Thi ca Việt Nam từ thập niên 1930, qua các thời kỳ, có mức độ tiến triển không ngừng. Trong khoảng 15 năm, từ 1930-45, một nền thơ mới xuất hiện rực rỡ mà người ta thường gọi là thi ca tiền chiến. Và trong vòng 15 năm sau, từ 1960-75 một nền thi ca khác được khai sinh ở Miền Nam, có thể gọi là thi ca hậu chiến. Giữa đó, từ 1945-60, cũng 15 năm, là thời kỳ thi ca kháng chiến ở Miền Bắc và thi ca giao thời ở Miền Nam.
Sự phân định các thời kỳ thi ca ở Việt Nam như trên, chỉ là tương đối, để nhận định tính chất biểu trưng của thi ca Việt Nam về lịch trình tiến triển của nó trong suốt nửa chiều dài của thế kỷ 20. Sau năm 1975, một phần ở quốc nội, một phần ở hải ngoại, thi ca Việt Nam có tính phức tạp, chưa định hình hẳn và đó là vấn đề khác, người viết chưa đề cập ở đây.
Năm 1942, hai tác giả Hoài Thanh và Hoài Chân xuất bản cuốn "Thi Nhân Việt Nam", giới thiệu 45 nhà thơ tiêu biểu cho thi ca Việt Nam từ thập niên 1930. Tác giả đã chia các nhà thơ này theo ba khuynh hướng hay ba dòng (theo chữ của tác giả): dòng Pháp, dòng Đường, dòng Việt. cũng theo tác giả Thi Nhân Việt Nam, các nhà thơ thuộc dòng Pháp là: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận; thuộc dòng Đường có: Đông Hồ, Thái Can, J. Leiba, Quách Tấn; dòng Việt có: Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Thư.
Chịu ảnh hưởng Pháp, có các nhà thơ có khuynh hướng lãng mạn (như Xuân Diệu, Huy Cận), một số có khuynh hướng tượng trưng (như Chế Lan Viên, Bích Khê).
Điểm nổi bật nhất trong nền thi ca tiền chiến là khuynh hướng lãng mạn. Lãng mạn là trường phái văn học Âu Tây, xuất hiện vào thế kỷ 19. Trường phái nầy chủ trương biểu hiện tình cảm tự do đối với thiên nhiên và con người, không theo ước thúc, qui định nào, cả nội dung lẫn hình thức.
Thế Lữ, với "Cây Đàn Muôn Điệu" đã cất lời ca:
Và thi nhân đi tìm bóng giai nhân ở cảnh thiên nhiên xa lạ, ở cảnh tiên:
(Vẻ Đẹp Thoáng Qua)
Tình yêu thiên nhiên của Thế Lữ đưa con người đi xa đến lạc cõi trần gian. Huy Cận không vậy, thi nhân đưa người đọc về ngắm cảnh quanh mình, phảng phất bóng hình xưa:
(Đẹp Xưa)
(Tràng Giang)
Cảnh đêm mưa:
(Buồn Đêm Mưa)
Cảnh vườn chiều:
(Ngậm Ngùi)
Cảnh hương thôn:
(Đi Giữa Đường Thơm)
Cảnh thiên nhiên ở đây đã được con người gởi vào ít nhiều tình cảm vương vấn, không phải đượm vẻ ngậm ngùi, thiết tha. Đứng trước thiên nhiên, thấy cảnh sinh tình, người ta thường biểu lộ bằng những ý tưởng, những cảm xúc vui buồn. Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu thì khác. Ở đây thiên nhiên đã được thi vị hóa bằng cảm giác để trở nên một thiên nhiên lung linh, huyền diệu, gần như hư ảo:
(Trăng)
Nhưng sự phong phú của thi ca tiền chiến là thơ tình. Đa số nhà thơ ở thời kỳ nầy đều có làm thơ tình, một thứ tình yêu lãng mạn khá trong sáng, thơ mộng, nhưng không đến mức lý tưởng như tình yêu trong thi ca lãng mạn Tây phương. Và thơ tình của mỗi nhà thơ biểu hiện một sắc thái riêng.
Thế Lữ, nhà thơ thuộc nhóm Tự Lực Văn Đoàn, xúc động trước cuộc chia tay của đôi tình nhân:
(Giây Phút Chạnh Lòng)
Ta liên tưởng cuộc tình nầy là của nhân vật trong "Tiêu Sơn Tráng Sĩ", tập tiểu thuyết của Khái Hưng.
Lan Sơn, với mối tình thuở học trò, có những giây phút đứng chờ thư của bạn gái:
Tình học trò đẹp và thơ mộng ở những lá thư trao gởi cho nhau, dù lá thư ấy được đón nhận hay không:
(Xuân Diệu)
Huy cận cũng có một thuở học trò rung cảm với thứ tình yêu đầu đời cùng những nàng nữ sinh áo trắng:
(Áo Trắng)
hay một tình yêu khá chín muồi nhưng không kém vẻ thơ mộng:
(Ngậm Ngùi)
Với Lưu Trọng Lư, thì không còn đơn thuần là tình yêu giữa hai người nam nữ, mà là tình yêu trong mộng và thơ:
(Thơ Sầu Rụng)
(Một Mùa Đông)
Đến Xuân Diệu thì tình yêu lãng mạn tới mức độ cao với mối tình sôi nổi của tuổi thanh xuân:
(Giục Giã)
Xuân Diệu sống với tình yêu, luôn luôn thắc mắc, tìm hiểu tính chất bí ẩn, phức tạp của tình yêu:
(Vì Sao)
Thi nhân gửi tình yêu mình đến những tấm lòng thông cảm, tương ứng, như hoa gởi hương cho gió:
(Gửi Hương Cho Gió)
Và thi nhân đau khổ với tình yêu không được đáp ứng bằng lá thư tình bị xé bỏ:
(Tình Thứ Nhất)
Dù thất bại với mối tình đầu, nhưng Xuân Diệu không chán nản, thất vọng, thi nhân vẫn giục giã một tình yêu thiết tha, vội vã:
(Vội Vàng)
Có lúc thi nhân là người tình chỉ biết yêu để hò hẹn và khi hò hẹn thì không muốn người yêu đáp lại lời hẹn:
Vì họ thích mối tình lãng mạn:
(Hồ Dzếnh)
Hay như Nguyễn Đình Thư, đối với thi nhân, tình yêu không cần đắn đo, tính toán:
(Đến Chiều)
Tuy ở vào thời đại mới nhưng Nguyễn Bính vẫn ưa mô tả một thứ tình yêu chân thành mộc mạc như của những đôi tình nhân ở thôn quê:
(Hai Lòng)
(Chân Quê)
(Tương Tư)
Tuy nhiên, ngoài số thi ca lãng mạn có tính cách trong sáng thì cũng có những nhà thơ tìm đến nguồn thơ không lành mạnh ở vũ trường, như Vũ Hoàng Chương:
(Say Đi Em)
ở quán rượu như Lưu Trọng Lư:
(Rượu Giang Hồ)
hay ở chốn yên hoa, như Xuân Diệu:
(Lời Kỷ Nữ)
Một số ít nhà thơ đi theo con đường tượng trưng để đưa tình yêu từ bày tỏ đến kín đáo, từ dung dị đến khuất khúc, ngầm ẩn, như Đoàn Phú Tứ với bài "Màu Thời Gian":
hay từ tình yêu thể chất đến tinh thần, như trong thơ Bích Khê:
(Tranh Lõa Thể)
Có khi tình yêu là sự hòa hợp giữa họa, nhạc và thơ, như của Nguyễn Xuân Sanh:
Như đầu bài viết đã trình bầy, thời kỳ 1945-60, thi ca Việt Nam tiến triển ở hai Miền Bắc và Nam. Ở Miền Bắc, các nhà thơ đã khơi dậy một nguồn thơ sống động với cuộc kháng chiến chống Pháp và tồn tại trong khoảng mười năm từ 1945 đến 1954 (năm ký hiệp định Geneve). Thơ kháng chiến khởi đầu từ năm 1949 ở chiến khu Bình Trị Thiên, rồi ra đến Miền Bắc. Ngoài những bài thơ có tính cách đấu tranh, thì những bài được yêu thích vẫn là thơ tình. Bài thơ được nhắc nhở nhiều là bài "Màu Tím Hoa Sim" của Hữu Loan, bài "Năm Xưa Em Nữ Sinh" của Yên Thao, "Đôi Mắt Người Sơn Tây", "Đôi Bờ" của Quang Dũng, "Tình Cầm" của Hoàng Cầm.
Xuân Diệu ở miền Bắc có lúc làm thơ tình "chui", đến sau năm 1975 mới được in ra, như bài "Biển" chẳng hạn.
Ở Miền Nam, thì từ 1950-60 là giai đoạn giao thời của thi ca ở vùng quốc gia. Tuy các nhà thơ trong thời kỳ này có quan niệm sai lầm về lý tưởng và vọng hướng về phe kháng chiến Miền Bắc nhưng họ đã có một số sáng tác được độc giả ưa thích như thi phẩm "Chiến Sĩ Hàn" của Vũ Anh Khanh, cùng những bài thơ của ông đang trên các tuyển tập đương thời như "Hận Tha La", "Phấn Son"; bài "Chữ Thập Hồng" của Bân Bân Nữ Sĩ, và một số bài thơ khác trong tập "Thơ Mùa Giải Phóng" xuất bản ở Sài Gòn vào khoảng thập niên 1950.
o0o
Từ 1960-75, là thời kỳ của thi ca hậu chiến Miền Nam Việt Nam. Miền Nam vào lúc nầy ở trong tình trạng vừa chiến tranh vừa hòa bình. Chiến tranh ở các vùng xa, tiếp cận hoặc ngay ở đô thị, có lúc đến mức khốc liệt. Và hòa bình cũng chỉ là một nền hòa bình ở các tỉnh lỵ, không ra đến các vùng nông thôn. Trong hoàn cảnh nầy dù sao ở Miền Nam vẫn có những sinh hoạt văn nghệ phong phú, cũng như các trào lưu tư tưởng trên thế giới đã ảnh ưởng ít nhiều đến xã hội Miền Nam.
Cuộc sống của người Miền Nam, với sự tự do tương đối và những điều kiện kinh tế khả quan, đã có những nhu cầu vật chất và tinh thần cần thiết do văn minh cung cấp như máy truyền thanh, truyền hình, máy thâu băng, nghe nhạc, báo chí, sách truyện, nhạc phẩm, phim ảnh v.v... Trong một xã hội dồi dào về phương diện vật chất thì sự hưởng thụ tinh thần càng cao. Văn nghệ có đà tiến triển mạnh theo thị hiếu của quần chúng. Có người nhận định xã hội Miền Nam lúc bấy giờ là một xã hội tiêu thụ, do đó đời sống con người có chiều phóng túng, thác loạn.
Những tác phẩm tiểu thuyết của Chu Tử như "Yêu", "Ghen", "Tiền", "Loạn", những truyện táo bạo của các nhà văn nữ như Hoàng Đông Phương, Tuý Hồng, Trùng Dương, Thụy Vũ, mô tả những nhân vật đầy dục tính và ảnh hưởng của phim ảnh Âu Mỹ phản ảnh nếp sống thời đại của xã hội Miền Nam.
Riêng về thi ca, không được sáng tác và được thưởng thức nhiều như tiểu thuyết, nhạc hay phim ảnh, trong giai đoạn nầy, có thể nói là vắng vẻ, đìu hiu hơn thời tiền chiến. Tuy nhiên nó cũng có những đóng góp đáng kể cho nền văn học Miền Nam và đặc sắc vẫn là thơ tình.
Các nhà thơ tình có thể xếp làm ba nhóm: thơ tình lãng mạn đượm mầu sắc tiền chiến, thơ tình mang cá tính thời đại, thơ tình tìm tới suối nguồn tôn giáo.
Sau cuộc di cư 1954, các nhà thơ tiền chiến như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng định cư ở Miền Nam, đã có những thi phẩm đáng chú ý như "Rừng Phong" (Vũ Hoàng Chương), "Đường Vào Tình Sử", "Mê Hồn Ca" (Đinh Hùng). Sáng tác của các nhà thơ nầy chưa cởi được lớp áo khoác của thi ca lãng mạn tiền chiến. Vũ Hoàng Chương còn viết những lời thơ say, thấp thoáng xiêm y của các nàng tiên trong động Thiên Thai và hình ảnh của một nàng Kiều luân lạc:
(Ngẫu Cảm)
Đinh Hùng cũng còn luyến tiếc một thời mơ mộng cũ:
(Mộng Dưới Hoa)
Nguyên Sa, một Xuân Diệu hậu chiến, có những câu thơ tình thật diễm lệ, trong sáng:
(Áo Lụa Hà Đông)
(Tuổi 13)
Nhưng trong thời đại mới, con người có cảm xúc mới với những sáng tác mang âm hưởng của nếp sống hiện đại.
Cung Trầm Tưởng đưa người đọc đến một chân trời lạ với cuộc tình buồn:
(Chưa Bao Giờ Buồn Thế)
Có thể nói đặc tính của thơ tình Miền Nam thời hậu chiến là thơ tình buồn:
(Hoài Hy Thanh)
Tình không chỉ buồn mà còn mang một nỗi đau sâu sắc, đến tận nghìn sau như Minh Đức Hoài Trinh than thở:
(Kiếp Nào Có Yêu Nhau)
Tình yêu thời hậu chiến không dịu dàng thơ mộng như thời tiền chiến, mà là một thứ tình bộc lộ, nói lên niềm cô đơn, khắc khoải, khô cứng như đá mà tâm hồn thì đau đớn, rũ rượi:
(Lệ Đá Xanh - Thanh Tâm Tuyền)
Cũng có khi tình buồn được che giấu, một cuộc tình mù lòa, vì yêu thương lầm lỡ:
(Giữ Đời Cho Nhau - Du Tử Lê)
Thật vậy, thơ tình hậu chiến Miền Nam ít khi biểu lộ niềm vui, chỉ là những tiếng thở dài, niềm tâm sự u uất, về những cuộc tình tan vỡ, về tuổi xuân đã mất:
(Nguyễn Thị Hoàng)
(Thanh Xuân - Nhã Ca)
Bùi Giáng là một hiện tượng trong làng thơ thời hậu chiến. Tình yêu trong thơ thi sĩ được biểu hiện khác thường, một uẩn ức tâm lý ngầm ẩn dục tính, pha lẫn tinh thần hài ước của một triết gia. Bùi Giáng xem tình yêu, hơn nữa, dục tình là một nhu cầu tự nhiên của con người. Người thơ có thể vừa cười cợt vừa ngỏ lời tình hay kể chuyện tình của mình với người khác. Có lúc Bùi Giáng muốn làm như nữ sĩ Hồ Xuân Hương với những câu thơ tự trào và ngụ ý về cái giống:
và những tiếng nói lái, những ám chỉ:
Và với Nguyễn Đức Sơn, tình yêu không còn tính chất thanh nhã của thơ mà chỉ như những câu kể chuyện tiếu lâm:
Qua những vần thơ "loạn" như trên, các nhà thơ hầu như bất kể người đời, họ làm thơ chỉ để giải tỏa tâm hồn, để đạt đến tự do tinh thần tuyệt đối, vượt qua những quy ước của xã hội, trong sự thưởng ngoạn văn chương, nghệ thuật.
Một số nhà thơ phục vụ trong quân ngũ, sau những cuộc hành quân về nghỉ ở hậu phương, đã gặp những cuộc tình bất ngờ đem lại cho họ niềm vui, như là một sự thư giãn:
(Còn Chút Gì Để Nhớ - Vũ Hữu Định)
Ngay trong lúc hành quân ở giới tuyến Bắc, nhà thơ cũng để lòng nhớ về người tình ở phương Nam:
(Chiều Trên Phá Tam Giang - Tô Thùy yên)
Chiếc cuộc đã phân cách những người tình đang gánh vác nhiệm vụ. Những người còn lại, không vướng bận gì với đời lính, thì vẫn sống bình thường trong hoàn cảnh an lạc của đô thị. Họ vẫn nuôi giấc mộng yêu đương với những "Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ", với "Em Hiền Như Ma Soeur", để rồi lận đận với tình, như thơ Nguyễn Tất Nhiên:
và chỉ biết cầu nguyện Chúa:
(Nhất Tuấn)
Tôn giáo vẫn là nguồn an ủi cho những cuộc tình không trọn, nhất là đối với những người tìm về nguồn đạo, biết "tình" là "dây oan", cuộc đời như mây nổi:
(Phạm Thiên Thư)
o0o
Nét tiêu biểu của thi ca tiền chiến và hậu chiến là tính chất trữ tình lãng mạn. Thơ tiền chiến gần gũi với thiên nhiên và dìu dắt tình yêu đi trên con đường bằng phẳng, thơ mộng; trái lại, thơ hậu chiến rời bỏ thiên nhiên, đi gai góc trong cuộc sống bất định của con người. Thơ của thời kỳ nầy mang tính chất thời đại, một thời đại bán chiến tranh, bán hòa bình, chịu ít nhiều ảnh hưởng văn hóa Âu Mỹ, biểu hiện nhiều ý tưởng tân kỳ và đa diện.
Linh Thảo