy nhốt người yêu trong tim, để nghe nhịp thở rộn ràng, cho tình mình ngây dại, đừng cho người tình bỏ chạy, hoen bờ mắt ai...
Hãy mơ anh, chập chùng như ẩn hiện, khi người tình mimi ta, ồ, giật mình như gió thoảng, và như tiếng nhạc vang trong em:
Nhận xét chung cuộc của tôi về các phần tình thơ chung trong sách mới này, tuyệt lắm. Những áng thơ về quê hương, ái quốc, đất nước hay gia đình rất hay. Nhưng phần 4 về tình thơ yêu đương lãng mạn. Vâng, tôi thích thú lắm.
Mến chúc Phi Loan Cỏ May gặt hái nhiều thành công trong dịp ra mắt thi văn tập "Mắc Nợ". Hãy tiếp tục phát triển năng khiếu thi văn như thú vui thanh tao nhé.
Việt Hải Los Angeles