
- các em không nóng sốt
- nước tuỷ sống không có dấu hiệu nhiễm vi trùng hay virus (ví dụ bạch cầu không tăng)
- mức đường glucose trong máu thấp
- các em thường nhịn ăn buổi ăn chiều
Những người bịnh tiểu đường mức đường glucose trong máu có thể lên xuống thất thường do thuốc hạ đường trong máu; nên tham khảo với bác sĩ của mình nếu thường ăn trái vải, và luôn cả trái nhãn, hay trái chôm chôm, cùng trong gia đình Soapberry.
Tôi xin phỏng dịch bài viết sau đây nói về trái vải ở Á Châu để quý vị tham khảo nếu muốn đi vào chi tiết. Về một vấn đề tuy mới nổi lên gần đây, lại có nguy cơ lan rộng vì càng ngày trái cây này càng được phổ biến trong giới trồng trọt cũng như giới tiêu thụ.
Bác Sĩ Hồ Văn Hiền
Bí Ẩn Độc Tính Trái Vải (Lệ Chi )
Một Quan Tâm Sức Khỏe Mới Nổi Ở Miền Nam Châu Á
Làm thế nào mà trái vải hay lệ chi, một loại trái cây nhiệt đới ngon ngọt, có thể gây ra một bệnh ở não bộ do hạ đường huyết (hypoglycemic encephalopathy) gây tử vong ở trẻ em? Câu trả lời rất đơn giản: trái vải (Litchi sinensis hoặc Litchi chinensis), và các trái cây khác của gia đình Soapberry (Sapindaceae), có chứa các axit amin (amino-acid) khác thường làm rối loạn cơ chế của cơ thể cung cấp đường glucose theo nhu cầu (gluconeogenesis) và cơ chế dùng năng lượng từ các acid béo bằng cách oxy hoá (β-oxy hóa acid béo, beta oxidation of fatty acids). Điều này cũng được xác nhận đối với trái vải và đặc biệt đối với một trái cây khác cùng họ hàng, trái ackee (Blighia sapida), một thành viên của nhóm Sapindaceae xuất phát từ Tây Phi Châu và được đem qua trồng vào thế kỷ 18 trong các đảo thuộc vùng biển Caribbean.
Fig2: Trái cây ackee (Blighia sapida)