(Tiếp theo phần II)

Saigon 1974 – Đường Hàm Nghi. Xe taxi con cóc và xe La Dalat

Đường Nguyễn Huệ, Saigon 1971 – Photo by Mike Vogt. Phía trước là ngã tư Ngô Đức Kế.

Saigon 1968 – Đường Phạm Ngũ Lão Saigon Nov 1968 – Photo by Brian Wickham

Saigon – đường Nguyễn Huệ, gần trụ đồng hồ

Saigon 1969 – Ngã tư Lê Thánh Tôn – Công Lý, phía xa là đường Lê Lợi. Photo by Brian Wickham

Saigon 1967, kẹt xe trên đường Võ Tánh (nay là Nguyễn Trãi)

Saigon thập niên 1960. Đường Pasteur nhìn từ đầu cầu Mống. Người chụp đứng trên đầu cầu Mống ở đầu đường Pasteur. Phía trước là ngã tư Pasteur – Nguyễn Công Trứ. Bên phải là một phần mặt hông trái và góc sau của Ngân Hàng Quốc Gia tại góc Pasteur – Nguyễn Công Trứ. Phía xa là ngã tư Hàm Nghi – Pasteur. (tại góc đó có Tòa Đại Sứ Đài Loan và Giao Thông Ngân Hàng).

Saigon 1969 – Đường Pasteur, bên phải là Đại Học Kiến Trúc, bên trái là công viên Vạn Xuân. Sau này công viên này bị xóa bỏ và đưa vào khuôn viên của nhà thi đấu Phan Đình Phùng ngày nay.

Saigon 1965 – Đường Pasteur khúc giữa của đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng) và Nguyễn Du). Photo by Charles Cox

Saigon 1969 – đường Nguyễn Huệ. Photo by Wayne Trucke

Saigon 1968 – trên Đại lộ Cách Mạng 1-11. Photo by J. Patrick Phelan. Đại Lộ Cách Mạng 1-11 (đoạn nối dài đường Công Lý) được đặt theo ngày đảo chánh Ngô Đình Diệm. Sau 1975 trở thành đường Nguyễn Văn Trỗi (Từ cầu Công Lý tới Hoàng Văn Thụ)

Saigon 1965-66 – Đường Công Lý – Photo by Thomas W. Johnson

Biểu ngữ trên đường Công Lý

Saigon 1969-70 – Đường Nguyễn Huệ cạnh góc Ngô Đức Kế – Photo by David Staszak

Saigon 1972 – Đường Ngô Đức Kế

Saigon 1967-1968 – Đường Đinh Tiên Hoàng đoạn gần Cầu Bông

Saigon 1967-1968, Casino Dakao đoạn ngã 3 Đinh Tiên Hoàng – Hiền Vương (nay là Võ Thị Sáu)

Saigon 1969-70. Đường Phạm Ngũ Lão

Ga xe lửa Bến Thành – Saiogn năm 1964-1965, nay trở thành công viên 23-9. Góc hình được nhìn từ đường Lê Lai về phía Trần Hưng Đạo. Ở góc trên trái nhìn thấy một chút mặt đứng của tòa nhà Hỏa Xa Đông Dương phía sau các mái nhà tôn.
Ga xe lửa Sài Gòn xưa khá rộng, nằm giữa các trục đường Phạm Ngũ Lão, Võ Tánh (Nguyễn Trãi bây giờ), Lê Lai và công trường Quách Thị Trang (nơi hiện đang xây dựng nhà ga tàu điện metro) – tương ứng với toàn bộ Công viên 23-9 và bến xe buýt hiện nay.

Saigon 1971 – Tượng Đức Trần Nguyên Hãn nhìn từ trên cầu vượt dành cho khách bộ hành. Phía sau tượng đài nhìn thấy phần chân của cầu vượt bộ hành thứ hai từ bùng binh nối qua bến xe buýt. Nhà có mái ngói cao nhất trong hình là Nhà Chú Hỏa, trên đường Phó Đức Chính.

Saigon 1969-70 – Chợ Bến Thành – Photo by David Staszak

Saigon 1969, cầu bộ hành trước chợ Bến Thành

Saigon đầu năm 1968, trước ngày Tết Mậu Thân

Vòng xoay Công trường Mê Linh đầu đường Hai Bà Trưng – Photo by Thomas W. Johnson
(Xin xem tiếp phần III)
nhacxua.vn biên soạn
Nguồn ảnh: manhhai’s flickr