Theo quan điểm của Ayurveda, một phương pháp thực hành y học cổ xưa có nguồn gốc từ Ấn Độ, thì việc uống nước lạnh thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ngược lại, uống nước ấm hoặc nước có nhiệt độ phòng được phương pháp cổ truyền Ayurveda khuyến khích nhằm thúc đẩy tối ưu hệ tiêu hóa.
Các nhà dinh dưỡng luôn khuyên chúng ta phải uống đủ nước mỗi ngày, vậy nên uống nước lạnh hay nước ấm? (Hình: Adrienn/Pexesl)
Nhiệt độ thức uống và đồ ăn đóng vai trò như thế nào đối với hệ tiêu hóa?
Đầu tiên và quan trọng nhất, phương pháp Ayurveda tin rằng nhiệt độ của bất cứ thứ gì bạn ăn hoặc uống có thể đóng một vai trò trong quá trình tiêu hóa.
Bà Martha Soffer, chuyên gia về Ayurveda và cũng là người sáng lập trung tâm làm đẹp Surya Spa, cho biết chất lỏng lạnh thực sự làm chậm toàn bộ hệ thống tiêu hóa bằng cách co thắt lưu lượng máu đến dạ dày và ruột. Quá trình này sẽ làm chậm quá trình tiết ra enzyme, do đó có thể gây ra tình trạng ứ đọng bạch huyết và trao đổi chất chậm hơn.
Tuy nhiên, nhiệt độ phòng và nước ấm lại có tác dụng ngược lại, giúp tăng cường lưu thông đến hệ tiêu hóa của bạn.
Trong Ayurveda, “agni” được dùng để nó về phương diện mạnh khi nó liên quan đến sức khỏe tổng thể tốt, trong khi đó một “agni” được coi là suy yếu liên quan chứng rối loạn tiêu hóa. Khi “agni” ảnh hưởng đến việc tiêu thụ thức ăn đúng cách của cơ thể, nó sẽ gây ra sự tích tụ các chất độc được gọi là “ama”, cuối cùng có thể dẫn đến việc cơ thể bị viêm và bị bệnh.
Tiến Sĩ Charles Elder, người dành thời gian nghiên cứu về Ayurveda, hiện đang công tác tại Kaiser Permanente, cho biết bạn hãy hình dung việc uống nước đá lạnh trong bữa ăn với việc đổ đá vào đống lửa đang hoạt động. Nó thường phản tác dụng và đòi hỏi phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn để duy trì hoạt động.
Các nguyên tắc Ayurvedia hướng dẫn nhiệt độ nước uống tối ưu cũng có nguồn gốc từ việc duy trì cân bằng nội môi trong ruột.
Bà Sahara Rose, chuyên gia về Ayurvedia, tác giả cuốn sách “Eat Feel Fresh: A Contemporary Plant-Based Ayurvedic Cookbook,” cho rằng nước ấm dễ tiêu hóa hơn vì nó gần với nhiệt độ của các cơ quan nội tạng hơn.
Đó cũng là lý do tại sao mà phương pháp Ayurveda khuyên chúng ta nên uống nước có nhiệt độ khoảng 98 độ F, tức không quá lạnh mà không quá nóng. Nếu bạn uống nước có cùng nhiệt độ với cơ thể, bạn không phá vỡ trạng thái tối ưu của cơ thể hoặc cản trở sự hấp thụ thức ăn.
Phương pháp Ayurveda tin rằng nhiệt độ của bất cứ thứ gì bạn ăn hoặc uống có thể đóng một vai trò trong quá trình tiêu hóa. (Hình: Daria Shevtsova/Pexels)
Nước ấm nên được ưu tiên uống đều đặn mỗi ngày
Có một số bằng chứng trong nghiên cứu y học cho thấy nước ấm có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột, dựa trên một nghiên cứu nhỏ theo dõi nhu động ruột của 60 bệnh nhân vừa trải qua giải phẫu vùng bụng (nhu động ruột là từ ngữ để nói về hoạt động co bóp hoặc tiêu hóa thức ăn của đường ruột).
Một nghiên cứu khác so sánh hoạt động đường ruột trong việc ăn thức ăn ở nhiệt độ khác nhau ở 50 bệnh nhân mắc chứng khó tiêu, là một tình trạng gây ra sự di chuyển chậm hơn bình thường của thức ăn từ dạ dày đến ruột non. Kết quả cho thấy việc nạp đồ ấm sẽ giúp đường ruột và hệ tiêu hóa dễ tiêu thụ hơn so với đồ lạnh. Ngoài ra, một bữa ăn nóng sẽ làm tăng nhanh quá trình làm rỗng dạ dày một cách đáng kể.
Tác dụng của nước lạnh khi nạp vào cơ thể
Tuy nhiên, khi nói đến việc cung cấp nước cho cơ thể, có thể không có nhiều khác biệt về lợi ích giữa uống nước nóng và nước lạnh. Trên thực tế, theo dữ liệu từ chương trình “Go Ask Alice” của các giáo sư ở trường Đại Học Columbia, nước lạnh thực sự rời khỏi dạ dày nhanh hơn, cho phép bù nước nhanh hơn.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu ở trung tâm American College of Sports Medicine khuyên rằng trong suốt khoảng thời gian cơ thể vận động khi tập luyện, nước uống nạp vào nên phải thấp hơn nhiệt độ phòng, tức là dưới 72 độ F.
Bạn có thể thử uống nước ở nhiệt độ phòng trước và sau bữa ăn và nước mát sau khi tập thể dục để xem bạn cảm thấy thế nào. Nhưng chuyên gia dinh dưỡng thể thao Marie Spano cho biết. “Điều quan trọng nhất là uống nước ở nhiệt độ nào sẽ khuyến khích bạn uống nhiều nhất.” (KD)