Tác giả ở Trung Tâm Tế Lễ của Dân Bản Địa Tibes, tại Barrio Tibes thuộc địa hạt Ponce, Puerto Rico.
Vùng biển Caribe có ba nền văn hóa trong đó nền văn hóa chính thuộc người Taino.
Như đã biết Columbus (Kha Luân Bố) gọi thổ dân Mỹ châu là Indian vì nhầm tưởng mình đã tới các đảo ở bờ phía Đông của Ấn Độ Dương. Tộc Indian đầu tiên của Tân Thế Giới chào đón Columbus khi ông đổ bộ lên Tây Ấn (West Indies), vùng biển Caribe, là người Taino.
Vào thời Columbus ba nền văn hóa Caribe là Guana, Taino và Caribe Hải Đảo phân bố như sau:

Sự phân bố người và văn hóa ở Tây Ấn vào thời Columbus (theo Rouse 1989a, fig.2).
Bản đồ cho thấy quần đảo Tây Ấn gồm Đại và Tiểu Antilles và chia ra làm ba vùng: Đại Antilles: 1. Mũi phía tây của Đại Antilles là người Guana Hatabey, 2. Vùng giữa là Taino gồm ba nhóm: Taino Tây (ở Cuba), Taino Cổ Điển (ở Đảo Hispaniola, Puerto Rico) thuộc Đại Antilles, Taino Đông (Quần đảo Virgin) thuộc Tiểu Antilles và 3. Mũi phía phía đông của Tiểu Antilles là Caribe Hải đảo (Guadaloupe, Barbados).
Vài Nét Về Văn Hóa Taino.
Một nơi quan trọng vào bậc nhất để tìm hiểu về văn hóa Taino là di chỉ khảo cổ học Trung Tâm Tế Lễ của Dân Bản Địa Tibes (The Tibes Indian Ceremonial Center) (Tiếng Tây Ban Nha: Centro Ceremonial Indígena de Tibes), ở Barrio Tibes thuộc địa hạt Ponce, Puerto Rico (hình có tác giả ở trên).
Đây là một quần thể tế lễ và thể thao cổ nhất ở vùng Antilles (chưa được hoàn toàn khai quật hết). Nằm trong khu vực này còn có một nghĩa trang thổ dân lớn nhất của người Igneri và các sắc dân tiền văn hóa Taino. Tại đây có bảo tàng viện về văn hóa Igneri, tiền Taino và Taino tại Puerto-Rico.
Nhìn chung chung văn hóa Taino có nhiều nét giống văn hóa cổ đại Đông Nam Á như:
- Thoạt đầu Taino thờ bái giáo, totem giáo, thờ vật linh. Vật linh thiện là zemis hay Cemis và ác Maboya (bùa nhớ: Cemis có Ce- biến âm với Che là thần Che Chở phù hộ và Maboya có Ma- là thần Ma quỉ). Zemis là thần linh gồm cả hai phái diễn tả bằng những ảnh tượng hình người, vật và các vòng đeo cổ làm bằng gỗ, đá, xương và hài cốt người (human remains). Thần thiện Zemis là thần phù hộ, hộ mạng giúp bảo vệ khỏi bệnh tật, thiên tai bão tố và tai họa chiến tranh. Ví dụ thần Zemis quan trọng vào bậc nhất có hình tam giác:
Linh vật zemis hình tam giác (nguồn: Irving Rouse, The Tainos).
Zemis bằng đá có ba mũi hỉnh tam giác được cho là biểu tượng thần tổ tối cao Yúcahu (ảnh của tác giả).
Zemis tam giác là đấng thần linh tạo hóa tam thế. Đỉnh chỉ lên trời là thượng thế yaya, đấng tạo hóa; đỉnh chỉ về phía trái hạ thế, âm hồn và dỉnh chỉ về tay phải trung thế: thần linh cõi trời thế gian.
Lưu Ý.
Như đã biết từ ngữ tam giác có một nghĩa biểu tượng cho đấng tạo hóa, thượng đế, cho Tam Vị Nhất Thể (Trinity)
(xem Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que: Từ Ba Nọc Que Tam giác). Zemis tam giác này diễn tả đúng ý nghĩa của từ nòng nọc vòng tròn-que tam giác biểu tượng thượng đế, Tam Vị Nhất Thể.
Ngược lại thần ác Maboya là thần đêm phá hoại gây ra thảm họa, tai ách mà người Taino phải dâng cúng bằng hiến tế, hiến sinh.
Trong sự thờ phượng vật linh, totem, đa thần giáo, thờ các thần lực thiên nhiên, trời đất, vũ trụ này đã thấy có mang tính nòng nọc (âm dương) như sống, chết, cõi dương cõi âm, thiện ác, ngày đêm, tam thế… Về sau tiến hóa tới thờ hồn tổ tiên (spirits of the ancestors) và vũ trụ giáo.
Vũ trụ giáo.
Truyền thuyết sáng thế khởi đầu là đấng Tạo Hóa tối thượng tối cao, là Mẹ Atabey (Ata Bei), Mẹ Tất Cả và cũng là Mẹ Nước, Mẹ Mắn Sinh. Mẹ là nguồn cội, khởi đầu và là cuối cùng, kết thúc của tất cả diễn đạt qua chu kỳ vũ trụ (cosmic cycle).
Hình Thần Mẫu Atabey khắc trên các trụ đá ở khu tế lễ Caguna (Irving Rouse, The Tainos, F.28, Yale University Press, 1992).
Mẹ Vũ Trụ ngồi ở vị thế sinh con hai chân bẹt ra, hai tay giơ lên phía đầu.
Mẹ là hồn của Con Rắn Vũ trụ (Cosmic Serpent) vì thế có một khuôn mặt là Thần Mẹ Nước và Mắn Sinh.
Một thứ điêu khắc đặc biệt của người Taino là các vòng cổ làm bằng đá có một khuôn mặt là thần phù hộ Zemis.
Vòng cổ tròn (ảnh của tác giả).
Vòng cổ hình trứng (ảnh của tác giả).
Các vòng cổ này có niên đại từ 500 tới 1.500 năm Sau Dương Lịch. Vòng có chạm khắc nổi các thần phù hộ dưới dạng người hay thú vật. Chúng là những vật được dùng trong các lễ hội công cộng. Chúng được làm ra để truyền bá và thực thi những thông điệp tín ngưỡng và xã hội (they are artifacts used at public ceremonies and would have to be visible to many people at the same time. They were produced to communicate and reinforce religious or social messages).
Hiển nhiên chúng là các biểu tượng của tín ngưỡng vũ trụ giáo phía nòng, âm, nước, mẹ. Tại sao lại có hình vòng tròn và hình trứng? Đây là những biểu tượng chữ nòng nọc vòng tròn-que. Vòng tròn là nòng O. Theo duy dương là mặt trời âm đĩa tròn không có tia sáng, mặt trời Nước. Theo duy âm là không gian, mặt trời nữ thái dương, bộ phận sinh dục nữ, mẹ… Hình trứng trứng là vòng tròn có đầu mũi mác thái dương là nòng thái dương, phía âm nam thái dương của nòng O… Phải dựa vào các hình khắc chạm trên vòng để tìm và xác định ý nghĩa.
Các vòng cổ đá của Taino này mang ý nghĩa tín ngưỡng thiêng liêng cho thấy các kiềng cổ của phụ nữ Việt Nam và các sắc tộc khác cũng phải hiểu theo ý nghĩa như thế.
Atabey là một thứ Mẹ Đồng Trinh tự có bầu sinh ra hai người con trai sinh đôi theo lối trinh sản (không cần cha). Con của Mẹ Vũ trụ Atabey là con vũ trụ sinh ra từ dạ con vũ trụ, từ trứng vũ trụ.
Ioka Hu (Yokahu) giao phối với Mẹ Atabey sinh ra mặt trời Guey và mặt trăng Kararia (Karaya). Sau đó sinh ra bốn hòn đá thiêng liêng để ở bốn hướng trời : Achiano hướng Nam, Koroma, Tây, Rakuno, Bắc và Sobaiko, Đông. Rồi kế tiếp sinh ra thêm ba hòn đá đặt ở trung tâm thượng thế Turey (heaven, sky) tạo thành lò lửa nguyên khởi (primordial hearth, Con tres piedras hizo el fogon). Từ lò lửa nguyên khởi này khói bốc lên tạo ra Lửa Đầu Tiên. Khói bốc lên cao đặc lại tạo thành cây huyền bí, rễ mọc từ đáy biển nguyên khởi và cành lá ở thượng thế. Đây là cây bông gòn ceiba thiêng liêng, mẹ của tất cả các loài cây. Cây đứng ở trung tâm Tạo Hóa. Đây chính là cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống). Người Maya cũng có cây bông gòn ceiba ruột rỗng là cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống) trong có trục thế giới thông thương tam thế (đúng như trong nguồn gốc người Taino có một gốc di dân từ Belize, đất của Maya, ra vùng biển Caribe) (xem dưới).
Iokahu khuấy sa mù ở thượng thế tạo ra các thiên thể khác…
Sau đây là hình minh họa vũ trụ quan của Taino:
Thế giới gồm tam thế: chỏm mầu xanh da trời là Thượng Thế gồm mặt trời-không gian, vũ trụ. Nhìn dưới dạng nhất thể là thái cực và dưới dạng phân cực là lưỡng nghi. Vành mầu xanh lá cây ở giữa là Trung Thế: bốn tảng đá thần ứng với tứ phương, tứ tượng. Chỏm dưới mầu xanh tím của mầu nước biển là Hạ Thế, cõi âm của các pháp sư. Nối liền ba cõi là cây vũ trụ có trục thế giới.
Vũ trụ tạo sinh thấy rõ qua:
.Các tù trưởng hay tu sĩ, pháp sư trưởng được coi là hiện thân của Mẹ Vũ trụ Atabey, sinh ra từ cây bông gòn thiêng liêng ceiba, trung tâm vũ trụ.
The Cacike is the representation of the central cosmic tree, The Milky Way Galaxy, which is the center of the Cosmos (Các tù trưởng là tiêu biểu của cây trung tâm vũ trụ, Dải Ngân Hà, trung tâm Vũ Trụ) (https://caneycircle.wordpress.com/legends/tainochronicles8/).
.Ngôi nhà làng, nhà cộng đồng caney hình trụ nón làm theo cấu trúc tam thế cây vũ Trụ.
Chỗ ở Taino: trái trên: ‘nhà làng’ caney; phải trên: nhà tù trưởng bohío. Dưới: võng để trước nhà làng (theo Ovideo y Vald e1s, 1851-55, vol.1 pl.1).
Một ngôi nhà Taino trên một bích chương (ảnh của tác giả).
Một ngôi nhà trong Làng Thổ Dân Yucatec (ảnh của tác giả).
Các nhà này có cấu trúc giống nhà lều vũ trụ ger của Mông Cổ (xem Mông Cổ và Vũ Trụ Giáo). Sở dĩ tôi so sánh với nhà lều vũ trụ Mông Cổ vì các nhà cổ học tìm thấy có những mối liên kết giữa văn hóa Taino với văn hóa Mông Cổ: “They have been able to determine many of the Taíno customs and purposes of some of the artifacts found here by studying the Indian tribes of Central and South America. They have even found ties to the Mongolians. One can only imagine the trip these original people had to make to get here. It is mind blowing!” https://www.puertoricodaytrips.com/tibes/ (Họ, các nhà khảo cổ học, có thể xác định được nhiều phong tục và tập quán của một số khảo cổ vật tìm thấy ở đây bằng cách nghiên cứu các bộ tộc thổ dân Trung và Nam Mỹ châu. Ngay cả họ cũng tìm thấy các mối dây liên hệ với người Mông Cổ. Chỉ cần mường tượng ra cuộc hành trỉnh đã đi qua của những người nguyên thủy để tới đây thôi. Cũng đã nổ tung cả trí óc rồi!).
Điểm này cũng hữu lý thôi. Khoảng 40.000 năm về trước con người từ Đông Phi di dân tới Đông Nam Á, ở lại, rồi chia ra làm hai nhánh: một nhánh đi lên phía Bắc và một nhánh xuôi Nam Hải. Nhánh phía Bắc lên Đông Bắc Á Châu (địa bàn của Mông Cổ, Đông Quốc Tungus, Đông Tây Bá Lợi Á, Hà Di Ainu, thổ dân Nhật Bản…) qua eo biển Bering, xuống Bắc, Trung, Nam Châu Mỹ. Rồi từ Trung, Nam Châu Mỹ ra hải đảo vùng Caribe. Vì thế nếu có liên hệ giữa văn hóa Mông Cổ với Taino thì cũng không phải là điều nghịch lý (và ngay cả có sự tương đồng giữa văn hóa Taino với cổ Việt Đông Nam Á cũng vậy).
Tôi đã chứng minh Mông Cổ theo vũ trụ giáo (Mông Cổ và Vũ Trụ Giáo) và bài này cho thấy văn hóa Taino cũng theo Vũ Trụ Giáo. Vì thế Mông Cổ và Taino liên hệ với nhau là chuyện hữu lý. Cả hai đều liên hệ với văn hóa Việt vì cả ba đều theo vũ trụ giáo. Dễ hiểu thôi!
Hiện nay các nhà khảo cứu về văn hóa Taino không dựa vào vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo để giải thích văn hóa Taino nên có nhiều ‘dị bản” về truyền thuyết sáng thế và giải thích sai lệch, lung tung. Để chính xác và dễ hiểu ta phải dựa vào vũ trụ giáo:
Ta thấy rõ như ban ngày:
- Hư vô.
Đấng Tạo Hóa Tối Cao Tối Thượng là Mẹ Vũ trụ Atabey. Mẹ Atabey là hồn Rắn Vũ Trụ. Mẹ “là nguồn cội, khởi đầu và là kết thúc của Tất Cả được diễn đạt qua chu kỳ vũ trụ”. Đây chính là vòng chu kỳ vũ trụ không đầu không đuôi có một khuôn mặt ứng với hư vô (đôi khi được diễn đạt bằng con rắn ouroboros ngậm đuôi tạo thành vòng tròn).
- Trứng Vũ Trụ, thái cực.
Theo duy âm hư vô chuyển qua Biển Vũ Trụ (giống truyền thuyết sáng thế Ai Cập cổ) được biểu tượng qua Mẹ Tổ Atabey, qua hồn rắn vũ trụ, có một khuôn mặt là Thần Tổ Nước và Mắn Sinh. Mẹ Tổ Atabey là Mẹ đồng trinh sinh con theo lối trinh sản (vả lại lúc này chưa có ai ngoại trừ Mẹ Atabey). Trong các tôn giáo sau này có Mẹ Đồng Trinh sinh đẻ theo lối trinh sản như trong Thiên Chúa giáo chẳng hạn, hiểu theo ‘ngoại đạo’ pagan thì phải hiểu là Mẹ Đồng Trinh có một khuôn mặt là Mẹ Vũ Trụ nguyên tạo. Đây là khởi đầu của hỗn mang hư vô tiến hóa tới giai đoạn sinh tạo nòng nọc (âm dương) xuất hiện.
Sinh đôi cho thấy rõ hai anh em sinh ra cùng một trứng vũ trụ hay thái cực. Người anh Ioka mang dương tính và người em mang âm tính.
Truyền thuyết anh chị em sinh đôi này thấy rất nhiều trong truyền thuyết sáng thế của các nền văn hóa theo hay bị ảnh hưởng bởi vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo. Ví dụ như Phục Hy Nữ Oa của đại tộc Việt, hai anh em sinh đôi mặt trời Hunapu, mặt trăng Xbalanque trong văn hóa của Maya, Izanagi và Izanami của Nhật, anh/chị em sinh đôi trong văn hóa Ai Cập…
- Lưỡng nghi.
Mẹ Atabey lấy con trai lớn.
Lúc này không có ai nên trong truyền thuyết mẹ con, anh chị em phải lấy nhau để sinh ra các vị thần con.
Mẹ Vũ Trụ Atabey phải lấy con trai lớn mang dương tính để sinh ra lưỡng nghi trời trăng.
- Tứ Tượng
Sau đó sinh ra bốn hòn đá thiêng liêng để ở bốn hướng trời. Bốn hòn đá thần này là bốn thần tổ sáng thế cõi tạo hóa ứng với tứ tượng. Các Thần Tảng Đá này cũng thấy trong văn hóa của người Nabataean ở Petra, Jordan. Người Nabataean thờ các vị thần tạo sinh vũ trụ được diễn tả bằng các khối đá coi như thần vật thiêng liêng gọi là beatyls. Các khối đá thần (god blocks) này tạc theo các hình dạng hình học không có trang trí gì cả, diễn tả thần linh thiên nhiên sáng thế mang tính vũ trụ tạo sinh, dịch như hình vòm diễn tả vòm vũ trụ, vòm trời, hình trụ vuông diễn tả Đất (Núi Trụ Thế Gian hay Trục Thế Giới). Về sau các khối đá thờ này biến thành các hình tượng thần linh dạng thần thoại, rồi đến các ảnh tượng tôn giáo, thần thánh… Cuối cùng là những ảnh tượng của các thần nhân, anh hùng ngày nay (xem Jordan: Petra, Thành Phố Hồng, Một Kỳ Quan Thế Giới Mới).
- Tam thế
Rồi kế tiếp sinh ra thêm ba hòn đá đặt ở trung tâm thượng thế Turey. Ba hòn đá thiêng này ứng với tam thế.
- Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).
Từ lò lửa nguyên khởi khói bốc lên tạo ra Lửa Đầu Tiên. Khói bốc lên cao đặc lại tạo thành cây huyền bí, rễ mọc từ đáy biển nguyên khởi và cành lá ở thượng thế. Đây là cây bông gòn ceiba thiêng liêng, mẹ của tất cả các loài cây. Cây đứng ở trung tâm Tạo Hóa. Như đã nói ở trên đây là cây vũ trụ. Người Maya cũng có cây bông gòn ceiba ruột rỗng là cây vũ trụ trong có trục thế giới thông thương tam thế (vì Taino có một gốc Maya di dân từ Belize ra vùng biển Caribe) (xem dưới). Truyền thuyết này cũng giống truyền thuyết của các thổ dân vùng Tây Bắc Hoa Kỳ ở Alaska và người Mông Cổ là khói bốc lên từ lò lửa ở giữa nhà bay ra lỗ hổng giữa nóc nhà tạo thành cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống). Đây chính là một điểm văn hóa Taino và Mông Cổ gặp nhau.
Không cần nói thêm gì nữa, truyền thuyết sáng thế này đã xác thực sự có mặt vũ trụ giáo trong văn hóa Taino.
Thờ Mặt Trời.
Đạo thờ mặt trời nằm trong vũ trụ giáo, nhất là khi xã hội chuyển qua phụ quyền. Vắn tắt, thấy rõ nhất:
.Tại Trung Tâm Tế Lễ của Thổ Dân Tibes có một ‘quảng trường’ hình mặt trời có nọc tia sáng mũi mác giống mặt trời trên trống đồng nòng nọc (âm dương) của đại tộc Đông Sơn:
Hình chụp từ trên cao: quảng trường mặt trời, sân tế lễ và sân chơi bóng người (americanindianmagazin.org).
Tác giả ngồi ở một tia sáng mặt trời hình đầu mác tại quảng trường mặt trời.
Đây là một chứng tích hùng hồn người Taino thờ mặt trời.
.Tục ép sọ trẻ thơ.
Tục ép sọ trẻ sơ sinh (ảnh của tác giả).
Taino cũng có tục ép sọ. Dĩ nhiên đây là một tục liên hệ với tín ngưỡng. Các tộc như Aztec, Incas cũng có tục ép sọ trẻ sơ sinh khi các xương sọ chưa dính liền vào nhau (phải sau 18 tháng thóp trẻ em mới cứng lại như các phần sọ khác). Các tộc này đều thờ mặt trời. Taino có thần mặt trời Guey, vừa là con vừa là cháu của Mẹ Tổ Vũ trụ Atabey. Theo duy dương hay vào thời xã hội phụ quyền thần mặt trời Guey là một khuôn mặt ngự trị trong văn hóa Taino.
Vân vân…
Tương Đồng với Maya.
Có một sự tương đồng rõ rệt giữa văn hóa Taino và Maya. Ở đây chỉ xin nêu ra vài điểm chính yếu.
- Về nguồn gốc
Các nhà nhân chủng học cho rằng có nhiều đợt người di dân tới vùng biển Caribe đến từ nhiều nơi.
.Đến Từ Trung Mỹ
Các nhóm đến từ Trung Mỹ là người có văn hóa Casimiroid về sau bị đẩy tới vùng viễn tây Cuba gọi là người Guana Hatabey (đôi khi gọi lầm là người Ciboney). Người Casimiroids đến từ vùng Yucatan/Belize của người Maya vào khoảng 4.500-2.000 Trước Dương Lịch, có thể họ đi theo chuỗi các đảo nhỏ mà ngày nay đã chìm dưới đáy biển. Người Casimoid có văn hóa thời đồ đá (Nhà khảo cổ học người Balan Kozlowski cho rằng vào khoảng 4.190 Trước Dương Lịch dựa theo một địa điểm khai quật ở Cuba).
.Đến từ Nam Mỹ.
Nhóm di dân đầu tiên và quan trọng nhất là người Ortoiroid có văn hóa thời đồ đá vào khoảng 2.000 tới 300 Trước Dương Lịch.
Sau 500 Trước Dương Lịch cho tới thời cận đại có nhóm Saladero tiến bộ hơn đến từ khu Lòng Chảo Orinoco Nam Mỹ.
.Đến từ Á Châu.
Như đã biết thổ dân châu Mỹ đến từ Đông Nam Á, Á châu như thế người Taino liên hệ với các tộc Trung, Nam Mỹ thì hiển nhiên cũng có thể có nguồn cội nguyên thủy từ Đông Nam Á, người Cổ Việt (dĩ nhiên cần phải xác thực bằng DNA).
Ta thấy dù đến từ đâu đi nữa văn hóa Taino cũng có điểm tương đồng với Maya qua gốc chung Đông Nam Á, Trung Mỹ và Nam Mỹ (Nam và Trung Mỹ có nhiều tộc có văn hóa tương đồng với nhau).
…..
- Theo vũ trụ giáo.
Ở đây chỉ đối chiếu các điểm tương đồng chính yếu:
.Như đã nói ở trên Taino theo vũ trụ có Mẹ Vũ trụ Atabey nên theo mẫu hệ (phụ nữ Taino cũng có thể làm tù trưởng). Maya là tộc nòng, âm, Nước, có mẹ Tổ Vũ trụ (Maya có Ma- có một nghĩa là Mẹ trong ngôn ngữ Maya và Việt Nam), thoạt đầu theo mẫu hệ.
.Taino có hai anh em sinh đôi. Maya cũng có hai anh em sinh đôi Anh Hùng Hunapu có một khuôn mặt là mặt trời và Xbalangque, mặt trăng.
Xin nhắc lại Maya ruột thịt với người Việt thấy rõ qua văn hóa, DNA và ngôn ngữ (Đức Chúa Jesus Nói Tiếng Việt)… Ví dụ ở đây tên hai vị thần tổ sáng thế thần mặt trời Hunapu và thần mặt trăng Xbalanque là tiếng Việt! Hunapu có Hun- ruột thịt với Hùng có một nghĩa là đỏ, là tỏ là mặt trời. Xbalangque có balan- chính là cổ ngữ Việt blang là trăng (giống như blời là trời).
- Taino có cây vũ Trụ (cây tam thế, cây đời sống) là cây bông gòn ceiba, giống Maya cũng có cây vũ Trụ là cây ceiba.
- Taino có trò chơi Bóng Người, trò chơi chỉ dùng người hất quả banh mủ cây cao su.
Sân tế lễ, nhẩy múa (hình vuông) và sân bóng người (hình chữ nhật) của Taino (ảnh của A, Gus Pantel, dẫn lại trong Irving Rouse).
Maya cũng có trò chơi bóng người này.
- Tác giả Peter Barratt cũng đã nhận ra có sự song song giữa văn hóa Taino và Maya ông đã thuyết trình đề tài này ngày 27-02-2014 tại Institute of Mayan Studies ở Science Museum, Miami.
…..
Không cần nói gì thêm nữa có sự tương đồng giữa văn hóa Taino và Maya, cả hai đều là ngành nòng âm Vũ của Vũ trụ cùng theo vũ trụ giáo.
Văn Hóa Taino và Văn Hóa Lạc Việt Hải Đảo.
Như đã biết trong các tộc hải đảo ở Nam Hải, Thái Bình Dương có các tộc Lạc Việt Hải Đảo có một nền văn hóa theo vũ trụ tạo sinh, vũ trụ giáo như Lạc Việt Đất ở Đông Nam Á. Qua bài viết Tương Đồng Giữa Maya và Cổ Việt và nhiều bài khác ta đã biết có sự tương đồng giữa Maya và cổ Việt. Vì thế có một sự tương đồng giữa văn hóa Taino với Lạc Việt Đất Liền và Lạc Việt Hải Đảo là chuyện tất nhiên. Ta đã thấy rõ có sự liên hệ qua các hình khắc trên đá (petroglyphs) qua bài viết Hình Ngữ Trái Tim và Văn Hóa Cổ Việt.
Ở đây chỉ xin nhắc lại vài điểm chính yếu:
.Mặt người hình trái tim khắc trên đá của người Taino.
Hình mặt người hình trái tim thấy ở trang phục đầu hay diễn tả mặt các thần tổ, tổ tiên dòng nước, mặt trời Nước. Mẹ Tổ Atabey có một khuôn mặt là Nữ Thần Tổ Nước. Hình ngữ trái tim có một khuôn mặt lá đa biểu tượng phái nữ.
Ví dụ:
.Thần tổ thờ ở Vịnh Đá Ngầm (Reef Bay) và Vịnh Trunk ở Đảo US Virgin.
Các nhà truyền giáo Tây Ban Nha 1.500 năm trước cho rằng hình mặt người là các vị thần sáng thế của Taino tại Reef Bay (Taino creation deities as decribed to the early Spanish priest of the 1500 hundreds at Reef Bay).
Quan trọng nhất và thấy rõ người Taino là một tộc Nước, Mặt Trời Nước qua chiếc rìu thờ đá cổ:
Rìu đá thờ của người có văn hóa Taino làm có khắc chạm ở St John vào khoảng 1.200 và 1.400 năm Sau Dương Lịch (ảnh của tác giả).
Ta thấy đây là chiếc rìu thiêng. Họ thờ Rìu.
Rìu mặt người hình trái tim mang âm tính. Hai con mắt hình móc nước. Rìu và mặt người cho thấy người Taino này thuộc tộc Nước, Mặt Trời Nước.
Mặt thần linh, Thần Tổ Nước Taino giống hệt mặt người hay thần linh khắc trên trống đồng Pejeng Nam Dương, một tộc Lạc Việt Hải Đảo.
Mặt thần, người hay mặt nạ thần linh trên trống Trăng Bali (nguồn: A.J. B. Kempers, plate 3.01c).

Mặt thần, người hay mặt nạ thần linh trên trống Pejeng Manuaba, Bali, Nam Dương.
Như đã biết, mặt người hay thần linh hình trái tim mang âm tính trên các trống này là khuôn mặt của người hay thần của tộc nước thái dương, một thứ Lạc Việt hải đảo (xem Trống Pejeng Nam Dương).
Tương Đồng với Lạc Việt Đất Liền Lạc Long Quân.
Như thế Taino tương đồng với Lạc Việt Hải Đảo thì hiển nhiên tương đồng với Lạc Việt Đất Liền Lạc Long Quân.
Sau đây là một vài tương đồng tổng quát:
.Như đã nói ở trên văn hóa Taino theo vũ trụ giáo, đạo mặt trời như Lạc Việt.
.Họ cũng chôn người chết ở tư thế thai nhi ngồi trong bụng mẹ giống như ngồi trong dạ con mẹ vũ trụ để hồn người chết được trở về với Mẹ Vũ Trụ Atabey hầu sống hằng cửu hay được tái sinh.
Người chết chôn ngồi bó gối giống tư thế thai nhi ngồi trong bụng mẹ (ảnh của tác giả).
Cách chôn này giống người cổ Việt chôn cùng tư thế trong các chum vò (thấy ở khắp Việt Nam, Sa Huỳnh và Cánh Đồng Chum, Lào) hay xương cốt, tro than chôn trong các trống đồng Đông Sơn cây nấm vũ trụ, coi như là chôn trong dạ con của vũ trụ.
.Thần Tổ Tối Cao là Mẹ Atabey Giống Lạc Việt.
Từ Taino có nghĩa là Người Tốt (the word Taino meant “men of the good”). Khi Columbus tới Caribe gặp ‘Người Tốt” Taino nên được tiếp đón nồng hậu. Về sau người Tây Ban Nha gặp người Caribe hung dữ bị giết ăn thịt nên vì sợ hãi gọi cả dân vùng biển này là vùng Caribe của Mọi Ăn Thịt Người Cannibalism. Từ Taino phát âm Ta-ina. Ta thấy Ina gần cận với Inui, Inuit, Người. Như thế Ta là Tốt và Ino là Người. Tuy nhiên từ Ta-Ina trong Taino ngữ có một nghĩa là đàn bà. Mẹ Tổ Atabey là Ata-Bei. Ta biến âm với Mường ngữ Dạ là Mẹ. Như thế Taino ruột thịt với Ta-Ina, Người Mẹ. Với nghĩa gần cận với Người Mẹ, Con của Mẹ cho thấy tên Taino có thể gọi theo Mẹ Vũ trụ.
Vì thế văn hóa Taino theo mẫu hệ. Đàn bà cũng có thể làm tù trưởng như đàn ông. Nguyên thủy chúng ta là con Mẹ Tổ Dạ Dần cũng theo mẫu hệ. Hai Bà Trưng cũng làm vua.
.Thần Tổ Bố Già.
Người Taino cũng tin là thần tổ họ là một người già râu dài trắng trở về giúp họ khi gặp nguy khốn như người Aztec, Hawaii và Việt Nam (người Việt cổ tin là Lạc Long Quân, Vua Mặt Trời Lặn ứng với một người già tuổi hoàng hôn, trở về cứu giúp dân Việt. Mỗi lần gặp nguy khốn, người Việt thường kêu cứu ‘Bố ở đâu về cứu chúng con’). Người Taino cũng tin đám viễn chinh Tây Ban Nha có râu dài là thần thánh râu dài của họ trở về giúp họ, cho tới khi thử đem trấn nước một viên chức cao cấp Tây Ban và thấy người ngày cũng chết như mọi người thường, như họ thì không còn tin nữa nên mới nổi loạn…).
.Thần Chó Cõi Âm.
Bìa sách The Tainos của Irving Rouse (ảnh của tác giả).
Linh vật zemis thần Opiyelguobíran, thần chó cõi âm canh chừng hồn người chết khắc trên vỏ ốc.
(Lưu ý ốc sống dưới nước và biểu tượng nòng âm, nữ nên thần chó cõi âm khắc trên vỏ ốc).
Thần chó liên hệ với cõi âm này tương ứng với thần chó tẩm liệm người chết Anubis Ai Cập, chó ngao ở âm phủ của nhà Phật, nhưng quan trọng nhất ở đây là giống con chó giữ một vai trò trong sự phán xét linh hồn thấy trên thuyền ở trống đồng Ngọc Lũ I.
Một con chó trên một chiếc thuyền phán xét linh hồn trên trống Ngọc Lũ I.
.Mẹ Tổ, Mẹ Đời.
Hình Mẹ Tổ, Mẹ Đời ngồi ở tư thế sinh con thấy qua hình Mẹ Mắn Sinh Atabey cũng thấy trong đồ đồng Đông Sơn:
Hình Mẹ Đời trên một mảnh đồ đồng Đông Sơn thấy ở Vân Nam.
Lưu ý ở trên có hai hình xoáy nước sinh tạo cho thấy rõ Mẹ Đờ có một khuôn mặt là Mẹ Nước tạo hóa.
và trong Lạc Việt Hải Đảo như ở trên trống đồng nòng nọc (âm dương) moko:
Trống moko Nam Dương.
Trống Sangeang Nam Dương:
Mẹ Tổ trên trống Sangeang Malakamau, Đông Nam dương.
Và cũng thấy qua hình bóng Mẹ Tổ Âu Cơ.
Hình bóng Mẹ Tổ Âu Cơ thấy khắc ghi lại trên các mảnh đất nung hay “Gạch trang trí người theo phong cách dân gian” hiện đang trưng bày tại Viện Bảo Tàng Lịch Sử ở Hà Nội.
“Gạch trang trí người theo phong cách dân gian” (triều Lê Trung Hưng, 1533-1789, Viện Bảo Tàng Lịch Sử, Hà Nội) (ảnh của tác giả).
Khối đất nung để nằm cho thấy một người nữ ở tư thế sinh con đang đẻ ra một cái bọc tròn. Nhìn tổng thể bọc tròn biểu tượng cho Bầu Hư Không, Bầu Vũ Trụ, Trứng Vũ Trụ, Bầu Trời Thế Gian, Trứng Thế Gian, Bầu Sinh Tạo, Bầu Tạo Hóa (bầu có một nghĩa là mang thai). Nhìn dưới diện Tổ Hùng thế gian, đây chính là hình ảnh Mẹ Tổ Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng Lang Hùng.
Thật vậy. Hình Mẹ Tổ Việt Nam này là có hình đĩa thái cực
ở hai bên. Hình đĩa thái cực này có thể có nguồn gốc Việt là đĩa thái cực hình trứng vũ trụ chấm-vòng tròn
vì theo truyền thuyết bọc trứng chim Lang Hùng, rồi bị ảnh hưởng của Đạo giáo (Doaism) biến thành đĩa
. So sánh với hình Mẹ Tổ Taino
ta thấy rất rõ trong bụng có từ chấm-vòng tròn. Đây chính là hình ảnh bọc trứng chim tròn Lang Hùng của mẹ Tổ Âu Cơ đội lốt trứng vũ trụ, thái cực. Hình đĩa thái cực
=
xác thực hình Mẹ Tổ ngồi sinh ra bọc trứng đích thị là Mẹ Tổ Âu Cơ sinh ra bọc trứng 100 Lang Hùng mang tính nòng nọc, âm dương, vũ trụ, biểu tượng cho sinh tạo, tạo hóa. Mẹ Tổ Atabey và Mẹ Tổ Âu Cơ có một khuôn mặt sinh tạo, tạo hóa như nhau. Ở Đền Tổ Hùng Phú Thọ hầu hết các mặt trời Hùng Lang đều là mặt trời đĩa thái cực của Đạo giáo
. Tuy nhiên mặt trời Hùng Vương tạo hóa chấm-vòng tròn trứng chim thấy rõ ở chiếc ngai Vua Đinh Tiên Hoàng
ở Đền Vua Đinh, Ninh Bình (Chữ Nòng Nọc và Vua Đinh Tiên Hoàng). Nên sửa lại cho đúng hình mặt trời trứng chim chấm-vòng tròn sinh tạo.
.Mẹ Tổ Atabey là hồn của Con Rắn Vũ trụ (Cosmic Serpent). Việt Nam ở cõi trời đất thế gian có vua tổ đầu tiên của nước Xích Quỉ là Kì Dương Vương có vợ là Thần Long. Thần Long có cốt Rắn Nước giống Mẹ Tổ Atabey. Thần Long có cốt Rắn Long sinh ra Lạc Long Quân có cốt Rắn Long.
.Thần Tổ Nước, Mặt Trời Nước Có Mặt Hình Trái Tim Trong văn hóa Lạc Việt Đất Liền.
Hình thần tổ mặt trái tim thấy trong:
.Văn hóa Đông Sơn.
Hình thần tổ mặt trái tim thấy rõ như ban ngày trên một rìu Đông Sơn:
Rìu Đông Sơn (nguồn: Hân Hương, Mộng hồi sinh văn hóa Đông Sơn, nguoidothi.net.vn)
Ta thấy rõ Rìu Thần Tổ mặt trái tim Taino giống Rìu Đông Sơn một trăm phần trăm.
Thần Tổ Lạc Việt Mặt Trái Tim Trong Văn Hóa Việt Nam Muộn Sau Này.
Hình bóng Thần Tổ Lạc Việt mặt trái tim còn thấy rõ trong văn hóa đình làng Việt Nam sau này:
– Hình Rồng ở Đình Dư Hàng, Hải Phòng.
Đình Dư Hàng, Hải Phòng, thờ Vua Ngô Quyền.
Ở trán rồng có hình trái tim dóng cuộn cho thấy rồng này là rồng Nước.
- Hình Rồng Dòng Lạc Long Quân ở Đình Lâu Thượng, Việt Trì.
Trên trán con rồng ở Đình Lâu Thượng có hình thần tổ mặt trái tim.
Đình Lâu Thượng, Đình Sủ, Kẻ Sủ, Xã Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ (nguồn: Hà Văn Tấn và Nguyễn Văn Kự, Đình Việt Nam NXB TP HCM 1998).
Như đã biết rồng Nước thái dương là thú biểu của Lạc Long Quân Mặt Trời Nước.
Ở đây ta cũng thấy rõ con rồng này biểu tượng cho Lạc Long Quân qua hình ảnh một cụ già râu dài, mặc áo dài ở giữa, hai tay đặt trên gối, chân xép chữ ngũ, ngồi trên một kệ chạm hình đầu sư tử mắt to, mũi ngắn, râu hình đao lửa.
Cụ già râu dài trắng Lạc Long Quân ngồi trên đầu rồng ở đình làng Lâu Thượng Kẻ Sủ.
Như đã biết cụ già râu tóc bạc tuổi về chiều là biểu tượng cho mặt trời lặn, mặt trời hoàng hôn của Lạc Long Quân, Aztec, Hawaii, Orisis Ai Cập cổ, Taino…
……
Kết Luận.
Như thế ta thấy rõ văn hóa Cổ Việt nói chung và nhất là văn hóa Lạc Việt nói riêng tương đồng với văn hóa Taino Caribe.
Taino liên hệ với Lạc Việt thấy rõ qua vũ trụ giáo, mặt trời giáo và qua bằng chứng khảo cổ học và chữ nòng nọc vòng tròn-que khắc trên đá.
Để các chi tiết này qua một bên, nhìn tổng thể Taino có một gốc Maya mà ta đã biết Maya ruột thịt với cổ Việt. Vậy Taino tương đồng với cổ Việt là chuyện đương nhiên.
Các học giả Tây phương tìm thấy Taino có mối liên quan với Mông Cổ. Tôi cũng đã chứng minh văn hóa Mông Cổ theo vũ trụ giáo tương đồng với văn hóa Việt Sự tương đồng của ba nên văn hóa với nhau là hữu lý.
Sự tương đồng văn hóa cổ Việt vối Mông Cổ, các tộc thổ dân Alaska, Maya, Aztec… Taino Caribe mà tôi đã chứng minh là những dấu chân văn hóa của con người di dân từ vùng Đông Nam Á lên Đông Bắc Á châu, qua eo biển Bering, xuống Mỹ châu và ra hải đảo Caribe. Văn hóa cổ đại Việt Đông Sơn nằm trong văn hóa huy hoàng vùng Đất Mẹ Mu của James Churchward, vùng Địa Đàng Phương Đồng của Stephen Oppenheimer, cái nôi của văn minh nhân loại.
Nguyễn Xuân Quang