A- Bệnh Covid-19
Tổng Quan
Bệnh viêm phổi do siêu vi Coronavirus phát xuất từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc hiện nay đã lan ra nhiều nước. Riêng Trung Cộng thì tình trạng rất nguy cấp. Chúng ta thử tìm hiểu về loại siêu vi này như thế nào?

Coronavirus Vũ Hán, Trung quốc
Siêu vi (virus) là loại sinh vật cực nhỏ, nhỏ hơn vi khuẩn (bacteria), thường gây ra bệnh cúm cho người như siêu vi bệnh cúm.
Kể từ khi dịch virus Corona mới bùng phát tại Vũ Hán cuối năm ngoái (2019) đến nay, căn bệnh được gọi bằng một số cái tên như dịch “virus Corona,” dịch “virus Corona Vũ Hán,” hay dịch “viêm phổi Vũ Hán, hoặc “2019-nCoV.”
Cho đến hôm Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020, Tổ chức Y tế Thế Giới chính thức công bố tên mới cho virus Corona là “Covid -19”.
“Bây giờ, chúng ta đã có tên cho căn bệnh. Đó là Covid-19,” ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám Đốc WHO, nói tại buổi họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ.
WHO cho hay họ phải chọn tên này để tránh gây tiếng xấu cho một nhóm người hoặc một vị trí địa lý nào đó.
“Chúng tôi phải chọn một cái tên không liên quan đến một vị trí địa lý, một loài động vật, một cá nhân hay một nhóm người, một cái tên dễ phát âm và có liên quan đến căn bệnh. Có được một cái tên rất quan trọng, sẽ giúp người ta tránh dùng những cái tên có thể không chính xác hoặc gây tiếng xấu.”
Được biết, cái tên “Covid-19” được lấy từ những chữ “Corona” (tức hình vương miện), “virus,” và “disease” (tức bệnh tật), còn số 19 tượng trưng cho năm 2019, năm dịch bệnh bùng phát, vì WHO được báo cáo về dịch bệnh này vào 31 Tháng Mười Hai, năm 2019.
WHO đặt tên cho virus corona mới
“SBS News đưa tin, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tedros Adhanom trong một cuộc họp báo tại Geneva ngày 11/2 cho biết, cơ quan của ông đã đặt tên cho chủng mới của virus corona là “COVID-19”.
CO là viết tắt của “Corona”, VI viết tắt của “Virus”, D viết tắt của “disease” (dịch bệnh), còn 19 là hai số cuối của năm 2019, năm loại virus này được phát hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, ông Tedros giải thích.
Trong họp báo, ông Tedros nói rằng COVID-19 đang bùng phát tại Trung Quốc là “mối đe dọa rất nghiêm trọng cho phần còn lại của thế giới”, và nó là “kẻ thù số 1 của nhân loại.”
Chữ “virus Corona” thực ra chỉ là tên của một nhóm 7 chủng virus có hình vương miện, chứ không phải là tên riêng của chủng virus mới nhất này.
Cũng tại buổi họp báo, Tổng Giám Đốc WHO loan báo 18 tháng nữa có thể có vaccine ngừa virus này.
II- Những Chủng Loại Siêu Vi Corona tác hại lên người:
Có rất nhiều siêu vi được chia thành loại hay nhóm (groups) trong đó có nhóm Corona mà chúng ta nói đến trong bài này.
Siêu vi (virus) Coronavirus viết tắt là CoV (Coronavirus) là tên của một nhóm virus có nhiều thể loại khác nhau, có loại gây ra bệnh cho con người như SARS, MERS trước đây, và hiện nay là “Covid – 19”… Loại virus này thường lan truyền trong động vật (dơi, rắn,...) nhưng cũng có thể lây qua người và từ người sang người sau khi có biến đổi gen.
Những siêu vi tác hại lên người trong nhóm siêu vi Corona như sau:
1- Human coronavirus 229E (HCoV-229E): có thể gây bệnh cảm cúm thông thường cho người;
2- Human coronavirus OC43 (HCoV-OC43): giống như trên:
3- SARS-CoV gây ra bệnh viêm phổi cấp tính năm 2003; Bệnh SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome) là bệnh viêm phổi cấp tính do siêu vi SARS-CoV, gây tử vong rất cao, xuất hiện năm 2003 tại miền Nam Trung Quốc sau đó lan đến nhiều nơi trên thế giới. Có khoảng trên 8000 trường hợp mắc bệnh, gần 800 tử vong trên 37 nước. Bệnh này được biết là phát xuất từ một loài dơi tại Trung quốc.
4- Human coronavirus NL63 (HCoV-NL63, New Haven Coronavirus) cũng gây ra cảm cúm thông thường trên con người;
5- Human coronavirus HKU1 (HCoV – HKU1) Cũng tương tự như trên;
6- Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus (MERS-CoV); MERS (Middle East Respiratory Syndrome) là bệnh viêm phổi phát xuất từ Trung Đông năm 2012 có thể có trong các loại dơi trong hang động, được truyền qua giống lạc đà, gây viêm phổi cấp tính. Có khoảng 1600 trường hợp được xác nhận và tử vong khá cao khoảng 600 người, tức 30%.
7- Siêu vi corona hiện nay: Novel Coronavirus (2019-nCoV) Loại siêu vi mới nhất vừa được tìm thấy vào cuối tháng 12, 2019 được gọi là nCoV (novel Coronavirus) tức là virus mới, và được chính thức gọi là “COVID-19”, và xuất phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
III- Về Siêu vi Corona loại mới “COVID-19”.
Như trên đã nói, Virus mới này phát xuất từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, và được nhà cầm quyền Bắc Kinh thông báo ngày 31-12-2019 nên ngay từ ngày đầu có thể gọi là Virus Vũ Hán 2019. Theo một số nguồn tin thì bệnh này đã xuất hiện sớm hơn trước đó nhưng chưa được nhận diện, hoặc nhà cầm quyền chưa muốn công bố (?!).
Khi mới bắt đầu, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch Bệnh Hoa Kỳ (US CDC-Centers for Disease Control and Prevention) đặt tên loại virus này là 2019-nCoV, n viết tắt của chữ novel, có nghĩa là mới. CoV: viết tắt của Corona virus.
Hiện nay bệnh đã lan đến nhiều nước như Thái Lan, Nhật, Nam Hàn, Hoa Kỳ, Úc, Pháp,… và chắc chắn sẽ lan đến nhiều nơi khác nếu không có biện pháp đề phòng thỏa đáng.
Tại Trung Quốc lúc đầu nhà cầm quyền dấu nhẹm, sau đó dưới áp lực quốc tế, họ phải công bố các trường hợp bị lây nhiễm và tử vong. Cho đến hôm nay (21/01/2020) tin cho biết số tử vong ở Trung Cộng đã vượt trên 1100.
https://www.cbsnews.com/news/coronavirus-china-virus-what-is-mystery-illness-deaths-toll-us-case-confirmed-today-2020-01-21
Theo cập nhật mới nhất, đến ngày 7/3/2020, tin cho biết:
“Theo thống kê của worldometer lúc 17h52 (giờ Việt Nam), toàn thế giới có 102.580 ca nhiễm bệnh, trong đó 3.501 người đã tử vong và 57.700 ca phục hồi.
Giới chức Hàn Quốc chiều nay ghi nhận thêm 274 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 7.041 và 48 người đã tử vong”.
IV- Cách Lây Truyền
Virus này được lan truyền trong thú vật, được lan sang người khi người tiếp xúc với động vật mắc bệnh. Người có thể lây từ người mắc bệnh khi virus đã biến đổi gen.
Việc lây truyền giữa người qua người có thể do tiếp xúc với nước miếng, nước mũi, đàm văng trong không khí khi bệnh nhân ho, hoặc khi tiếp xúc với bệnh nhân qua tay, hôn, ôm, hoặc sờ, đụng vào những đồ dùng hoặc nơi có virus như bàn ghế, núm cửa, khăn, rồi đưa tay vào miệng, mũi, mắt.
Theo tin tức từ Vũ Hán thì trường hợp mắc bệnh đầu tiên được ghi nhận phát xuất từ một chợ hải sản và chợ động vật. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường hợp bệnh nhân không có liên hệ đến các chợ nói trên khiến người ta có thể kết luận đã có việc lây lan từ người qua người. Việc lây lan có vẻ rất nhanh và dễ dàng. Hiện nay quốc tế đã lên tiếng phải tìm cho ra căn nguyên chủng loại virus này.
V- Triệu Chứng
Ở trường hợp nhẹ, người bệnh cảm thấy như bị cảm cúm: sổ mũi, nhức đầu, khó thở, ho, đau họng, sốt, khó chịu trong người…
Nhưng khi trở nặng, có thể do viêm phổi (pneumonia), triệu chứng gồm có sốt cao, khó thở, đàm có máu, có thể gây suy thận, nếu không chữa trị có thể đưa đến tử vong.
VI- Chẩn Đoán
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ với những triệu chứng kể trên và khi đến từ những nơi có bệnh (như Vũ Hán TQ), người bệnh phải đi đến cơ quan y tế để được xác nhận ngay.
Việc chẩn đoán chính xác được thực hiện bằng thử nghiệm máu và các chất thải từ bộ phận hô hấp như đàm, nước miếng, nước mũi… của bệnh nhân để tìm siêu vi này.
VII- Thời Gian Ủ Bệnh
Thời gian ủ bệnh là thời gian bắt đầu từ lúc có virus xâm nhập cơ thể của người cho đến khi có các triệu chứng. Trong thời gian ủ bệnh, bệnh nhân không có triệu chứng nên khó phát hiện và dễ lây truyền siêu vi cho người khác, vì thế nó rất nguy hiểm.
Thời gian ủ bệnh của bệnh do siêu vi COVID-19 hiên chưa được xác định rõ, Tuy nhiên những nghiên cứu trước đây với các loại virus cúm viêm phổi coronavirus khác thời gian ủ bệnh (incubation period) từ 2-5 ngày.
Theo nguồn tin từ CDC Hoa Kỳ thì thời gian ủ bệnh của siêu vi COVID-19 có thể từ 2 đến 10 ngày, tùy theo trường hợp.
VIII- Những Ai Có Nguy Cơ Mắc Bệnh Cao.
Bệnh này chỉ nguy hiểm khi bị viêm phổi nặng và không được điều trị kịp thời và đầy đủ. Bệnh nhân bị suy hô hấp, nếu không điều trị ngay và đúng cách có thể đi đến tử vong.
Những đối tượng có nguy cơ cao gồm người cao tuổi, trẻ em, người bị suy dinh dưỡng, người cómang bệnh mạn tính và miễn nhiễm cùng sức đề kháng kém.
Phụ nữ có thai nếu nhiễm bệnh có thể gây nguy hiểm cho thai nhi (sẩy thai).
IX- Điều Trị
1- Điều trị hỗ trợ (supportive) với các biện pháp như sau:







2- Thuốc điều trị:
Thuốc trị bệnh do công ty Gilead Science bào chế thành công nhưng đang còn trong giai đoạn thí nghiệm lâm sàng (clinical test) vàchưa có giấy phép của FDA thương mãi hóa có tên là Remdesivir mà nghe nói khi sử dụng cũng cần dùng chung vói Chloroquinelà thuốc chuyên trị về bệnh sốt rét. Thuốc được chữa trị lành cho một bệnh nhân ở Seattle, Washington.(Thông tin này được phát tánvới sự dè dặt). Thông tin này từ tháng 01/2020 khi một bệnh nhân đầu tiên được chữa lành tại Washingto state.
Thông tin ngày 11/03/2020 xác định:
Một trong những loại đã được thử nghiệm trên người là remdesivir, một loại thuốc chống virus phổ rộng vẫn đang được nghiên cứu, đã được thử nghiệm chống lại bệnh Ebola và SARS/MERS.
Một "ứng cử viên" khác là choloroquine, một loại thuốc chống sốt rét cũng được chứng minh có hoạt tính kháng virus mạnh. Các thử nghiệm đề xuất khác sử dụng oseltamivir (chống virus cúm), interferon-1b (protein có khả năng chống virus), kháng huyết thanh từ những người đã phục hồi hoặc kháng thể đơn dòng để vô hiệu hóa virus.
X- Phòng Ngừa
Theo cập nhật, hiện tại, thế giới hiện có 20 viện bào chế đang gấp rút chế biến và thí nghiệm thuốc chủng phòng chống COVID-19.
Việc phòng bệnh rất quan trọng để tránh mắc bệnh:







Để tránh lây nhiễm cho người khác, người bệnh nên áp dụng các biện pháp như:






Các cơ quan y tế thường dùng biện pháp cách ly bệnh nhân, ngăn chận sự lây lan.
Nên vào trang mạng của Trung Tâm Kiểm Soát Phòng chống dịch Bệnh Hoa Kỳ (usCDC):
hoặc Tổ chức Y tế thế giới WHO:
https://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/situation-reports/20200121-sitrep-1-2019-ncov.pdf
XI- Kết Luận:
Hiện nay việc lây truyền đã gia tăng và bệnh này bắt đầu lan rộng, lây từ người qua người, lây rất dễ và nhanh đặc biệt là ở Trung Quốc, tỷ số tử vong có đà gia tăng ở các nơi như Nam Hàn, Ý Đại Lợi và Iran. Siêu vi có thể biến đổi bất ngờ và trở thành thảm họa y tế cho nhân loại, ta phải đề phòng cẩn thận.
B- Hiện Tại Việc Phòng Ngừa Bệnh COVID-19
Từ cuối tháng 12/2019 đến nay, dịch COVID-19 đã làm rối loạn cuộc sống của con người trên toàn thế giới. Con người lo sợ, hoang mang, chết chóc ở tại những nơi ổ dịch bắt đầu. Có thể nói những ổ dịch đầu tiên xem ra như là địa ngục trên trần gian.
Trong bài viết này, chúng tôi xin mọi người hãy bình tĩnh để tìm ra một lối sống thích nghi với hoàn cảnh của mình. Chúng tôi xin mạn phép phân chia ra từng phần, từng hoàn cảnh để bà con dễ thực hiện trong vấn đề phòng ngừa dịch COVID.19 quái ác này:
I- Đối với bản thân:



Không bắt tay, chỉ gật đầu chào, hoặc dùng nắm tay đụng vào nhau...











II- Nơi công cộng:
Hiện tại, tại tiểu bang Arizona đang yên lành nhờ chánh quyền địa phương kiểm dịch rất tốt. Nhưng dầu sao, chúng ta cũng cần cẩn trọng vì “Phòng Bệnh Hơn Chữa Bệnh”. Và cũng nên nhớ rằng ”Phàm Làm Một Việc Gì Nên Nghĩ Đến Hậu Quả Của Nó”.

Chúng tôi đã theo dõi cập nhật từ ngày 29/01/2020, cho đến hôm nay (05/03/2020) nên phải viết ra đây để chia sẻ cùng bạn đọc:
“Một người chủ của một cửa hàng trang sức ở Seattle cho biết: "Tôi nói với các con của tôi chúng nên rửa tay thường xuyên để đề phòng virus. Đây là cuộc sống trong bối cảnh của virus coronavirus: sàng lọc các tin đồn, sốt sắng theo dõi các cập nhật và làm bất cứ điều gì cần thiết để tránh virus, đã lây nhiễm hơn 89.000 người trên toàn thế giới và giết chết hơn 3.100 người trong số họ”...

Nên theo dõi cập nhật tin tức về dịch bệnh COVID-19 từ chánh quyền Liên Bang và tại địa phương.

Bác sĩ Lê Ánh
3/2020
3/2020