Nói đến thơ ngày Tết là phải nhắc đến Tú Xương. Cuộc sống của Ông Tú Vị Xuyên về vật chất rất thiếu thốn, ông luôn ở trong cảnh túng bấn, vất vả khiến cho lời thơ của ông lúc nào cũng mang chút gì đó cay cú, phẫn nộ, buồn phiền…
Tết đến với Trần Tế Xương vẫn đầy đủ như mọi nhà nhưng chỉ hiện hữu qua những vần thơ trào phúng, chẳng hạn như bài Cảm Tết. Xem ra nhà ông có đủ các thứ ăn chơi trong ba ngày Tết nhưng rốt cuộc… lại chẳng có gì:
Trần Tế Xương đã lớn tiếng nhạo báng cả một xã hội đương thời với những lời Chúc Tết sáo mòn như “sống lâu trăm tuổi”, “giàu sang phú quý”… Nhà thơ mỉa mai gọi những người xung quanh là “nó”, một loại từ ngữ mang đầy tính cách miệt thị. Tú Xương lại còn lớn lối xưng “ông” một cách ngạo mạn để nói lên tâm sự ngao ngán của kẻ “bất đắc chí”:
Đối với Ông Tú Vị Xuyên, năm mới hay năm cũ chỉ là hình thức ước lệ, hay nói khác đi là điều mà thiên hạ bày đặt để phô trương giàu sang phú quý, khăn áo lụa là… thậm chí đến nỗi Sư đi có lọng che và chú Mán vắt vẻo ngồi trên xe! Thế cho nên mới có bài thơ Năm Mới:
Khác hẳn với Tú Xương với giọng điệu trào phúng chua chát, thơ Hàn Mặc Tử được Hoài Thanh mệnh danh là “…Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng…” và “Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh…”. Trong bài Xuân Đầu Tiên nhà thơ đưa người đọc đến một cảnh sắc xuân mới lạ với những tứ thơ bay bổng thoát trần:
Bài thơ Mùa Xuân Chín là cả một bức tranh quê mộc mạc với mái tranh “lấm tấm vàng” và trên giàn thiên lý có “bóng xuân sang”. Hàn Mạc Tử đưa người thưởng thức thơ của ông trở về thực tế qua hai câu cuối thật bất ngờ:
Theo tôi, Nguyễn Bính có những bài thơ xuân, thơ Tết tuyệt vời nhất. Thơ Nguyễn Bính đến với người đọc thật bình dị nhưng đằm thắm. Ngôn ngữ bình dân trong thơ ông đi thẳng vào trong tim óc người đọc một cách tự nhiên, không màu mè, bí hiểm như nhiều nhà thơ khác. Chẳng hạn như bài Xuân tha hương, ông sử dụng ngôn ngữ nói chuyện nhưng vẫn thành thơ:
Tình chị em máu mủ ruột thịt khiến người đọc rung cảm và Xuân tha hương kết thúc bằng những lời chúc Tết mộc mạc nhưng thắm đượm tình cảm của người em ở xa gửi hết thương yêu cho người chị ở nhà…
… Nguyễn Bính đã vẽ cảnh Tết “nhà quê” bằng những lời thơ mộc mạc nhưng chứa chan hạnh phúc của người mẹ bên đàn con với những món quà Tết như “pháo chuột”, “tranh gà”:
Đến sáng Mồng Một Tết các con mỗi đứa được mừng tuổi “năm xu rưỡi”. Nhưng tại sao lại “năm xu rưỡi” mà không phải là 5 xu hay 6 xu? Ý của mẹ là “cái rưỡi” nói lên sự thừa thãi, dồi dào sẽ đem lại may mắn cho các con. Nguyễn Bính quả thật là ý nhị:
Về tình yêu, những dòng lục bát của Nguyễn Bính có sức lan tỏa mãnh liệt trong lòng người đọc qua bài Rượu xuân, vừa vui lại vừa buồn. Thơ lục bát vốn là thế mạnh của Nguyễn Bính với lối gieo vần chân phương, kỹ thuật láy chữ tuyệt vời nhưng vẫn không phá cách:
Không như Nguyễn Bính “chân quê” từ lời đến ý, Xuân Diệu lại khác hẳn: lời thơ của ông “màu mè” và có đôi chút “làm dáng”, ý thơ của ông cũng mang nhiều bất ngờ, khó đoán trước. Chẳng hạn như bài Xuân Không Mùa:
… Nói về thơ xuân không thể nào bỏ qua bài Ông Đồ của Nguyễn Đình Liên. Bài thơ Ông Đồ được giới phê bình văn học xem là một trong mười bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới nhưng Nguyễn Đình Liên lại chưa hề xuất bản một tập thơ nào.
Đầu năm 1941, trong một bức thư gửi Hoài Thanh khi đang viết cuốn Thi nhân Việt Nam, Vũ Đình Liên viết “Tôi bao giờ cũng có cái cảm tưởng là không đạt được ý thơ của mình. Cũng vì không tin thơ tôi có chút giá trị gì nên đã lâu tôi không làm thơ nữa”. Hoài Thanh nhận xét Vũ Đình Liên đã hạ mình quá đáng.
Vũ Đình Liên là một trường hợp hiếm hoi trong làng thơ khiến nhiều người gọi ông là “nhà thơ một bài” dù con ông còn giữ được khoảng 4.000 bài thơ ông viết. Chỉ cần một bài Ông Đồ cũng khiến người ta nhớ mãi:
Trong dịp khai bút đầu xuân Nhâm Tuất 1982, Vũ Đình Liên có viết bài Bóng Ông Đồ, như là muốn họa lại bài thơ cũ Ông Đồ:
Bài thơ Ông Đồ vẫn có sức lan tỏa đến tận thời đại ngày nay. Một “thi sĩ bất đắc dĩ” nào đó cũng mượn ý của Nguyễn Đình Liên để nói lên tính thời sự của xã hội hiện tại khi vật giá leo thang chẳng khác nào thời “kiệm ước” trước năm 1975:
Nói đến ông đồ khiến tôi liên tưởng đến một phong tục đẹp trong văn hóa Việt Nam với những câu đối Tết chẳng hạn như:
Một ký giả người Pháp đã viết trên Tuần báo Đông Dương năm 1942 về truyền thống văn hóa này: “… Những ông đồ nghèo đã thuê mướn từ 10 ngày trước tết, một dãy vỉa hè hay mặt tiền của một căn nhà, một góc phố – viết trên những tờ giấy màu đỏ những nét chữ vàng hay bạc… để nhận lấy một số tiền nhỏ nhoi…
Cái tác dụng thần bí ấy đã thúc đẩy người ta phải chi phí một số tiền để mua sắm, trang hoàng ở cửa, ở cột, ở sàn nhà… hoặc trên tường, trên vách… những loại xuân liễn, những câu đối. Mặc dù nền nho học đã cáo chung, nhưng những thầy đồ vẫn xuất hiện trong lớp áo xơ bông, ngồi run lập cập trên manh chiếu để nắn nót những con chữ Nho cuối cùng và câm lặng ấy”.
Nguyễn Công Trứ có câu đối Tết:
Trong số hàng trăm câu đối Tết, tôi thích nhất câu này:
Ông đồ ngồi viết câu đối Tết
Thơ xuân ngày Tết còn nhiều, rất nhiều. Đề tài này gợi hứng cho giới làm thơ, từ các thi sĩ thời tiền chiến như Hồ Dzếnh (Xuân Ở Quê Em, Xuân Đôi Ta, Xuân Ý…), Huy Cận (Sang Xuân…) cho đến các nhà thơ Sài Gòn xưa như Đinh Hùng (Thanh Sắc), Nguyên Sa (Mùa Xuân Buồn Lắm Em Ơi), Kim Tuấn (Anh Cho Em Mùa Xuân), Nguyễn Tất Nhiên (Mùa Xuân Chim Núi), Bùi Chí Vinh (Bài Thơ Lì Xì)…