Triết lý hiểu theo nghĩa thông thường là suy nghĩ, tìm hiểu nguồn gốc, nguyên lý của vũ trụ và mọi sự vật, trong đó có con người. Người Việt không có những triết gia lớn nhưng với những suy nghĩ về trời đất, về sự vật, về con người cũng đủ để tạo ra một nền triết học riêng cho mình.
Đứng trước núi cao, biển rộng, sông dài người ta tự hỏi ai tạo ra những cảnh vật vĩ đại ấy:
Còn vầng trăng vằng vặc trên đầu chiếu sáng bầu trời, cả ngọn núi cao ngất kia ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác sao mãi không thấy già đi, không thấy thay đổi :
Và con chim kia, cây trái kia ai sinh ra chúng? Loài chim ai dạy bay, dạy hót? Gai kia ai vót mà nhọn, trái ai vo mà tròn?
Từ những suy tư đó, người ta nghĩ rằng phải có một đấng tối cao tạo ra muôn vật. Người ta gọi đấng tối cao đó là Trời và vì vậy người Việt Nam có Đạo Trời:
Nhìn ra thế giới, người Do Thái gọi đấng tối cao ấy là Jéhova, người Ả Rập gọi là Allah, người Trung Hoa ở sát bên chúng ta gọi là Thiên (Trời, thiên tử: con trời) hay Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Về con người, người Việt cho rằng sống là gửi tạm thân xác nơi trần thế, chết mới là trở về quê thật của mình ở bên kia thế giới:
– Sống gửi, thác về.
Cụ Nguyễn Du viết trong truyện Kiều rằng thân xác chẳng qua chỉ là cái hình dáng bên ngoài, linh hồn mới là phần tinh anh bất diệt của con người:
– Thác là thể phách, còn là tinh anh. (Kiều)
Người Việt tin rằng sau khi chết, mà người ta gọi là “về chầu tổ tiên”, linh hồn vẫn luôn luôn quanh quẩn nơi con cháu để coi sóc, phù hộ. Do đó phần mộ là nơi an nghỉ ngàn thu của tổ tiên nên được con cháu săn sóc chu đáo:
– Sống về mồ về mả, chẳng ai sống về cả bát cơm.
Sắp đến ngày giỗ con cháu đi viếng mộ, giẫy cỏ xung quanh, đắp thêm đất cho cao lên để ông bà yên ấm an nghỉ bên trong:
– Cao nấm ấm mồ.
Trước mỗi Tết Nguyên Đán con cháu cũng làm như vậy và chiều 30 Tháng Chạp (tháng 12 Â.L. ), người ta làm lễ đón ông bà, ông vải về ăn Tết với con cháu.
Theo quan niệm ấy, chết không phải là hư vô, mà là sự thay đổi hình thái. Cho nên trong cuộc sống hạn hẹp ở trần gian có biết bao nhiêu công việc phải làm. Trước mắt là lo tu nhân tích đức cho bản thân, lo làm điều lành để đức cho con cháu về sau:
Thứ đến là lo gây dựng con cháu có cuộc sống đầy đủ, không bị nghèo đói. Từng ấy công việc làm, làm sao cho hết trong cuộc đời ngắn ngủi nên phải tận dụng thời gian, đừng lười biếng:
Trái lại có những người thấy cuộc sống thật là phi lý. Sinh tử, tử sinh như cái hoa sớm nở tối tàn:
Công danh, sự nghiệp, địa vị cao cả, giàu có như vua chúa, quan quyền phải mưu mô tính toán, vất vả tranh đấu có khi một mất một còn mới đạt được. Nhưng có đấy mà không đấy vì lúc nhắm mắt lìa đời không mang theo được gì cả:
Đất cát, vàng bạc, của cải hàng trăm, hàng ngàn năm trước của ai mà đến tay ta để rồi trăm, ngàn năm tới sẽ về tay ai?
Sự ngắn ngủi, hư vô của cuộc đời tạo ra một số người bi quan, buông xuôi, hưởng thụ:
Những bậc cao nhân thì xa lánh ngựa xe, danh lợi trói buộc, tìm cách sống ẩn dật nơi núi rừng, thôn dã, vui với cỏ cây hoa lá:
Sau đây là bài hát của một người sống ẩn dật bằng nghề đốn củi:
Một người không tìm bổng lộc, giàu sang muôn chung ngàn tứ để sống nơi núi rừng, tuy vất vả đốn củi sinh sống nhưng khi đốn đã đủ thì thảnh thơi, tự do, làm bạn với bầy chim trời ăn trái, với hưu nai gặm lộc. Lời thơ bình dị, dân dã, ý tưởng phóng khoáng. Chúng ta không nên vội cho rằng những tư tưởng trong bài thơ bị ảnh hưởng của Lão Trang.
Sách vở, thơ văn Trung Hoa thường tả những ông tiên ung dung ngồi đánh cờ nơi hang núi hay ngồi câu trên bàn đá (thạch bàn). Đó chỉ là sự tưởng tượng không thực tế.
Các bậc cao sĩ Việt Nam sống rất thực với cuộc sống của mình: Làm việc để kiếm sống bằng con dao đốn củi hay “Một mai, một cuốc, một cần câu” như cụ Nguyễn bỉnh Khiêm từng sống ẩn dật ở làng quê Trung Am, tỉnh Hải Dương.
Phạm Hy Sơn
(Trích trong Khảo Sơ về Tục Ngữ Ca Dao)