Nhà Văn Hải Ngoại – Tập 1 – Lê Mộng Nguyên
Chương 39
“Trong Lâu Đài Kỷ Niệm” của Dư Thị Diễm Buồn, hay là ký ức về gia đình, bạn hữu và miền Nam yêu dấu của một nhà thơ tự do.
Tôi đọc xong 302 trang sách “Trong Lâu Đài Kỷ Niệm” của Dư Thị Diễm Buồn. (Tựa: Doãn Quốc Sỹ. Hình bìa nhiếp ảnh Văn Vũ, trình bày và kỹ thuật Bảo Linh, in ấn lần thứ nhứt tại Hoa Kỳ do Bảo Linh xuất bản. Mùa xuân năm 2003).

Mắt rướm lệ, lòng bâng khuâng như xem cuốn phim tình cảm mà khán giả đã nhiều lần xúc động qua buồn vui và hạnh phúc mong manh của những diễn viên có biệt tài. Như Giáo sư Lê Đình Cai (Khai Thác Thị Trường số 50 tháng 4, 5 và 6 năm 2003) đã viết: Tuy đây là tác phẩm mà tác giả gọi là truyện dài, nhưng khi đọc xong tôi có cảm tưởng đây là tập ký sự viết về những vui buồn trên những chặng đường đời của một cô gái miền Nam từ thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành, lập gia đình rồi bỏ nước ra đi khi miền Nam bị nhận chìm trong bão lửa của làn sóng đỏ vào tháng Tư đen năm1975).
Ngay DTDB cũng không giấu giếm tính cách tư truyện của TLĐKN qua lời tâm sự kết thúc: “Ngồi ôn lại dĩ vãng những chặng đường tôi đã đi qua mà nhớ mà thương quay quắt! Quê hương tôi là một lâu đài, dù to lớn đến cỡ nào cũng không chứa hết những kỷ niệm hơn nửa cuộc đời bên đó của chúng tôi. Nó tồn tại mãi và bất tuyệt như cuốn sách không bao giờ có trang cuối…” Sách dầy 302 trang “Viết để tưởng nhớ về ngoại thân, ba má và các anh chị, em. Cho bạn đời và các con tôi (trg.lll) mặc dù chính thức tiểu sử tác giả nằm trong vỏn vẹn mấy câu: DTDB sinh trưởng tại thị xã Cần Thơ. Cùng gia đình đào thoát khỏi Việt Nam mùa hè năm 1979 vào Hoa Kỳ đầu xuân năm 1980 và cư ngụ tại Illinois cho đến nay. Theo dấu chân nhà đại thi hào và chính khách Victor Hugo trong cuộc chống đối bạo tàn Napoléon.lll (x.NT số 106th. 01- bài của LMN) nàng thể nguyện chỉ trở về lại cố hương khi nào tự do an bình được hồi phục trên đất nước. Cho nên lúc nhận được thư của cháu Toàn Huy (con trưởng của anh chị Tuyết Loan) viết cho dì Tuyết Nhạn (DTDB) từ quốc nội “… Từ buổi ra đi đến giờ má Tư (cháu gọi tôi bằng má Tư) chưa về thăm đất cũ và ngôi nhà hương hỏa thuở xưa…. Bộ má Tư không nhớ quê hương sao? Mỗi cái tích tắc của kim đồng hồ trên thế gian nầy có biết bao nhiêu sự đời đổi thay. Năm nay con đã ba mươi lăm tuổi, nhưng nếu gặp lại con, má Tư tưởng con ở giữa tuổi năm mươi và sáu mươi. Cái túng quẩn, cái đói nghèo, lao lực cùng khổ tâm dằng dặc làm cho con người như cây khô thiếu nước…”. Má Tư đã trả lời, và những dòng chữ trong thu gói ghém lại bằng thơ (tôi đã trích từ thơ NLNĐ. Xb năm 2001trong bài cảm tưởng về thi tập trên trang số 88 tháng 7 năm 2001)
“… Con hỡi, xa nhà vì lũ địch
Nhắc đến quê hương nước mắt trào
Những buổi tàn canh trên đất trích
Thầm thương vận nước chịu lao đao
Nhắc đến quê hương nước mắt trào
Những buổi tàn canh trên đất trích
Thầm thương vận nước chịu lao đao
Lũ giặc gây bao điều má thấy
Mậu Thân đất Huế chất chồng xương
Đồng không mông quạnh oan hồn dậy
Than khóc dài theo mấy nẻo đường
Mậu Thân đất Huế chất chồng xương
Đồng không mông quạnh oan hồn dậy
Than khóc dài theo mấy nẻo đường
Đợi ai đốt lá thay nhang khói
Cầu cho kẻ chết được siêu sinh
Để bao người sống nhìn nhau đợi
Ánh sáng vinh quang buổi thái bình
Cầu cho kẻ chết được siêu sinh
Để bao người sống nhìn nhau đợi
Ánh sáng vinh quang buổi thái bình
Thảm cảnh quê hương con biết đó
Đô thị loạn cuồng tủi nước non
Thôn dã chất chồng bao khốn khó
Má về thăm, khi giặc không còn…”
Đô thị loạn cuồng tủi nước non
Thôn dã chất chồng bao khốn khó
Má về thăm, khi giặc không còn…”
(Má Sẽ Về)
Tôi vẫn còn nhớ mãi lời nói sau (Trong chiều Tha Hương) do CLBVH Việt Nam tổ chức ngày 3-6-2000 tại Viện Đông Nam Á- Paris (x.NT só, th. 8- 2000 của nhà thơ DTDB bày tỏ tâm tình về nguồn gốc hứng cảm của nàng: “Tôi là một người dễ cảm nhận với ngoại cảnh, nên những bài thơ, bài văn xuôi của tôi trong những tác phẩm đã phát hành là những trăn trở của quê hương, là tình người mà nó bắt nguồn từ những bối cảnh của gia đình, những người chung quanh và những kỷ niệm lúc thiếu thời ở thôn quê mà có dịp tôi đã đi qua, đã sống…” Sau “Chân Trời Hạnh Phúc” truyện dài đầu tay của DTDB, Bảo Linh (xuất bản vào mùa thu năm 2001). Trong “Lâu Đài Kỷ Niệm” là một hồi ký là một bản tình ca muôn thuở trong ấm êm của mến thương cha mẹ mà Tuyết Nhạn (người kể chuyện là DTDB) với hai người chị: Tuyết Hồng (chị Hai) Tuyết Loan (chị Ba) và hai em kế Tuyết Oanh (…hơi mập mạp, tươi mát nhưng cô ả làm như đau ban mới mạnh, kiều nhược, cần có một người săn sóc…”, tr 24) và út (Tuyết Nga, mặt mày sắc sảo ưa nói trèo đèo, hỗn hào với tôi và chị Tuyết Oanh (tr 24) đã sinh sống từ dạo ấu thơ (Ngũ Long Công Chúa). Ba tôi có dòng máu Tàu Việt, ông nội tôi là người Trung Hoa gốc Mông Cổ, nên các anh em của ba, bác và chú tôi cao lớn khôi vĩ. Có lẽ nhờ vóc dáng cao lớn, mặt mày sáng sủa thanh tú nên cả năm anh em rất đắc mèo!
Ba tôi lại là người biết nhiều thứ: ông đờn măn-đô-lin giỏi, đánh bóng bàn hay, đá banh, đá cầu, chạy bộ, chạy xe đạp… Những lần thi tài ông không đứng nhất cũng là đứng nhì. Nhất là có “nhãn hiệu” thầy giáo, cộng thêm tánh tình phóng khoáng, lãng mạn nên ba tôi được các cô ở lứa tuổi ông chiếu cố tận tình. Tôi muốn nói ba tôi là “Đa tình nhân! Một người mỗi bến mỗi tình”. Lúc chưa thành hôn với má tôi cho đến sau có con cũng vậy! (tr.5-6).
Trong ba đứa con gái đầu: “Ba thương chị Tuyết Hồng vì tánh tình đoan trang thùy mị, thương chị Tuyết Loan yêu đời liến thoắng, nói đó rồi quên đó, không ác ý với ai, không dụng tâm tích lũy hại người, dám hận, dám buồn, dám yêu! Còn tôi thì hay cãi lý, nói thẳng không sợ ba đánh đòn, lại chịu lắng nghe ba tâm sự… và khuyên ba không nên làm những chuyện có lỗi với má tôi…” Cũng vì thế mà giữa Tuyết Nhạn và người cha phóng khoáng (ô. Cao Hồng Diệp” rất tâm đầu ý hiệp, có nhiều đồng mưu (complicité) trong mọi việc vui hay buồn.
Cuộc đời tình ái, nỗi rung động đầu tiên trước phái nam, được DTDB tường thuật lại một cách chân thật, thi vị và trí tuệ thông minh:
Sau khi giã từ với người bạn học lúc nhỏ (anh Lê Trường Hải) bởi vì: “Anh thích trời cao, biển rộng và cuộc đời thủy thủ. Tôi không thể làm vợ anh, để khỏi có cảm tưởng anh yêu biển cả hơn yêu vợ nhà, trong lúc đó tâm hồn tôi lại gắn bó với quê cha đất tổ (tr. 146)” Tuyết Nhạn làm quen với anh Dư Khải Minh là một giáo sư Trung học, em họ của chị Diệu Tâm là y tá đồng liêu với TN ở bệnh viện Mỹ Tho khi nàng vừa nhậm chức. Rồi Tuyết Nhạn và Khải Minh đính hôn “Ba thấy thằng Minh tánh tình được hơn hai ông anh rể (Trường và Toàn) của con. Người thanh niên như nó không dễ tìm đâu”.
Với dự định thành hôn sau khi chàng thụ huấn quân sự trở về… Một hôm Tuyết Nhạn tình cờ bắt gặp “Minh đang ôm một phụ nữ lạ” Phản ứng của nàng rất quả quyết”: “Ngày mai tôi sẽ trả đồ đính hôn lại cho anh! Trên đời nầy thiếu gì những cô gái trẻ, đẹp, dịu dàng… anh mặc sức đi tìm họ đi, anh hãy đi mau cho khuất mắt tôi, đừng theo tôi nữa! Tôi thù anh, tôi hận anh! Anh có cái tự do của anh… Tôi với anh không còn ràng buộc gì nữa đường ai nấy đi…” (tr.251) Anh đi đường anh, tôi đường tôi!
Nhờ trung gian hòa hợp của thân phụ, theo lời khẩn nguyện của Minh: “Nó đã về cầu cứu với ba, con nghĩ lại coi có đúng không? Làm khổ mình, làm khổ người mấy hôm nay đủ rồi. Chắc con cũng không muốn nó mang cái khổ canh cánh trong lòng trở về đơn vị phải không?) Tuyết Nhạn cuối cùng tha thứ cho Minh, “Anh làm em khổ lắm, anh có biết không?” (tr. 257).
Đi ngược về nơi sinh quán của tác giả: “Cái Bè là cỏ nội thiên đường vào thời thơ ấu của DTDB. Còn Cần Thơ là thế giới thần tiên vào tuổi hoa niên, tuổi thanh xuân của chị. Hai địa danh ấy một miền sằn dã, một miền đô thị được chị thấp sáng và hồi sinh trên những câu thơ hoài hương phong phú hình ảnh và bát ngát phong vị trữ tình” (Hồ Trường An).
Trong khung cảnh miền Nam dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa sau thỏa hiệp Genève, kể từ năm 1956 (Hiến pháp chính thức được ban hành) Tuyết Nhạn (người kể truyện) sống những ngày hạnh phúc quê nhà, đất nước: “Ở quê ngoại tôi không thời nào dân chúng an cư lạc nghiệp bằng thời nhà Chí Sĩ Ngô Đình Diệm làm Tổng Thống. Các đường sá từ Quốc Lộ Bốn vào quận, vào làng xã xa xôi hẻo lánh được bồi đắp theo kích thước làng xã ấn định. Cầu bắc ngang rạch nhỏ phải bằng xi-măng và lót bằng ván gỗ cây sao dày rất khít khao. Cầu bắc ngang qua rạch lớn thì phải đúc bằng xi-măng cốt sắt chắc chắn. Xe lam xe gắn máy chạy qua được dễ dàng. Dân cư tự do xây cất nhà theo ý thích và tài chánh của mình. Nhà lợp ngói vách tường, nhà lợp tôn vách bổ kho… ngoài ra nhà lá khang trang mọc lên như nấm. Dân chúng đi lại từ đầu làng đến cuối thôn, qua làng khác, quận khác… thâu đêm suốt sáng không có giới nghiêm khỏi phải xin phép tắc chi hết. Trong làng tối thiểu phải có trường Sơ Học, có trạm Y Tế. Ở các quận lớn còn có Trung Học Đệ Nhất Cấp, có Chi Y Tế để lo sức khỏe cho dân… Mọi gia đình vui sống đề huề. Dân chúng lương thiện làm ăn. Chùa chiền nhà thờ được tu bổ, xây cất thêm. Mấy ông hội đồng làng, quận làm việc không có lương nhưng giúp đỡ dân chúng rất tận tình. Họ xử sự theo thân thương trong tình người thôn xóm. Và gần như tôi không nghe trộm cắp, cướp giựt, đâm chém…. Thuở ấy từ Bến Hải đến Cà Mau dãy đất quê Nam của chúng tôi thật thanh bình (tr.138).
Quê ngoại tôi ở vùng xa xôi lắm
Có ruộng lúa vàng thẳng ánh cò bay
Trên hai bờ kinh Vĩnh Tế chạy dài
Có đào lộn hột, ô môi hoa tím
Có ruộng lúa vàng thẳng ánh cò bay
Trên hai bờ kinh Vĩnh Tế chạy dài
Có đào lộn hột, ô môi hoa tím
Rừng trâm bầu, Đầm Dơi bông điên điển
Mùa nước lên lé đé liếm thềm nhà
Trên vạt cau ngồi nhìn cá lội qua
Gió đồng nội, trời xanh đàn cò trăng
Mùa nước lên lé đé liếm thềm nhà
Trên vạt cau ngồi nhìn cá lội qua
Gió đồng nội, trời xanh đàn cò trăng
Quê nội tôi cũng ở vùng xa lắm
Mưa thật nhiều, mưa ủ dột lê thê
Hàng phượng cao ve tha thiết gọi hè
Mưa rào rạc bay long lanh trong nắng
Mưa thật nhiều, mưa ủ dột lê thê
Hàng phượng cao ve tha thiết gọi hè
Mưa rào rạc bay long lanh trong nắng
Quê hương ơi chứa chan niềm nhung nhớ
Mỗi địa danh là một nỗi yêu thương
Ở mỗi nơi có mỗi nỗi vui buồn
Mỗi sắc thái cho tôi nhiều ý sống.
Mỗi địa danh là một nỗi yêu thương
Ở mỗi nơi có mỗi nỗi vui buồn
Mỗi sắc thái cho tôi nhiều ý sống.
Trong thi tập “Một Thoáng Hương Xưa”
Quan niệm của Tuyết Nhạn về gia đình, cha mẹ và hôn nhân, tình yêu và làng mạc-mặc dù xã hội bắt đầu đổi thay-một cách tổng quát vẫn còn theo truyền thống, tương tự những thời đại xa xưa. Về nhận xét nầy, tôi có viết một bài khảo cứu bằng tiếng Pháp “Le doux parfum de la democratie du temps passé” (Nét thơm xưa: Nền dân chủ thôn Việt Nam trong quá khứ) đăng trên báo Đối Lực (Toronto) số 59, tháng 9 năm 2002, và tòa soạn đã tóm tắt như sau: “Trong bài nầy, tác giả trình bày nhiều về phong tục, truyền thống của nền hương thôn hầu như tự trị ở Việt Nam ngày xưa với phương ngôn nổi tiếng “Phép vua thua lệ làng”. Tác giả đề cập đến nhiều nhà nghiên cứu hàng đầu về phong tục, tập quán và xã hội VN, từ các học giả Pháp như Pierre gourou (hệ thống thứ bậc làng xã, hệ thống gia trưởng, người chu như ông hoàng trong gia đình…) đến các học giả Việt Nam như Trần Huy Liệu (từng tham chánh theo Cộng Sản) Đào Văn Vỹ (Hôn nhân trai gái không phải vấn đề hôn nhân giữa người đàn ông và một người đàn bà yêu nhau, mà là một vấn đề gia tộc, nhầm đảm bảo cơ sở của cuộc sống “Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”) Trong bài biên khảo nầy, GS Viện Sĩ Hàn Lâm Lê Mộng Nguyên cũng đề cập đến các khía cạnh Văn Hóa, đời sống xã hội Việt Nam. Những khái niệm truyền thống như là “gia phả”, cái đình, thổ địa, các lễ tiết như thượng điền, hạ điền, thượng nguyên, trung nguyên, hạ nguyên, hàn thực, đoan ngọ, trung thu, nguyên đán v.v… Những nhà nghiên cứu liên hệ được đề cập là Đào Duy Anh, Jean Leclerc…
Trong nhà toàn là con gái, cái ưu tư chính của cha mẹ là đứa con đầu (Tuyết Hồng) phải lấy chồng trước hết. “Ngoài nết na nhu mì, chị Hai tôi còn giỏi về bếp núc, ngoại và má tôi tạo cho chị sau nầy trở thành người vợ đảm đang. Dòng họ bên ngoại, bên nội tôi đều thương mến chị. Năm chị học Đệ Ngũ thì ba tôi hưu trí, nên chị nghỉ học. Chị không bằng lòng nhưng má tôi khuyên: Con gái học bao nhiêu đó cũng đủ rồi. Con đã lớn ở lại thị thành một mình thì làm sao ba má yên tâm? Con muốn học may thì má mướn thợ về nhà dạy cho con và em Tuyết Loan để sau nầy may vá áo quần cho chồng con mặc” (Tr.15)
Đám cưới chị Hai với anh Trường quả thật linh đình: Họ hàng gần xa cùng với bạn bè lân cận quen với gia đình và ông bà ngoại của Tuyết Nhạn đều được mời dự lễ và tiệc tùng với những món ăn do bà ngoại là người nấu ăn ngon nổi tiếng trong làng đứng ra chỉ huy nấu nướng. Vì ba đã bảo với má từ cả tháng trước ngày hôn phối: “Trong những ngày nhóm họ và sau những ngày đưa dâu cũng vậy, bà phải để ý dọn ăn cho bà con lối xóm, họ hàng đến giúp mình ăn uống đầy đủ, tươm tất. Mình mới gả con đầu tiên, tốn kém bao nhiêu cũng không sao, đừng để người ta cười nói mình hà tiện (tr.18). Trong một cuộc bàn về “nam nữ bình quyền” chị Tuyết Hồng đồng ý với má con gái phải nhường đàn ông, trong lúc chị Tuyết Loan nói nhỏ bên tai em “Phụ nữ ngày nay đều bước ra xã hội kiếm sống như đàn ông. Họ phải được bình quyền như đàn ông chớ. Ở Ấn Độ còn có bà Thủ Tướng Găng Đi. Còn má mình thì cổ lỗ sĩ, đố ai cải hóa má nổi” (tr39). Còn Tuyết Nhạn ôm ấp mộng tường “mai sao viết truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, đoản văn…” (tr.29) Và nàng đã trả lời không do dự: “Nhứt định em không suy nghĩ về chuyện nam nữ bình quyền như chị đâu. Em viết văn bằng trái tim. Em xắt trái tim từng miếng mỏng để trải lên văn chương…” (tr.39) Mộng ấy đã trở thành sự thật ngày nay. DTDB không những là tác giả của sáu thi tập đã được nhiều người Việt hâm mộ, mà hơn nữa một truyện dài và một hồi ký (dầy 302) “Trong Lâu Đài Kỷ Niệm” mà tôi đang đọc với tất cả lòng kính cẩn trước một áng văn hay của nhà văn nhà thơ nữ.
Chị Ba (Tuyết Loan) là một người có nhiều ý kiến rất Âu Tây về phụ nữ tiến hóa. Nhưng sinh sống trong một gia đình nho giáo (trọng chữ nghĩa), chị chấp nhận quan niệm hôn nhân của gia đình. Anh Lê Hữu Toàn phải trở lại ghế nhà trường và thi đậu Tú Tài… Kế đó, Tuyết Loan được đính hôn với anh Toàn, sau bao nhiêu sự ngăn cấm của ba má và hai bên nội ngoại tôi. “Năm tới anh chị sẽ kết hôn” (tr.176).
Trở lại Tuyết Nhạn lúc đầu có ý định (một khi xong Đệ Nhị Cấp) sẽ theo học ngành Nông Lâm Súc. Nhưng thi hỏng hai lần, nàng xoay qua Trường Y Tá. Đậu và ra Trường Y Tá, nàng nhậm chức tại Mỹ Tho và được làm quen ở đây với Dư Khải Minh. Lần đầu tiên mối tình chớm nở giữa hai người và đêm ấy: “… Tôi cứ thao thức với niềm hạnh phúc xao xuyến không biết đến tự bao giờ ở trong tim? Tôi ôn lại những lời nói mềm mỏng của Minh, mường tượng ánh mắt, nụ cười của chàng: Tất cả, tất cả sao mà âu yếm và nồng nàn khiến tôi cảm thấy da thịt mình rờn rợn một cảm giác khó hiểu! Rồi tôi tự trách “thật là điên quá đi, sao mình lại nghĩ tầm bậy, tầm bạ gì đâu không! Nhưng chèn ơi, tôi cố xô đuổi thì nó càng cuồn cuộn đến. Cái hơi ấm khả ái của chàng dường như quen thuộc từ hồi kiếp nào lúc tôi đứng gần chàng, lúc cả hai sóng bước đi bên nhau trên đường…” (tr.155-156).
Chiến tranh giữa Quốc Gia và Cộng Sản lan tràn, hai gia đình quyết định làm lễ đính hôn cho Tuyết Nhạn và Khải Minh trước một tuần chàng thụ huấn quân sự và sẽ thành hôn khi trở về. Ông Giáo Sư Trung Học (cũng như mọi chàng trai trẻ hồi ấy) phải đi học quân sự và cuối tuần được về thăm vị hôn thê. Nhưng tôi (Tuyết Nhạn) đã giao trước với chàng, mỗi khi chàng về Mỹ Tho thăm thì ở nhà chị Diệu Tâm, còn nhà tôi ở trọ thì chàng không được ở đêm, chàng đến thăm tôi bất cứ lúc nào nhưng không được vào phòng tôi trước ngày tân hôn” (tr.240). Có người cho Tuyết Nhạn là lạc hậu, nhưng nàng là con nhà nề nếp, phải trọng thuần phong mỹ tục (“Khi anh cưới vợ, nếu anh biết vợ tương lai của anh thất thân với người khác rồi, anh nghĩ thế nào?”) Sau ngày hôn phối của Cao Thị Tuyết Nhạn và Dư Khải Minh. Năm sau cháu gái Diễm ra đời ngày 14 tháng 9 năm 1970 trong lúc: “cuộc chiến của quê hương càng ngày càng sôi động. Người chiến binh ngày càng gian khổ hiểm nguy. Gia đình hai bên chúng tôi có kẻ đã trở thành phế binh, người thành tử sĩ. Tôi vẫn làm việc ở bịnh viện như thường. Thời giờ không đủ để tôi săn sóc con, lo an nguy cho chồng, thì có đâu mà giung giăng giung giẻ với bạn bè như lúc còn độc thân. Tin chồng của Thúy Hiền tử trận, tôi bàng hoàng thương xót nó vô cùng. Nó mang bầu đứa con đầu lòng được 8 tháng. Rồi Minh về nghỉ phép trước khi đổi ra Phi Đoàn 118 ở Pleiku” (tr.271): Vùng cao nguyên anh đang công tác toàn là núi rừng bát ngát, mênh mông, bạt ngàn. Sáng mù sương, trưa mưa rơi, chiều giăng mây xám, tối không trăng, khuya lạnh lẽo… nhớ vợ nhớ con buồn ơi là buồn” (tr.273).
Đứa con thứ hai ra đời lấy tên là Phúc “Con gái Diễm của tôi giống Minh bao nhiêu, thì trai Phúc giống mẹ bấy nhiêu” (tr.274). Nhưng hạnh phúc không được lâu dài: “Thì tình hình đất nước thêm sôi động. Phước Long thất thủ, rồi Pleiku, Kontum, Ban Mê Thuột. Rồi Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. Quân Đoàn III phải dời ra Phan Rang làm mặt trận tiền phương. Các địa điểm quân sự lần lượt thất thủ theo vận tốc dây chuyền” (tr.283)
Ngày 30 tháng 4 (đen) năm 1975 quân đội “nhân dân” chiếm đóng miền Nam tự do. Sau bốn năm sống dưới chế độ bạo tàn, gia đình Tuyết Nhạn, Khải Minh vượt biên ra khỏi ngục tù Cộng Sản (vào giữa mùa Hè năm 1979 và được định cư trên Illinois (Hoa Kỳ) đầu năm 1980.
Sau đây với hiện tình gia đình của DTDB và Khải Minh: “Sống âm thầm hẩm húc với đàn con ở ngoại ô thành phố Chicago” Tác giả viết xong hồi ký nầy vào năm 2002. Cháu Diễm và chồng cùng là bác sĩ Y khoa. Con trai Phúc cũng ra cùng nghề với chị và anh rể. Và một bé trai ra đời nơi đất khách cũng có công ăn việc làm trước khi tốt nghiệp bằng Kỹ Sư năm 2002.
“Cả ba đứa con chúng tôi nói tiếng Việt rất giỏi, và ưa thích những món ăn VN do mẹ nấu… Từ trong phòng tắm vọng ra giọng hát như bò rống: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào/ Tình mẹ tha thiết như làn sóng đùa ngọt ngào… Lòng tôi chan chứa yêu thương… tôi mỉm cười một mình và dòng lệ hạnh phúc chảy xuống má…” (tr.299).
Qua bản ký sự viết theo một lối hành văn không gọt dũa, nhưng rõ ràng và đầy ý nhị (Nhiều lúc hóm hỉnh) và trong bối cảnh lịch sử từ năm 1954 đến 1975 tại miền Nam tự do và từ 1975 đến 1979 dưới chế độ Cộng Sản Dư Thị Diễm Buồn kể lại quãng đời ấu thơ của nàng sống trong gia đình hạnh phúc với nhiều kỷ niệm đẹp và buồn đau, chất chồng trong lâu đài nước Việt Nam. Đầy thơ mộng và nhung nhớ ở chặng đường đã trải (như Một Thoáng Hương Xưa) từ tuổi dậy thì và những rung cảm đầu tiên trước một chàng trai sau trở thành người phu quân trìu mến.
Cách diễn tả tình người, tình đời và tình yêu vạn vật toàn đượm bao hàm và ngưỡng mộ! Tác giả tự truyện nầy hiện sống trên đất khách, quê người (cũng như phần đông những kẻ trầm luân của tự do) với chồng con, đã thành công trong tuyệt tác “Trong Lâu Đài Kỷ Niệm (2003)”. Dư Thị Diễm Buồn thật xứng đáng là một nhà thi văn sĩ vẹn toàn.
(Nghệ Thuật số 112, th7 – năm 2003”
Trong sách “Nhà Văn Hải Ngoại Tập 1”
Do Nắng Mới Paris xuất bản năm 2006
Trong sách “Nhà Văn Hải Ngoại Tập 1”
Do Nắng Mới Paris xuất bản năm 2006
Giáo Sư Viện Sĩ Hàn Lâm
Lê Mộng Nguyên
Lê Mộng Nguyên