Tiểu Sử
Nước ta vào thế kỷ thứ 16 xuất hiện một thiên tài về lý số và thi văn, đó là Tuyết Giang Phu Tử Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (NBK) sinh năm 1491 và mất năm 1585, thọ 94 tuổi. Trong khi đó thì ở Pháp cũng xuất hiện một nhà tiên tri lừng danh ở Âu Châu là Michel de Nostradamus sinh năm 1503 và mất năm 1566 thọ 63 tuổi.
Lên một tuổi Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói sõi; lên năm, đã thuộc nhiều bài thơ Nôm.
Ông sinh vào đời vua Lê Thánh Tôn, Hồng Ðức thứ 22; người xã Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng; dòng dõi danh gia vọng tộc; có 3 vợ và 12 người con (7 trai, 5 gái).
Thân phụ là Thái Bảo Quận Công Nguyễn Văn Ðịnh, đạo hiệu là Cù Xuyên Tiên Sinh; mẹ là Nhữ Thị Thục, ái nữ của Thượng Thư Nhữ Văn Lan; được vua phong là Từ Thục Phu Nhân.
Tương truyền thân mẫu của ông rất tinh thông về tướng số, địa lý, và văn chương. Bà đã đích thân giáo huấn ông từ nhỏ. Khi lớn lên một chút, ông được Bảng Nhãn Lương Ðức Bằng hết lòng chỉ dạy và chẳng bao lâu mức hiểu biết vượt rất xa. Người ta đồn rằng Lương Ðức Bằng rất giỏi về lý học, đã đem sách Thái Ất Thần Kinh (sách dạy về bói toán; sẽ nói thêm ở phần sau) ra giảng cho NBK. Có chỗ L. Ð. Bằng không hiểu mà ông lại dẫn giải được.
NBK trưởng thành trong giai đoạn Nhà Lê suy vi; triều đình có nhiều phe phái triệt hạ nhau: Lê Uy Mục lên ngôi, giết bà nội (tức là vợ của Vua Lê Thánh Tông) và 26 anh em chú bác trong dòng họ. Năm năm sau, Lê Tương Dực giết Lê Uy Mục. Bảy năm sau Trịnh Duy Sản lại giết Lê Tương Dực, lập Quang Trị. Mới được ba ngày, Quang Trị lại bị giết và Chiêu Tông lên ngôi, v.v.
Năm 1527, Mạc Ðăng Dung cướp ngôi Nhà Lê lập ra Nhà Mạc chiếm lĩnh Bắc Phần. Nhà Lê phải chạy vào Thanh Hóa. Ðất nước chia ra Nam Triều và Bắc Triều. NBK không có cơ hội để thi thố tài năng. Mãi tới khi ông được 45 tuổi, nghe lời khuyên của gia đình và thân hữu, ông đi thi và đỗ đầu cả ba kỳ thi Hương, Hội, Ðình (Trạng Nguyên, 1535) nhưng chỉ được phong làm Tả Thị Lang (đứng hàng thứ ba trong Bộ Hình).

Ông là nhân vật được sự kính nể của cả ba triều đại tranh quyền nhau - Mạc, Trịnh, và Nguyễn. Ðó là vì tâm của ông đầy đức nhân ái, yêu thương tất cả mọi người; và trí của ông chủ trương tinh thần hòa đồng, không phe phái, không thành kiến, không phân biệt đối xử. Vua Nhà Mạc rất trân trọng ông, phong cho ông là Trình Tuyền Hầu coi ông ngang hàng với Trình Y Xuyên và Trình Minh Ðạo, hai đại triết gia Trung Quốc khai sáng ra phái Lạc Dương của Tống Nho; vì thế người đời sau gọi là Trạng Trình. Tuy danh tiếng như vậy, tên của ông lại không thấy khắc trong Văn Miếu. Ðó cũng là vì tính hẹp hòi của các vua Mạc, Chúa Trịnh, và Chúa Nguyễn.
Triều Mạc lung lay, Mạc Mậu Hợp cho con tới vấn kế trường tồn, ông cho một câu: “Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thể (Cao bằng dù nhỏ, nhưng có thể tồn tại vài đời)”
Quả khi thất thế, vua Mạc nghe theo lời ông, rút lên Cao Bằng và tồn tại được vài đời.
Quả khi thất thế, vua Mạc nghe theo lời ông, rút lên Cao Bằng và tồn tại được vài đời.
Trịnh Kiểm muốn cướp ngôi Nhà Lê bèn bí mật cho người đến hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông không trả lời trực tiếp mà quay ra bảo người nhà:“Năm ngoái mất mùa, thóc giống không tốt; đi tìm giống cũ mà gieo.” Rồi ông bảo tiểu đồng:“Giữ chùa thờ Phật thì được ăn oản.” Sứ giả về thuật lại những lời nói đó. Trịnh Kiểm hiểu ý Nguyễn Bỉnh Khiêm nên sai người đi đón Lê Duy Bang ở Thanh Hóa về Ðông Ðô (Hà Nội) và lập nên làm Vua. Sau đó, con cháu Trịnh Kiểm nhiều lần muốn truất phế vua Lê và hỏi ý ông; ông đều nói ngắn gọn:“Lê tồn, Trịnh tại; Lê bại, Trịnh vong.” Quả y như lời nói của ông: sau này khi vua Lê Chiêu Thống mất ngôi thì dòng họ Trịnh cũng mất quyền.
Nguyễn Hoàng sợ anh rể là Trịnh Kiểm ám hại nên tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm vấn kế. Ông cho một câu: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”. Nguyễn Hoàng nghe theo bèn nhờ chị là vợ của Trịnh Kiểm, xin cho vào lập nghiệp ở phương Nam. Trịnh Kiểm nể vợ cho Nguyễn Hoàng vào khai phá phía nam Hoành Sơn. Nhờ đó dòng họ Nguyễn tồn tại và vươn lên được.
Ðối với dân làng cũng vậy. Lúc về nghỉ ẩn, ông mở Quán Trung Tân tiếp đón tất cả mọi người: từ khách thơ văn đến những người đến hỏi sự đời; ông không từ chối một ai. Ông xử thế theo đúng Ðạo Trung Dung của Khổng Tử thể hiện qua ý nghĩa của hai chữ Trung Tân mà ông đã cho khắc trên một tấm bia dựng trước quán để bày tỏ tâm ý của ông. Sau đâu là đoạn cuối trích trong tấm bia đó:
Trung là đứng giữa, không chênh lệch: giữ trọn điều thiện là Trung. Không giữ điều thiện thì không phải là Trung. Tân là Bến. Biết chỗ đáng đậu là Bến Chánh; không biết chỗ đáng đậu là Bến Mê. Ðó, cái quán đặt tên là Trung Tân là nghĩa ấy. Như trung với vua, hiếu với cha mẹ, thuận với anh em, hòa với vợ chồng, giữ chữ tín với bạn bè; đó là Trung.
Thấy của phi nghĩa không sinh lòng tham; vui làm điều thiện, lại có lòng bao dung độ lượng, lấy lòng chí thành đối đãi với mọi người; đó cũng là Trung.
Trung ở chỗ nào thì điều chí thiện ở chỗ ấy. Nếu mọi người biết lấy Trung làm Bến Chánh, giữ đúng mức, thì mọi việc trong thiên hạ cứ thế mà thể hiện để đi đến chỗ chí thiện. Như vậy thì công đức tốt biết chừng nào!
Trung ở chỗ nào thì điều chí thiện ở chỗ ấy. Nếu mọi người biết lấy Trung làm Bến Chánh, giữ đúng mức, thì mọi việc trong thiên hạ cứ thế mà thể hiện để đi đến chỗ chí thiện. Như vậy thì công đức tốt biết chừng nào!
Ông cũng cố gắng giúp triều đại mới đưa đất nước khỏi tình trạng rối loạn, mất kỷ cương. Nhưng sau lần ông làm sớ hạch tội 18 lộng thần mà không được vua chuẩn thuận, ông bèn từ quan vào năm 1542. Từ đó ông quay về ẩn dật, dựng am Bạch Vân, làm thơ, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ, dạy học, nghiên cứu dịch lý, địa lý, và viết những câu thơ có tính cách tiên tri về vận nước và bản thân ông. Người đời sau gọi những câu thơ tiên tri của ông là Sấm Trạng Trình. Khi mất, Vua Mạc cử Trưởng Lão Ứng Vương Mạc Ðôn Dương về dự tang và truy phong ông là Thái Phó Trình Quốc Công. Học trò của ông có nhiều người nổi tiếng như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ, và Lương Hữu Khánh.
Về công trình văn học, ông để lại cho đời nhiều thi tập vừa Hán vừa Nôm như Trình Quốc Công Bạch Vân Thi Tập, Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm Thi Tập; Bạch Vân Thi Tập và Gia Huấn. Thơ văn của ông tập trung vào các đề tài về đạo đức làm người: khuyên con người ăn ở sao cho có trung, hiếu, tiết, nghĩa, và đặc biệt là sống giản dị, hưởng nhàn và hòa mình với thiên nhiên để bảo tồn chữ thọ, tránh chữ tài, buông chữ lợi. Vì những lý tưởng đó nên sau khi thành đạt, ông sớm rút lui khỏi con đường công danh, phú quý, lui về mở trường dạy học và nghiên cứu dịch lý đưa ra những lời tiên tri như để thử thách trí thông minh của nhân thế.
Về khả năng tiên tri, ông được nhà lý số Lương Ðức Bằng truyền thụ cho môn Thái Ất Thần Kinh và trở thành một nhà thông thái tiên tri nổi tiếng. Ông có viết ra 487 câu thơ có tính cách tiên tri và đưa ra những câu khuyến cáo tiên đoán rất chuẩn xác cho các nhân vật như là Mạc Ðăng Dung, Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Huệ, v.v. Dân gian coi ông là nhà tiên tri Số Một và người Tàu phải lên tiếng khen: “An Nam lý học hữu Trình Tuyền”. Tuy vậy, hẳn nhiên là cũng có một số người lợi dụng uy tín của ông để tạo ra một số câu tiên tri gán cho là của ông hoặc đưa ra những lời giải đoán về những câu thơ gọi là Sấm của ông cho những mục đích riêng tư và khoa trương nói rằng lời Sấm đoán trúng những sự kiện xảy ra năm trăm năm trước và năm trăm năm sau.
Theo tôi thì trong thi tập gồm 487 câu thơ mà sau này người ta đặt tên là Sấm Trạng Trình, Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ nói lên những nét chính về lịch sử hình thành đất nước từ thời các vị Vua Hùng qua đó ông nêu lên những hình ảnh thịnh suy của từng thời kỳ, đặc biệt là những tệ trạng xã hội đưa đến sự sụp đổ của chế độ để răn đe các vua, các chúa thời đó đã và đang làm những việc hại dân, hại nước.
Công Trình Văn Học và Khuynh Hướng Ngòi Bút
Ông chịu ảnh hưởng cộng hưởng của Phật- Lão - Khổng và dùng ngòi bút để truyền đạt đạo lý, đặc biệt là tư tưởng Vô Vi của Ðạo Lão và chữ “Nhẫn” của Phật Giáo.
Với ảnh hưởng của Ðạo Phật, ông khuyên:
Với ảnh hưởng của Ðạo Phật, ông khuyên:
Mọi niềm nhân, ngã; nhẫn thì qua
Với tinh thần của Ðạo Lão, ông cổ võ cho một cuộc sống nhàn nhã, giản dị:
Rỗi nhàn thời ấy tiên vô sự
Còn với Ðạo Khổng, ông tin có mệnh trời:
Mệnh ở trời ta há phải cầu?
Ðược thua phú quý đều thiên mệnh
Chen chúc làm chi cho nhọc nhằn
Ðược thua phú quý đều thiên mệnh
Chen chúc làm chi cho nhọc nhằn
Nhờ thấm nhuần những tư tưởng cao siêu của Phật-Lão-Khổng, ông không hề than nghèo, oán đời, hay phẫn chí mà lúc nào cũng tỏ ta ung dung tự tại, sống hồn nhiên và đầy tự tin ở đạo đức làm người, và ở nơi ông ánh lên hình ảnh của một Lão Tử Việt Nam. Sau đây là một vài bài trích trong Bạch Vân Thi Tập của ông:
(Bài 1)
Lẩn thẩn ngày qua lại tháng qua
Mỗi năm xuân tới một phen già
Ái ưu vằng vặc trăng in nước
Danh lợi rung rung gió thổi qua
Án sách hãy còn án sách cũ
Nước non bạn với nước non nhà
Lẩn thẩn ngày qua lại tháng qua
Mỗi năm xuân tới một phen già
Ái ưu vằng vặc trăng in nước
Danh lợi rung rung gió thổi qua
Án sách hãy còn án sách cũ
Nước non bạn với nước non nhà
(Bài 6)
Tuồi ta đã ngoại tám mươi già
Thấm thoắt xem bằng bóng ngựa qua
Mai hạc lạnh quen nhiều tháng tuyết
Cúc vàng thêm đổi mấy phen hoa
Dẫu thân có phận là ơn Chúa
Ðược phúc làm người bởi đức cha
Am quán ngày nhàn rồi mọi việc
Ấy ta tự tại mặc tình ta
Tuồi ta đã ngoại tám mươi già
Thấm thoắt xem bằng bóng ngựa qua
Mai hạc lạnh quen nhiều tháng tuyết
Cúc vàng thêm đổi mấy phen hoa
Dẫu thân có phận là ơn Chúa
Ðược phúc làm người bởi đức cha
Am quán ngày nhàn rồi mọi việc
Ấy ta tự tại mặc tình ta
(Bài 17)
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dẫu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dẫu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
(Bài 74)
Thế gian biến cải vũng nên đồi
Mặn, ngọt, chua, cay lẫn ngọt bùi
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết gạo, hết ông tôi
Xưa nay đều trọng người chân thực
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi
Ở thế mới hay quân bạc ác
Sang thì tìm đến, khó tìm lui
Thế gian biến cải vũng nên đồi
Mặn, ngọt, chua, cay lẫn ngọt bùi
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
Hết cơm, hết gạo, hết ông tôi
Xưa nay đều trọng người chân thực
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi
Ở thế mới hay quân bạc ác
Sang thì tìm đến, khó tìm lui
Tuy nhiên, bản thân của Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều điểm thuận lợi: ông không phải trải qua cảnh nghèo khó và thi cử lận đận như Nguyễn Công Trứ; vị này tự thán rằng:
Anh em ơi! Ba mươi sáu tuổi rồi, khắp Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn phương trời: đâu cũng lừng danh công tử xác.
Trời đất nhé! Gắng một phen này nữa, xếp kiếm cung, cầm, thư vào một gánh: làm cho nổi tiếng trượng phu kềnh.
Hay như Cao Bá Quát:
Lều nho nhỏ, kéo tấm gianh lướt thướt; ngày thê lương hạt nặng giọt mưa sa
Ðèn cỏn con, có chiếc chiếu lôi thôi; đêm tịch mịch soi chung vừng trăng tỏ
Ðèn cỏn con, có chiếc chiếu lôi thôi; đêm tịch mịch soi chung vừng trăng tỏ
Ngược lại, trên đường khoa cử, ông đỗ đầu bảng ngay cả ba kỳ thi Hương, Hội, và Ðình và được vua Mạc trọng vọng. Tính tình ông thuần hậu, nghiêm chỉnh, và có óc thực tiễn. Do đó thơ văn của ông không mấy tỏ ra luyến tiếc nhà Lê có lẽ vì qua hình ảnh của cuộc sống sa đọa và hèn kém của Lê Uy Mục và Lê Tương Dực, ông cho rằng khí số và thời vận của Nhà Lê đã hết, nên ông quay ra giúp Nhà Mạc. Nhưng chỉ được 8 năm là ông rút lui vì bài sớ hạch tội 18 lộng thần không được vua Mạc chuẩn y và như vậy nguyện vọng làm tôi hiền phụng sự chân chúa chỉ còn là mơ ước thôi. Bởi thế ông viết trong bài thơ thứ 9:
Ðã ngoài mọi việc chẳng còn ước
Ước một tôi hiền, chúa thánh minh
Ước một tôi hiền, chúa thánh minh
Trong những thuận lợi ấy, ông tạo cho mình một nhân sinh quan riêng và thể hiện một lối sống hoàn toàn không giống lối sống của Nguyễn Công Trứ hay Cao Bá Quát.
Ông để tâm trí vào việc nghiên cứu lý số như cố gắng đưa ra những lời tiên tri để truyền đạt đạo đức. Khoảng 100 bài thơ của ông đều tập trung vào những đề tài chính là:
• Khuyên nên giữ chữ Nhẫn (bài thơ 11).
• Khuyên khiêm tốn và chớ cậy tài (bài 12).
• Khuyên sống giản dị, cư xử khéo léo (bài 16).
• Khuyên chớ coi nặng đồng tiền (bài 18).
• Khuyên chớ quá coi trọng lời khen, tiếng chê (bài 46).
• Khuyên nên giữ đạo trung dung, sống bình thường (bài 77).
• Và đặc biệt ông khuyên nên giữ đạo Nhàn để dưỡng sinh (bài 95).
• Khuyên khiêm tốn và chớ cậy tài (bài 12).
• Khuyên sống giản dị, cư xử khéo léo (bài 16).
• Khuyên chớ coi nặng đồng tiền (bài 18).
• Khuyên chớ quá coi trọng lời khen, tiếng chê (bài 46).
• Khuyên nên giữ đạo trung dung, sống bình thường (bài 77).
• Và đặc biệt ông khuyên nên giữ đạo Nhàn để dưỡng sinh (bài 95).
Ông được mọi người kính phục không những về tinh thần đạo đức và cuộc sống mẫu mực, mà ông còn rất nổi tiếng về những câu thơ có tính cách tiên tri mà dân gian truyền tụng là Sấm Trạng Trình.
Trong một bài thuyết trình nhan đề “So Sánh Văn Chương và Thân Thế giữa hai cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Công Trứ”, nhà văn Khái Hưng Trần Khánh Dư viết:
Kể lại thì đối với nghĩa người đời, các nhà tư tưởng có thể chia làm hai hạng. Một hạng ngắm cuộc đời bằng con mắt lạc quan; một hạng tả những cảnh đời bằng câu văn yếm thế. Song có khi cũng trong một phái lạc quan hay yếm thế, ta thường thấy có lắm khái niệm trái ngược nhau. Muốn chứng minh sự đó, ta hãy đem so sánh văn chương và thân thế hai nhà triết học thi sĩ nước ta là cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Công Trứ.
Hai cụ cùng chán đời. Song cái chán đời của hai cụ giống nhau họa chăng chỉ ở chỗ hai cụ cùng sinh vào buổi giao thời và văn thơ hai cụ cùng chịu ảnh hưởng rất lớn của Ðạo Giáo. ...
Cũng như Ðức Lão Tử, hai cụ cùng tán tụng cảnh nghèo hèn và không lấy cảnh giàu sang làm trọng. Và theo đạo tự nhiên thì nghèo cũng thế mà giàu cũng thế; thì sang cũng vậy mà hèn cũng vậy; cũng như nghe lời khen chẳng mừng, nghe lời chê chẳng giận:
Lành dữ khen chê cũng mặc ai (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Khen chê thôi cũng gác ngoài tai (Nguyễn Công Trứ)
Khen chê thôi cũng gác ngoài tai (Nguyễn Công Trứ)
Khái Hưng kết luận:
Rút lại, hai nền triết học của hai nhà đại thi sĩ Việt Nam có vài chỗ giống nhau, nhưng rất có nhiều chỗ trái ngược nhau. Ta có thể tả tính chất hai nền triết học ấy bằng hai chữ “Tĩnh” và “Ðộng”. Một cụ, vì thích tĩnh nên suốt đời chỉ chăm chú có một chữ “Nhàn” ở nơi “ẩn dật”; còn một cụ, vì ưa động nên trong vòng 30 năm, từ Lạng Sơn cho tới Hà Tiên, chỉ theo đuổi có một chữ “danh” để lưu lại hậu thế. (Trích trong Văn Học Tạp Chí số 6, ngày 1 Novembre 1932, tr. 57- 65).
Sự thật thì chữ Nhàn xuất phát từ Ðạo Lão, nhưng “lành, dữ, chê, khen” thì phải nói là từ Ðạo Phật, vì Kinh Phật có viết:
Trong quên thân, ngoài quên cảnh là đại bố thí
Chẳng chấp thị, phi, nhân, ngã là đại nhẫn nhục
Không tham, sân, si là đại trì giới
Niệm Phật không ngưng nghỉ là đại tinh tấn
Vọng tưởng không móng khởi là đại thiền định
Tâm sạch duyên cảnh là đại trí tuệ
Chẳng chấp thị, phi, nhân, ngã là đại nhẫn nhục
Không tham, sân, si là đại trì giới
Niệm Phật không ngưng nghỉ là đại tinh tấn
Vọng tưởng không móng khởi là đại thiền định
Tâm sạch duyên cảnh là đại trí tuệ
Hơn nữa, cái Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mới là cái nhàn của Ðạo Lão; còn Nguyễn Công Trứ thì thực ra ông chỉ là hưởng lạc.
Vì thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm không có tư tưởng chán đời vì ông vốn không màng tới cái vui hay cái danh. Không có câu thơ nào cho thấy ông tỏ ý chán đời. Ngược lại, ông khuyên con người bảo vệ sự sống, kéo dài tuổi thọ bằng cách sống thuận với tự nhiên, giản dị, buông bỏ mọi thú vui ràng buộc làm mệt trí con người. Ðó chính là tinh thần của Ðạo Lão và Ðạo Phật.
Còn với Nguyễn Công Trứ thì màu sắc của Ðạo Phật và Ðạo Lão mờ nhạt trong thái độ sống của ông.
Ông muốn trốn cái nghèo, chạy theo danh, trổ cái tài, và hưởng lạc. Sau khi đã đạt được tất cả rồi, soi rọi lại, ông chợt thấy thật vô duyên và thốt lên:
Chen chúc lợi danh đà chán ngắt
Cúc, tùng, phong, nguyệt mới vui sao
Ðám phồn hoa trót bước chân vào
Sực nghĩ lại giật mình bao xiết kể
Cúc, tùng, phong, nguyệt mới vui sao
Ðám phồn hoa trót bước chân vào
Sực nghĩ lại giật mình bao xiết kể
Và bởi thế ông mới chán đời mà than rằng:
Ngồi buồn ma trách ông Xanh
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng g trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng g trời mà reo
Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông
Tóm lại
Về nhân sinh quan, các ông Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, và kể cả Cao Bá Quát, theo đuổi một lối sống và thái độ sống mỗi người một khác tuy cả ba đều cùng rèn luyện trong một lò của các tư tưởng Khổng – Lão - Phật và bối cảnh của xã hội tương đối giống nhau.
Nguyễn Bỉnh Khiêm ung dung tự tách mình ra khỏi tục lụy; Nguyễn Công Trứ quyết tranh đấu để được tiếng với đời; còn Cao Bá Quát thì trước sau đều muốn thay đổi chế độ để thực hiện công bằng xã hội.
Người đời tỏ ra phục Nguyễn Bỉnh Khiêm; thích Nguyễn Công Trứ, và nể Cao Bá Quát.
Riêng đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, một số người coi bài thơ dài 487 câu như là những điều tiên tri của ông và gọi đó là Sấm Trạng Trình. Không ít những bậc trí giả trong đó học giả Thái Văn Kiểm đã trích dẫn nhiều câu thơ trong tập Sấm Trạng Trình, đồng thời nêu lên những biến cố lịch sử, và quả quyết rằng chúng ăn khớp với nhau. Thậm chí cũng có một mục sư Tin Lành, cách đây trên nửa thế kỷ, vừa căn cứ vào Thánh Kinh nói về Ngày Phán Xét cuối Cùng hay Ngày Tận Thế vừa phối hợp với những câu Sấm Trạng để xác quyết thời điểm của Ngày Tận Thế. Những mẩu chuyện chung quanh Sấm Trạng Trình như thế sẽ được tóm trình trong phần sau.
Nói về những nhân vật tiên tri, cũng nên nhắc tới Khổng Minh trong Tam Quốc Chí. Khổng Minh nhìn sao trên trời biết được vận mệnh nhà Hán không còn bao lâu, nhưng vì quá cảm kích tấm lòng hiếu hiền của Lưu Bị đã ba lần tham cố Thảo Lư thỉnh cầu ông ra giúp đời nên đành phải xuống núi giúp Lưu Bị cho đến ngày nhắm mắt như muốn thử xem mệnh trời có thể đổi được không. Câu chuyện này là có thật hay chỉ là hư cấu?
Về Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có nhiều câu truyện kể về tài tiên tri của cụ. Những truyện này có thể tin được hay không là tùy thuộc quan điểm của từng người. Cũng thế, những lời giải đoán Sấm Trạng Trình nếu được coi là đúng hay chuẩn xác thì cũng chỉ là đúng và chuẩn xác theo luận đoán của người giải đoán mà thôi.
Trong thực tế có rất nhiều chuyện đại loại như thế được ghi chép từ cổ tới kim, từ Ðông sang Tây, nơi nào cũng có. Vấn đề là có thể tin được vào những lời tiên tri tới mức độ nào và nên lưu ý rằng câu nói: “Thiên cơ bất khả lậu” vẫn là một nguyên tắc căn bản của Thuyết Ðịnh Mệnh.
***
Nguyễn Bỉnh Khiêm & Sấm Trạng Trình - Có Thể Tin vào Những Lời Tiên Tri hay Sấm Ký Ðược Không?
Trước hết phải phân biệt hai loại tiên tri: (1) Tiên tri dựa vào các sách bói toán như Kinh Dịch, Thiên Văn, Tử Vi, Thái Ất Thần Kinh, Truyện Kiều, xin Xăm, xem chỉ tay, v.v.; và thường gọi là “bói toán”. (2) Tiên tri không dựa vào kinh sách nào mà hoàn toàn dựa vào trực giác hay linh giác để ghi ra những điều bí mật được chỉ dẫn bởi một vị thần linh nào đó (mạc khải) và thường gọi là “tiên tri”.
Tiếp theo, phải nhìn nhận là nhân loại có một số người có những khả năng kỳ diệu đầy huyền bí và có cả hàng trăm, hàng ngàn hiện tượng khó tin xảy ra như thôi miên, cầu cơ, lên đồng thiếp, chữa trị bằng nhân điện, khí công, tiên tri, v.v. mà các nhà khoa học đã không thể chối bỏ và đang có những nỗ lực giải thích.
Từ ngàn xưa, trong địa hạt tín ngưỡng, nhân loại đã có cả hàng trăm ngàn tiên tri cả nam lẫn nữ và hầu hết các tôn giáo đều được xây dựng trên tư cách của những vị tiên tri như Abraham (Do Thái), Jesus (Thiên Chúa Giáo), Mohamed (Islam), Phật Thích Ca (Phật Giáo), Huỳnh Phú Sổ (Hòa Hảo), Phạm Công Tắc (Cao Ðài), v.v.
Nhà tiên tri Nostradamus ngồi tĩnh lặng trong một cái đỉnh bằng đồng và nhìn chăm chú vào một thau nước cũng bằng đồng để ghi ra những tiếng nói huyền diệu đến với ông qua trực giác và ông cống hiến cả cuộc đời của ông cho sự nghiệp tiên tri.
Trái lại, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm không dựa vào trực giác mà dựa vào lý trí, dựa vào Thái Ất Thần Kinh để đưa ra những điều tiên tri. Nhưng chủ yếu sự nghiệp của ông là truyền đạt đạo lý làm người, đưa ra những điều khôn lẽ phải nhằm giúp con người sống thọ, thân được an nhàn, trí được thảnh thơi, hồn được thanh nhẹ chuẩn bị cho mình trở về với “Ðạo” tức là Nguồn Gốc của vạn vật.
Trong địa hạt tiên tri, người ta thường nhắc tới câu: “thiên cơ bất khả lậu” – “cơ trời không thể tiết lộ” để cảnh giác những người đặt niềm tin quá mạnh vào tiên tri hay bói toán. Trong khoa tướng số cũng có câu: “Ðức năng thắng số” để khuyên con người chớ ỷ lại vào số mệnh mà không tự mình cố gắng tự tu sửa. Vậy liệu có thể tin vào những lời tiên tri được không? Tin tới mức độ nào? Và, liệu có thể tránh được số mệnh đã an bài không?
Sự thực thì khả năng tiên tri của con người không phải là vô giới hạn. Trong những buổi cầu cơ, các vị Tiên hay Thánh thường xác định là họ cũng chỉ được phép tiết lộ một phần nào những hiểu biết của họ. Ðức Phật cũng đã nói đại ý là những sự hiểu biết của Ngài có thể ví bằng một nắm lá trong bàn tay so với cả rừng lá kia. Mặt khác, những lời tiên tri thường được ghi lại bằng những câu thơ khó hiểu hoặc ai giải đoán thế nào cũng được và vần đề tin hay không tin vào những lời tiên tri tùy thuộc vào niềm tin ở mỗi cá nhân. Có lẽ Thượng Ðế đã gài đặt tinh tố niềm tin trong con người để giúp nhân loại không đi lạc hướng trên con đường tìm về nguồn gốc là Trời, Ðạo, hay Ðại Ngã. Tinh tố này biểu hiện ở mỗi người một khác vì chịu ảnh hưởng của hàng ngàn, hàng triệu tinh tố khác chứa trong tâm tố.
Ngoài đời, vào đầu thế kỷ thứ 16, vị tiên tri Nostradamus, người Pháp nổi tiếng nhất hoàn cầu với cuốn Thế Kỷ vì được đa số người đọc nhìn nhận sự chuẩn xác của những điều ông tiên tri. Riêng ở nước ta, vào thế cuối thế kỷ thứ 15 thì có Nguyễn Bỉnh Khiêm với tập thơ của ông được nhiều người thán phục và gọi là Sấm Trạng Trình.
Trước hết, vấn đề đặt ra là Nguyễn Bỉnh Khiêm có tự nhận mình là nhà tiên tri không?
Theo như nhận định phân biệt hai loại tiên tri nêu ở trên thì Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là nhà tiên tri vì những điều ông tiên đoán hoàn toàn dựa vào Thái Ất Thần Kinh và những dữ kiện trong cuộc sống thực tế. Ông chỉ là một nhà lý số, dựa vào sách vở mà đưa ra những điều tiên đoán dưới dạng những câu thơ không dễ hiểu khiến cho mỗi nhà giải đoán ở mỗi thời đại có thể giải ra theo nhận định riêng của mình.
Những điều ông khuyên họ Mạc, họ Trịnh, và họ Nguyễn đã xảy ra chính xác là do ông dựa vào kiến thức sâu rộng về con người và tình hình đất nước. Trong thơ văn, không có bài nào chứng tỏ ông tự nhận là một nhà tiên tri mà ông chỉ viết những bài khuyên ăn ở cho hợp đạo lý lấy chữ Trung làm chuẩn như ông đã bày tỏ trong bài khắc trên tấm bia trước Quán Trung Tân bên nhà ông.
Tóm lại, ông chỉ là một người học nhiều, biết rộng và chia sẻ những điều khôn ngoan với mọi người. Như vậy, ông chỉ là một nhà Hiền Triết (Wiseman). Nhưng, vì lý do này hay lý do nọ, người ta đã tôn sùng ông lên đại bậc tiên tri và dân gian cứ tin thế mà truyền tụng.
Ông đã viết những gì trong Sấm Trạng Trình và một số người đã tán giải những câu gọi là tiên tri của ông như thế nào?
Như mọi người đã biết, Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là một nhà tinh thông về khoa lý số và là tác giả của cuốn sách bói toán Thái Ất Thần Kinh. Thái Ất là gì?
Cơ sở của khoa bói toán là Kinh Dịch. Ở Ðông Phương, Vua Phục Hy (khoảng 3 hay 4 ngàn năm Trước Tây Lịch) được coi là người phát kiến ra Kinh Dịch. Dựa vào Kinh Dịch, Thái Ất là sách nghiên cứu về sự vận chuyển của các vì tinh tú ảnh hưởng đến trái đất và con người. Ðây là một môn học rất khó của văn minh cổ Ðông Phương. Trong Khoa Tử Vi, Sao Thái Ất là sao chủ đoán gió mưa, lụt lội, đói kém, chiến tranh, đất nước hưng vong, và v.v.
Có sách ghi: nguyên tác giả Thái Ất Thần Kinh là Ðạo Sĩ Triệu Nga, đời Tống (thế kỷ X). Ðó là cuốn sách coi như là sách thần có thể vận đoán biết được chuyện quá khứ và vị lai. Thầy dạy Nguyễn Bỉnh Khiêm là Lương Ðắc Bằng trong dịp đi sứ Nhà Minh, Trung Quốc, gặp học sĩ Lương Như Hốt. Ông này tặng cho Lương Ðắc Bằng cuốn Thái Ất Thần Kinh để tham khảo về lý số. Khi qua đời, Lương Ðức Bằng trao Thái Ất Thần Kinh cho Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trong Thái Ất Thần Kinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:
Trong Thái Ất Thần Kinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết:
Thái Ất, kể ngày, luận về mệnh hạn người đời. Đo biết hoạ phúc, định luận không sai. Suy rõ mấu chốt, nên cẩn thận tinh tường, diệu ở huyền vi tỏ biết. ... Phép này mọi người dân gian sử dụng để đo lường hoạ phúc cho mình, vào đời dựng nghiệp lớn hay nhỏ, được hưng hay suy, biết mấu chốt mà định luận không sai về vận hạn sống trong đời sao cho hợp với đạo nhà, đạo nước và đạo học đúng nghĩa quen gọi là Đạo Người.
Và,
Xem Thái Ất, kể giờ, chú trọng vào con toán nhất, rồi xem xét các chướng ngại (tù, giam, cấp ...) được sử dụng cho công việc hàng ngày, nhất là xem cho việc binh bị, chủ khách thắng thua, nước ngoài động tĩnh, vận trù kế sách; đặc biệt xem thiên văn đổi thay, xã hội bị ảnh hưởng vì mưa nắng, bão gió, giặc cướp không.
Lê Quý Đôn viết:
Thuyết ấy [Thái Ất] phần nhiều nói về binh pháp: địch ta, chủ khách, lợi hại, được mất, cái cơ thịnh suy, trị loạn; cái thế thắng thua, yên hay nguy; không điều gì là không bày rõ. Nếu hiểu lẽ ấy mà biết phòng bị, ứng phó thì có thể tìm điều lành, tránh điều dữ, tiêu hoạ, vời phúc thì mới là người giỏi dùng sách Thái Ất vậy... Làm tướng mà không biết sách ấy thì sẽ mờ tối ở chỗ đánh hay giữ, tiến hay ngừng; không lấy gì mà quyết đoán các nghi mưu khi ra trận tuyến. Làm Tể tướng mà không biết sách ấy thì sẽ sai lầm ở sự động hay tĩnh, cất lên hay đặt xuống; không lấy gì để quyết đoán những nghị luận lớn cho triều đình...
Như vậy, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm dựa vào Thái Ất Thần Kinh để đưa ra những lời tiên đoán chứ không phải là dựa vào tâm linh hoặc những huyền cảm hay mạc khải như trường hợp của các nhà tiên tri khác trong đó có Nostradamus. Tuy nhiên, thật khó xác quyết những lời tiên đoán của ông xảy ra đúng vào những sự kiện nào trong lịch sử và vì vậy, mỗi nhà giải đoán đã đưa ra những tán luận theo chiều hướng riêng của mình.
Trước khi tìm hiểu về Sấm Trạng Trình, xin tóm trình một vài mẩu chuyện truyền tụng chứng tỏ tài tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trước hết xin nêu lên lời giải đoán của Tiến Sĩ Hương Giang Thái Văn Kiểm (thành viên của Viện Hàn Lâm Văn Học Pháp). Hai câu thơ:
Hà thời biện lại vi vương.
Thử thời Bắc tận, Nam trường xuất bôn
Thử thời Bắc tận, Nam trường xuất bôn
tiên tri về sự nghiệp của Nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc vốn làm Biện Lại ở huyện Vân Ðồn, Qui Nhơn, nổi dậy xưng Vương khiến Nhà Lê ở miền Bắc bị dứt điểm và Chúa Nguyễn ở miền Nam phải đào tẩu.
TS Thái Văn Kiểm cũng căn cứ vào các câu:
Cũng có kẻ trè to lớn Ất Ngày
Lánh mình vào ở nội Ngô Tề
Có thấy nhân thập đi về
Tả hữu phù trì, cây cỏ thành binh
Lánh mình vào ở nội Ngô Tề
Có thấy nhân thập đi về
Tả hữu phù trì, cây cỏ thành binh
để đưa ra lời giải đoán là 4 câu thơ đó ám chỉ vào biến cố 30 tháng Tư, 1975 với những sự vượt biên ồ ạt của người Việt tị nạn Cộng Sản.
TS Thái Văn Kiểm viết:
Hai câu đầu ám chỉ người di cư tỵ nạn cộng sản, gồm có những người trốn đi bằng đường bộ (Việt nhân, land people) và những người vượt biển trên ghe thuyền (thuyền nhân, boat people). Họ trốn ra khỏi nước để trôi giạt vào các nước lân cận, hoặc được vớt chở đi các nước xa xôi khắp năm châu. Còn hai câu sấm nối sau thì chúng ta có thể hiểu rằng sẽ có vị lãnh đạo, cứu tinh là Nhân Thập (có phải chữ Nhân cộng với chữ Thập thành chữ Ngọ chăng?) là nhân vật nào, đố ai mà biết! Câu cuối cùng “Tả hữu phù trì, cây cỏ thành binh” của Sấm Trạng khiến tôi nhớ bài thơ cầu cơ năm 1975 của Thạch Hà và Minh Ðức, có đăng trong Việt Nam Hải Ngoại, San Diego, USA năm Kỷ Mùi 1979, như sau:
Tiếu khấp hưng vong thử tự tiền
Cửu niên bĩ cực đãi doanh niên
Hồng quân tà ố hà vô thức
Nhất tịch hà năng miễn đảo điên
Thảo mộc giai binh bình Việt quốc
Thịnh hưng nhi lai kiến thánh hiền
Thảm nhục thương tâm ai liệt sĩ
Khả tri minh chủ giá kim liên
Cửu niên bĩ cực đãi doanh niên
Hồng quân tà ố hà vô thức
Nhất tịch hà năng miễn đảo điên
Thảo mộc giai binh bình Việt quốc
Thịnh hưng nhi lai kiến thánh hiền
Thảm nhục thương tâm ai liệt sĩ
Khả tri minh chủ giá kim liên
Bài này được Thạch Hà Minh Ðức giải nghĩa như sau:
Cười khóc hưng vong là chuyện từ xưa nay vẫn có
Hãy đợi qua chín năm đến năm thứ mười
Ai mà không biết cộng sản là đáng ghét
Một đêm nào đó chúng nó không tránh được đảo điên
Khi đó thì cỏ cây sẽ là binh lính để bình định nước Việt
Mọi người sẽ hưng thịnh và gặp thánh hiền
Chỉ buồn cho các liệt sĩ đã chết vì nước từ trước
Và khi ấy có thể biết người minh chủ như đoá sen vàng
Hãy đợi qua chín năm đến năm thứ mười
Ai mà không biết cộng sản là đáng ghét
Một đêm nào đó chúng nó không tránh được đảo điên
Khi đó thì cỏ cây sẽ là binh lính để bình định nước Việt
Mọi người sẽ hưng thịnh và gặp thánh hiền
Chỉ buồn cho các liệt sĩ đã chết vì nước từ trước
Và khi ấy có thể biết người minh chủ như đoá sen vàng
Trong sấm Trạng Trình còn có hai câu này, thường được thiên hạ đem ra bàn luận:
Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Chúng ta thấy chữ cửu là 9 như trong bài thơ cầu cơ của Thạch Hà Minh Ðức xin vua Nguyễn Huệ khi xưa. Số 9 đánh dấu một tiết đoạn trong cuộc tuần hoàn của vũ trụ, trong sự diễn tiến lịch sử của một dân tộc. Theo ông thấy thì cửu cửu là 9 lần 9 thành 81. Số này là thời kỳ đô hộ Pháp tính từ năm 1862 (hoà ước Nhâm Tuất) mất ba tỉnh miền Ðông Nam kỳ, tiếp đến năm 1867 thì mất luôn 3 tỉnh miền Tây, cho đến năm 1945 với cuộc đảo chính Nhật, Mồng 9 tháng 3 dương lịch, và sự sụp đổ của nền đô hộ Pháp, đúng vào lúc thanh minh thời tiết hoa tàn. Nhưng theo tôi, cửu cửu đây cũng có thể giải thích là cứ 9 năm thì xảy ra một sự việc lớn, ảnh hưởng đời sống quốc gia và tương lai dân tộc.
Nhìn lại lịch sử cận đại Việt Nam từ đầu thế kỷ XX tới nay, chúng ta có thể ghi những thời điểm rất quan trọng sau đây:
1907: vua Thành Thái bị truất phế đày vào Nam.
1916: vua Duy Tân khởi nghĩa thất bại, bị đày sang đảo Réunion, cùng với vua cha Thành Thái.
1925: vua Khải Ðịnh mất, vua Bảo Ðại nối ngôi (2-1926).
1936: Phong trào Bình dân có nhiều cuộc biểu tình.
1945: Ðảo chính Nhật (9-3).
1954: Việt minh cướp chính quyền (23-8); Hiệp định Genève (20-7) phân ra Nam Bắc.
1963: Sấm Trạng: Trực đảo đương đầu mã vỹ. Hồ binh bát vạn nhập Tràng An nói đến đảo chính 1-11 lật đổ Ðệ Nhất Cộng hòa.
1972: Thành lập Ðệ Nhị Cộng hoà.
1981: Cộng sản đưa Nam VN vào con đường phân hoá, bần cùng; thuyền nhân tràn ngập Ðông Nam Á.
1990: Quốc tế xét lại toàn bộ các vấn đề Ðông Dương và Ðông Nam Á trong chiều hướng thuận lợi cho người Việt quốc gia, ứng nghiệm hai câu:
1916: vua Duy Tân khởi nghĩa thất bại, bị đày sang đảo Réunion, cùng với vua cha Thành Thái.
1925: vua Khải Ðịnh mất, vua Bảo Ðại nối ngôi (2-1926).
1936: Phong trào Bình dân có nhiều cuộc biểu tình.
1945: Ðảo chính Nhật (9-3).
1954: Việt minh cướp chính quyền (23-8); Hiệp định Genève (20-7) phân ra Nam Bắc.
1963: Sấm Trạng: Trực đảo đương đầu mã vỹ. Hồ binh bát vạn nhập Tràng An nói đến đảo chính 1-11 lật đổ Ðệ Nhất Cộng hòa.
1972: Thành lập Ðệ Nhị Cộng hoà.
1981: Cộng sản đưa Nam VN vào con đường phân hoá, bần cùng; thuyền nhân tràn ngập Ðông Nam Á.
1990: Quốc tế xét lại toàn bộ các vấn đề Ðông Dương và Ðông Nam Á trong chiều hướng thuận lợi cho người Việt quốc gia, ứng nghiệm hai câu:
Thảo mộc giai binh bình Việt quốc
Thịnh hưng như lai kiến thánh hiền
Thịnh hưng như lai kiến thánh hiền
Lúc đó, cỏ cũng sẽ biến thành binh linh, hợp cùng hải ngoại hồi hương bình Việt Nam, đem lại tự do và hạnh phúc cho trăm họ
Ðó là những lời tán luận của Tiến Sĩ Hương Giang Thái Văn Kiểm. Sau đây là vài mẩu truyện chúng tỏ tài tiên đoán của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Vài Mẩu Truyện về Tài Tiên Tri của Trạng Trình
1. Chuyện “Sắt ngắn, gỗ dài”:
Tối 30 Tết, Cụ Trạng Trình đang ngồi luận lý số cùng một học trò ở xa đến thăm và biếu cụ lễ vật. Bỗng ở ngoài cổng có tiếng người gọi mở cửa. Cụ sai gia nhân ra bảo hãy chờ cụ một chút. Rồi Cụ bảo học trò bấm quẻ đoán xem người kêu cổng ấy gọi mở cửa để làm gì.
Cả hai thầy trò đều bấm ra quẻ "Thiết đoản, mộc trường" dịch ra là: “Sắt ngắn, gỗ dài”. Cụ hỏi học trò:
- Vậy anh đoán nó vào đây có việc gì?
Anh học trò đáp:
- Thưa Cụ, theo ý con thì sắt ngắn gỗ dài, ắt hẳn người ấy vào đây mượn cái xuổng hay cái cuốc.
Cụ cười đáp:
- Khác với anh, tôi đoán nó vào đây mượn cái búa.
Nói xong, Cụ cho gia nhân ra mở cửa và mời người gọi cửa vào, thì đó là người láng giềng đi vào yêu cầu cho mượn cái búa, đúng như lời Cụ đoán.
Cụ giải thích cho anh học trò:
- Anh bấm quẻ giỏi, nhưng đoán còn thấp. Ngày 30 Tết thì ai đi mượn cái xuổng hay cái cuốc làm gì. Cho nên tôi đoán nó mượn cái búa để chẻ củi nấu bánh cúng Tết mà thôi. Bấm quẻ trúng nhưng khi đoán phải có ý thức cơ biến mới tránh khỏi sai lầm.
Anh học trò đáp:
- Thưa Cụ, theo ý con thì sắt ngắn gỗ dài, ắt hẳn người ấy vào đây mượn cái xuổng hay cái cuốc.
Cụ cười đáp:
- Khác với anh, tôi đoán nó vào đây mượn cái búa.
Nói xong, Cụ cho gia nhân ra mở cửa và mời người gọi cửa vào, thì đó là người láng giềng đi vào yêu cầu cho mượn cái búa, đúng như lời Cụ đoán.
Cụ giải thích cho anh học trò:
- Anh bấm quẻ giỏi, nhưng đoán còn thấp. Ngày 30 Tết thì ai đi mượn cái xuổng hay cái cuốc làm gì. Cho nên tôi đoán nó mượn cái búa để chẻ củi nấu bánh cúng Tết mà thôi. Bấm quẻ trúng nhưng khi đoán phải có ý thức cơ biến mới tránh khỏi sai lầm.
2. Số phận chiếc quạt giấy và cái gối.
Cụ Trạng muốn thử xem lý số mà cụ học được có hiệu nghiệm không. Cụ làm hai thí nghiệm sau đây:
* Cụ làm một chiếc quạt giấy. Làm xong, Cụ bói số mệnh của cây quạt giấy nầy thì được quẻ: "Nữ nhân phá hủy".
Cụ viết 4 chữ nầy lên quạt và treo quạt ở đầu giường.
Đến gần tới ngày giờ quẻ ứng, Cụ ngồi trên giường luôn luôn để mắt theo dõi quẻ ứng hiện như thế nào?
Chợt bên hàng xóm có người đến mời Cụ qua dự đám giỗ, nhưng Cụ bận theo dõi chiếc quạt nên chưa thể qua ngay được. Người hàng xóm đến mời nữa, và nói với Cụ Bà giục Cụ đi qua để trễ tiệc. Cụ Bà vào phòng hối Cụ đi mấy lần, nhưng Cụ vẫn lo theo dõi cái quạt nên chưa thể đi được. Cụ Bà bực tức thấy ông ngồi không mà chưa chịu đi, mắt lại nhìn cái quạt không rời. Cụ Bà liền giựt phăng cái quạt, xé đi, rồi nói:
- Quí báu gì cái quạt giấy nầy mà ông cứ nhìn nó hoài như mất thần, để người ta qua đây ba bốn phen mời mọc.
Cụ cười xòa vui vẻ và liền đi ngay qua đám giỗ.
Cụ nhận thấy lẽ nhiệm mầu trong khoa lý số đã thể hiện rất chính xác. Nhưng Cụ vẫn còn chút hồ nghi sự việc xảy ra có phải do ngẫu nhiên chăng? Do đó, Cụ làm thêm thí nghiệm thứ nhì:
* Cụ làm một chiếc gối bằng gỗ để ở đầu giường. Cụ bói số mệnh chiếc gối thì được quẻ: "Thử đầu nhi phá".
Cụ rất ngạc nhiên vì gối kê ở đầu giường luôn luôn thì làm sao chuột phá hỏng được. Cụ ghi lên gối 4 chữ ấy rồi chờ thời gian xem kết quả. Tới ngày tháng đúng như trong quẻ đã định, có một ông bạn thân đến thăm Cụ và ngồi nói chuyện với Cụ trong phòng. Chợt có một con chuột thập thò ở gầm ghế, ông bạn quơ tay xua đuổi, con chuột không chạy đi, mà cứ ở đó nhìn ông lau láu như có ý chọc tức. Ông bạn nổi giận, thuận tay lấy ngay cái gối gỗ ném vào con chuột. Con chuột lanh chân chạy thoát, còn chiếc gối gỗ thì va vào gạch gãy ra làm nhiều mảnh.
* Cụ làm một chiếc quạt giấy. Làm xong, Cụ bói số mệnh của cây quạt giấy nầy thì được quẻ: "Nữ nhân phá hủy".
Cụ viết 4 chữ nầy lên quạt và treo quạt ở đầu giường.
Đến gần tới ngày giờ quẻ ứng, Cụ ngồi trên giường luôn luôn để mắt theo dõi quẻ ứng hiện như thế nào?
Chợt bên hàng xóm có người đến mời Cụ qua dự đám giỗ, nhưng Cụ bận theo dõi chiếc quạt nên chưa thể qua ngay được. Người hàng xóm đến mời nữa, và nói với Cụ Bà giục Cụ đi qua để trễ tiệc. Cụ Bà vào phòng hối Cụ đi mấy lần, nhưng Cụ vẫn lo theo dõi cái quạt nên chưa thể đi được. Cụ Bà bực tức thấy ông ngồi không mà chưa chịu đi, mắt lại nhìn cái quạt không rời. Cụ Bà liền giựt phăng cái quạt, xé đi, rồi nói:
- Quí báu gì cái quạt giấy nầy mà ông cứ nhìn nó hoài như mất thần, để người ta qua đây ba bốn phen mời mọc.
Cụ cười xòa vui vẻ và liền đi ngay qua đám giỗ.
Cụ nhận thấy lẽ nhiệm mầu trong khoa lý số đã thể hiện rất chính xác. Nhưng Cụ vẫn còn chút hồ nghi sự việc xảy ra có phải do ngẫu nhiên chăng? Do đó, Cụ làm thêm thí nghiệm thứ nhì:
* Cụ làm một chiếc gối bằng gỗ để ở đầu giường. Cụ bói số mệnh chiếc gối thì được quẻ: "Thử đầu nhi phá".
Cụ rất ngạc nhiên vì gối kê ở đầu giường luôn luôn thì làm sao chuột phá hỏng được. Cụ ghi lên gối 4 chữ ấy rồi chờ thời gian xem kết quả. Tới ngày tháng đúng như trong quẻ đã định, có một ông bạn thân đến thăm Cụ và ngồi nói chuyện với Cụ trong phòng. Chợt có một con chuột thập thò ở gầm ghế, ông bạn quơ tay xua đuổi, con chuột không chạy đi, mà cứ ở đó nhìn ông lau láu như có ý chọc tức. Ông bạn nổi giận, thuận tay lấy ngay cái gối gỗ ném vào con chuột. Con chuột lanh chân chạy thoát, còn chiếc gối gỗ thì va vào gạch gãy ra làm nhiều mảnh.
3. Thánh nhân mắt mù:
Khi sắp mất, Cụ Trạng Trình có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng: "Bình sanh ta có một tấm bia đá để sẵn và đã sơn kia Khi ta nhắm mắt rồi, các con phải nhớ, hễ hạ quan tài xuống, phải để tấm bia ấy lên nắp rồi mới lấp đất lại. Sau 50 năm, hễ khi nào có một người lạ đến viếng mộ ta mà nói rằng: Thánh nhân mắt mù, thì phải lập tức mời người ấy về nhà, yêu cầu họ đặt hướng lại ngôi mộ cho ta. Chúng bây phải nhớ kỹ và canh chừng, chớ không được cải cát. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ suy đồi lụn bại”. Con cháu nghe lời và làm y theo lời Cụ dặn.
Đúng 50 năm sau, có một người Tàu đến viếng mộ, nhìn ngôi mộ của cụ một lúc thì cất tiếng than rằng:
- Cái huyệt ở đàng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế nầy? Vậy là Thánh nhân cái gì đâu? hay là Thánh nhân mắt mù đó!
Người nhà nghe câu “Thánh nhân mắt mù”, liền chạy về báo cho Tộc trưởng hay. Ông nầy vội vàng ra rước người Tàu đó vào nhà, thết đãi tử tế, rồi nhờ đặt giùm ngôi mộ lại. Khi nói chuyện mới hay người Tàu đó là một nhà địa lý nổi tiếng ở bên Tàu mới sang nước ta. Ông ta đến đây là để xem di tích của Cụ Trạng thế nào mà tiếng đồn qua tới bên Tàu rằng: An Nam lý học hữu Trình Tuyền.
Khi nghe ông Trưởng tộc yêu cầu đặt hướng lại cho ngôi mộ thì người Tàu tỏ ý sẵn sàng giúp, để chứng tỏ Trạng Trình còn thua ông ta một bực. Do đó ông ta cảm thấy rất thích chí, hiu hiu tự đắc và thầm nghĩ rằng: Với Cụ Trạng, thực ra chỉ nghe đồn chớ thực mục sở thị thì có gì giỏi đâu?
Ông ta bảo:
- Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào lên rồi táng lại tại chỗ, nhích ra sau một chút và quay đầu lại là được.
Ông Trưởng tộc cả mừng, vội tụ họp con cháu lại, đưa thầy địa lý người Tàu ra mộ rồi đào lên. Khi đào xuống sắp tới quan tài thì gặp một tấm bia đá, ông thầy Tàu lấy làm lạ, sẵn tính hiếu kỳ, ông bảo đem rửa sạch bia đá, để xem trên đó khắc chữ gì, thì thấy trên bia ấy có khắc bài thi:
- Cái huyệt ở đàng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế nầy? Vậy là Thánh nhân cái gì đâu? hay là Thánh nhân mắt mù đó!
Người nhà nghe câu “Thánh nhân mắt mù”, liền chạy về báo cho Tộc trưởng hay. Ông nầy vội vàng ra rước người Tàu đó vào nhà, thết đãi tử tế, rồi nhờ đặt giùm ngôi mộ lại. Khi nói chuyện mới hay người Tàu đó là một nhà địa lý nổi tiếng ở bên Tàu mới sang nước ta. Ông ta đến đây là để xem di tích của Cụ Trạng thế nào mà tiếng đồn qua tới bên Tàu rằng: An Nam lý học hữu Trình Tuyền.
Khi nghe ông Trưởng tộc yêu cầu đặt hướng lại cho ngôi mộ thì người Tàu tỏ ý sẵn sàng giúp, để chứng tỏ Trạng Trình còn thua ông ta một bực. Do đó ông ta cảm thấy rất thích chí, hiu hiu tự đắc và thầm nghĩ rằng: Với Cụ Trạng, thực ra chỉ nghe đồn chớ thực mục sở thị thì có gì giỏi đâu?
Ông ta bảo:
- Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào lên rồi táng lại tại chỗ, nhích ra sau một chút và quay đầu lại là được.
Ông Trưởng tộc cả mừng, vội tụ họp con cháu lại, đưa thầy địa lý người Tàu ra mộ rồi đào lên. Khi đào xuống sắp tới quan tài thì gặp một tấm bia đá, ông thầy Tàu lấy làm lạ, sẵn tính hiếu kỳ, ông bảo đem rửa sạch bia đá, để xem trên đó khắc chữ gì, thì thấy trên bia ấy có khắc bài thi:
Ngũ thập niên tiền mạch tại đầu
Ngũ thập niên hậu mạch tại túc
Hậu sinh nhĩ bối ná năng tri
Hà vị Thánh nhân vô nhĩ mục?
Ngũ thập niên hậu mạch tại túc
Hậu sinh nhĩ bối ná năng tri
Hà vị Thánh nhân vô nhĩ mục?
Dịch nghĩa:
Năm chục năm trước mạch tại đầu
Năm chục năm sau mạch tại chân
Biết gì những kẻ sanh sau
Thánh nhân có mắt mù đâu bao giờ?
Năm chục năm sau mạch tại chân
Biết gì những kẻ sanh sau
Thánh nhân có mắt mù đâu bao giờ?
Khi xem xong bài thơ trên, ông thầy Tàu mới bật ngửa ra, bái phục Cụ Trạng Trình sát đất. Cụ tiên tri tài thiệt. Sao Cụ lại biết trước những lời của mình sẽ nói? Quả thật, mình chỉ đáng là học trò của Cụ thôi.
4. Thằng Khả làm ngã bia tao:
Trước ngày Cụ Trạng qui Tiên, Cụ tạc một bia đá và dặn chôn ở rìa mộ của Cụ, trên đó có ba câu:
Cha con thằng Khả,
Ðánh ngã bia tao,
Làng biết được bắt thường tam quán
Ðánh ngã bia tao,
Làng biết được bắt thường tam quán
Lúc đó người coi bia chẳng hiểu ra sao, cứ làm đúng lời Cụ dặn. Cho tới một thời gian rất lâu về sau, đến một hôm có hai cha con người đó tên là Khả, đi đào chuột. Khi hai cha con đến gần nơi mộ của Cụ Trạng thì thấy có hang chuột, liền đào xuống để bắt chuột. Hang chuột chạy lòn xuống đáy bia đá, chỉ lo đào hang mà quên để ý đến tấm bia đá, đào một hồi thì tấm bia đá mất chưn đứng, ngã kềnh ra mà chưa bắt được con chuột nào. Bọn trẻ mục đồng thấy bia ngã, chúng tri hô lên, rồi làng biết, kêu cha con ông Khả lên làng, bắt nộp tiền phạt và phải dựng bia lại như cũ. Cha con anh Khả đành chịu nộp phạt, nhưng nhà nghèo, trong nhà chỉ có một quan tiền tám, nên xin làng cho nộp phạt bao nhiêu đó mà thôi. Làng cũng đành chịu. Thế mới biết Cụ Trạng Trình rất tài giỏi về khoa lý số, biết được tên người làm ngã bia của Cụ, và lại biết số tiền nộp phạt là tam quán, nói lái là quan tám.
5. Ông Nguyễn Công Trứ phá Đền:
Năm Minh Mạng thứ 14, vua Minh Mạng bắt khai con sông Hải Dương. Lúc ấy, ông Nguyễn Công Trứ đang làm Tri Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, lãnh chiếu chỉ của vua thi hành việc khai con sông đó. Ðịa chính theo lịnh của vua phải cắm cho thẳng, nhưng khổ thay lại trúng thẳng vào Đền thờ của Cụ Trạng Trình, mà ngôi Đền nầy nổi tiếng linh thiêng. Ông Trứ truyền lịnh cho dân phải phá Đền khai sông. Dân chúng không ai dám phá. Ông Trứ cũng phân vân, vì trên là lịnh của vua, dưới là ý của dân, nếu không tuân lịnh vua thì sợ vua bắt tội, mà tuân lịnh vua thì trái lòng dân. Ông Trứ sắm nhang đèn vào Đền vái Cụ Trạng Trình xin Cụ cho phép phá Đền, vì lịnh vua, ông phải thi hành, xin Cụ hiểu lòng của ông. Rồi ông Trứ xin chịu hết trách nhiệm cho công việc phá Đền. Lúc đó dân quân mới dám phá. Khi đào phá tới cái bệ thờ, thấy hiện ra một tấm bia đá chôn dưới bệ, có chạm khắc bốn câu sau đây:
Minh Mạng thập tứ,
Thằng Trứ phá Đền.
Phá Đền thì phải làm đền,
Nào ai lấn đất tranh quyền của ai
Thằng Trứ phá Đền.
Phá Đền thì phải làm đền,
Nào ai lấn đất tranh quyền của ai
Ông Nguyễn Công Trứ thấy Cụ Trạng Trình nói đúng tên của mình thì sợ quá, truyền cho dân chúng ngưng việc phá Đền, và lo việc cất Đền trở lại như trước. Khi đó, lại tìm thấy trên đầu cột cái có đề 4 hàng chữ:
Hỏng Đền thì lại làm đền,
Rồi sau tìm thấy bạc tiền của ta.
Của ông, ông để còn xa,
Ai mà tìm được ắt là thưởng công.
Rồi sau tìm thấy bạc tiền của ta.
Của ông, ông để còn xa,
Ai mà tìm được ắt là thưởng công.
Ông Tri Huyện Nguyễn Công Trứ đọc 4 câu thơ nầy xong thì suy nghĩ mãi, chợt nảy ra ý nói lái: Còn Xa nói lái lại là Xà Con. Ông Trứ liền quan sát các cây xà con đã tháo xuống, thấy có một cây khá nặng, nặng hơn các cây khác. Ông Trứ mừng rỡ, cho bửa cây nầy ra thì có bạc nén văng ra. Ông Trứ liền dùng số bạc nầy đi mua các thứ vật liệu, cất Đền trở lại cho Cụ Trạng, với tấm lòng vô cùng kính phục Cụ Trạng. Số bạc còn dư, ông Trứ giao cho dân làng Vĩnh Lại để dành tu bổ các đền chùa đình miễu trong làng.
6. Cây xà nhà đổ:
Khi Cụ Trạng Trình sắp mất, Cụ kêu con cháu lại giao cho một cái ống tre sơn son thếp vàng, gắn bít hai đầu lại và dặn đúng ngày giờ ấy, tháng ấy, năm ấy, phải để cái ống lên kiệu, rước lên dinh quan Tổng Đốc Hải Dương, thì sẽ cứu được tình thế quá nghèo khổ của gia đình, nhưng tuyệt đối không được mở ra xem, chỉ có quan Tổng Đốc được mở mà thôi. Cái ống tre ấy truyền đến cháu 7 đời của Cụ Trạng thì mới đúng ngày giờ đã định. Người cháu ấy mới đưa lên quan Tổng Đốc Hải Dương đúng theo lời Tổ tiên đã dặn ghi trong gia phả. Quan Tổng Đốc cầm cái ống, mở ra xem, thấy có hai câu thơ như vầy:
Ngã cứu nhĩ thượng lương chi ách
Nhĩ cứu ngã thất đại chi bần
Nhĩ cứu ngã thất đại chi bần
Nghĩa là:
Ta cứu mầy khỏi cây xà đổ
Mày cứu ta cháu bảy đời nghèo
Mày cứu ta cháu bảy đời nghèo
Quan Tổng Đốc đang lúc làm việc quan, thấy hai câu thơ nói xấc xược, gọi quan là Mầy thì cả giận, sẵn cầm cây quạt, ông bước tới đánh người vừa dâng cái ống tre có hai câu thơ ấy. Khi vừa bước ra khỏi chỗ ngồi thì bỗng nhiên cây xà nhà to lớn trên nóc nhà đổ xuống ngay cái ghế mà quan vừa ngồi, đánh rầm một cái, làm cho cái ghế gãy nát. Quan Tổng Đốc hốt hoảng, kêu la inh ỏi, giựt mình ngó lại, nếu còn ngồi tại cái ghế đó, cây xà nhà đập xuống ắt phải chết nát xương. Khi quan bình tĩnh suy nghĩ trở lại hai câu thơ vừa rồi thì mới biết người viết hai câu thơ đó đã cứu quan thoát khỏi tai nạn hiểm nghèo hy hữu đó. Quan hỏi đến người dâng cái ống tre, mới rõ đó là cháu 7 đời của Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và hai câu thơ trên là Cụ Trạng Trình viết ra để cứu ông thoát nạn. Quan Tổng Đốc cho dọn dẹp, rồi mời người cháu 7 đời của Cụ Trạng vào nhà trong, thết đãi cơm rượu, và giúp cho một món tiền lớn.
Nội Dung Sấm Trạng Trình
Cuốn Sấm Trạng Trình gồm 487 câu thơ mang nhiều dấu vết lịch sử đương thời Nhà Lê và Nhà Mạc trong đó có nhiều câu không mấy dễ hiểu khiến cho đại ý của toàn bài thật là mông lung và do đó, mỗi người có thể đưa ra những giải thích khác nhau. Có những giải thích dẫn tới cả thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai (1939 – 1945). Ðây là đoạn mở đầu:
Vận lành mừng gặp tiết lành
Thấy trong quốc ngữ lập thành nên câu
Một câu là một nhiệm mầu
Anh hùng gẫm được mới hầu giá cao
Trải vì sao mây che Thái Ất
Thuở cung tay xe nhật phù lên
Việt Nam khởi tổ gây nên
Lạc Long ra trị đương quyền một phương
Thịnh suy bi thới lẽ thường
Một thời lại một nhiễu nhương bên lề
Ðến Ðinh Hoàng nối ngôi cửu ngũ
Mở bản đồ rũ áo chắp tay
Ngự đạo phút chốc đổi thay
Thập bát tử rày quyền đã nổi lên
Ðông A âm vị nhi thuyền
Nam phương kỳ mộc bỗng liền lại sinh
Thấy trong quốc ngữ lập thành nên câu
Một câu là một nhiệm mầu
Anh hùng gẫm được mới hầu giá cao
Trải vì sao mây che Thái Ất
Thuở cung tay xe nhật phù lên
Việt Nam khởi tổ gây nên
Lạc Long ra trị đương quyền một phương
Thịnh suy bi thới lẽ thường
Một thời lại một nhiễu nhương bên lề
Ðến Ðinh Hoàng nối ngôi cửu ngũ
Mở bản đồ rũ áo chắp tay
Ngự đạo phút chốc đổi thay
Thập bát tử rày quyền đã nổi lên
Ðông A âm vị nhi thuyền
Nam phương kỳ mộc bỗng liền lại sinh
Ngay trong đoạn mở đầu này, có người đã tán luận là Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiên tri nước ta sẽ mang tên là Việt Nam căn cứ vào câu thứ 7: “Việt Nam khởi tổ gây nên”. Vào thời đại của ông, nước ta quả chưa có tên là Việt Nam mà chỉ mang tên là Nam Việt, Ðại Nam, hay Ðại Việt. Mãi tới đời Nhà Nguyễn, đời vua Minh Mạng, quốc hiệu nước ta mới đổi là Việt Nam. Rất có thể từ “Việt Nam” của ông dùng là do từ “Nam Việt” đổi ra “Việt Nam” chỉ là để cho đúng với âm vận: chữ thứ hai của câu 6 trong thơ lục bát hay song thất lục bát thường là âm bằng. Thế thôi.
Có nhiều đoạn người ta trích ra bảo là Sấm và đưa tự đưa ra những tán luận. Và đây là vài đoạn mà người ta thường đưa ra những lời bàn tán nhiều nhất:
Thung thăng tưởng thấy Ðạo Trời
Phù Lê, Diệt Mạc nghỉ dời quân ra
Cát lầm bốn bể can qua
Nguyễn thì chẳng được sẽ ra lại về
Phù Lê, Diệt Mạc nghỉ dời quân ra
Cát lầm bốn bể can qua
Nguyễn thì chẳng được sẽ ra lại về
Nước Nam thường có thánh tài
Ai khôn xem lấy hôm mai mới tường
Ai khôn xem lấy hôm mai mới tường
Ma Vương sát Ðại Quỷ
Hoàng Thiên tru Ma Vương
Ðào Viên đỉnh phát quần dương tranh hùng
Cơ nhị ngũ thư hùng vị khuyết
Ðảo Hoành Sơn tam liệt, ngữ phân
Hoàng Thiên tru Ma Vương
Ðào Viên đỉnh phát quần dương tranh hùng
Cơ nhị ngũ thư hùng vị khuyết
Ðảo Hoành Sơn tam liệt, ngữ phân
Phá điền thiên tử giáng trần
Dũng sĩ nhược hại mưu thần như lâm
Dũng sĩ nhược hại mưu thần như lâm
Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hao tàn
Trục đáo Dương đầu, Mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An
Bảo Giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Thanh minh thời tiết hao tàn
Trục đáo Dương đầu, Mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An
Bảo Giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Trong những đoạn Sấm kể trên, người ta bàn tán nhiều nhất là đoạn:
Long vĩ, Xà đầu khởi chiến tranh
Can qua, tứ xứ khởi đao binh
Mã đề, Dương cước anh hùng tận
Thân, Dậu niên lai kiến thái bình
Can qua, tứ xứ khởi đao binh
Mã đề, Dương cước anh hùng tận
Thân, Dậu niên lai kiến thái bình
Bốn câu trên có nói tới 6 năm: Thìn (Long), Tị (Xà), Ngọ (Mã), Mùi (Dương), Thân và Dậu và người ta cho là ứng với những năm 1940, 1941, 1942, 1943, 1944, và 1945 thuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ II.
Tóm lại, trong hàng trăm năm qua, nhiều người đã tán luận những câu thơ trong 487 câu của cuốn gọi là Sấm Trạng Trình theo nhiều cách khác nhau mà vẫn được nhiều người tin tưởng. Ở Tây Phương thì người ta tán luận Sấm Nostradamus. Trong những thập niên trước nằm 2000, có nhà tán luận đã mạnh dạn tán luận rằng thế giới sẽ bị hủy diệt bởi chiến tranh nguyên tử vào đầu những năm 2000! Sau đây là phần trình bày những sự kiện về nhà tiên tri Nostradamus.


Nhà Tiên Tri Nostradamus là Ai
Michel de Nostradamus sinh ngày 14 tháng 12 năm 1503 tại thành phố Saint Rémy, Provence, Pháp Quốc; mất ngày 2 tháng 7 năm 1566, thọ 63 tuổi. Như vậy ông ra đời sau Nguyễn Bỉnh Khiêm 12 năm và mất trước NBK 31 năm.
Tính tình ông rất nhân hậu, lạc quan, và thích dí dỏm. Cha ông là một công chứng viên giàu có và vốn theo Ðạo Do Thái nhưng bị buộc cải theo Ðạo Gia Tô, nhưng gia đình vẫn bí mật theo tín ngưỡng Do Thái. Ông nội và ông ngoại là y sĩ riêng của Vua Réné xứ Provence và giáo dục ông rất kỹ lưỡng ngay khi ông còn nhỏ. Ông được học đủ các môn như văn học cổ điển, lịch sử, y lý, chiêm tinh, và dược thảo. Ngoài ra ông còn được học hai môn bí truyền là thuật luyện kim và pháp thuật Do Thái (Kabbalah), đó là hai môn học bị Thiên Chúa Giáo cấm đoán.
Ông rất say mê đọc các sách thần bí và chiêm tinh tại thư viện của Giáo Hoàng và được bạn bè tặng danh hiệu “Nhà Chiêm Tinh Tí Hon”. Cha ông không muốn ông trở thành chiêm tinh gia. Ông nội muốn ông trở thành y sĩ. Ông tốt nghiệp y khoa tại trường Ðại Học Montpellier. Ông cổ động gìn giữ vệ sinh để phòng bịnh và cực lực phản đối lối trị bịnh bằng cách trích máu rất phổ biến thời đó.
Ðể tránh sự dòm ngó và chỉ trích của các giáo sư, ông bỏ về hành nghề y sĩ tại miền quê và nổi tiếng là đã cứu hàng ngàn sinh mạng khỏi bịnh dịch hạch. Ðồng thời ông cũng nổi tiếng là một chiêm tinh gia có tài. Nhiều người đã tìm đến nhờ ông chấm lá số và đoán vận mệnh.
Ông lập gia đình và sống rất hạnh phúc. Trớ trêu thay, năm 1537, bịnh dịch lan đến Agen cướp mất vợ con ông. Nhiều người chế diễu và xa lánh ông. Thiên Chúa Giáo muốn đưa ông ra tòa nên ông phải trốn khỏi Agen và sống lang thang trong sáu năm ở Miền Nam và Tây Âu. Chính trong giai đoạn này, ông học hỏi thêm và khả năng chiêm tinh của ông tiến triển mạnh và ông lại thành công rực rỡ về trị bịnh dịch tái phát hồi đó.
Năm 45 tuổi, ông trở về Salon, lập gia đình với một góa phụ giàu có và hưởng một cuộc sống an nhàn, vừa làm nghề thuốc vừa nghiên cứu sâu hơn về khoa học thần bí và chiêm tinh. Ban đêm, ông quan sát đường đi của các vì tinh tú và thường ngồi trên một chiếc đỉnh đồng ba chân, nhìn chăm chú vào một chậu cũng bằng đồng chứa nước sôi có pha các chất dầu thơm dễ chịu bốc khói nghi ngút để tập trung tư tưởng và lẩm nhẩm trong miệng câu tụng: “Tôi làm trống rỗng trái tim, đầu óc và linh hồn tôi khỏi các ý niệm vẫn vơ, lo âu, và sợ hãi để đạt tới một sự an lặng hoàn toàn. Sự an lặng này giúp tôi nhìn thấy tương lai nhờ vào đỉnh đồng ba chân”.
Ông cho biết: “Một hơi nóng thần bí mang đầy tiên cảm dần dần bao trùm lấy tôi giống như tia nắng mặt trời bao phủ lên những vật thể vật chất và siêu vật chất”.
Ông cho biết thêm: “Sự hiểu biết của con người dựa vào ý thức sẽ không thể nào thấy được những điều sâu kín trừ phi nhờ vào một giọng nói thầm thì đến từ cõi xa thẳm xuyên qua ngọn lửa mong manh, qua đó, tôi thấy những hình ảnh mơ hồ không rõ nét của những biến cố lớn lao, những buồn khổ, những chấn động vào những giờ khắc nhất định.
Năm 1550, ông thử tài tiên tri bằng cách in một tập gồm 12 khổ thơ, mỗi khổ có bốn câu nêu những sự tiên đoán cho một tháng trong năm kế tiếp. Tập tiên tri này thành công rực rỡ. Khách từ khắp nước Pháp đổ về gõ cửa xin gặp ông. Sau đó, ông dự trù thực hiện một tập thơ quy mô hơn gồm 10 tập, mỗi tập chứa 100 khổ, mỗi khổ 4 câu gồm những điều ông tiên tri. Bộ sách được đặt tên là Thế Kỷ. Ông bắt đầu viết từ năm 1554 đến cuối năm 1555 thì hoàn tất được 7 tập và được rất nhiều người hoan nghênh đón đọc trong đó có Hoàng Hậu Catherine de Medeci đã mời ông lên Paris để hỏi lời tiên đoán của ông về vận mạng và tham vọng thống trị Âu Châu của bà và bà tỏ ra rất hài lòng về những lời ông tiên đoán. Sự thành công của ông làm cho giáo hội rất khó chịu và ông phải rời Paris về quê nhà. Ông tiếp tục trầm tư trước chậu nước đầy để hoàn thành tập mười tập Thế Kỷ.
Cái chết của Vua Henry II năm 1559 ứng nghiệm đúng với lời tiên tri làm cho danh tiếng của ông vang dội khắp Âu Châu nhưng đồng thời cũng nổi lên những lời cho ông là bịp bợm và theo tà đạo. Ông dự trù viết tiếp tập Thế Kỷ 11 và 12 nhưng đám nông dân Thiên Chúa Giáo đã ném đá vào cửa nhà ông, khiến có lúc ông phải trốn vào nhà tu thành phố để tránh bị sát hại.
Năm 1564, Hoàng Ðế Charles IX và Hoàng Hậu Catherine ghé thăm ông ở Salon nhờ ông lập lá số cho Hoàng Tử Edward. Ông tiên đoán cậu bé này sau sẽ thành một vị vua nổi tiếng và đó chính là Hoàng Ðế Henry III sau này. Danh tiếng của Nostradamus lên đến tột bực khi Vua Charles IX phong ông chức Cố Vấn và Y Sĩ cho Triều Ðình kèm theo mọi bổng lộc của tước vị đó.
Nhưng ông không hưởng được lộc đó được bao lâu vì đột ngột qua đời. Tháng 6 năm 1566, ông trở về Salon với tư cách là Ðại Diện cho Hoàng Ðế tại Salon, ông bỗng lên cơn phong thấp khớp kịch liệt. Ông làm di chúc chia đều tài sản cho vợ con gồm 3 trai và 3 gái. Cha xứ Salon được mời đến ngày Mồng 1 tháng 7 để nghe xưng tội. Ngày hôm sau, gia đình và bằng hữu lên phòng nghiên cứu của ông thì thấy ông nằm gục trên sàn giữa giường và chiếc ghế dài, trên mặt bàn có mảnh giấy ghi:
Năm 1564, Hoàng Ðế Charles IX và Hoàng Hậu Catherine ghé thăm ông ở Salon nhờ ông lập lá số cho Hoàng Tử Edward. Ông tiên đoán cậu bé này sau sẽ thành một vị vua nổi tiếng và đó chính là Hoàng Ðế Henry III sau này. Danh tiếng của Nostradamus lên đến tột bực khi Vua Charles IX phong ông chức Cố Vấn và Y Sĩ cho Triều Ðình kèm theo mọi bổng lộc của tước vị đó.
Nhưng ông không hưởng được lộc đó được bao lâu vì đột ngột qua đời. Tháng 6 năm 1566, ông trở về Salon với tư cách là Ðại Diện cho Hoàng Ðế tại Salon, ông bỗng lên cơn phong thấp khớp kịch liệt. Ông làm di chúc chia đều tài sản cho vợ con gồm 3 trai và 3 gái. Cha xứ Salon được mời đến ngày Mồng 1 tháng 7 để nghe xưng tội. Ngày hôm sau, gia đình và bằng hữu lên phòng nghiên cứu của ông thì thấy ông nằm gục trên sàn giữa giường và chiếc ghế dài, trên mặt bàn có mảnh giấy ghi:
Trên đường từ Sứ Quán về
Tặng vật của Hoàng Ðế
Sắp đặt gọn ghẽ
Ông không làm gì nữa
Tặng vật của Hoàng Ðế
Sắp đặt gọn ghẽ
Ông không làm gì nữa
Ông sắp trở về với Chúa
Họ hàng và anh em máu huyết
Sẽ thấy ông ngã gục
Giữa giường và chiếc ghế dài
Họ hàng và anh em máu huyết
Sẽ thấy ông ngã gục
Giữa giường và chiếc ghế dài
Tại sao ông qua đời sớm vậy? Phải chăng những bậc được phú cho những thiên tài thật đặc biệt như vậy thường thất lộc sớm như trường hợp của Beethoven (nhạc sĩ) hay Nguyễn Huệ (quân sự)?
Những Ðiều Tiên Tri trong Mười Tập Thế Kỷ
Ngoài khả năng tiên tri do bản năng, Nostradamus có lẽ đã chịu ảnh hưởng rất sâu xa tư tưởng của triết gia Socrates (Hy Lạp) và nhiều thuyết thần bí khác như trường phái Sufi của Hồi Giáo hay thuyết Luân Xa của phái Yoga.
Socrates cho rằng trong cuộc sống, con người có thể sử dụng trực giác để tiếp cận với các cảnh giới khác. Thêm vào đó, khoa chiêm tinh học cũng rất ảnh hưởng tới khả năng tiên tri của Nostradamus. Ông cho biết: lý do ông thành công trong nghề y là vì ông thấy rõ ảnh hưởng của các vì sao lên bệnh nhân và cây cỏ dùng làm thuốc: ông chỉ cho bịnh nhân uống thuốc khi ảnh hưởng của các vì sao lên bịnh nhân và các dược liệu kết hợp hài hòa với nhau. Sau đây là vài mẩu chuyện ghi nhận về tài tiên tri của ông trước khi bàn về những tiên tri trong tập Thế Kỷ.
Trong một bữa tiệc do Quận Công Florinville khoản đãi, nhà quý tộc hỏi ông tiên đoán xem món thịt heo sữa sẽ dọn lên là thịt con heo trắng hay đen. Nostradamus nói thịt con heo trắng. Trước đó thì chủ nhân đã ra lệnh cho quay con heo đen. Chủ nhân cười đắc thắng quay lại hỏi đầu bếp con heo nào đã dọn lên. Ðầu bếp trả lời “Con heo trắng” và cho biết “con heo đen đã bị con sói nuôi trong nhà ăn thịt mất rồi”.
Một đêm đang ngủ yên trong lâu đài của Tổng Giám Mục tại Sens, Paris, Nostradamus nghe tiếng gõ cửa dồn dập. Một đầy tớ của dòng họ Beauveau đánh xổng mất con chó săn quý đánh liều gõ cửa hỏi ông. Ông nói: “Hãy đến đường Orléans, ngươi sẽ thấy con chó đó đã buộc sẵn dây xích”. Nghe lời chạy đến đó, quả nhiên, tên thị đồng quả thấy con chó săn xích ở đó.
Trên một con đường lầy lội ở nước Ý gần thành phố Ancona, một nhóm tu sĩ dòng Franciscan đi tới ngược chiều với Nostradamus. Nhìn thấy một tu sĩ tên là Peretti, Nostradamus vội quỳ sụp xuống trước mặt Peretti. Các tu sĩ ngạc nhiên hỏi ông tại sao làm vậy với Peretti vì tu sĩ này vốn xuất thân hèn kém và mới được phép rời bỏ công việc ở chuồng heo. Nostradamus trả lời: “Tôi phải quỳ lạy bởi vì vị tu sĩ này sẽ là Ðức Giáo Hoàng trong tương lai”. Quả nhiên, bốn mươi năm sau, Peretti trở thành Giáo Hoàng Sixtrus II sau khi nhà tiên tri đã qua đời được 19 năm. Sau đây là những điều tiên tri đã ứng nghiệm.
Nội Dung Tập Thơ Thế Kỷ
Tiên Tri về Hoàng Gia Pháp
Trước hết phải nói rằng những câu thơ tiên tri của Nostradamus thường khó hiểu vì pha trộn nhiều ngôn ngữ Ý, Latin, Hy Lạp và dùng nhiều đảo ngữ cùng với những địa danh ghi theo lối cổ. Những lời thơ dẫn giải sau đây đã được viết lại không theo sát nguyên văn cho dễ hiểu.
Tập tiên tri Thế Kỷ từ tập 1 đến tập 5 nói nhiều về những biến cố thuộc nước Pháp. Nhắc lại, trong khổ thơ 35 của tập Thế Kỷ # 1, ông tiên đoán chính xác cái chết của Vua Hery II trong một cuộc đấu thương. Ðối thủ của Henry là Bá Tước Montgomery. Cả hai đều dùng khiên có trang trí hình sư tử.
Con sư tử trẻ sẽ thắng sư tử già
Hắn sẽ đâm mù mắt ông ta
Hai vết thương nhập một
Sau đó, ông ta chết một cách đau đớn
Hắn sẽ đâm mù mắt ông ta
Hai vết thương nhập một
Sau đó, ông ta chết một cách đau đớn
Sau cái chết của Henry II, Hoàng Hậu Catherine, vợ của Henry II, mời ông tới lâu Ðài Chanmont để hỏi thêm về vận mạng của các con. Ðiều tiên tri của ông về các hoàng tử Charles và Francis đều xảy ra.
Sự Thăng Trầm của Ðế Quốc Anh (1558 – 1961)
Khi Nostradamus viết những dòng tiên tri trích dẫn sau đây thì Hải quân Anh quốc còn yếu kém. Nhưng ông đã tiên tri rằng Hải Quân Anh sẽ làm lu mờ các lực lượng Hải quân của các nước khác ở Âu Châu như của Bồ Ðào Nha chẳng hạn.
Một đế quốc vĩ đại dành sẵn cho Anh Quốc
Ðế quốc hùng mạnh trên mặt biển suốt 300 năm
Những lực lượng hùng mạnh vượt qua núi và biển
Người Bồ Ðào Nha sẽ không bằng lòng
Ðế quốc hùng mạnh trên mặt biển suốt 300 năm
Những lực lượng hùng mạnh vượt qua núi và biển
Người Bồ Ðào Nha sẽ không bằng lòng
Tiên tri lửa tàn phá Luân Ðôn: Trận hỗn loạn xảy ra năm 1566 được Nostradamus ghi:
Dòng máu của những người công chính
Sẽ làm Luân Ðôn bị cháy thiêu trong năm 66
Bà già cổ kính đổ xuống từ ngôi vị cao
Và nhiều giáo phái khác bị chết
Sẽ làm Luân Ðôn bị cháy thiêu trong năm 66
Bà già cổ kính đổ xuống từ ngôi vị cao
Và nhiều giáo phái khác bị chết
Bà già cổ kính chỉ vào nhà thờ St. Paul sụp đổ trong trận hỏa hoạn năm 1566.
Sự ra đời của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và Cuộc Cách Mạng Pháp 1789 đã được Nostradamus nói đến trong 4 câu thơ trong đó nền Cộng Hòa của Hoa Kỳ được coi là chị ra đời trước nền Cộng Hòa Pháp 15 năm:
Người chị cả, con của Ðảo Anh Quốc
Sẽ sinh ra trước em trai của nàng 15 năm
Vì lời hứa của em trai trở thành sự thật
Nàng sẽ trở thành Vương Quốc của Thiên Xứng
Sẽ sinh ra trước em trai của nàng 15 năm
Vì lời hứa của em trai trở thành sự thật
Nàng sẽ trở thành Vương Quốc của Thiên Xứng
Lời hứa ở đây là sự giúp đỡ của Pháp trong sự nghiệp chống lại mẫu quốc Anh. Còn Thiên Xứng là biểu tượng của cán cân công lý của Hoa Kỳ.
Tiên Tri về Cuộc Cách Mạng Pháp 1789
Về cuộc Cách Mạng 1789 của Pháp, người ta tán luận ông tiên đoán các sự kiện xảy ra bằng những câu thơ:
Dân chúng bị xúi giục chống lại nhà vua
Những ông thánh mới làm hòa
Luật thiêng càng tệ hại hơn
Chưa bao giờ Paris lại hỗn loạn như vậy
Những ông thánh mới làm hòa
Luật thiêng càng tệ hại hơn
Chưa bao giờ Paris lại hỗn loạn như vậy
Khi cơn lốc cuốn sạch rác rưởi
Và áo choàng che phủ mặt
Nước Cộng Hòa mới bị dân chúng làm rối beng
Vào lúc đó trắng và đỏ đều cai trị sai lầm
Và áo choàng che phủ mặt
Nước Cộng Hòa mới bị dân chúng làm rối beng
Vào lúc đó trắng và đỏ đều cai trị sai lầm
Người dân nô lệ ca hát, hò hét và đòi hỏi
Hoàng Ðế và Hoàng Tử bị giam giữ trong ngục tối
Trong tương lai những lời nói của bọn ngu ngốc không đầu
Ðược tôn như phán quyết của thần thánh
Hoàng Ðế và Hoàng Tử bị giam giữ trong ngục tối
Trong tương lai những lời nói của bọn ngu ngốc không đầu
Ðược tôn như phán quyết của thần thánh
Nostradamus nói nhiều đến vua Louis 16. Ông tiên đoán đúng là người Do Thái sẽ được hưởng quyền bình đẳng dưới triều đại của Louis 16. Ông cũng tiên tri cuộc trốn chạy của vua Louis 16 khỏi Ðiện Tuilleries là nguyên nhân làm cho vị vua này bị đưa lên máy chém. Cái chết của Louis và Hoàng Hậu Marie Antoinette được Nostradamus tiên tri trước đó 227 năm.
Ông cũng đưa ra lời tiên tri vể sự kiện quan tài của ông bị đập phá. Việc đó xảy ra vào năm 1791 khi một đám binh sĩ cách mạng kéo tới phá cửa nhà thờ dòng François nơi chôn dấu quan tài của Nostradamus. Viên Thị Trưởng vội đến can thiệp và nhắc nhở lại lời tiên tri trừng phạt tội phá mồ nhưng đám binh sĩ chỉ cười nhạo và nhảy múa thêm. Sáng hôm sau thì toàn bộ đám lính đều bị phục kích chết trên đường về Marseilles. Riêng tên lính uống ruợu bằng sọ của Nostradamus thì bị một viên đạn giữa sọ lúc còn đang say.
Tiên Tri về Cuộc Ðời của Napoléon
Nostradamus tiên tri về tên và con người của Napoléon:
Một Hoàng Ðế ra đời cạnh Ý Ðại Lợi
Hắn làm cho tổ quốc kiệt quệ vì hắn
Những người bao quanh hắn nói rằng:
Hắn là một tên đồ tể hơn là một ông Hoàng
Hắn làm cho tổ quốc kiệt quệ vì hắn
Những người bao quanh hắn nói rằng:
Hắn là một tên đồ tể hơn là một ông Hoàng
Ông cũng tiên tri Napoléon cắt tóc cho mình giống Caesar, nhà độc tài Cổ La Mã. Ông tiên tri cuộc thảm bại của Napoléon ở Nga năm 1812.
Các nhà tán luận cũng đưa ra những câu thơ tiên tri của Nostradamus về sự hưng thịnh và sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản qua những câu thơ:
Luật lệ cộng đồng bị chống đối, đả kích
Quyền lực cũ cố gắng bám chặt
Nhưng bị đuổi khỏi sân khấu
Rồi thì chủ nghĩa cộng sản bị vứt ra đằng sau
Quyền lực cũ cố gắng bám chặt
Nhưng bị đuổi khỏi sân khấu
Rồi thì chủ nghĩa cộng sản bị vứt ra đằng sau
Ông cũng tiên tri về sự sáng chế ra radio, điện lực, về chủ nghĩa phát xít của Hitler, Franco, và Mussolini. Ông tiên tri về loại bom khủng khiếp là bom nguyên tử. Ông tiên tri về con người Mao Trạch Ðông; về Tổng Thống Pháp Charles de Gaulle: “Trong ba lần, một người mang tên De Gaulle sẽ lãnh đạo nước Pháp”. Người ta cũng cho là ông đã tiên tri vụ anh em Kennedy bị ám sát.
Về Cuộc Chiến VN, các nhà giải đoán cho là ông tiên tri: nước Mỹ sẽ thất trận nhưng rốt cuộc Mỹ lại là kẻ chiến thắng.
Về Thiên Chúa Giáo, các nhà phân tích Sấm Nostradamus đưa ra mấy câu thơ:
Rất gần dòng sông Tiber, cái chết đe dọa
Một thời gian ngắn sau trận lụt lội dữ dội
Người đứng đầu giáo hội sẽ bị cầm tù và đuổi đi
Tòa lâu đài và cung điện trong khói lửa ngút trời
Một thời gian ngắn sau trận lụt lội dữ dội
Người đứng đầu giáo hội sẽ bị cầm tù và đuổi đi
Tòa lâu đài và cung điện trong khói lửa ngút trời
Và người ta cũng bàn tới những khổ thơ nói về ngày tận thế vào năm 2000 qua những câu:
Năm mà con số 7 lớn lao hoàn tất
Thời kỳ đó, những trò chơi tàn sát lan rộng khắp nơi
Không xa lắm với đoạn kết của thiên niên kỷ mới [tức năm 2000]
Khi mà người chết sẽ rời khỏi mộ phần
Thời kỳ đó, những trò chơi tàn sát lan rộng khắp nơi
Không xa lắm với đoạn kết của thiên niên kỷ mới [tức năm 2000]
Khi mà người chết sẽ rời khỏi mộ phần
Các nhà tán luận Sấm cũng đưa ra nhận định rằng nhân loại sẽ được hưởng gần 1000 năm thanh bình kể từ 2026 đến 3000 và trái đất sẽ chấm dứt sự sống vào năm 3797 do một sự tàn phá từ một nguyên nhân ngoài địa cầu khởi đầu là một trận mưa thiên thạch rớt xuống trái đất.
Các Tôn Giáo Nói về Ngày Tận Thế
Vũ trụ đã được hình thành và loài người đã xuất hiện khoảng 250 ngàn năm trước đây. Có hình thành thì sẽ có chấm dứt. Ðó là suy luận tự nhiên của con người. Nhưng bao giờ sẽ đến Ngày Tận Thế?
Trước hết xin kể tóm lược câu chuyện “Hiện Tượng Chờ Ðón Ngày Tận Thế” của Bác Sĩ Lê Văn Lân đăng trong Lê Hoa Mùa Xuân 2002, trang 33 – 38 trong đó ông cho biết cả Sấm Trạng Trình và Thánh Kinh đã được viện dẫn để tính ra Ngày Tận Thế.
Vào đầu thập niên những năm 1940, Mục sư Tin Lành Trần Như Tuân rất có uy tín đã đưa ra lời xác quyết rằng Thiên Chúa tái lâm vào 1 giờ sáng ngày 1 tháng 10 năm 1945. Hội Thánh Tin Lành trung ương không nhìn nhận và coi là một tà thuyết. Tuy nhiên, khá nhiều tín hữu Tin Lành ở miền Trung lại tỏ ra rất tin tưởng.
Mục sư Lê Văn Thái, Hội Trưởng Hội Tin Lành, kể lại trong cuốn hồi ký Bốn Mươi Sáu Năm Chức Vụ (trang 183 – 192):
Ảnh hưởng của tà thuyết trên đã gây đổ vỡ nhiều tại các Hội Thánh Tam Kỳ, Huế, và Nha Trang. Hầu hết các tín đồ tại các nơi này đều say mê đến độ mù quáng. Có người đã tính từng ngày, từng giờ để rồi sau đó đi báo cáo cho bà con, xóm làng là còn mấy ngày nữa Chúa đến và chắc chắn như thế, không thể nào lầm lẫn được.
Ngay chiều ngày 30 tháng 9, lúc 7 giờ tối mà cũng còn người đến gõ cửa nhà bạn hữu cam đoan là còn 5 tiếng nữa là Chúa Tái Lâm. Người người đều nôn nả chuẩn bị ráo riết. Nhà cửa của họ được niêm lại cẩn thận và trước cửa dán sẵn những tấm giấy đại khái như: “Ðất và nhà này tôi dâng vào cơ quan Cứu Tế Xã Hội Tỉnh.” hoặc “Nhà này tôi tặng cho... “ v.v. Có người lại dắt cả gia đình đi chào từ giã các bà con quen biết, khóc lóc khuyên họ mau mau tin nhận Chúa kẻo chết mất. Bà cụ L.T.C. gom góp của cải lại phân phát cho người ta. Còn đôi vòng và bông tai thì đem cho con dâu. Bà mặc một bộ đồ đẹp nhất để đến nhà thờ chờ đợi Chúa tiếp rước.
Ðêm 30 tháng 9 rạng ngày Mồng 1 tháng 10, 1945, tất cả những người tin theo thuyết này đều có mặt đầy đủ tại nhà thờ hoặc ở tại một địa điểm nào đó để cầu nguyện, đọc Kinh Thánh và hát thánh ca trong tư thế sẵn sàng đi với Chúa
Nhưng rồi Chúa đã không đến và mọi người vội vã về nhà gỡ tấm giấy hiến nhà. Mục Sư Trần Như Tuân và một số mục sư khác ở vùng Tam Kỳ sau đó bị gián đoạn chức vụ một thời gian.
Nên biết thêm rằng đây không phải là lần đầu tiên Mục Sư Tuân đưa ra tiên đoán Ngày Chúa Giáng Lâm. Lần thứ nhất ông đưa ra tiên tri Ngày Tận Thế là ngày 7 tháng 9 năm 1944. Trong lần đó ông giải thích đại khái là “Chúa tái lâm rồi nhưng còn ở trên không trung, chưa rước Hội Thánh Lên.” Ðặc biệt trong lần thất bại chót, Mục Sư Tuân vẫn không thay đổi niềm tin vào những điều ông tán luận về Ngày Tận Thế.
Khoảng năm 1960, nhà văn Võ Phiến (Phú Yên) viết một tập truyện ngắn lấy tên là Lá Vẫn Còn Xanh trong đó ông nhắc lại hiện tượng khủng hoảng tâm lý vào ngày tận thế vào năm 1945, tưởng tượng ra cảnh vật thế gian tàn lụi sau ngày này. Nhưng rồi cây cỏ “lá vẫn còn xanh” và người ta vẫn sống bình thản vì không có gì xảy ra.
Ở Hoa Kỳ, hiện tượng cả tin vào Ngày Tận Thế cũng xảy ra ở Hoa Kỳ như vụ tự sát tập thể của những tín đồ Heaven’s Gate tại California; vụ Ranch Apocalypse của nhóm võ trang Branch Davidians ở Waco, Texas.
Tại sao có nhiều người cả tin vào những lời giải đoán của Mục Sư Tuân như vậy? Có lẽ bởi vì họ quá tin tưởng vào Mục Sư Tuân mà theo ghi nhận của Mục Sư Lê Văn Thái thì: “Mục Sư Tuân là một nhà truyền đạo trẻ tuổi có học thức rộng, từng chứng tỏ khả năng suy luận bén nhạy của mình nên ông thuyết phục dễ dàng những kẻ chưa tin.”
Tôn Giáo và Khoa Học với Ngày Tận Thế
Giáo sư James Russell thuộc Ðại Học Harvard cho biết: “Theo tín đồ Ba Tư, thế giới có điểm khởi đầu và điểm tận cùng và đó là chiến tranh giữa cái Thiện và cái Ác”.
Nhà tiên tri Zoroastre sống khoảng năm 1300 trước Tây Lịch, người sáng lập ra Ba Tư Giáo tức Hỏa Giáo, tuyên bố Ngày Tận Thế sẽ xảy ra vào một ngày thuộc năm thứ 1200 kể từ Ngày Sáng Thế, nhưng ông đã không xác định Ngày Sáng Thế là ngày nào nên không thể tính ra năm thứ 1200 là năm nào. Nhưng ông xác nhận Ngày Tận Thế trùng với Ngày Xuất Hiện của Ðấng Cứu Thế và đó là Ngày Phán Xử cuối cùng: vào ngày đó người thiện được lên Thiên Ðàng; kẻ ác bị đọa xuống hỏa ngục.
Nhà tiên tri Zoroastre sống khoảng năm 1300 trước Tây Lịch, người sáng lập ra Ba Tư Giáo tức Hỏa Giáo, tuyên bố Ngày Tận Thế sẽ xảy ra vào một ngày thuộc năm thứ 1200 kể từ Ngày Sáng Thế, nhưng ông đã không xác định Ngày Sáng Thế là ngày nào nên không thể tính ra năm thứ 1200 là năm nào. Nhưng ông xác nhận Ngày Tận Thế trùng với Ngày Xuất Hiện của Ðấng Cứu Thế và đó là Ngày Phán Xử cuối cùng: vào ngày đó người thiện được lên Thiên Ðàng; kẻ ác bị đọa xuống hỏa ngục.
Các nhà tiên tri Do Thái, Thiên Chúa Giáo, và Hồi Giáo đều có những mô tả hải hùng về Ngày Tận Thế và được nhiều tín đồ rất tin tưởng. Chẳng hạn, Ðạo Hồi cho rằng Ngày Tận Thế trùng với Ngày Phục Sinh của Chúa Jesus. Kinh Koran viết: “Ðó là ngày tiếng kèn đồng vang lên và bọn ác xanh mặt vì kinh hoàng”.
Nói chung các tôn giáo lớn đều cho rằng Ngày Tận Thế thường được báo trước bằng một một thời kỳ suy sụp đạo đức kéo dài. Thế cân bằng giữa trời đất và con người bị phá vỡ bởi những hành vi phi đạo đức của loài người trong đó có thể kể những hành vi phá hoại thiên nhiên, phá hoại môi trường sống, thủ tiêu tín ngưỡng hoặc độc quyền tín ngưỡng.
Hiện nay, các nhà khoa học đã tinh toán thời điểm sự sống của loài người trên trái đất sẽ chấm dứt vào ngày 31 tháng 10 năm 2 triệu 252 ngàn lẻ 6 tức hơn 2 triệu 250 ngàn năm nữa. Sự tính toán dựa vào sự phát hiện của Jan Van Dam, trưởng nhóm nhóm nghiên cứu Ðại Học Utrecht, Hà Lan rằng: cứ sau 2 triệu 500 năm, quỹ đạo trái đất lại bị lệch đi một chút. Sự kiện này sẽ khiến trái đất rời xa dần mặt trời gây ra sự giá lạnh lâu dài trên trái đất và kết quả là loài người sẽ không còn tồn tại.
Tóm lại, tất cả những điều tiên tri của Nostradamus mà người giải đoán cho là đúng thì cũng chỉ là những lời giải đoán đúng theo niềm tin của người bàn và cá nhân người đọc. Trước sau, Tạo Hóa vẫn là vị chúa tể nắm trọn quyền bí mật về tương lai và con người có lẽ vẫn chỉ là một trò chơi của Táo Hóa trong đó có thể có một số nhân vật được phú cho khả năng có giới hạn về bói toán hay tiên tri mà thôi. Tuy nhiên, những lời tán luận về những câu tiên tri thì tỏ ra là vô giới hạn!
Ngoài Trạng Trình, nước ta còn có những nhân vật xuất chúng có đưa ra những lời tiên tri được nhiều người tôn sùng, đó là: Ðức Phật Thầy Tây An (1807 – 1856) nổi tiếng ở Núi Sam, Châu Ðốc; Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ (1919 – 1947); Thầy Ba Thới (1866 – 1925) đã tiên tri: Ấn Ðộ sẽ phân chia thành hai nước Ấn, Hồi; Trung Quốc sẽ có nội chiến; Saigon mất và Gia Ðịnh còn.
Hải Bằng. HDB & Bạch Cúc. NTN