User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
Manhattan mar15 2020 the atlantic
Manhattan, March 15, 2020 (Ảnh The Atlantic)

Nhiều lần trong vài ngày qua, tôi đã bị những thôi thúc muốn viết để kể lại bao giao động mình đã trải qua trong cơn bão dịch bệnh Covid-19 virus đang lan tràn trên nước Mỹ. Nhưng cứ bắt đầu rồi lại bỏ ngang không biết bao nhiêu lần, khi chán nản nhận ra đã không đủ khả năng diễn tả thật đúng tâm trạng hỗn tạp, luôn quay cuồng thay đổi của mình. Tâm trí luôn rối bung. Vừa đang cố nghẹn nuốt những con số đau thương trên bảng thông kê dịch bệnh, lại bực mình căm phẩn tức giận khi nghe tin hàng xét nghiệm virus chỉ có độ chính xác 20-30% của China gửi qua một số nước Âu châu như Italy, Spain, U.K., Netherland, … theo hình thức giúp đỡ thân hữu hay buôn bán theo đơn đặt hàng. Các tâm trạng đau buồn, lo sợ, tức giận, hy vọng, tuyệt vọng, nhập tâm theo các biến chuyển của tình trạng dịch bệnh lẫn lộn nhào trộn tạo nên bao trạng thái bất an, tâm lý hoảng loạn. Khi truyền thông hơi dịu lắng, bớt ồn ào, thì tâm tư lại ngổn ngang với bao lo nghĩ, sợ sệt cho chính gia đình mình. Tình hình dịch bệnh vẫn biến chuyển nhanh, phũ phàng như một cơn lốc. Thảm họa ào xuống bủa vây khắp nơi. Cuối cùng tôi chỉ còn có thể ghi nhanh vài cảm nghĩ để cố gắng giữ lại vài điểm quan trọng đối với tôi ở thời điểm ấy. Mai sau khi tâm tư tĩnh hơn, tôi có thể theo các ghi chép này mà kể lại như một hồi ức.
 
Tuần cuối tháng 1
 
Sau mấy ngày Tết bận rộn, mãi tối thứ sáu cuối của tháng tôi có chút thời gian thảnh thơi xem TV. Nghe tin tức mới biết đã có một người đàn ông trẻ từ Wuhan trở về Washington, bên bờ West Coast được xác định bị nhiễm coronavirus từ hôm January 20. Chợt nhận ra mình có thể đã sai vì cách đây mấy hôm khi chúc Tết anh tôi qua Viber, tôi còn khuyên anh nên tạm về Mỹ, vì tưởng ở đây không thể xảy ra chuyện dịch bệnh lan tràn mất kiểm soát như đang được nghe qua truyền thông về China. Lúc ấy, tôi ngại anh ở Việt Nam có thể bị lây nhiễm bệnh vì mấy năm qua du khách từ China luôn nườm nượp, xô bồ, ồn ào trên nhiều thành phố, bãi biển ở quê nhà.
 
Tháng 2, tuần đầu

Từ sau khi xem thời sự thấy thành phố Wuhan bị phong tỏa để ngăn chận sự lây lan của dịch bệnh, hàng ngày tôi để ý theo dõi tình hình cororonavirus ở Việt Nam. Lý do chính là vì ông anh 72 tuổi vẫn đang ở Việt Nam một mình. Mặc dù biết Mỹ cũng đã có lẻ tẻ vài trường hợp bi nhiễm, nhưng họ đều là người trở về từ China, nên tôi tin tưởng sống ở Mỹ vẫn đang rất an toàn, không có gì đáng để bận tâm lo nghĩ nhiều. Email thăm hỏi lần nào cũng khuyên anh về Mỹ để tránh bị lây nhiễm.
 
Tháng 2, tuần thứ nhì
 
Cô bạn người Taiwan làm việc cùng khoa ở Princeton University (P.U.) gửi link cho xem một clip ngắn (https://youtu.be/No3mTS8yY-Y ) về tình trạng người bị dich bệnh chết ở Wuhan. Quang cảnh xác bao người chết, quấn gói xơ sài nằm trên thềm nhà, chờ đợi xe đến thu gom trên các vỉa hè ở một con đường nhỏ ở thành phố Wuhan đã nặng nề ám ảnh tâm trí tôi suốt mấy hôm trời bị bão tuyết ở đây. Tuần lễ ấy ở vùng này không hiểu sao tuyết và mưa cứ thay nhau rỉ rả rơi ngày đêm. Bầu trời luôn xám đuc, ảm đạm, áo não vô cùng.
 
Vẩn vơ với những lo âu, tôi bắt đầu dục con cái nên mua sẵn các đồ hàng giữ vệ sinh phòng bệnh, thuốc trị cảm mạo thông thường; cũng dặn dò nên tránh đi chợ Á châu vì có thể bị lây nhiễm từ những người trở về từ China hay các nơi lân cận sau kỳ nghỉ Tết. Ngay khoảng thời gian ấy, tôi đã không mua được face masks ở bất cứ tiệm thuốc nào quanh đây, kể cả tiệm Super Walmart rất lớn ở gần nhà cũng không còn loại hàng này. Cuối cùng tôi đành cặm cụi may một số masks theo mẫu thât giản dị cho cả gia đình. Ngẫm nghĩ, có sẵn vài cái masks để yên tâm đỡ áy náy, nhưng cũng chưa chắc đã dám mang, vì vùng này rất hiếm người gốc Á, mang masks sẽ tạo sự chú ý cho mọi người, có thể lại không ổn. Khi ấy, tôi cũng nghe chuyện mấy đứa cháu bị né tránh, phân biệt trên đường phố Paris, sau khi tin dịch bệnh ở Wuhan bắt đầu truyền lan khắp nơi trên thế giới.
 
Tháng Hai, tuần thứ ba
 
Nhận được thêm nhiều email thăm hỏi từ các bạn ở nhiều nơi trên nước Mỹ và các đồng nghiệp cũ ở P. U. Số emails đến hàng ngày nhiều hơn khác thường. Phần lớn là những lời thăm hỏi ấm áp hay các câu dặn dò giữ gìn cẩn thận, nhiều thư kèm thêm các thông tin trao đổi để giúp nhau cùng hiểu biết thêm về coconavirus và tình trạng lây lan của dịch bệnh.
 
Từ đó, sáng nào thức dậy tôi cũng phải xem thống kê về dịch bệnh ngay. Ban đầu, số liệu về Mỹ trên trang Worldometer (https://www.worldometers.info/coronavirus/) còn ở gần cuối bảng tổng hợp, có lẽ vì rất ít người đã được chính thức thử nghiệm. Chủ đích của tôi lúc đó là theo dõi các con số ở China, nhưng chăm chú lưu tâm hơn đến các thống kê về diễn biến dịch bệnh ở Việt Nam và Phillipines. Có lúc tôi vui mừng vì tưởng Việt Nam đã ngăn chận được mọi lây lan. Dần dà, bảng thống kê chính trên Worldometer, bao gồm tất cả các quốc gia có người bị nhiễm, càng dài và nhiều chi tiết được thêm vào hơn. Số liệu của Mỹ cũng được chuyển lên các vị trí cao dần trên bảng. Xem hết thống kê các nơi trên thế giới, tôi lại xem đến tình trạng lây nhiễm bệnh trong tiểu bang mình ở, tiểu bang các em mình đã định cư, tiểu bang các bạn thân đang cư trú. Đôi khi, có lẽ vì thói quen nghề nghiệp, tôi cũng tính toán thêm một chút để … có chuyện bàn ra, tán vào với mấy đứa con. Nhưng thật ra, hôm nào xem xong cũng hay bị thờ thẫn mất một lúc vì tình trạng các nơi chỉ luôn xấu đi. Tâm trạng đã hơi bất an. Thỉnh thoảng có hôm tôi còn bị giao động mạnh về một hình ảnh nào đó, rồi lo âu, sợ hãi cứ miên man theo đuổi cả ngày.
 
Tháng Hai, tuần cuối
 
Càng ngày world statistics ở các nơi về sự lây lan và số người bị tử vong về dich bệnh càng thê thảm hơn. Khi các con số người bệnh, người chết ở China như có chiều hướng hơi giảm dần thì dich bệnh bỗng loang bùng thật mau chóng ở Korea trong những ngày cuối tuần này. Tôi lại lo lắng về tình trạng ở Việt Nam dù anh tôi đã cho biết tình hình chung bên nhà vẫn rất ổn, các vùng quanh nơi anh ấy làm việc vẫn sinh hoạt rất bình thường.
 
Ngày cuối cùng của tháng 2, the leap day February 29, bệnh nhân Mỹ đầu tiên chết về bệnh dịch ở gần thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington đươc thông báo. Tai họa như đã mập mờ hiện hình. Tôi bắt đầu cảm thấy thật sự lo sợ khi mở trang thống kê về tình trạng dịch bệnh ở Mỹ mỗi buổi sáng.
 
Tháng 3, tuần đầu
 
Từ đầu tháng này, mỗi khi “gặp nhau” trên các cuộc gọi video, hai con trai tôi bắt đầu nói về chuyên stock volatilily, bàn cãi về mực độ thay đổi của chỉ số sigma (σ) và những mầm giao động (noises) có thể ảnh hưởng đến dispersion của một loại stock nào đó, … và bày tỏ sự lo ngại về các quỹ 401k hay IRA của chúng mà stocks đang giữ phần đầu tư lớn. Tôi chỉ dám khuyên nên dè dặt đừng mạo hiểm như mấy năm vừa qua nữa. Chúng bàn nhau chuyển bớt các stocks về technology qua medical supplies hay online retail, so and so… Có hôm, ồn ào quá, tâm trí tôi không tha thiết tập trung theo các chuyện của bọn chúng nữa, nên chỉ ậm ừ cho qua.
 
Tháng 3, tuần thứ nhì
 
Thứ hai, ngày 9 tháng 3 stock market ở Mỹ crashed. Cổ phiếu của S&P 500 có mức giảm 7.6% [1], tệ hơn cả ngày Black Monday mà stocks từng bị crashed năm 1987. Tối hôm ấy, mấy đứa con lao xao chuyện stocks một lúc. Sau đó chúng sôi nổi bàn nhiều về coronavirus hơn mọi lần nói chuyện lúc trước. Tất cả như đã có vẻ bắt đầu nhận ra và có phần thấm thía sự âm thầm tàn hoại ghê gớm của dịch bệnh mà trước đây chúng nghĩ vẫn còn ở đâu rất xa, khó có thể lan tràn đến Mỹ được.
 
Số người bị lây nhiễm, tử vong bất ngờ tăng vọt ngoài tầm kiểm soát ở Italy. Rồi cũng chỉ một vài hôm sau, những con số của Iran, tuy thấp hơn, nhưng cũng rập theo chiều hướng tăng lan đáng sợ như thế.
 
Khoảng giữa tuần lễ thứ hai của tháng 3, tin tức truyền hình ập đến hình ảnh thương tâm nơi phòng cấp cứu bệnh nhân coronavirus trong bệnh viện ở Bergamo, thuộc phủ Lombardy, Italy. Bác sĩ hay y tá chuyển điện thoại cho các cụ già thân quàng quấn đầy dây nhợ, những đôi mắt ầng ậc nước, cố gắng mấp máy lời tạm biệt cuối với người thân. Họ từ giã cuộc sống trong tâm trạng khủng hoảng bất lực và nỗi cô đơn tột cùng. Không một người thân bên cạnh. Không nói được lời dặn dò trăn trối. Nhiều người còn không có cả tang lễ. Thê thảm hơn là đôi khi cả hai hay ba người trong cùng gia đình bị chết, người này theo sau người kia chỉ độ một vài ngày… Rồi lại hình ảnh cả đoàn quân xa phía sau căng bạt trùm kín, đậu dọc suốt con phố không còn bóng người ở Bengarmo, đang chờ sẵn để đưa hàng trăm xác người đi chôn hay hỏa táng. Vài chục người chết mỗi ngày, rồi đến cả trăm, vài trăm trong một ngày… Thảm họa đau thương tang tóc này sẽ còn kéo dài bao lâu nữa ở Italy.
 
Và cuối cùng, sau bao nặng nề chỉ trích, lên án từ nhiều nơi trên thế giới, ngày 11 tháng 3, the World Health Organization (WHO) mới chính thức tuyên bố dịch bệnh đang tung hoành khắp nơi là world pandemic. Chính phủ Mỹ khuyên công dân đang du hành bên Europe nên trở về nước và tuyên bố đóng phi trường tạm không cho máy bay từ Europe đáp vào Mỹ bắt đầu từ ngày 12 tháng 3.
 
Trên thị trường stocks, cổ phiếu S&P 500 lại mất thêm khoảng 10% sau vài ngày chập chờn lên xuống không ổn định sau dấu mốc đen tối ngày 9 tháng 3.
 
Sáng sớm ngày 13 tháng 3, alert message truyền tự động qua điện thoại cư dân ở county của chúng tôi thuộc Pennsylvania (PA) cho biết School District quyết định đóng cửa tất cả trường học trong vùng bắt đầu ngay hôm nay. Tôi còn đang băn khoăn tự hỏi hai cháu nhỏ của mình phải ngưng đến trường bao lâu, thì vừa vào đến nhà thương, cũng nhận đươc thông cáo tạm thời họ ngưng nhận sự giúp đỡ của volunteer nhiều … tuổi như mình cho đến cuối tháng 5. Đúng là thứ sáu ngày 13, mọi chuyện cứ dồn dập theo nhau đến cùng lúc. Tôi có cảm tưởng sự hoang mang, lo âu đang lan tỏa, bao trùm khắp vùng.

tapghi covid 1r

Tháng 3, tuần thứ 3
 
Thống Đốc Pennsylvania ra lệnh shutdown tiểu bang bắt đầu từ 12 giờ đêm ngày 16 tháng 3. Nhiều cơ sở, văn phòng không thuộc các dịch vụ thiết yếu phải tạm đóng cửa dừng hoạt động. Mọi người được khuyến cáo tránh đi ra nơi công cộng hay tụ tập đông người và các gia đình nên dự trữ các thuốc men thường dùng và thức ăn đủ khoảng hai tuần khi thành phố thực thi lệnh đóng cửa
 
Nhiều người đổ xô đi mua hàng về dự trữ hôm cuối tuần vừa qua ngay khi được tin mấy tiểu bang bên East Coast đã được lệnh “stay-in-place” từ mấy ngày trước. Ai cũng vội vã thu gom hàng họ, chất chồng ăm ắp các chiếc xe đẩy của chợ. Lác đác vài người già chậm chạp đi một mình, khi đến được các kệ hàng thì nhiều thứ đã trống trơn. Các cảnh tượng thương tâm, khủng hoảng, tưởng vẫn như còn ở một vùng trời xa, tưởng như vẫn đang dần được giải quyết, khắc phục ... Thế mà, bỗng chốc, đang xảy ra ở đây, ngay nơi mình ở. Tâm trí tôi bắt đầu lao đao với những hoang mang lo sợ cho cả gia đình của mình.
 
Ngày đầu tiên của mùa Xuân, 19 tháng 3, trời rất trong và nắng thật vàng. Hai đứa cháu nhỏ lủi thủi chơi với nhau ở một góc nhà khi bố chúng đang telework trong phòng làm việc và mẹ cũng đang bận rộn công việc ở bệnh viện. Nhìn những đứa trẻ phải ngưng đến trường khi không gian sang mùa bên ngoài đang tràn trề sức sống và hy vọng, lòng tôi chùng hẳn lại. Lối vào khu park nhỏ sau nhà, đang rực vàng mai forsythia, nhưng vắng tanh. Quanh nhà, không một bóng người qua lại. Nhà nhà cứ im lìm đóng cửa, mọi người thờ ơ, không ai quan tâm đến mùa Xuân mà họ vẫn háo hức chờ đợi suốt bao đêm ngày khô lạnh. Đôi khi nếu hàng xóm có tình cờ nhìn thấy nhau ở khu lấy thư hay nơi bỏ rác, thì cũng chỉ là các ánh mắt rụt rè, thiếu tự nhiên, có ẩn dấu chút nghi ngại, tránh né. Cái im lặng lạnh lùng như khước từ mọi gần gũi tương quan mà mọi người vẫn luôn có với nhau trong khu subdivision khá thân thiện này. Đường phố lặng tiếng xe qua lại. Cứ thế, ngày trôi dần, và số người bị lây nhiễm trong county vẫn đều đều nặng nề tăng cao dần.
 
Bên ngoài nước Mỹ, Spain có dấu hiệu như bắt đầu chu trình của dịch bệnh bùng lan như các nước Italy, Iran đã trải qua từ tuần trước. Tang tóc thê thảm phủ trùm bầu trời nhiều thành phố lớn ở Europe, nhất là phố xá vùng Lombardy. Hình ảnh người dân Italy cùng nhau đàn hát quốc ca “Volare” (https://www.youtube.com/watch?v=8DfF5kOqOjo ), âm hưởng vỗ về trấn an lẫn nhau, vang trên balcony nhà họ ở các chung cư đông người đã làm tôi nhói lòng, chảy nước mắt. Cố gắng vượt qua mọi bi thảm này nhé, Italy. Tôi thầm cầu nguyện, xin trời giúp họ, giúp mọi người ở mọi nơi. Chưa bao giờ tôi cảm nhận được sự nhỏ bé, mong manh của thân phận con người đến như vậy.
 
tapghi covid 2r
 
Và thêm nữa, ngày đầu tiên của mùa Xuân ở đây, cũng là ngày Italy trở thành quốc gia có tổng số người bị chết (3,405) cao nhất thế giới, vị trí chẳng một nước nào muốn mang, nhưng phải cay đắng nhận. Dân số Italy chỉ khoảng gần 60.5M, như vậy tính trên mật độ dân số, số tử vong của Italy (57/M) cao hơn 25 lần con số của China (2.3/M) ở cùng thời điểm đó. Tổng số người Mỹ đã thiệt mạng về dịch bệnh đã gần 160.
 
Cũng phải kể thêm là cổ phiếu như đã sụp đổ khi bị giảm khoảng 30% ngay hôm đầu tuần, thứ hai 16 tháng 3. Thêm một ngày thứ hai định mệnh của thị trường stocks.
 
Tháng 3, tuần thứ tư và hai ngày cuối tháng
 
Ngày 23 tháng 3, county tôi ở là 1 trong 7 counties đầu tiên của PA được lệnh “stay-in-place” vì tình trạng lây nhiễm đã bắt đầu tăng nhanh ở các nơi này. Theo đó, phần lớn cư dân bình thường phải ở nhà, mọi người phải luôn ở yên trong nhà; Trừ khi phải đi mua thức ăn, thuốc men, hay đến bệnh viện vì tình trạng sức khỏe khẩn cấp, nguy kịch; hoặc đi làm việc trong vài cơ sở trọng yếu vẫn được phép hoạt động.
 
Sinh hoạt cả vùng đã như chậm hẳn lại sau vài ngày hơi xôn xao vì lệnh shutdown tuần trước, bây giờ lại càng có vẻ im vắng hơn, tình trạng những ngày sắp đến càng thêm mù mờ, bất an.
Nhiều supermarkets dán notecard nơi có hộp thư chung của subdivision để thông báo hàng họ của họ vẫn luôn được chuyển về đều đặn và nhiều chợ đã dành riêng giờ mua sắm đầu tiên trong một hay hai ngày trong tuần cho người nhiều tuổi. Ở vài nơi, khách hàng đã phải xếp hàng để tuần tự vào chợ, giới hạn bớt số người mua bán bên trong.
 
Ở New York (NY), thành phố gần cận rất đa dạng mà tôi hằng yêu mến, từ hôm 1 tháng 3 bắt đầu có ca nhiễm đầu tiên, một phụ nữ (trở về từ Iran hôm 25 tháng 2), được chính thức ghi nhận. Chỉ vài ngày sau đó, số người bị nhiễm cứ ào ạt tăng dần, tăng nhanh thêm, rồi tăng vút lên như cơn lốc…, và đến chiều hôm 30 tháng 3, đã lên đến hơn 66,000 ca trên toàn tiểu bang NY. Số người tử vong ở đấy cũng bắt đầu từ vỏn vẹn 2 người đầu tiên ngày 14 tháng 3 đã lên đến hơn 1,550 người vào ngày cuối cùng của tháng 3. Khoảng 96 người đã mất đi mỗi ngày trong 16 ngày cuối của tháng 3. Đau thương tang tóc đã bùng lan thê thảm. Thống đốc tiểu bang, thị trưởng thành phố NY luôn tất bật công việc. Xem thời sự trên TV mà vừa ngưỡng phục vừa thương họ quá tận tâm cố gắng dành giật chạy đua với thời gian để cứu dân, dù luôn bị các khó khăn cản trở từ thế lực hành pháp cao hơn. Tuy vậy, họ vẫn cố xử sự mềm mỏng để tránh các bất lợi cho tiểu bang. Sau này, sự tận tụy hy sinh để chèo chống tiểu bang qua cơn dịch thảm hại của họ, có thể sẽ được nhớ lại như một huyền thoại đẹp của NY.
 
Truyền thông từ NY, NJ, CT, hay PA, … có lẽ từ cả vùng East Coast nơi đang bị thiệt hại nặng nề hơn từng giờ, từng ngày, đã luôn miệt mài kêu gọi dân cẩn thận rửa tay thường xuyên và chỉ nên ở yên trong nhà. Tin tức New York lúc nào cũng náo nức căng thẳng với tường trình về diễn tiến dịch bệnh hàng ngày của thống đốc hay thị trưởng thành phố, các cảnh thử bệnh, chuyển giao hàng họ y tế, rồi họp khẩn, họp báo, các thông tin về các dự định, các chuẩn bị, các kế hoạch chận dịch, diễn biến về tình hình sắp đặt các bệnh viện dã chiến, và chấn động hơn cả là hình ảnh những xe đông lạnh giữ xác đầu tiên, loại lớn, đã được điều động đến bên cạnh bệnh viện Bellevue ở NY để sẵn sàng trợ giúp, khi các nhà quàn bị quá tải. Thành phố lao đao khủng hoảng như đang đi vào chiến tranh.
 
Ngày 26 tháng 3, tổng số (hơn 85,000[2] ) người nhiễm bệnh ở Mỹ được ghi nhận là cao nhất thế giới. Tiểu bang tôi đang ở cũng như bị giao động hơn. Hôm ấy, website của Cơ Quan Y Tế tiểu bang (Department of Health, Pennsylvaniahttps://www.health.pa.gov) đã ghi nhận có số người truy cập cao kỷ lục. Và tuy là 1 trong 7 counties của PA có những người bị bệnh đầu tiên, tổng số người bị nhiễm chính thức ở county của chúng tôi đến hôm ấy là 106, chưa có trường hợp tử vong.
 
Ngày 27 tháng 3 dụng cụ xét nghiêm cấp tốc, ID NOW COVID-19 – the portable quick test kit, chế tạo bởi Abbott Laboratories, cho kết quả dương tính trong vòng 5 phút đươc Food and Drugs Administration (FDA) chuẩn thuận. Hình như đã le lói chút ánh sáng hy vọng khi thảm họa lây nhiễm bùng phát điên cuồng khắp nước mấy ngày vừa qua.
 
tapghi covid 3r
 
Cổ phiếu của Abbott trước đó mấy ngày đã lên gần 14%, và với sự đóng dấu của FDA, có lẽ Abbott sẽ tỏa sáng trên thị trường. Loáng thoáng có tiếng hai đứa con tôi nói chuyện stocks sau nhiều ngày tưởng như chúng đã không còn hứng thú bàn tán bất cứ chuyện gì không liên hệ trực tiếp đến mức độ hủy hoại thân xác con người hay cách phòng chống sự kinh hoàng lây lan của coronavirus nữa.
 
Giữa bao ngổn ngang khó khăn của tình hình dịch bệnh đang lây lan mạnh hơn ở khắp nơi trong nước, Mỹ vẫn đứng đầu danh sách các quốc gia dự phần vào các chương trình tài trợ nhân đạo giúp đỡ các nước nghèo hơn để họ cố gắng chèo chống ngăn chận, đẩy lui dịch bệnh (theo the U.S. Department of States trong bài [3] đăng ngày 27 tháng 3.)
 
Bên Âu Châu, ngày 28 tháng 3, số người tử vong vì dịch bệnh ở Italy đã lên đến hơn 10,000. Một Bộ Trưởng Tài Chính của bang Hesse ở Germany tự tử vì quá lo ngại trước áp lực của nguy cơ kinh tế có thể sụp đổ vì dịch bệnh. Số liệu về lây nhiễm và tử vong đều tăng mạnh hơn ở Spain, France, và U.K.
 
Cho đến ngày 30 tháng 3, trên toàn nước Mỹ đã có 30 tiểu bang thi hành lệnh “Stay-in-place”. Nhiều nơi tận lực cố gắng thi hành nghiêm chỉnh để mong chận bớt sự lây lan của dịch bệnh. Cũng ngày 30 tháng 3, NY có hơn 250 người tử vong. Thống Đốc tiểu bang đã van nài khẩn cầu trên TV, kêu gọi đội ngũ y tế khắp nơi trong nước đến giúp NY vì thành phố bị thiệt hại quá nặng “Xin làm ơn hãy đến giúp chúng tôi ngay bây giờ ở NY, chúng tôi đã mất tất cả hơn 1000 người rồi”. Nghe mà lòng thắt nghẹn, không cầm được nước mắt. Tình trạng chết chóc thê thảm như vậy còn tiếp tục đến khi nào nữa khi các chuyên gia nói cao điểm của dich bệnh ở đây phải 2, 3 tuần nữa mới đến. Cả thành phố quặn đau, nặng nề tang tóc khắp nơi, bao gia đình tan tác vì tử biệt. Bao giờ mới có cách để giải quyết thảm cảnh đang như địa ngục giữa bao văn minh tân tiến hiện đại này.
 
tapghi covid 4r
 
Các trung tâm văn hóa, viện bảo tàng, thư viện, trụ sở của các hãng công nghệ nổi tiếng ở thành phố NY đã tạm đóng cửa. Những nơi luôn tấp nập người đến chơi hay du khách thăm viếng bây giờ gần như không còn bóng người (https://youtu.be/DrkVj17bsH8)
 
Thủ đô Washington DC vắng vẻ tiêu điều dù không gian đang vào mùa hoa anh đào. Lễ hội và các chương trình tham quan du hành đầu xuân đều bị hủy bỏ https://youtu.be/hmKM9VEMCMs
 
Chỉ riêng ngày cuối cùng của tháng 3, số người tử vong ở Mỹ đã vọt tăng đến 914 [4], nhiều nhất trên thế giới trong ngày hôm đó; và thêm 24,914 người được xác định bị nhiễm. Tổng số bị tử vong kể từ lúc người nhiễm bệnh chính thức đầu tiên được ghi nhận (ngày 20 tháng 1) là 4,064. Tất cả đều thiệt mạng trong tháng 3, phần lớn vào những ngày gần cuối tháng khi vừa bắt đầu mùa xuân. Trung bình là khoảng 300 người đã đau đớn, ức nghẹn ra đi mỗi ngày trong mười mấy ngày đầu mùa xuân. Dịch bệnh khắp nước Mỹ như đang bùng loang không kềm chế được nữa rồi. Khoảng gần 1/3 những con số thiệt hại đau đớn vừa kể là từ tiểu bang New York, trong đó phần lớn nạn nhân thuộc thành phố NY của tiểu bang. Các tiểu bang lân cận, NJ, MI, MA, CT, PA cũng có chiều hướng lây nhiễm và số tử vong vọt tăng mạnh như NY.
 
Cả nước Italy đã treo cờ rũ ngày 31 tháng 3 và dành một phút vào giữa trưa hôm đó để mặc niệm hơn 11,000 công dân của họ đã phải tức tửi ra đi trong đau đớn câm lặng và cô đơn vì dịch bệnh. Không chỉ riêng người dân Italy, cả thế giới cũng đang ngậm ngùi đau xót chung với họ. Xin hãy cố gắng lên. Cố gắng để vượt qua những ngày đen tối khốc liệt này.
 
Giữa những ngày tang thương thê thảm của tháng 3, vô số vật hàng phụ tùng y tế sản xuất từ China dùng để xét nghiệm chẩn bịnh hay các thứ như khẩu trang, áo, găng dùng bảo vệ các bác sĩ, nhân viên y tế, và người bệnh trong cơn dịch, được nhận định là hàng xấu, vô dụng vì chỉ đạt được 20-30% tiêu chuẩn chất lượng, nên phải quyết định thu hồi lại ở Australia, Spain, Italy, Iran, Denmark…. Trăm ngàn các thùng hàng này hoặc đã được chuyển chính thức qua các chương trình hoa mỹ “viện trợ thân hữu” của China hay là hàng đã được đặt mua khẩn từ nhiều nước đang khốn khổ trong tình trạng bị dich bệnh hoành hành nặng. Nhân văn có lẽ đã thật sự tha hóa thê thảm ở các nhóm con buôn, nhà thầu trên một vùng ở trái đất của loài người chúng ta rồi. Các nghi ngại từng nhen nhúm, về một số khuất tất tiềm ẩn sự phi nhân thâm độc, như lại đang được cời mạnh lên.
 
tapghi covid 5r
Dư Luận Thế Giới về Dụng Cụ Thử Nghiệm Coronavirus và Đồ Bảo Hộ Nhân Viên Y Tế làm tại China (chụp từ các bản tin trên internet)
 
Tháng 4, tuần đầu
 
Khi bắt đầu ghi lại những trải nghiệm theo diễn biến của cơn dịch, tôi tưởng có lẽ chỉ độ hai tháng thì mọi giông bão sẽ qua và tất cả sẽ bình thường trở lại. Ở đây đã lâu nên tôi nhớ có nhiều vấn đề, dù phức tạp, đều đã được giải quyết rất gọn và nhanh. Dịch bệnh đã dập vùi thân xác và lấy đi cả sinh mạng bao nạn nhân, làm chấn thương tinh thần nhiều người, làm tàn tạ kiệt lực bao nhân viên ngành y tế, làm tan nát bao gia đình, làm lũng đoạn tài sản chắt chiu của nhiều người, làm bần cùng bao người nghèo vì không còn công ăn việc làm. Thế mà, đã gần cuối tuần lễ thứ 10 của bài tạp ghi này, cơn dịch quái ác vẫn chưa có dấu hiệu cho biết sắp vào điểm dừng của các tàn hoại kinh hoàng. Hoang mang, sợ hãi vẫn mênh mang phủ trùm khắp nơi.
 
Mấy ngày đầu tháng 4, số ca nhiễm bệnh trên cả nước vẫn tăng đều; từ ngày thứ nhì của tháng thì độ tăng có vẻ hơi chậm lại so với 2, 3 ngày trước đó, có thể chỉ là tạm hơi giảm. Nhưng số người tử vong lại vọt tăng mạnh thêm từng ngày. Tổng số 4,063 người chết mới ghi nhận ngày 31/3 đã lên đến 9,636 vào ngày 5 tháng 4, và trung bình cả nước: gần 1,111 người chết mỗi ngày trong 5 ngày đầu của tháng 4. Con số này hơn 3.5 lần con số trung binh tương tự của khoảng 11, 12 ngày trước đó. Số người tử vong vì dịch bệnh đã hơn gấp 3 tổng số người thiệt mạng trong biến cố September 11 năm 2001. Dân cư các tiểu bang lân cận quanh NY đã bị xôn xao, chấn động hẳn lên vì đâu đâu trong vùng cũng đang bị dịch bệnh bủa vây và ở nhiều nơi, số người chết bắt đầu tăng mạnh. Dư luân báo chí trong nước và ngoài nước càng sôi nổi, căng thẳng hơn vì sự tàn hoại ập xuống quá nhanh, quá đau thương, quá phũ phàng.
 
Riêng ở tiểu bang NY [5], nơi dịch bệnh hoành hành kinh khủng nhất, số người chết trung bình mỗi ngày đã lên đến 444 người trong 5 ngày đầu của tháng 4. Vào ngày cuối của tuần, tổng số người bị nhiễm trong tiểu bang là 122,031. Thời điểm này, tiểu bang bị thê thảm thứ nhì ở Mỹ là NJ, với các con số tử vong và nhiễm bệnh trong ngày 5 tháng 4 là 917 và 57,505 người. Và tiểu bang PA đã có 150 người tử vong và 11,510 người bị nhiễm. Theo tính toán từ các mô hình toán học, số người nhiễm bệnh và tử vong dự đoán cho NY và các tiểu bang lân cận như NJ, CT, MI, MA, PA,… sẽ còn tăng nhanh, có thể lên đến cao điểm trong tuần thứ nhì hoặc thứ ba của tháng 4. Không thể tưởng tượng nổi nữa, thiệt hại nhân mạng đã quá kinh hoàng rồi, cao điểm còn lên đến tận đâu nữa. Tất cả đều mịt mùng, vời vợi tối căm trước mặt. Tôi không còn dám nghĩ thêm nữa. Lãng đãng trên các thành phố chính của vùng Đông Bắc Mỹ hình như đã vướng vất mùi tử khí vì có lúc trên màn ảnh TV, tôi nhìn thấy bóng dáng vài con chim hơi ngoại khổ, sẫm màu, lượn lờ trên bầu trời xanh của những con phố, đặc dầy bảng hiệu màu sắc, nhưng không còn bóng người.
 
Cũng những ngày này, truyền thông ở một số nước Âu Châu, dù đang tất tả cổ vũ chống chọi dịch bệnh, vẫn rộ thêm nhiều nhận định và các chỉ trích căm phẫn về chất lượng của khối lượng lớn các mặt hàng của China mà họ đã mua để dùng ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh. Thêm vào đó, vai trò thiếu khách quan, sự vô trách nhiệm của WHO trong việc quản lý và quảng bá sõ sót, che ðậy về thông tin dịch bệnh ở thời ðiểm mới bùng phát cũng ðýợc tranh luận ở Mỹ và nhiều nước ở Âu Châu.
 
Tại sao người ta phải chết nhiều đến thế? Thế giới chúng ta đã có gì sai? Hay chính chúng ta đã làm điều gì rất sai để bị đẩy vào lằn ranh sống chết một cách tức tửi, đột ngột như vậy. Những câu hỏi có thể không bao giờ có được lời giải đáp trung thực, thỏa đáng, vì thế giới của chúng ta quá phức tạp. Nhưng dù sao, như bao tuần hoàn khác của vũ trụ, của cuộc sống, dịch bệnh không thể kéo dài mãi, dù đến từ thiên nhiên hay do toan tính. Nếu từ thiên nhiên thì điều hiển nhiên là thiên nhiên cũng cần sự súc tác, từ con người, để tạo ra mầm đột biến quái dị này. Còn nếu được hình thành theo chủ đích, kế hoạch của một tập hợp người nào đó đã u mê điên cuồng với tham vọng thì thật là tồi tệ, độc ác, và cũng đau xót quá.
 
Thế giới không của riêng ai. Chúng ta chỉ cùng nhau đi qua thế giới này vì các cơ duyên tâm linh thôi. Sự đồng hành của chúng ta ngắn ngủi, khổ nhiều, vui ít, và luôn tràn ngập khó khăn. Khi rời nơi đây, chúng ta cũng chẳng thể mang theo bất cứ thứ gì. Mọi sự trong cuộc sống chỉ là vô thường. Có hợp thì có tan. Có gieo thì có gặt. Có trữ thì có cạn. Có thành thì có hoại. Và cũng nhờ có vô thường mà những vết thương sẽ lành trở lại, đau thương sẽ được hàn gắn. Xin hãy bừng tỉnh, đừng quá nhập tâm bảo tồn quyền lợi, chủ thuyết, hay lý tưởng cực đoan nữa. Xin hãy cùng nhau cố gắng gầy dựng lại, mang về những đổi thay tốt đẹp để cho cuộc sống luôn được an hòa, hạnh phúc, nhân ái khi vẫn còn được đồng hành cùng nhau. Xin dành một phút tiếc thương những người đã phải lặng lẽ ra đi.

(Bài đã đăng trên website SaigonOcean từ tháng 4, 2020)
Viết xong ngày 7 tháng 4, 2020
Vũ Thị Ngọc Thư
Tài Liệu Tham Khảo
 
Và vài ý tưởng tóm tắt từ các bài Pháp Thoại về Phật Học mà tác giả đã được nghe.
 

Tìm các bài LỜI HAY Ý ĐẸP khác theo vần ABC . . .

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com