Mối quan hệ giữa nhịp độ sinh học và nhiệt độ cơ thể liên kết với nhau rất lớn. (Hình: Kinga Cichewicz/Unsplash)
Ai cũng biết có được giấc ngủ ngon là cực kỳ quan trọng vì nó giúp cơ thể nghỉ ngơi, hồi phục và khỏe mạnh. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn dễ ngủ và có rất nhiều tác động bên ngoài ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Một trong những lý do ít được chú ý đến nhưng lại cực kỳ quan trọng, đó chính là nhiệt độ trong phòng ngủ.
Theo Trung Tâm Phòng Chống Dịch Bệnh (gọi tắt là CDC,) nếu ngủ không đủ giấc, chúng ta dễ bị các bệnh như trầm cảm, đau tim, tiểu đường và các bệnh tật khác.
Vì sao nhiệt độ phòng ngủ đóng vai trò quan trọng?
Đồng hồ sinh học của con người điều khiển chu kỳ đánh thức giấc ngủ và các quá trình sinh lý khác, và nó dễ bị chi phối từ ánh sáng và nhiệt độ. Theo bác sĩ Rajkumar Dasgupta ở trường đại học University of Southern California, mối quan hệ giữa nhịp độ sinh học và nhiệt độ cơ thể liên kết vói nhau rất lớn.
Khi bạn nằm, cơ thể bạn sẽ nguội dần, và khi bạn thức dậy, cơ thể sẽ dần nóng lên. Khi ngủ, nhiệt độ cơ thể sẽ hạ xuống một vài độ, là do lúc này não giải phóng melatonin, là hormone giúp ngủ ngon hơn. Chính vì vậy, nhiệt độ phòng nên mát mẻ để giấc ngủ được duy trì tốt.
Theo một cuộc nghiên cứu thực hiện năm 2017 được phát hành trên tạp chí Scienece Advances, dựa trên khảo sát 765,000 người ở Hoa Kỳ, để tìm hiểu sự ảnh hưởng của nhiệt độ vào ban đêm ảnh hưởng như thế nào để chất lượng ngủ. Kết quả cho thấy rằng, dưới điều kiện nhiệt độ mát mẻ, bạn ngủ ngon hơn, không bị giật mình dậy so với khi ngủ ở nhiệt độ cao.
Theo Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ, nhiệt độ cơ thể sẽ ít được điều hòa khi bạn trong trạng thái REM. Đây là giai đoạn của giấc ngủ khi bạn mơ với các ký ức như thật, và nếu trong một đêm, bạn rơi trong trạng thái REM nhiều lần tức là nhiệt độ trong phòng ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể của bạn nhiều hơn bình thường.
Vậy nhiệt độ phòng ở mức nào là lý tưởng?
Cả bác sĩ Sampat và bác sĩ Dasgupta đều đồng ý rằng, nhiệt độ lý tưởng nhất rơi vào khoảng từ 60 đến 67 độ F. Tuy nhiên, nó cũng nên tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Chẳng hạn nếu như bạn là người hay bị lạnh thì nên chỉnh nhiệt độ phòng nhỉnh hơn một chút.
Và không chỉ nhiệt độ không thôi, bạn nên chú ý đến những yếu tố khác như phòng ngủ nên tối và yên lặng, có nệm thoải mái, và không nên uống rượu hay thức uống có caffein trước khi đi ngủ.
Nếu sợ ban đêm mồ hôi chân chảy, bạn nên chọn loại vớ mỏng có chất liệu cotton tốt. (Hình: Livi Po/Unsplash)
Dưới đây là những mẹo giúp bạn ngủ ngon giấc cho dù nhiệt độ cao hay thấp.
Nếu nhiệt độ trong phòng quá thấp:
1. Mang vớ
Bàn chân là bộ phận dễ bị lanh nhất nên mang vớ giúp bạn cảm thấy ấm hơn rất nhiều. Nếu sợ ban đêm mồ hôi chân chảy, bạn nên chọn loại vớ mỏng có chất liệu cotton tốt.
2. Bỏ chai nước ấm dưới chân
Đây cũng là một cách đơn giản, dễ làm nhưng bảo đảm nhiệt độ cơ thể được giữ ấm, không gây cảm lạnh.
3. Sử dụng chăn điện
Các sản phẩm chăn điện thường có nhiều mức điều chỉnh mức độ khác nhau, giúp bạn cho mình mức giữ ấm thích hợp.
Nếu nhiệt độ trong phòng quá cao:
1. Dùng quạt
Bạn có thể mua cây quạt mini để trong phòng, giúp phòng thông thoáng và bản thân cảm thấy mát hơn. Khi sử dụng quạt, nó sẽ tạo ra tiếng động trong phòng, nhưng điều đó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ.
2. Không mặc đồ ngủ
Đây là cách dễ nhất giúp bạn cảm thấy mát mẻ khi đi ngủ. Tuy nhiên, bác sĩ Dasgupta khuyên bạn nên chọn loại chăn mềm đủ ấm nhưng không quá ấm khi ngủ. (NA)
Nguồn: https://saigonnhonews.com/