User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
luabachvictor
 
Victoria Tran Huynh 23 tuổi, sinh ở Na Uy, sinh viên năm cuối phân khoa tâm lý học, Đại Học Bergen, Na Uy, đã đọc và phát biểu về truyện Lụa Bạch của Tâm Thanh trong Ngày Văn Hóa Việt Nam tại Na Uy, 3 tháng 5, 2014. Bài phát biểu của Victoria bằng tiếng Na Uy, nhà văn Nguyễn Văn Thà dịch sang tiếng Việt.
 
Thông tin về truyện: tác giả (Ngô) Tâm Thanh, truyện: Lụa Bạch, dịch giả: Nguyễn Văn Thà, 16 trang.
 
Tác giả (Ngô) Tâm Thanh trước đây làm việc ở NRK (Đài Truyền Thanh Truyền Hình Na Uy), đặc biệt được biết đến như một phóng viên cho chương trình truyền hình Megrapolis. Ông được mô tả là một người khôn ngoan, ham học hỏi và dấn thân. Ông cũng là nhà văn, và được độc giả người Việt ở Na Uy và Mỹ biết đến nhiều. Tác giả trước đây đã cho xuất bản nhiều truyện ngắn, một trong những truyện đó là truyện Lụa Bạch mà tôi được hân hạnh nói đôi lời.
 
Nhận xét của tôi: Với tư cách là một người Na Uy gốc Việt trẻ, thuộc thế hệ thứ hai, truyện ngắn này đánh thức sự tò mò của tôi về những trải nghiệm tình yêu và cuộc sống ở Việt Nam của thế hệ trước, đồng thời về những kinh nghiệm về sự tiếp xúc mới lạ với Na Uy sau thời kỳ tị nạn. 
 
Tác giả khéo miêu tả hoàn cảnh các loại và cũng vẽ rất chỉnh những nhân vật trong truyện, và đưa ra những đề tài về tình yêu, tôn giáo-đức tin, và triết học. Diễn biến của truyện xảy ra ở Việt Nam thời kỳ trước và sau chiến tranh, và về sự thích nghi với đời sống hằng ngày ở Na Uy vì các nhân vật đến tị nạn ở đó. Tác giả viết về một tình yêu của nhân vật chính đối với vợ mình cho tới khi người vợ chết, đồng thời về những khó khăn khi chăm sóc vợ và sự giữ gìn tình yêu xuyên suốt thời gian. Cặp vợ chồng có một điểm khởi đầu lý thú ở chỗ nhân vật nam là con nhà nghèo, trong khi nhân vật nữ là con nhà giàu. Tình yêu của họ được tượng trưng qua chiếc áo dài lụa, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt truyện ngắn này. Với truyện ngắn này tác giả cũng nêu lên những thách đố khi bậc cha mẹ người Việt phải truyền lại văn hóa, phong tục và phép tắc Việt Nam cho con cái lớn lên ở Na Uy, và bậc cha mẹ phải suy nghĩ cách làm sao để làm được điều đó. 
 
Tôi ước mong có thêm nhiều truyện thuộc loại này, không phải chỉ vì chúng thú vị và hấp dẫn, nhưng chúng còn đóng góp vào sự hiểu biết về cha mẹ ông bà chúng tôi đã trải qua cuộc sống như thế nào ở Việt Nam, cuộc sống đó tương phản như thế nào với cuộc sống mới ở Na Uy, một nước vốn có một nền văn hóa khác hoàn toàn.
 
Tóm lại, đây là một truyện ngắn rất hay và hấp dẫn, trước hết về một tình yêu mãnh liệt, nhưng truyện cũng diễn tả được sự đụng độ với một nước mới và đồng thời nói lên những thách đố mà người ta gặp trong cuộc đời. (NVT dịch)
 
Ameldelse av novellen Hvit Silke av Tam Thanh
 
Av Victoria Tran Huynh
 
Informasjon om novellen: Forfatter (Ngo) Tam Thanh, Hvit silke (ao dai), oversatt av Nguyen Van Tha, 16 sider. 
 
Forfatteren: Tam Thanh (Ngo), tidligere jobbet i NRK, og særlig kjent som reporter fra tv-programmet Migrapolis. Han har blitt beskrevet som klok, nysgjerrig og engasjerende. Han er også forfatter, og er mest kjent for dette hos vietnamesere både i USA og i Norge. Han har tidligere gitt ut flere romaner og noveller, bl.a. novellen Hvit Silke (Ao Dai) som jeg har æren av å fortelle kort om. 
 
Min vurdering: Som en ung og annengenerasjons norsk-vietnameser, vekker denne novellen en nysgjerrighet hos meg om tidligere generasjoners opplevelse av kjærlighet og livet fra Vietnam, samt det nye møtet med Norge etter flyktningsperioden. Novellen har gode beskrivelser av forskjellige scenarioer og fine skildringer av karakterene i novellen, og tar opp temaer innenfor kjærlighet, religion og tro, og filosofi. Handlingen befinner seg i Vietnam over en periode før krigen og etter krigen, og tilpasning til den nye hverdagen i Norge ettersom karakterene flykter hit. Forfatteren beskriver en kjærlighet som hovedpersonen har til sin kone, og frem til hennes død, samt utfordringer med pleie og vedlikehold av deres kjærlighet gjennom tiden. De har et interessant utgangspunkt, med tanke på at han er fra en fattig familie, mens hun er fra en familie med god velstand. Deres kjærlighet symboliseres gjennom en ao dai – en vietnamesisk kjole av hvit silke, som er også den røde tråden i novellen.Novellen tar også opp utfordringer med å lære vietnamesisk kultur, skikker og normer videre til sine barn som er oppvokst i Norge, og hvilke tanker en forelder har rundt dette.
 
Jeg skulle ønske at det fantes flere noveller av denne typen, ikke bare fordi de er interessante og spennende, men bidrar til kunnskap om hvordan Vietnam kunne oppleves av våre eldre og hvordan det kunne være i kontrast til det nye livet i Norge som har en helt annen kultur. I sum, en veldig fin og spennende novelle som først og fremst er en sterk kjærlighetshistorie, men som også beskriver møtet med et nytt land og tilpasning til en ny kultur, samt andre utfordringer som man kan treffe på i livet. 
 
 

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com