User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

Không phải sàn nhà hay bồn cầu, 8 vật dụng dưới đây mới là thứ bạn cần chú ý và lau chùi, vệ sinh hàng ngày để tránh được sự xâm nhập và gây hại của vi khuẩn, nguy hại đến sức khỏe của cả gia đình.

1. Khăn lau bếp

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy khăn lau bếp và khăn trong phòng tắm là hai thứ cực bẩn trong nhà bạn, bởi chúng ta sử dụng rất nhiều lần trong ngày mà không hề giặt thường xuyên. Hãy giặt khăn mỗi ngày và thay khăn thường xuyên, đặc biệt là gia đình có đông người.

2. Chìa khóa

Chìa khóa chứa giữ nhiều vi khuẩn hơn cả các nút bấm trong thang máy bởi chúng ta rất hay cầm, thậm chí bỏ trong những chiếc túi bẩn và làm rớt xuống sàn, xuống đường mà không rửa lại.

keys

Kết quả là hàng nghìn con vi khuẩn đã được đem vào nhà. Do vậy nên việc làm sạch chìa khóa là điều rất quan trọng. Hãy lau chìa khóa hàng ngày bằng khăn mềm có tẩm nước đã được vắt khô.

3. Gạch trong nhà tắm.

Theo nghiên cứu của giáo sư Charles Gerba đến từ đại học Arizone, phòng tắm là nơi tập trung nhiều vi khuẩn nhất trong gian nhà. Không chỉ riêng bồn cầu, gạch lát cũng là nơi lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Bọt còn sót lại của xà phòng, bụi bẩn và các tế bào da chết sẽ bám trên gạch, tạo một không gian thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động và phát triển.

Hãy lau lau sơ các bức tường sau mỗi lần tắm. Giữ phòng tắm khô ráo sẽ hạn chế được vi khuẩn, vi trùng, nấm mốc sinh sôi.

4. Miếng bọt xốp rửa bát

Miếng xốp, bọt biển được dùng để rửa nồi, xoong chảo, thớt và cả bếp chính là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn, lại khó làm sạch và dễ lây sang các đồ vật khác. Sau mỗi lần rửa bát, nên giặt miếng rửa sạch sẽ, sau đó cho vào lò vi sóng quay khoảng 1-2 phút ở mức thấp. 

dishLưu ý:

- Tắt máy ngay lò vi sóng nếu bạn ngửi thấy mùi khét. 

- Không cho miếng chà nồi bằng nhôm vào lò vi sóng.

5. Bồn rửa mặt

Nếu nghĩ rằng sau khi rửa sạch tay thì bồn cũng tự sạch theo thì bạn đã nhầm rồi, vẫn có có rất nhiều vi khuẩn bám vào thành bồn. Giáo sư Gerba đã phát hiện ra rằng, số lượng vi khuẩn bám lại ở miệng cống thoát nước trong bồn rửa mặt tương đương với số lượng vi khuẩn bám trên một cái thớt thái thịt sống.

Tốt nhất, bạn nên dùng nước ấm hay nước xà phòng để rửa sạch bồn rửa mặt. Với những vết ố sáng màu, sử dụng nước ấm và dấm để làm sạch.

6. Chén bát bẩn ngâm trong nước

Ngâm chén bát bẩn trong bồn đến tận sáng hôm sau là một thói quen cực xấu bởi nó dễ tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi, nhưng lại rất phổ biến trong chúng ta.

Cách duy nhất là bạn hãy rửa chén bát ngay sau khi ăn xong để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

7. Thớt

Theo Dailymail, những chiếc thớt gỗ có thể chứa nhiều vi khuẩn gấp 200 lần nhà vệ sinh, nhất là khi bạn sử dụng nó không đúng cách hoặc dùng trong thời gian quá lâu. Bề mặt thớt là nơi chứa nhiều vi khuẩn có hại nhất, trong đó có vi khuẩn E.coli.

bread

Nếu bạn dùng thớt và thìa, xẻng nấu ăn bằng gỗ, hãy nhúng các vật dụng này vào giấm pha loãng trong nước (tỉ lệ 1:1). Ngâm trong vài phút sau mỗi lần nấu nướng xong, cách này giúp tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt gỗ. 

Đối với những loại thớt khác, bạn hòa 1 thìa baking soda vào nửa lít nước nóng. Ngâm thớt trong hỗn hợp này khoảng 5-10 phút, sau đó rửa sạch dưới vòi nước chảy và đem phơi. Bạn cũng nên thay thớt từ 6-8 tháng/1 lần.

8. Cọ trang điểm

Đối với phụ nữ, cọ trang điểm là dụng cụ làm đẹp được dùng hàng ngày. Việc trang điểm thường xuyên sẽ làm cọ tích lũy các hạt phấn trang điểm cũ, tế bào da chết và chất nhờn. Đây là môi tường lý tưởng để vô số loại vi khuẩn sinh trưởng và phát triển.

brush

Nếu không làm sạch cọ trang điểm, các loại vi khuẩn này có thể làm cho làn da bạn bị viêm nhiễm và sưng tấy. Do đó, bạn cần làm sạch cọ hàng ngày nếu bạn sử dụng nó thường xuyên.

Hãy hòa lẫn một cốc nước ấm với 1 muỗng canh dầu gội trẻ em và cho thêm 3 – 4 giọt tinh dầu trà, rồi ngâm cọ trang điểm vào dung dịch này, sau đó dùng tay chà rửa nhẹ nhàng khoảng vài phút. Làm sạch cọ trang điểm để không còn dính dầu gội. Kế đến, dùng khăn sạch để làm khô cọ và chỉnh lại hình dáng cọ trước khi chúng khô ráo.

Theo Kiều Ngọc (Theo Brightside) (Khám phá)
 
 
 
 

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com