Giống như tất cả các loại thực phẩm, chất béo nên được tiêu thụ có chừng mực. Quá nhiều chất béo trong các bữa ăn hằng ngày có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch và các vấn đề về đường tiêu hóa.
Mặc dù chất béo cũng là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng bạn nên biết chọn loại nào và không ăn loại nào, cũng như việc nên tiêu thụ chất béo nào ít hay nhiều, theo trang mạng Livestrong.
Các món như đồ nướng với các loại thịt tuy ngon miệng nhưng chứa rất nhiều chất béo xấu ảnh hưởng đến sức khỏe. (Hình: Jonathan Borba/Unsplash)
Nguy cơ của việc ăn quá nhiều chất béo
Thường xuyên ăn quá nhiều chất béo có thể dẫn đến các vấn đề như:
- Tăng cân và béo phì.
- Bệnh tim và các vấn đề liên quan, như huyết áp cao.
- Mức cholesterol trong máu cao và mức chất béo trung tính.
- Hội chứng trao đổi chất.
- Tiền tiểu đường.
- Bệnh tiểu đường loại 2.
- Kháng insulin.
- Bệnh gan nhiễm mỡ.
- Đột quỵ.
- Các vấn đề phát triển thần kinh ở trẻ em và các vấn đề thần kinh ở người lớn.
- Các vấn đề về đường tiêu hóa, cũng có thể gây ra các vấn đề với hệ thống miễn dịch và viêm.
- Ung thư.
- Tăng nguy cơ mất thị lực do tuổi tác.
Nhiều mối nguy hiểm của việc ăn quá nhiều chất béo bắt đầu từ các vấn đề nhỏ, bắt đầu từ việc tăng cân, tiêu hóa, huyết áp cao và cholesterol cao. Tuy nhiên, những vấn đề này thường có thể được điều chỉnh bằng cách đơn giản là duy trì lối ăn lối uống lành mạnh hơn. Trong nhiều trường hợp, bạn thậm chí không cần giảm lượng chất béo mà chỉ cần bảo đảm rằng bạn đang tiêu thụ chất béo lành mạnh hơn.
Chất béo lành mạnh và chất béo không lành mạnh
Trên thực tế, một số chất béo có lợi cho sức khỏe và thậm chí được coi là cần thiết cho sức khỏe nếu tiêu thụ hằng ngày.
Acid béo không bão hòa đơn
Acid oleic và các acid béo omega-9 được tìm thấy trong dầu ăn có nguồn gốc thực vật và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật béo khác như bơ hoặc dừa. Bạn cũng có thể tìm thấy những chất béo này trong một số sản phẩm động vật.
Acid béo không bão hòa đa thể
Omega-3 và omega-6 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như rau và hải sản. Đây là những chất béo rất lành mạnh có vai trò đối với sức khỏe của nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể, bao gồm hệ miễn dịch, hệ thần kinh và hệ tim mạch. Chúng cũng có thể giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính, thậm chí còn được sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe.
Chất béo bão hòa
Chất béo này được tìm thấy trong các sản phẩm động vật như thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa, một số loại dầu và thực phẩm chế biến sẵn. Những chất béo này có thể tiêu thụ vừa phải nhưng không nên ăn quá nhiều. Không giống như chất béo không bão hòa, quá nhiều chất béo bão hòa có thể góp phần làm tăng mức cholesterol và các vấn đề sức khỏe khác.
Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa đến từ dầu hydro hóa, thực phẩm chế biến và bánh nướng. Đây là chất béo tồi tệ nhất đối với sức khỏe vì ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề khác. Chúng thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh.
Theo Cơ Quan An Toàn Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA), những người nạp khoảng 2000 calories nên tiêu thụ không quá 65 gram chất béo mỗi ngày. Hầu hết những chất béo này phải là chất béo lành mạnh, như axit béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Tất nhiên là không có giới hạn về tiêu thụ chất béo chuyển hóa mà bạn chỉ nên cố gắng ăn càng ít càng tốt.
Phô mai, thịt xông khói trong thức ăn nhanh sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng. (Hình: Miguel Andrade/Unsplash)
Ăn uống giàu chất béo lành mạnh là như thế nào?
Khi bạn theo một kế hoạch ăn uống ít carbohydrate, nhiều chất béo như Atkins hoặc ketogenic, bạn đang tiêu thụ khoảng 20 gram carbohydrate mỗi ngày. Điều này có nghĩa là bạn chủ yếu sẽ hấp thụ chất béo và trên thực tế, chất béo chiếm 70 đến 80% trong thực đơn ăn uống của bạn. Do có rất nhiều mối nguy hiểm liên quan đến việc ăn quá nhiều chất béo, bạn có thể ngạc nhiên rằng ăn giàu chất béo thực sự có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
- Giảm cholesterol cao và cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Giảm cân.
- Cải thiện sức khỏe tâm thần và thần kinh của họ.
- Quản lý và thậm chí đảo ngược bệnh tiểu đường loại 2.
- Kiểm soát chứng động kinh không thể điều trị hoàn toàn bằng thuốc. (KD)
Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/