
Chân dung thi sĩ Hoa Văn
Nhà thơ Hoa Văn, tên thật: Ngô Văn Hòa
Bút hiệu trước 1975: Anh Hoa
Sinh quán: Tỉnh Phú Thọ (Bắc Việt Nam)
Năm 1993, định cư tại Boston, Hoa Kỳ theo diện H.O.
Hoa Văn có 5 thi phẩm được xuất bản trước năm 1975:
1/ Đường Em Hoa Nở (1964)
2/ Thơ Anh Hoa (1965)
3/ Thơ Lục Bát (1966)
4/ Mưa Cao Nguyên (1966)
5/ Những Bài Âu Ca (1968)
2/ Thơ Anh Hoa (1965)
3/ Thơ Lục Bát (1966)
4/ Mưa Cao Nguyên (1966)
5/ Những Bài Âu Ca (1968)
Và hiện nay có thêm 9 thi phẩm in ở Hoa Kỳ:
1/ Thơ Và Thời Gian (2002)
2/ Tạ Ơn Đời (2005)
3/ Che Đời Mưa Bay (2008)
4/ Như Áng Mây Hồng (2010)
5/ Vạt nắng Bên Đời (2012)
6/ Cõi Thơ Ta Một Đời (2014)
7/ Gió Cuốn Mây Bay (2015)
8/ Mấy Nỗi Phù Hoa (2016)
9/ Dòng Thơ Cho Em (2017)
2/ Tạ Ơn Đời (2005)
3/ Che Đời Mưa Bay (2008)
4/ Như Áng Mây Hồng (2010)
5/ Vạt nắng Bên Đời (2012)
6/ Cõi Thơ Ta Một Đời (2014)
7/ Gió Cuốn Mây Bay (2015)
8/ Mấy Nỗi Phù Hoa (2016)
9/ Dòng Thơ Cho Em (2017)
Nhà thơ Hoa Văn là người anh lớn tuổi nhứt trong nhóm văn nghệ Boston những năm 1996-2006 gồm có các tác giả như nhà thơ Phan Xuân Sinh, nhà văn Lâm Chương, nhà văn Trần Doãn Nho, nhà thơ Trần Trung Đạo, nhà văn Nhã Nam, họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi, nhà thơ & họa sĩ Dư Mỹ, nghệ sĩ Bùi Thạch Trường Sơn, nghệ sĩ Hoàng Long & Hạ Uyên, nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Phong, nhạc sĩ Lê Gioang, anh chị Lê Vinh & Như Hiền, nhà thơ Thu Miên, nhà thơ-bác sĩ Vũ Huy Linh, nhà thơ Hoàng Huy Khánh…, và anh làm thơ rất lâu, từ năm 1954; hồi ấy ông có bút hiệu Anh Hoa.
Mấy năm 1996-2006, mỗi lần Boston tổ chức giới thiệu các tác giả ở Boston hoặc các tác giả từ các tiểu bang xa khác tới, các anh trong nhóm văn nghệ Boston đều đề cử ông Hoa Văn làm Trưởng Ban tổ chức. Ông chuyên làm thơ tình, và nhiều nhứt là thể thơ lục bát; trong thơ ông có rất nhiều màu sắc nhưng màu vàng là ông mê nhứt. Nhà phê bình văn học Nguyễn Vy Khanh (Canada), trong cuốn Văn Học Và Thời Gian xuất bản năm 2016, tác giả nhận định:
“Thơ Anh Hoa (Hoa Văn) sử dụng nhiều thể loại nhưng thăng hoa với lục bát, một thể loại dân tộc từ ngôn ngữ đến nội dung thích ứng tâm tình tác giả nhất, tâm tư mênh mang không cùng, không giới hạn, cũng là thể loại giúp ông chứng tỏ thi tài làm mới con chữ và làm mới câu lục bát, với nhạc tính tự nhiên.”
Nhận định vừa rồi của Nguyễn Vy Khanh rất chính xác, và ở đây xin ghi lại lời nhà thơ nhận ra mình rất yêu thơ lục bát qua mấy vần thơ “Tôi Yêu Lục Bát”, được sáng tác năm 2015 tại Richmond (Virginia):
Tôi Yêu Lục Bát
Tôi yêu Lục Bát vô cùng
Cơm vay nước mượn vẫn mong tìm về
Cội nguồn lòng vẫn say mê
Như đôi bạn vẹn câu thề xưa sau
Với em câu Sáu mở đầu
Và tôi câu Tám cùng nhau một nhà
Ví dầu sẻ bẩy chia ba
Thì câu Lục bát vẫn là một đôi
Và tôi câu Tám cùng nhau một nhà
Ví dầu sẻ bẩy chia ba
Thì câu Lục bát vẫn là một đôi
Giữ tình giữ nghiã trọn đời
Không sao quên được nụ cười vân vi
Lời ru của Mẹ thầm thì
Câu ca dao cũ bỏ đi sao đành
Không sao quên được nụ cười vân vi
Lời ru của Mẹ thầm thì
Câu ca dao cũ bỏ đi sao đành
Tôi yêu Lục bát chân tình
Trăm ngàn năm vẫn sáng danh sáng đời
Cầm như em bị bỏ rơi
Vẫn tôi Lục bát một đời duyên thơ
Trăm ngàn năm vẫn sáng danh sáng đời
Cầm như em bị bỏ rơi
Vẫn tôi Lục bát một đời duyên thơ
Hoa Văn 2015
(Trích trong Gió Cuốn Mây Bay, năm 2016, trang 13)
Ở Boston, hồi mấy năm 1996-2006, lúc tôi còn ở trên ấy, bạn bè gặp nhau ai cũng nhớ và nhắc mấy câu thơ về tình đời của Hoa Văn trong bài thơ Đêm Buồn Uống Rượu Một Mình:
“Đêm nay uống rượu sầu ly xứ
Rượu đắng hay lòng ta đắng cay
Bạn cũ còn ai đâu nữa nhỉ
Ta buồn nhớ lại những cơn say
Và nhớ thuở nào mang súng trận
Đêm đêm khói lửa mịt mù bay
Nghe đời thương gọi lên vàng sắc
Trên áo thời gian dấu bụi đầy
Đêm đêm khói lửa mịt mù bay
Nghe đời thương gọi lên vàng sắc
Trên áo thời gian dấu bụi đầy
Quên làm sao được thời gian ấy
Mưa nắng đầy khung tình thoáng bay
Lại nhớ những ngày yêu mến cũ
Nghe bâng khuâng cả lối hoa gầy
Mưa nắng đầy khung tình thoáng bay
Lại nhớ những ngày yêu mến cũ
Nghe bâng khuâng cả lối hoa gầy
Đã biết chuyện đời cơm với áo
Thì vinh hay nhục có ra gì
Bao nhiêu rồi cũng phù hư cả
Sau trước rồi ra cũng biệt ly
Thì vinh hay nhục có ra gì
Bao nhiêu rồi cũng phù hư cả
Sau trước rồi ra cũng biệt ly
Thương cho những bạn bè năm cũ
Sớm phải nằm yên dưới mộ sâu
Nỗi hận thù này còn mãi mãi
Bạn ta ơi! thắng bại ai cầu
Sớm phải nằm yên dưới mộ sâu
Nỗi hận thù này còn mãi mãi
Bạn ta ơi! thắng bại ai cầu
Ở đây xứ lạ buồn ghê gớm
Có những người quen muốn lạ dần
Có những tâm hồn như lá cỏ
Chuyện còn chuyện mất cũng bâng khuâng
Có những người quen muốn lạ dần
Có những tâm hồn như lá cỏ
Chuyện còn chuyện mất cũng bâng khuâng
Tình đời vẫn lạnh như mưa gió
Một nỗi sầu riêng một nỗi mình
Vui cứ ra đi buồn cứ lại
Ly đầy đong cạn rượu phù sinh.”
Một nỗi sầu riêng một nỗi mình
Vui cứ ra đi buồn cứ lại
Ly đầy đong cạn rượu phù sinh.”
Qua những vần thơ chan chứa biết bao nỗi niềm về mình, về người, về những thăng trầm trong dòng đời rồi phải trôi giạt nơi xứ người làm nên mối cảm hoài của thi nhân vừa buồn vừa lãng mạn! Thân phận của một người xa xứ dưới ngòi bút của Hoa Văn là cô đơn, là lẻ loi, chỉ một mình một bóng với “một nỗi sầu riêng một nỗi mình”; nhưng có lẽ bốn câu thơ tả nỗi buồn thê thiết nhất của chính tác giả mà mỗi lần nhắc đến thơ Hoa Văn , ai đã từng đọc bài thơ của ông vừa rồi, đều không thể nào quên mấy lời tâm sự:
“Ở đây xứ lạ buồn ghê gớm
Có những người quen muốn lạ dần
Có những tâm hồn như lá cỏ
Chuyện còn chuyện mất cũng bâng khuâng”
Có những người quen muốn lạ dần
Có những tâm hồn như lá cỏ
Chuyện còn chuyện mất cũng bâng khuâng”
Nhà thơ Hoa Văn làm thơ từ những ngày còn rất trẻ qua bút hiệu Anh Hoa với năm thi phẩm xuất bản từ những năm 1964-1968, và mãi đến sau khi sang định cư tại Boston, thành phố mà tác giả tự xem như quê hương thứ hai của mình với biết bao kỷ niệm, nhưng nhà thơ của chúng ta vẫn không quên nhìn lại những năm tháng tuổi thơ của mình.qua bài thơ “Tôi”, theo thiển ý của tôi, đây quả là một hồi ức bằng thơ vô cùng cảm động:
“Tôi ngủ ổ rơm hồi tuổi nhỏ
Đông về áo mỏng rét căm căm
Áo tơi lá mặc khi mưa đổ
Nhà dột loanh quanh chạy chỗ nằm
Anh chị mỗi người đi mỗi ngả
Vì nghèo nên sớm phải xa nhau
Kiếm manh áo vá ngoài thiên hạ
Tôi tuổi còn non chửa biết sầuThương
Vì nghèo nên sớm phải xa nhau
Kiếm manh áo vá ngoài thiên hạ
Tôi tuổi còn non chửa biết sầuThương
Mẹ chân trần đi bán bánh
Mẹ buồn sợ nhất những ngày mưa
Vẫn nuôi tôi đến ngày khôn lớn
Áo tứ thân phai lạt bốn mùa
Mẹ buồn sợ nhất những ngày mưa
Vẫn nuôi tôi đến ngày khôn lớn
Áo tứ thân phai lạt bốn mùa
Hi vọng mai này nuôi được Mẹ
Nào ngờ đất nước lại chia đôi
Mẹ tôi bóng xế chiều miền Bắc
Tôi xuống phương Nam đổi cuộc đời
Nào ngờ đất nước lại chia đôi
Mẹ tôi bóng xế chiều miền Bắc
Tôi xuống phương Nam đổi cuộc đời
Cho đến một ngày thôi khói lửa
Mới hay Mẹ chết tự lâu rồi
Mẹ tôi lúc sống mù đôi mắt
Suốt một đời buồn chẳng thấy tôi
Mới hay Mẹ chết tự lâu rồi
Mẹ tôi lúc sống mù đôi mắt
Suốt một đời buồn chẳng thấy tôi
Giờ muốn về thăm mộ Mẹ tôi
Để nhìn được Mẹ một lần thôi
Cho dù dưới mộ Mẹ nằm đó
Nhưng núi sông ngăn cách biệt rồi
Để nhìn được Mẹ một lần thôi
Cho dù dưới mộ Mẹ nằm đó
Nhưng núi sông ngăn cách biệt rồi
Tôi ở đây mượn nắng mượn mưa
Mượn mùa xuân mới mượn lời thơ
Gửi về quê Mẹ tình yêu nước
Xin hẹn về thăm lúc đổi cờ”
Mượn mùa xuân mới mượn lời thơ
Gửi về quê Mẹ tình yêu nước
Xin hẹn về thăm lúc đổi cờ”
Dường như trong suốt nhiều tập thơ của nhà thơ Hoa Văn mà tôi được đọc lúc sau này thì cái ý tưởng chính của ông chính là cuộc đời và ông chấp nhận nó như một đặc ân mà Trời đất đã ban tặng cho mình và ý hướng ấy làm đời ông lại lạc quan hơn:
“Đời đẹp lắm cứ thơ thơ phú phú
Tuổi mấy mươi ta vẫn mến yêu đời
Và cùng nhau ta thảnh thảnh thơi thơi
Trời cho vậy cần gì than với thở
Cuộc sống hôm nay Trời ban ta đó
Thẩn thẩn thơ thơ xin tạ ơn đời
Nghĩ làm gì chuyện bèo giạt hoa trôi
Sầu nhân thế muôn đời như thế cả”
(Vạt Nắng Bên Đời)
Thẩn thẩn thơ thơ xin tạ ơn đời
Nghĩ làm gì chuyện bèo giạt hoa trôi
Sầu nhân thế muôn đời như thế cả”
(Vạt Nắng Bên Đời)
Trong thế gian này, bất cứ ai viết ra một điều gì, về văn xuôi hay văn vần, đều có người đồng cảm hoặc không đồng cảm với mình; nhưng với nhà thơ Hoa Văn, ông không coi trọng về điều ấy cho lắm, vì một lẽ:
“Ta và bạn yêu cuộc đời tha thiết
Thơ dở hay cũng làm đẹp cuộc đời
Người khen chê mình chỉ cúi tạ thôi
Trước sau vẫn những vần thơ thương cảm”
(Vạt Nắng Bên Đời)
Nhà thơ Hoa Văn dù có tới hơn sáu mươi năm làm thơ nhưng ông vẫn chưa dám nhận mình là “thi sĩ” và để bày tỏ rõ hơn về cách làm thơ của mình, tác giả tâm tình:
“Tôi vẫn biết làm thơ hay không dễ
Việc lựa vần chọn chữ cũng khó khăn
Sắp từng câu trên dưới phải vuông phần
Dù đã có ý từ trong cảm xúc
Tứ thơ đến với mình cũng tùy lúc
Giữ trong tâm tìm chữ hợp ý thơ
Nhiều khi tôi chọn lựa cũng xô bồ
Vì lúc đó đang mơ hồ chữ nghiã
Giữ trong tâm tìm chữ hợp ý thơ
Nhiều khi tôi chọn lựa cũng xô bồ
Vì lúc đó đang mơ hồ chữ nghiã
Tôi làm thơ coi như là nghiệp dĩ
Sáu mươi năm nặng nợ kiếp con tằm
Cũng chỉ là thơ thẩn với thơ văn
Chứ chưa dám nhận mình là thi sĩ
Sáu mươi năm nặng nợ kiếp con tằm
Cũng chỉ là thơ thẩn với thơ văn
Chứ chưa dám nhận mình là thi sĩ
Người làm thơ tất có nhiều tri kỷ
Sự đam mê là lẽ sống riêng mình
Dám mong gì chuyện văn học mông mênh
Mà chỉ giữ cho hồn thơ trong sáng
Tôi làm thơ ít khi buồn, chán nản
Dẫu gặp nhiều cay đắng buổi gió mưa
Vẫn cứ đi mong mai mốt tới bờ
Bởi làm thơ tặng đời mong ước thật
Dẫu gặp nhiều cay đắng buổi gió mưa
Vẫn cứ đi mong mai mốt tới bờ
Bởi làm thơ tặng đời mong ước thật
Có nhiều lúc nghe tim đau quặn thắt
Khiến duyên thơ cũng hiu hắt vô cùng
Nhưng trong lòng hiểu được nghiã có không
Nên thơ chẳng khi nào chịu ngừng lại
Khiến duyên thơ cũng hiu hắt vô cùng
Nhưng trong lòng hiểu được nghiã có không
Nên thơ chẳng khi nào chịu ngừng lại
Tôi yêu thơ nâng niu tình nhân ái
Chuyện dở hay là những cái thường tình
Cuộc đời mình còn mất rất mỏng manh
Nên cố giữ tâm hồn đừng vẩn đục.
Chuyện dở hay là những cái thường tình
Cuộc đời mình còn mất rất mỏng manh
Nên cố giữ tâm hồn đừng vẩn đục.
Thơ là người viết gì cũng chừng mực
Chứ dám đâu cứ vung bút viết bừa
Tôi quý yêu tình bạn hữu thân sơ
Vì tình ấy đáng để mình trân trọng
Chứ dám đâu cứ vung bút viết bừa
Tôi quý yêu tình bạn hữu thân sơ
Vì tình ấy đáng để mình trân trọng
Người làm thơ nhiều khi cũng mơ mộng
Để hồn thơ là luạ chút hương tình
Buồn vui gì cũng một kiếp nhân sinh
Tránh sao khỏi những điều này lẽ nọ
Để hồn thơ là luạ chút hương tình
Buồn vui gì cũng một kiếp nhân sinh
Tránh sao khỏi những điều này lẽ nọ
Giữ cho được tình nhau thì rất khó
Nên nghiã ân tròn vẹn thật ân cần
Cuộc đi về còn mất cũng phân vân
Tôi, sau trước vẫn thơ đời một hướng.”
Nên nghiã ân tròn vẹn thật ân cần
Cuộc đi về còn mất cũng phân vân
Tôi, sau trước vẫn thơ đời một hướng.”
(Nghiệp Thơ, Hoa Văn, 17/2/2017)
Và đây, một lần nữa, tác giả xác nhận lại việc làm thơ vá cái nghiệp của thú chơi chữ này:
“Không dám làm văn học
Chỉ thích làm thơ thôi
Làm thơ cho em đọc
Cho đời thêm chút vui”
(…)
Làm thơ là mắc nghiệp
Nghiệp dĩ do trời ban
Ban cho tâm hồn đẹp
Đẹp cả khi héo tàn.”
(Hoa Văn, 20.03.2007)
Viết về những người cùng thời làm thơ lính với mình, tháng 3 năm 2016, nhà thơ Hoa Văn có bài thơ viết cho ba nhà thơ Hoàng Ngọc Liên, Tô Thùy Yên, Du Tử Lê cùng thời đi lính và làm thơ với ông:
Nhớ Thuở Xa Xưa
[Viết cho mấy thằng bạn lính làm thơ: Hoàng Ngọc Liên, Tô Thuỳ Yên và Du Tử Lê.]
“Bỗng dưng lại thích làm thơ lính
Lính của ngày xưa lính với tù
Nhắc đến tên nhau mà nhớ quá
Đời người qua được mấy mươi thu
Dạo ấy Tô Thùy Yên đến núi
Viết thiên phóng sự cho Vùng này
Lần đầu, Tiên đến Pleime đấy
Ở lại ít ngày rồi biến ngay
Viết thiên phóng sự cho Vùng này
Lần đầu, Tiên đến Pleime đấy
Ở lại ít ngày rồi biến ngay
Thuở đó tớ đang nắm Tiểu đoàn
Quan quân xe pháo cũng nghênh ngang
Cuộc đời lúc ấy lên hương quá
Làm cấp chỉ huy được nể nang
Quan quân xe pháo cũng nghênh ngang
Cuộc đời lúc ấy lên hương quá
Làm cấp chỉ huy được nể nang
Cũng dạo ấy thằng Du Tử Lê
Cũng vùng đất đỏ cũng Pleime
Cũng làm phóng sự nơi tiền tuyến
Nó trẻ hơn nhưng cũng bạn bè
Cũng vùng đất đỏ cũng Pleime
Cũng làm phóng sự nơi tiền tuyến
Nó trẻ hơn nhưng cũng bạn bè
75 Lê dọt ra đi được
Không giống tụi mình tù kẹt luôn
Tù tại miền Nam rồi đất Bắc
Ngày ăn ngô, sắn để thay cơm
Không giống tụi mình tù kẹt luôn
Tù tại miền Nam rồi đất Bắc
Ngày ăn ngô, sắn để thay cơm
Trại Tân Lập gặp Đặng Trần Huân
Và thấy Huy Vân chỉ một lần
Cùng với Thành Tôn thi sĩ Quảng
Sau này chuyển trại biệt mù tăm
Và thấy Huy Vân chỉ một lần
Cùng với Thành Tôn thi sĩ Quảng
Sau này chuyển trại biệt mù tăm
Tao nhớ anh Sơn người viết sử
Hủi cùi thân thế lở tâm hồn
Thương anh chết tủi trong nhà kín
Chết thật đau lòng chuyện nước non
Hủi cùi thân thế lở tâm hồn
Thương anh chết tủi trong nhà kín
Chết thật đau lòng chuyện nước non
Mình thương nhau bởi mình là lính
Cũng bởi thờ cùng lý tưởng chung
Còn bởi bọn mình là nghệ sĩ
Chúng mày nổi tiếng, tao thì không
Cũng bởi thờ cùng lý tưởng chung
Còn bởi bọn mình là nghệ sĩ
Chúng mày nổi tiếng, tao thì không
Ra hải ngoại thằng Lê cũng nổi
Tô Thùy Yên có tiếng lâu rồi
Gặp mày mấy buổi vùng Đông Bắc
Rồi gặp thằng Yên, Lê thế thôi
Tô Thùy Yên có tiếng lâu rồi
Gặp mày mấy buổi vùng Đông Bắc
Rồi gặp thằng Yên, Lê thế thôi
Hoàng Ngọc Liên mi đổi chỗ hoài
Tìm qua điện thoại hỡi ơi thôi
Nay Cali mốt sang vùng North
Giờ ở đâu đây biết hỏi ai?
Tìm qua điện thoại hỡi ơi thôi
Nay Cali mốt sang vùng North
Giờ ở đâu đây biết hỏi ai?
Hồi tù, Yên nó lo cơm cháo
Mình với Hoàng Liên chỉ việc ăn
Thật nhớ và thương nhau biết mấy
Đọc thơ tâm sự lúc khuya nằm
Mình với Hoàng Liên chỉ việc ăn
Thật nhớ và thương nhau biết mấy
Đọc thơ tâm sự lúc khuya nằm
“Ta Về” mới được vài ba đoạn
Nó đọc mà nghe cũng mủi lòng
Ra trại Tô Thùy Yên viết tiếp
Bài “Ta Về” quý đẹp vô song
Nó đọc mà nghe cũng mủi lòng
Ra trại Tô Thùy Yên viết tiếp
Bài “Ta Về” quý đẹp vô song
Chúng mình giờ sắp ra đi cả
Tao nhớ nên ghi lại chút tình
Tình lính tình tù tình nghệ sĩ
Thương nhiều nhớ lại thuở đao binh
Tao nhớ nên ghi lại chút tình
Tình lính tình tù tình nghệ sĩ
Thương nhiều nhớ lại thuở đao binh
***
Chỉ còn nhau một chút tình
Là thôi mai mốt cũng thành khói sương
Tử sinh là chuyện thế thường
Đời sao chạy khỏi đoạn trường trần gian.”
(Hoa Văn,19/3/2016)
Là thôi mai mốt cũng thành khói sương
Tử sinh là chuyện thế thường
Đời sao chạy khỏi đoạn trường trần gian.”
(Hoa Văn,19/3/2016)
Thế rồi dòng đời tiếp tục trôi, sau khi nhiều anh em ở Boston lần lượt xuôi về miền Nam trốn tuyết, Hoa Văn cũng rời Boston xuống Atlanta (Georgia); rồi từ Atlanta lại phải dời lên Richmond (Virginia) và nhà thơ không quên những người bạn cũ Boston:
Từ Nay Xa Boston Rồi
(Thân quý tặng các thân hữu và các Bạn Văn Nghệ Sĩ của tôi tại Boston)
Một
Từ tôi về Atlanta
Nhớ chi mà cứ buồn ra buồn vào
Đêm ngồi nhìn mấy vì sao
Còn đâu nữa những hôm nào thân thương
Thôi thì đời vốn vô thường
Hợp tan tan hợp văn chương cũng tình
Áo đời đã bạc màu xanh
Thuyền đời chèo chống thác ghềnh mấy tao
Sá gì bấc lụn dầu hao
Hơn thua nào một tiếng chào cho nhau
Một đời qua mấy bể dâu
Xuân đi xuân lại nỗi sầu mênh mang
Bâng khuâng cuối buổi thu tàn
Lao xao lá rụng ngổn ngang bạc đầu
Khi buồn lại nhớ về nhau
Quên làm sao được xưa sau cạn lòng.
14/11/2013
Hai
Về đây sao thấy lạ người
Lạ đôi chân bước lạ đời cưu mang
Kiếm tìm nào một hân hoan
Quẩn quanh mây khói lo toan bộn bề
Mỗi lần đến mỗi lần đi
Ngơ ngơ ngẩn ngẩn ù lì đợi trông
Mai sau đến cõi vô cùng
Tiếc thôi đời cũng ngàn trùng bay xa
Lặng nhìn chiều mỏng phôi pha
Và con gió mới gọi qua phố buồn
Vẫn còn ôm cái cô đơn
Câu thơ thuở nọ về nguồn ca dao
Ngày lên ngày xuống chiêm bao
Gọi đời thêm một lần cao cả đời
Dẫu cho thiên địa đổi dời
Hồn thơ mai vẫn cùng đời đi lên.
20/11/2013
Ba
Ở đâu không nắng không mưa
Theo đời đưa đẩy đẩy đưa mặc đời
Vẫn còn vui bước chân người
Vu vơ mãi với tình vơi tình đầy
Bụi phồn hoa vẫn đầy tay
Cánh phù du vẫn đường này lối kia
Hoa tàn đêm rụng bờ chia
Chút nâng niu giữa mộng lìa bụi tan
Mộng thôi một giấc mơ tàn
Đời thinh lặng bóng trăng ngàn lặng thinh
Em về quên cả tình xanh
Trái quê hương nặng an lành bước đi
Tóc sầu tuổi kín phân ly
Mốt mai cũng tới chu kỳ dặm xa
Ta còn ta với sầu ta
Nhớ thôi mười ngón tay hoa một đời.
23/11/2013
Bốn
Chiều đi nắng mỏng mây từng
Chân đi mà tưởng như lòng chưa đi
Nghe buồn từ lúc phân ly
Nghe lòng trống trải từ khi mất còn
Làm sao em biết tôi buồn
Hư hay thực đã từ trong lòng mình
Cõi đời một cõi u minh
Bước nào từ ái để mình trăm hoa
Mang mang từng buổi trăng tà
Hắt hiu từng bước chân ra cửa đời
Từ nay xa Boston rồi
Ngày thơ lá rụng ngày tôi qua ngày
Có gì mà vẫn mê say
Rượu đời đời vẫn còn cay men nồng
Trăm đi bước có ngại ngùng
Trắng tôi tâm sự trắng cùng tâm tư.
28/11/2013
Năm
Bước đi lòng cũng héo lòng
Nhìn con phố nhỏ nghe chừng không vui
Nói chi ngoài cái ngậm ngùi
Tiễn nhau trong mắt ai - tôi nỗi sầu
Tiếng cười tiếng nói niềm đau
Ai ôm nỗi nhớ ai đâu nghẹn ngào
Người đi để lại lời chào
Cũng không ngăn nổi cái đau thì thầm
Hai mươi năm một trăm năm
Thơ đi thơ ở thăng trầm cõi hoa
Buồn trong tiếng hát lời ca
Nghĩ quê hương đó ngày xa lối về
Ta mang kỷ niệm tràn trề
Ở đây sương khói tái tê ruột tằm
Mai sau đời vẫn bâng khuâng
Đành thôi tình cũng trầm luân với tình.
1/12/2013
Sáu
Ta từ hiện hữu phù vân
Như qua chín kiếp trầm luân đất trời
Mẹ cha thua thiệt một đời
Cho ta năm tháng bùi ngùi thương đau
Đôi vai chất nặng tình sầu
Kìa trong này đục đủ màu thế gian
Chẳng qua đời cũng phũ phàng
Cái khôn cái dại băn khoăn đôi bờ
Tâm đi hồn lạc ý thơ
Trăm năm mộng ảo bất ngờ tuổi tên
Lòng riêng trang trải nỗi niềm
Tình chung mong xoá ưu phiền cho nhau
Đi hoài chẳng biết về đâu
Lấy thơ che nửa mái đầu nhân sinh
Ngậm ngùi lời nguyện câu kinh
Mong đời nở mãi hoa tình vô ưu.
(Hoa Văn, 5/12/2013)
Trong thơ Hoa Văn có cái nét rất đặc biệt nữa là dù dòng đời có biến đổi thế nào chăng nữa, với ông, cho dù chỉ “còn chút buồn vui nắng cuối mùa” thôi, nhưng đời vẫn đầy hy vọng, lạc quan, đáng vui, và đáng sống:
“Cảm thức qua đi cuối nẻo tình
Lỡ đời phàm tục lỡ nhân sinh
Thời gian còn lại đời mưa nắng
Đảo bóng bình minh bóng úa hình
Lỡ đời phàm tục lỡ nhân sinh
Thời gian còn lại đời mưa nắng
Đảo bóng bình minh bóng úa hình
Đêm vắng mưa thưa nhạc rót buồn
Từng cơn nhớ thuở liệng màu son
Tâm thiền một hướng lòng tu tịnh
Quê quán vàng thơ mực héo hon
Sướt mướt thời gian đêm khỏa thân
Sầu xưa vàng vọt áo phong trần
Buồn xưa lại hiện lên trang giấy
Thơ viết cho người nét bút câm
Mất mát nào đi lòng vẫn người
Mưa vàng lên mộ nắng lên ngôi
Vô chừng cái hẹn lòng ta thoáng
Cúi xuống huyệt đêm lạnh nỗi vui
Nhặt nỗi niềm đau cho hạnh phúc
Mai kia ngày ấy hẳn chưa quên
Ta về trải cái tâm phiền muộn
Cho khắp bạn bè ấm cõi riêng
Quê quán vàng thơ quê quán thơ
Ai vàng tâm sự ta vàng mơ
Đời phù thủy đã nên mê hoặc
Còn chút buồn vui nắng cuối mùa.
(Còn Chút Buồn Vui Nắng Cuối Mùa, Hoa Văn, gởi Đông Anh, trích trong Gió Cuốn Mây Bay, 2016)
Và đây, từ Richmond (Virginia) tác giả gởi chia sẻ bài thơ mới nhứt của Hoa Văn, ở đó lại một lần nữa cho người đọc thấy nó chan chứa về niềm tin yêu và lạc quan ấy:
Duyên Thơ
“Thơ viết mãi không bao giờ hết được
Chỉ trừ khi hơi thở đã không còn
Như tình em đẹp mãi vượt đầu non
Đời thiếu đủ cánh hoa lòng vẫn thắm
Thơ và anh như cuộc tình ngàn dặm
Cùng bước đi cho đến hết cuộc đời
Anh yêu thơ như yêu ánh mặt trời
Người bạn quý hay người tình giấu mặt
Thơ với anh không bao giờ lẩn khuất
Bóng với hình xa bóng vẫn hình xa
Anh yêu thơ trong vạn ý Ngân Hà
Và cuộc sống sợ buồn vui thái quá
Tình nghệ sĩ trong đời đầy đủ cả
Đẹp và vui vui đẹp đến vô cùng
Thơ và người đã có sự thủy chung
Anh vẫn thấy trời cao kia rất
Thơ và anh cuộc tình còn đi tiếp
Cõi trăm năm có lúc gặp mưa vùi
Đã có thơ mình vịn để vui cười
Cho cuộc sống trong tay vàng lối mộng
Nặn óc moi tim cho thơ sống động
Chuyện dở hay tâm sự nói cho lòng
Thơ tặng đời xin một chút bao dung
Nếu có lạnh vì lòng mình biển gió
Anh cần thơ như con người cần thở
Gió và mây mây gió chẳng vô tình
Có thơ tình mình quên chuyện tử sinh
Và yêu cả những gì mình đang có./.
[Hoa Văn, Richmond, (Virginia), ngày 05.12.2020]
Thưa bạn,
Sau nhiều năm đọc đi đọc lại thơ của thi sĩ Hoa Văn, tôi muốn thưa cùng bạn là thơ Hoa Văn vừa lãng mạn mà đẹp, vừa triết lý mà ấm tình người, vừa tin yêu mà vui sống, vừa thành thật mà cảm động như những đóa hoa đầy hương thơm sắc thắm trong khu vườn văn học của hôm qua và đương thời! Theo tôi, có thể nói được rằng: “Hoa Văn, Người Của Thơ Cũ Mà Mới” là vậy!
Hai Trầu
Houston, ngày 06.12.2020