Thực phẩm mua ở chợ thường có ghi thời hạn sử dụng (best of used by date). Đó là thời hạn mà thực phẩm còn giữ phẩm chất hoàn hảo. Dĩ nhiên người ta vẫn có thể sử dụng sau ngày đó, nhưng phẩm chất không còn tốt nữa. Nhưng một số loại thực phẩm phải bỏ đi khi hết hạn như dưới đây.
1. Lòng trắng trứng đóng hộp. Thật ra đây không phải là lòng trắng trứng thật mà là một loại thay thế. Loại này nếu chưa mở nắp có thể giữ được 10 ngày, nhưng sau khi mở nắp chỉ có thể sử dụng trong vòng từ 3 tới 5 ngày vì không khí vào dễ làm lòng trắng trứng bị nhiễm khuẩn.
2. Cheese mềm. Loại cheese cứng như cheddar hay gouda có thể để trong tủ lạnh 3-4 tuần vì vi khuẩn khó xâm nhập vào. Nhưng loại cheese mềm như ricotta, cream cheese, goat cheese dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Nên bỏ cheese mềm đi khi thấy có dấu hiệu bị hư, mốc hoặc khi đã quá hạn ghi trên hộp.
3. Gia vị đóng hộp. Đừng nghĩ rằng các hộp gia vị như mustard, salsa, BBQ sauce, ketchup, có thể để lâu trong tủ lạnh. Khi đã mở nắp, chúng vẫn bị vi khuẩn xâm nhập, nhất là sau khi chúng ta cho đũa muỗng vào để lấy ra. Salsa có thể giữ được 1 tháng, mayonnaise 2 tháng, BBQ sauce 4 tháng, ketchup 6 tháng. Khi thấy trong chai có nước trên mặt hoặc bị đổi màu hay có mùi khó chịu thì nên bỏ đi.
4. Potato salad. Cũng giống như những loại thực phẩm để trét lên bánh mì khác, potato, tuna hay egg salads dễ bị nhiễm khuẩn và có thể gây nhiễm độc thực phẩm. Những thứ xà lách trộn ở nhà hay mua ở tiệm cũng chỉ có thể ăn được trong vòng 3 tới 5 ngày.
5. Nước trái cây (juice). Những loại nước juice không qua tiến trình diệt trùng (pasteurization) thường dễ bị nhiễm khuẩn. Một số loại juice được làm từ trái cây ép ở áp suất cao được gọi là cold pasteurization có thể giữ được 30 ngày, nhưng chỉ nên sử dụng trong vòng 5 ngày sau khi mở chai.
6. Thịt. Trên các hộp thịt đều có ghi “sell by”, đó là hạn chót các chợ được phép bán cho người sử dụng. Khi mua thịt về nên nấu ngay, hoặc phải bỏ vào tủ đông để sử dụng về sau. Rất nhiều thịt tươi có thể bị nhiễm khuẩn, vì vậy cần nấu chín để bảo đảm an toàn.
7. Thịt xay. Quy định của USDA là thịt xay chỉ được ăn hoặc cho vào tủ đông trong vòng 2 ngày sau khi mua, dù đó là thịt bò, heo, gà tây hay cừu… Vì thịt đã xay ra nên vi khuẩn trên bề mặt miếng thịt bị trộn lẫn vào bên trong làm thịt mau hư.
8. Thịt đã qua nấu nướng (deli meat). Các thứ thịt được nấu sẵn và cắt lát bán lẻ chỉ có thể sử dụng trong vòng 5 ngày sau khi mua. Vì vậy chỉ nên mua một lượng vừa đủ ăn. Loại thịt này khi được đóng gói trong bao bì chân không có thể dùng được trong vòng 15 ngày.
9. Cá thường ít bị nhiễm khuẩn hơn so với thịt và cũng nên sử dụng trong vòng 1-2 ngày sau khi mua. Nếu không sử dụng hết nên quấn lại bằng giấy trữ đông chống ẩm và cho vào freezer. Như vậy sẽ giữ cá được 3 tháng.
10. Các loại berries. Cho dù là mua ở chợ hay từ người trồng, berries thường không giữ được lâu. Raspberries và strawberries có thể ăn trong vòng 3 ngày sau khi mua. Blueberries có thể giữ một tuần. Sau thời gian đó, berries sẽ bị mềm và mốc.
11. Rau cải. Dù cho đã được rửa, cắt, và đóng gói, rau cải xanh vẫn dễ bị nhiễm khuẩn E.coli gây đau bụng. Nên sử dụng càng sớm càng tốt.
12. Giá (sprouts). Giá được trồng trong môi trường ẩm và ấm vì vậy chúng dễ bị nhiễm khuẩn. Chỉ nên sử dụng chúng trong vòng 2 ngày sau khi mua, nếu không dễ bị đau bụng. Người có sức khỏe tốt có thể ăn giá để lâu 3-4 ngày, nhưng phải rửa lại cho thật sạch.
13. Sò hến. Cũng như những loại thủy hải sản khác, các loại sò hến còn sống nên được cất vào tủ lạnh ngay sau khi mua để các loại khuẩn không phát triển nhanh làm cho người ăn bị đau bụng. Các loại clams, mussels, và oysters chỉ nên ăn trong vòng 15 ngày sau khi mua. Nếu thấy chúng có mùi hôi, nên bỏ ngay.
Bảo Sơn