User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
ungthuphoi
 
Tuần rồi, tôi tham dự một cuộc họp báo trên mạng online cùng với khoảng gần 30 ký giả của các sắc dân khác, cùng các chuyên viên nghiên cứu y khoa hàng đầu của công ty dược phòng nổi tiếng của Mỹ và thế giới AstraZeneca mà đề tài của cuộc họp lại rất gần gũi với người Việt của chúng ta: Nạn hút thuốc lá và bệnh ung thư phổi.
 
Hút Thuốc Và Truyền Thống Hút Thuốc Của Người Việt
 
Người Việt chúng ta có một nền văn hoá bệnh tật: văn hoá thuốc lá. Việc hút thuốc được đề cập đến trong thơ, nhạc, hội hoạ khá nhiều.
 
Thời sinh viên, tôi bắt đầu tập hút thuốc theo yêu cầu của người yêu vì “Nhớ nhà châm điếu thuốc, khói huyền bay lên mây”. Vào tù sau 1975 thì “nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”. Qua Mỹ, vẫn tiếp tục “con đường café, thuốc lá” thêm 30 năm nữa.
 
Thuốc lá gắn liền với tôi như một linh hồn gần gũi, có khi gần hơn người thân, bây giờ sau khi giả từ thuốc lá lại mang theo một nỗi lo sợ khác: Liệu tôi có bị ung thư phổi không?
 
Với tâm trạng này, tôi tham dự hội nghị online này một cách chăm chú!
 
Khách tham dự, ngoài 30 nhà báo là công ty AstraZeneca với Katy Miller và nhiều bác sĩ nghiên cứu lừng danh về ung thư phổi như Young Kwang Chae, và nhiều bác sĩ khác, thuyết trình viên từng đoạt giải Emmy Award là Ming Tsai. Ming Tsai cũng là tác giả của 5 cuốn sách dạy nấu ăn và là người dẫn chương trình nấu ăn trên truyền hình PBS.
 
Đó là buổi thảo luận rất lý thú, và để giúp quý độc giả của Cali Today tìm hiểu them, chúng tôi trích đăng lại một số tài liệu sau:
 
Sự Chênh Lệch Sức Khỏe Ung Thư PhổiTrong Các Cộng Đồng Á Châu
 
Buổi hội luận tìm hiểu các vấn đề chính mà một số người Mỹ gốc Á đối mặt trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi
 
Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ. Nhận thấy nhu cầu của việc nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ (non-small cell lung cancer, NSCLC) đột biến gen thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (epidermal growth factor receptor-mutated, EGFRm) ở người Mỹ gốc Á–số dân bị ảnh hưởng lớn bởi căn bệnh –hôm nay, các chuyên gia ung thư đã có buổi thảo luận trực tuyến trong chương trình giáo dục ung thư phổi “It’s Okay to Ask” (Đừng Ngại Đặt Câu Hỏi) của AstraZeneca.
 
Hội luận “Ung Thư Phổi Ở Người Mỹ Gốc Á: Thách thức định kiến và thay đổi kỳ vọng” tập trung vào những rào cản văn hóa cản trở sự chẩn đoán và điều trị ung thư phổi kịp thời và chính xác, vai trò của định kiến như một rào cản trong việc chăm sóc, tỷ lệ mắc một loại ung thư phổi cụ thể cao ở người Mỹ gốc Á, và những tiến bộ của xét nghiệm biomarker (dấu ấn sinh học) cho ung thư phổi di căn (khi tế bào ung thư và khối u đã lan sang một bộ phận khác của cơ thể) nhằm giúp xác định phương pháp điều trị cho bệnh nhân.
 
Ban chuyên gia, do AstraZeneca tài trợ, được dẫn dắt bởi Bác sĩ Elaine Shum, từ khoa ung bướu của Perlmutter Cancer Center, NYU Langone Hospitals, Bác sĩ Songchuan Guo, từ khoa ung bướu của Icahn School of Medicine at Mount Sinai tại New York,và Bác sĩ Kin Lam, từ khoa ung bướu/huyết học và là người sáng lập của Advanced Oncology P.C. tại New York. Các chuyên gia khác bao gồm Bác sĩ khoa ung bướu Young Kwang Chae từ Feinberg School of Medicine tại Northwestern Medicine, Chicago, và Đầu bếp Ming Tsai, chủ nhà hàng, tác giả và cũng là người dẫn chương trình Simply Ming của đài PBS.
 
“Tỉ lệ mắc ung thư phổi ở người Đông Nam Á cao hơn khoảng 18% so với người Mỹ Trắng và nhiều bệnh nhân này có thể không được nhận dịch vụ chăm sóc chất lượng cao hoặc đang hoàn toàn né tránh sự chăm sóc,” Bác sĩ Shum cho biết. “Mỗi cá nhân tham gia vào, chẩn đoán và điều trị ung thư phổi – từ các bác sĩ đến chuyên viên bảo vệ quyền lợi bệnh nhân và công chúng nói chung – phải cùng nhau hành động để hiểu rõ hơn những trải nghiệm và nhu cầu của bệnh nhân ung thư phổi người Mỹ gốc Á và giúp đảm bảo cải thiện kết quả điều trị cho họ.”
 
Định kiến ảnh hưởng thái độ và hành vi về ung thư phổi
 
Chương trình làm sáng tỏ vấn đề định kiến với ung thư phổi. Mặc dù nhận thức đã nâng cao và quá trình nghiên cứu có tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây, nhưng định kiến và sự đổ lỗi vẫn còn là một vấn đề đối với bệnh nhân. Trong các cộng đồng Á Châu, nghiên cứu cho thấy một số bệnh nhân ung thư phổi ở Trung Quốc bị phân biệt đối xử, cô lập và loại trừ, khiến họ phải che giấu bệnh của mình trong một số trường hợp. Một số bệnh nhân ung thư phổi người Trung Quốc có thể cảm thấy có lỗi hoặc xấu hổ vì đã hút thuốc, nghỉ việc, hoặc không thể chăm sóc cho bản thân và gia đình.
 
Bác sĩ Lam chia sẻ: “Ung thư phổi là một chẩn đoán rất khó khăn và nghiêm trọng, bất kể là người của sắc tộc nào. Trong văn hóa Á Châu, định kiến về ung thư phổi có thể khiến một số bệnh nhân khó đối mặt với bệnh hơn. Họ có thể không muốn trở thành gánh nặng nên phủ nhận hoặc che giấu bệnh, vì vậy khiến họ bỏ lỡ các cơ hội điều trị hoặc can thiệp tiềm năng. Chúng ta phải vượt qua những lầm tưởng và định kiến của xã hội đối với ung thư phổi bằng cách giáo dục bệnh nhân rằng họ có thể chia sẻ và cởi mở về căn bệnh cũng như tích cực tham gia vào việc chăm sóc.”
 
Xét nghiệm biomarker là một phần quan trọng trong quá trình quyết định
 
Hội thảo bàn về sự ảnh hưởng của việc khám phá và phát triển biomarker và xét nghiệm biomarker đến quá trình điều trị cho bệnh nhân NSCLC di căn. Một trong những biomarker phổ biến nhất trong NSCLCdi căn –loại được chẩn đoán chủ yếu ở Hoa Kỳ–là những đột biến trong gen EGFR. Đột biến EGFR xảy ra trong khoảng 50% bệnh nhân Châu Á được chẩn đoán mắc NSCLC giai đoạn tiến triển, so với chỉ 10-15% bệnh nhân NSCLC giai tiến triển ở Hoa Kỳ và Châu Âu.
 
Những đột biến như EGFR có thể được phát hiện qua xét nghiệm biomarker, như một phần của chẩn đoán bệnh NSCLC di căn toàn diện. Thuốc ức chế EGFR-TKIs dạng viên ngăn chặn một vài biomarker, bao gồm các đột biến như EGFR, để can thiệp sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên, chỉ 60% bệnh nhân Châu Á mắc NSCLC di căn ở New York[1] đang được xét nghiệm tìm EGFR –điều này cho thấy rằng vẫn còn nhiều bệnh nhân có thể chưa nhận thức được rủi ro hoặc cách để xác định và chẩn đoán bệnh.
 
“Xét nghiệm biomarker đối với ung thư phổi rất quan trọng ở những bệnh nhân mắc bệnh di căn, đặc biệt là những nhóm dân mà được biết có các đột biến như EGFR thường hơn, chẳng hạn như người Mỹ gốc Á,” Bác sĩ Guo cho biết. “Kết quả xét nghiệm có thể cho phép chúng tôi lựa chọn một liệu pháp trúng đích mà có thể tạo hiệu quả chống lại dạng ung thư phổi cụ thể của bệnh nhân.”
 
Ông Chatrick Paul, Trưởng Phòng Nhượng Quyền Khoa Ung Thư Hoa Kỳ của AstraZeneca, chia sẻ: “Hy vọng buổi hôm nay là sự khởi đầu cho một cuộc đối thoại dài hơn nhằm giảm sự chênh lệch trong chăm sóc sức khỏe cho người Mỹ gốc Á đang sống chung với ung thư phổi. Như hội thảo đã nêu lên, chúng ta phải làm việc cùng nhau để tiếp tục giáo dục, nâng cao nhận thức vàtìm các giải pháp chống lại những rào cản để các bệnh nhân này được chăm sóc phù hợp và kịp thời.”
 
Ghi Chú Cho Ban Biên Tập Về “It’s Okay to Ask” (Đừng Ngại Đặt Câu Hỏi)
 
“It’s Okay to Ask” được thiết kế để tiếp sức cho bệnh nhân ung thư phổi và người chăm sóc để họ chủ động tiếp cận trong điều trị. Chương trình khuyến khích bệnh nhân hỏi bác sĩ những câu hỏi cụ thể về ung thư của họ, chẳng hạn như loại và giai đoạn của ung thư, liệu họ đã được xét nghiệm tìm một số biomarker chưa, và liệu pháp trúng đích có hiệu quả với loại ung thư của họ hay không.
 
Để biết thêm thông tin về ung thư phổi và “It’s Okay to Ask,” xin vào TreatYourLungCancer.com/vi.
 
Về ung thư phổi
 
Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư cho cả nam và nữ giới, chiếm khoảng 1/5 tổng số ca tử vong, nhiều hơn cả ung thư vú, tuyến tiền liệt và đại trực tràng cộng lại. Ung thư phổi được chia thành ung thư phổi không tế bào nhỏ (non-small cell lung cancer, NSCLC) và ung thư phổi tế bào nhỏ, với 80-85% được phân loại là NSCLC. Khoảng 10-15% bệnh nhân NSCLC ở Hoa Kỳ và Châu Âu, và 30-40% bệnh nhân ở Châu Á mắc NSCLC có đột biến EGFR. Những bệnh nhân này đặc biệt nhạy với trị liệu EGFR-tyrosine kinase (tyrosine kinase inhibitors,TKIs), điều trị bằng cách ngăn chặn những đường truyền tín hiệu đang thúc đẩy các tế bào khối u phát triển. Khoảng 25% bệnh nhân NSCLC với EGFR phát hiện di căn não khi được chẩn đoán, tăng lên khoảng 40% trong vòng hai năm sau chẩn đoán. Sự hiện diện của di căn não thường giảm thời gian sống trung vị xuống dưới 8 tháng.
 
AstraZeneca đối với ung thư phổi
 
AstraZeneca có một danh mục toàn diện gồm những dược phẩm đã được phê duyệt và tiềm năng mới đang trong giai đoạn phát triển cuối để điều trị các dạng ung thư phổi khác biệt qua những cấu trúc mô, giai đoạn bệnh, cùng các dòng trị liệu và phương thức hành động khác nhau.
 
AstraZeneca trong chuyên khoa ung thư
 
AstraZeneca có truyền thống sâu rộng trong lĩnh vực Ung bướu học và cung cấp một danh mục tăng trưởng nhanh chóng gồm những dược phẩm mới có tiềm năng thay đổi cuộc sống bệnh nhân và tương lai Doanh nghiệp. Với bảyloại thuốc mới ra thị trường từ 2014 đến 2020 và một loạt phân tử nhỏ và sinh học đang được phát triển, Công ty cam kết lấy việc thúc đẩy lĩnh vực Ung bướu học làm động lực tăng trưởng chính cho AstraZeneca, tập trung vào ung thư phổi, buồng trứng, vú và ung thư máu.
 
Bằng cách khai thác sức mạnh của bốn nền tảng khoa học, gồm Ung Thư Miễn Dịch Học, Nhân Tố Thúc Đẩy Khối U &Sức Đề Kháng, Phản Ứng Tổn Thương DNA & Liên Hợp Thuốc Kháng Thể, và thúc đẩy sự phát triển của các kết hợp cá nhân hóa, AstraZeneca hướng đến tầm nhìn xác định lại cách điều trị ung thư và trong tương lai sẽ loại bỏ ung thư khỏi nguyên nhân gây tử vong.
 
AstraZeneca
 
AstraZeneca là một côngty dược phẩm sinh học toàn cầu, được dẫn dắt bởi khoa học, tập trung vào khám phá, phát triển và thương mại hóa các loại thuốc theo toa, chủ yếu để điều trị bệnh trong ba lĩnh vực trị liệu –Ung Bướu, Tim Mạch, Thận & Tiêu Hóa, Hô Hấp & Miễn Dịch. AstraZeneca hoạt động tại hơn 100 quốc gia với các loại thuốc tân tiến được hàng triệu bệnh nhân trên toàn thế giới tin dùng. Để biết thêm thông tin, xin vào www.astrazeneca-us.com và theo dõi chúng tôi trên Twitter@AstraZenecaUS.
 
Liên Lạc
 
Đường Dây Truyền Thông Hoa Kỳ +1 302 885 2677
 
Dưới đây là một vài nội dung chính của cuộc họp báo với AstraZeneca do Ten Advertising tổ chức:
 
– Ung thư phổi có nhiều dạng và loại phổ biến nhất là ung thư phổi không tế bào nhỏ (non-small cell lung cancer), chiếm khoảng 85% trường hợp
 
– Hút thuốc không phải là nguyên nhân duy nhất của bệnh ung thư phổi và đột biến gen là yếu tố lớn nhất thúc đẩy bệnh phát triển.
 
– Với những tiến bộ trong y học, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu thêm về các gen đã gây ra ung thư phổi. Việc phát hiện ra biomarker (dấu ấn sinh học) đã mang đến những đột phá trong điều trị ung thư phổi.
 
– Biomarker đã được xác định là yếu tố gây ung thư phổi. Xác định được biomarker của căn bệnh có thể mang đến kết quả điều trị hiệu quả hơn
 
– Trong những biomarker đã được xác định, EGFR (thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì) là biomarker phổ biến nhất đối với người Châu Á – được tìm thấy ở lên đến 50% bệnh nhân ở Châu Á.
 
– Làm xét nghiệm biomarker rất quan trọng nhằm xác định biomarker, chẩn đoán bệnh đầy đủ cho bệnh nhân ung thư phổi ở giai đoạn 4, và giúp bác sĩ xác định phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
 
– EGFR biomarker có thể được điều trị bằng liệu pháp trúng đích. Liệu pháp trúng đích là thuốc viên được uống mỗi ngày một lần nên có thể dễ dàng cho người bệnh và tránh gián đoạn cuộc sống hàng ngày.
 
– Theo hướng dẫn, liệu pháp trúng đích, trong dạng thuốc viên uống mỗi ngày một lần, là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có EGFR biomarker.
 
– Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đã được điều trị với liệu pháp trúng đích cao hơn đáng kể so với người được điều trị với những phương pháp khác
 
– Ung thư phổi không còn là căn bệnh bất trị nhờ vào những tiến bộ trong phương pháp điều trị. Khi biết được loại của ung thư phổi, giai đoạn, sự hiện diện của biomarker bằng cách lựa chọn liệu pháp phù hợp, chúng ta có thể kỳ vọng cho một kết quả tốt hơn.
 
Đó là một cuộc họp báo rất cần thiết cho cộng đồng người Việt hải ngoại và cả trong nước vì nạn ung thư phổi.
 
[1] Data as of February 2019, New York includes Bronx NY, Brooklyn NY, Elmhurst NY, Flushing NY, Forest Hills NY, New York NY, Jersey City NJ, Morristown NJ.
 
 

Tìm các bài ĐỜI SỐNG & SỨC KHỎE khác theo vần ABC . . .

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com