Trước khi “thơ mới” xuất hiện, nhiều người đã ý thức phải tìm một lối thoát cho thi ca Việt Nam, phải tìm một lối thơ khác – thơ mới – dù họ chưa biết đó là lối thơ gì. Trong khi chờ đợi, việc làm cần thiết đầu tiên là “giải phóng” thơ Việt khỏi sự “đô hộ” của thơ Đường. Nhiều học giả, nhà văn, nhà báo đã chỉ trích hay công kích thơ Đường một cách nặng nề. Phạm Quỳnh trên Nam Phong tạp chí, Phan Khôi trên Đông Pháp thời báo, và Trịnh Đình Rư trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy đã liên tiếp đánh phá thành trì thơ Đường. Ông Trịnh Đình Rư còn đề nghị chỉ nên dùng Lục bát và Song thất lục bát là những thể thơ thuần túy Việt Nam.
Năm 1932, “thơ mới” ra đời mà người khởi xướng chính là Phan Khôi với bài “Tình Già”, mở ra cuộc cách mạng thi ca, gây phản ứng dữ dội qua các cuộc bút chiến và diễn thuyết. Kẻ thù số một của thơ mới là thơ Đường. Bốn năm sau, thơ mới toàn thắng. Một điều đáng ghi nhận là những người làm thơ mới hay ủng hộ thơ mới không hề đả động đến lục bát. Trái lại, lục bát vẫn được tôn trọng và hầu hết những nhà thơ mới – trong đó có những người chịu ảnh hưởng sâu đậm của thơ Pháp - đều làm lục bát và để những tác phẩm giá trị.
Một trong những nạn nhân của phong trào thơ mới là:
Tản Đà (1888-1939).
Sau những năm tháng âm thầm cuối đời ông, và sau khi Tản Đà bị Tự Lực Văn Đoàn chế giễu bằng thơ văn và hí họa, ông đã mất trong sự thương tiếc và ngậm ngùi của nhiều người. Người ta cảm hối hận vì đã đối xử bất công và tệ bạc đối với một nhà thơ lớn đã mở đường cho thi ca của thế kỷ 20.
Hai năm sau khi Tản Đà mất, trong Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã “cung chiêu anh hồn Tản Đà”: “Tiên sinh gần chúng tôi lắm. Tiên sinh không mang lốt y phục, lốt tư tưởng của chúng tôi.Nhưng có làm gì những cái lốt. Tiên sinh đã cùng chúng tôi chia sẻ một nỗi khát vọng thoát ly ra ngoài cái tù túng, cái giả dối, cái khô khan của khuôn sáo, Đôi bài của Tiên sinh ra đời từ hơn hai mươi năm trước đã có một giọng phóng túng riêng. Tiên sinh đã dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đang sắp sửa” (1) và Hoài Thanh đã trân trọng mời Tản Đà khai hội Thi Nhân Việt Nam với bài thơ:
Thề Non Nước
Nước non nặng một lời thề
Nước đi đi mãi không về cùng non
Nhớ nhời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không
Non cao những ngóng cùng trông
Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương
Giời tây chiếu bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non!
Dẫu rằng sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa
Non xanh đã biết hay chưa?
Nước đi ra bể lại mưa về nguồn
Nước non hội ngộ còn luôn
Bảo cho non chớ có buồn làm chi!
Nước kia dù hãy còn đi
Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui
Nghìn năm giao ước kết đôi
Non non nước nước không nguôi lời thề
Phan Khôi (1887-1959)
người khởi xướng Thơ Mới, nhà phê bình, nhà thơ cứng cỏi, bất khuất và xông xáo, luôn luôn chiến đấu
Hồng Gai
Hồng nào hồng chẳng có gai
Miễn đừng là thứ hồng rày không hoa
Là hồng thì phải có hoa
Không hoa chỉ có gai mà ai chơi?
Ta yêu hồng lắm hồng ơi!
Có gai mà cũng có mùi hương thơm. (16.3.1951)
Địa vị lục bát không lay chuyển, tình cảm không thay đổi nhưng sắc thái và cường độ, tình cảm đã đổi thay. “Phương Tây bây giờ đã đi tới chỗ sâu nhất trong hồn ta. Ta không còn có thể vui cái vui ngày trước, buồn cái buồn ngày trước, yêu ghét, giận hờn nhất nhất như ngày trước. Đã đành là chỉ có chừng ấy mối tình, như con người muôn nơi và muôn thuở. Nhưng sống trên đất Việt Nam ở đầu thế kỷ hai mươi, những mối tình của ta không khỏi có cái màu sắc riêng, cái dáng dấp riêng của thời đại. “…Các cụ ta ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt… Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya; ta nao nao vì tiếng già lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi; ta thì ta cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân; nhưng đối với ta thì trăm hình, muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xôi… cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu… Mấy câu nói xa bồ, liều lĩnh mà tha thiết của ông Lưu Trọng Lư ở nhà học hội Qui Nhơn Juin 1934 đã vạch rõ tâm lý cả lớp thanh niên chúng ta”.
Tình chúng ta đã đổi mới, thơ chúng ta cũng phải đổi mới vậy. Cái khát vọng cởi trói cho thi ca chỉ là cái khát vọng nói rõ những điều kín nhiệm u uất, “cái khát vọng được thành thực” (Hoài Thanh: Sđd-tr 11-12).
Lưu Trọng Lư:
Là người đầu tiên đã hưởng ứng sáng kiến làm thơ mới của ông Phan Khôi. Cùng với Phan Văn Dật, Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Thư, Vũ Hoàng Chương, Hằng Phương, Mộng Huyền… Lưu Trọng Lư đã được Hoài Thanh xếp vào một trong ba dòng thơ mới “dòng những thơ tuy có chịu ảnh hưởng phương Tây nhưng rất ít và cũng không chịu ảnh hưởng thơ Đường. Thơ của họ có tính cách Việt Nam rõ rệt” (HT: Sđ d tr 36)
Thơ Sầu Rụng
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ.
Để tóc vướng vần thơ sầu rụng,
Mái tóc buồn thơ cũng buồn theo.
Những ngày lạnh rớt, gió vèo trong cây.
Mùi hương hàng xóm bay đầy mái đông.
Thời gian lặng rớt một dòng buồn tênh. (Tiếng Thu)
Thế Lữ:
Tác giả tập Mấy Vần Thơ, (tập thơ mới đầu tiên), “người đầu tiên chịu ảnh hưởng Pháp rất đậm đà” đã có thời được tôn làm đệ nhất thi hào. “Thơ Thế Lữ là nơi hẹn hò của hai nguồn thi cảm. Thế Lữ đã băn khoăn trước hai nẻo đường: nẻo về quá khứ với mơ mòng, nẻo tới tương lai và thực tế… Nhưng hình như có hồi Thế Lữ đã đi lầm đường. Bởi người ta nói quá nhiều, nên thi nhân tưởng quê hương mình là tiên giới và quên rằng đặc sắc của người chính ở chỗ tả những vẻ đẹp thực của trần gian” (TNVN – tr62)
Tiếng Sáo Thiên Thai
Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi,
Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng.
Tiếng đưa hiu hắt bên lòng,
Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn...
Tiên Nga tóc xoã bên nguồn.
Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu;
Mây hồng ngừng lại sau đèo,
Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi.
Trời cao, xanh ngắt. - Ô kìa
Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai.
Theo chim, tiếng sáo lên khơi,
Lại theo giòng suối bên người Tiên Nga.
Khi cao, vút tận mây mờ,
Khi gần, vắt vẻo bên bờ cây xanh,
Êm như lọt tiếng tơ tình,
Đẹp như Ngọc Nữ uốn mình trong không.
Thiên Thai thoảng gió mơ mòng,
Ngọc Chân buồn tưởng tiếng lòng xa bay...
Xuân Diệu:
“Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời sống vội vàng, sống cuống quít, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết” (TNVN-tr116)
Chiều
Hôm nay, trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...
Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn,
Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương.
Phất phơ hồn của bông hường,
Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng.
Nghe chừng gió nhớ qua sông,
E bên lau lách thuyền không vắng bờ.
- Không gian như có dây tơ,
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn... (Thơ Thơ)
Huy Cận:
“Nguồn thơ đã sẵn lòng, đời thi nhân không cần có nhiều chuyện. Huy Cận có lẽ đã sống một cuộc đời rất bình thường, nhưng người luôn luôn lắng nghe mình sống để ghi lấy cái nhịp nhàng lặng lẽ của thế giới bên trong. Huy Cận triền miên trong cảnh xưa, trò chuyện với người xưa, luôn luôn đi về trên con đường thời gian vô tận. Có lúc hình như thi nhân không phân biệt mộng với thực, ngày trước với ngày nay. Cảnh trước mắt người mơ màng như đã thấy ở một kiếp nào; tình với nhóm người tưởng chừng đã hẹn hò đâu “từ vạn kỷ””. (TNVN-tr136-137)
Ngậm Ngùi
Nắng chia nửa bãi, chiều rồi...
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu.
Sợi buồn con nhện giăng mau,
Em ơi! Hãy ngủ... anh hầu quạt đây.
Lòng anh mở với quạt này,
Trăm con chim mộng về bay đầu giường.
Ngủ đi em, mộng bình thường!
Ru em sẵn tiếng thuỳ dương mấy bờ...
Cây dài bóng xế ngẩn ngơ...
- Hồn em đã chín mấy mùa thương đau?
Tay anh em hãy tựa đầu,
Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi... (Lửa Thiêng)
Các tác giả khác:
Nguyễn Bính: Tình Giấc Chiêm Bao
Hồ Dzếnh: Nhà thơ mẹ Việt, cha Tàu nhưng yêu quê Ngoại hơn quê nội.
Duyên Ý
Đoàn Văn Cừ:
“Trong các nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi dào mà rực rỡ như Đoàn Văn Cừ. Những bức tranh trong thơ Đoàn Văn Cừ không phải chỉ đơn sơ vài nét như các bức tranh xưa của Á Đông. Bức tranh nào cũng đầy đẫy sự sống và rộn ràng những hình sắc tươi vui. Mỗi bức tranh là một thế giới linh hoạt. Người xem tranh hoa mắt vì những nét, những màu hình như rối rít cả lại; nhưng nhìn kỹ thì màu nào, nét nào cũng ngộ nghĩnh, vui vui” (TNVN – tr 187)
Lá Thư Xuân
Vũ Hoàng Chương:
Nhà thơ vang bóng một thời và chưa muốn vắng bóng. Nàng thơ của ông vẫn thoi thóp thở những hơi cuối cùng…
Bức Khăn Mừng Cưới
Phan Văn Dật:
“Thơ Phan Văn Dật không rực rỡ, không rắt réo, không hùng tráng, không làm ta bồi hồi ngây ngất nhưng vẫn khiến ta ưa đọc: nó là những vần thơ dễ thương. Ta không cảm phục mà lưu luyến, cũng như ta lưu luyến đất Kinh đô là nơi quê hương của thi sĩ. Người yêu văn sẽ xem thi nhân như bạn nếu không thể xem như thầy” (TNVN – tr 328)
Nàng Con Gái Họ Dương
Nguyễn Đình Thư: “Thơ Nguyễn Đình Thư không nói chuyện gì lạ: một chút tình thoáng qua, một đêm trăng lạnh, vài con bướm vẽ vành, một buổi chia ly, nỗi lòng người bị tình phụ, đi lại chỉ những buồn thương, những vui sướng rất quen… Riêng trong lối lục bát, thỉnh thoảng ta gặp lại những câu phản phất giọng Kiều hay giọng ca dao lẫn với một tí phong vị mới” (TNVN – tr 376-377)
Đến Chiều
- Một thương là sự đã liều,
Hằng Phương.
Vợ ông Vũ Ngọc Phan, con ông Lê Dư… Thơ Hằng Phương cùng một giọng êm dịu, ngọt ngào như thơ Vân Đài. Nhưng dấu tích thơ Đường và thành thực hơn… lời thơ dễ thương (T.N.V.N.tr354).
Lòng Quê
Đưa Thư
Ngân Giang:
Xuân Diệu:
Hỏi
Mộng Duyên
Trong lời thơ hiu hắt một linh hồn yểu điệu và buồn buồn., hay thương người mà cũng rất dễ thương. Nó không tràn ngập, không lấn áp hồn ta. Nó chỉ nhẹ nhàng, chỉ âm thầm và e lệ. (T.N.V.N – tr.374)
Vườn Hoang
Bùi Giáng:
Đọc một số thờ Bùi Giáng, ta cảm thấy vui vui, ngộ ngộ rồi chợt buồn buồn như nghe một người điên nói lảm nhảm ngoài đường phố. Lời nói của người điên xũng vần vè, nhịp nhàng và không kém phần lý thú. Tuy nhiên, Bùi Giáng cũng có những bài lục bát rất bình thường.
Em Về
Nguyên Sa:
Cũng như Xuân Diệu thời tiền chiến, Nguyên Sa của thời bây giờ là nhà thơ của tình yêu rào rạt. Tập thơ Nguyên Sa là một trong số ít tập thơ bán chạy nhất. Riêng tôi, tôi thích Nguyên Sa của tập thơ Những năm sáu mươi hơn. Tác phẩm này chứng tỏ trái tim ông không phải là cây đàn một điệu, Nguyên Sa ít làm lục bát. Đây là một trong vài bài thơ mới nhất của ông:
Dặn Dò
Cung Trầm Tưởng
Muốn làm mới thơ lục bát nhưng lục bát của ông bây giờ cũng đã cũ.
Thu Biệt
Trần Dạ Từ:
Tác giả của hai tập thơ tình thuần túy Tơ Tình Trong Đêm và Thuở Làm Thơ Yêu Em.
Buổi Hẹn Đầu
Viên Linh: Thành công ở thơ với tập Hóa thân hơn là tiểu thuyết.
Phượng Liên
Luân Hoán:
Nhà thơ của tình yêu êm đềm và ngậm ngùi như trong ca dao nhưng những tập thơ “chìm” của ông như: Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu, Hòa Bình Ơi Hãy Đến… mới nói lên được lương tâm của một nhà thơ trong thời máu lửa.
Về Nằm Lại Nơi Mới Cưới
Dương Kiên:
Nổi tiếng về văn hơn là thơ mặc dầu tác phẩm đầu tay của ông là tập thơ Thú Đau Thương xuất bản năm 1991.
Hồn Thơ Lục Bát
Thành Tôn:
Thơ Thành Tôn rất khác xa với khuôn mặt và nụ cười của tác giả lúc nào cũng ngoan và hiền. Quảng Tín vừa di tản. Không biết Thành Tôn đi về đâu và ra sao? Cầu chúc bình yên để tiếp tục “Thắp Tình”.
Ranh Giới
Hoài Khanh:
Người yêu thơ lục bát “Lục Bát” là nhan đề một tập thơ của ông.
Mặn Nồng
Nguyễn Đức Sơn: Một ngôi sao lạ, cô đơn và lạc lõng.
Đốt Cỏ Ngoài Rừng
Hoàng Lộc:
Như Thuở Mưa Bay
Chu Vương Miện:
Xuân Cao Nguyên
Phạm Thiên Thư:
Nhà thơ sở trường về lục bát, đã sử dụng lục bát để thi hóa một số kinh Phật và có tham vọng lớn hơn hoặc như Nguyễn Du với tác phẩm Đoạn Trường Vô Thanh. Từ sau Nguyễn Du, ta mới được đọc những tác phẩm lục bát dài hơi và trau chuốt như thế. Mong ông đưa lục bát từ “Động Hoa Vàng” bước xuống cuộc đời…
Động Hoa Vàng
Du Tử Lê:
Hạnh Phúc Cho Hưyền Châu
Nhã Ca:
Đêm Nghe Tin Chiến Sự
Tuệ Mai:
Ly Ca Hồng
Khuôn khổ của bài viết này không cho phép tôi trích dẫn và giới thiệu dài dòng và đầy đủ các tác giả và các tác phẩm. Xin cáo lỗi và xin hẹn một dịp khác.
Để kết luận, tôi xin mượn những lời trong bài diễn văn Nguyễn Du một niềm tin của ông Vũ Hoàng Chương đọc Ngày Mười Tám Tháng Tám Năm Kỷ Dậu (11/9/1969) tức là ngày kỵ thứ 149 của thi hào: “Người tuy đã mất của tin vẫn còn, vẫn được trân trọng gìn giữ và phát huy từng khía cạnh hào quang. Không phải trước tiên sinh, dân tộc ta coi thường tiếng mẹ đẻ, không phải trước tiên sinh thể ca Lục bát chưa lưu hành và được ưa thích; nhưng phải nhần rằng từ sau lúc tập truyện nôm mang nhau để Kim Vân Kiều truyện” dưới triều vua Minh Mạng, rồi nhau đề “Đoạn Trường Tân Thanh” dưới triều vua Tự Đức, dân tộc ta vững tin vào ngôn ngữ của mình hơn và tin vào khả năng truyền cảm đặc biệt của thể văn vần “trên sáu dưới tám” chẳng còn nghĩ đó là thể “vè” thuận miệng là đọc ra được “nôm na mách qué”, trẻ con cũng làm nổi…
Chứng cứ là sau khi “Đoạn Trường Tân Thanh” bay vút lên như một Tiếng ho tiếng vang dậy núi sông đã có biết bao nhiêu tiếng hưởng ứng tạo nên một hợp tấu vĩ đại chưa từng thấy bao giờ. Nào “Mai Đình Mộng Ký” của Nguyễn Huy Hổ, “Nhị Thập Tứ Hiếu” của Lý Văn Phức, “Lục Văn Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu. “Hà thành Chánh Khí” của Nguyễn Văn Giai. Sang thế kỷ 20, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu chẳng đã được đưa lên tột đỉnh danh vọng nhờ những bài lục bát đó sao? … Rồi phong trào Thơ Mới bừng lên như sấm sét, lật đổ cái địa vị gần như chánh thức của Thơ Đường luật Thất ngôn bát cú, để thay thế bằng những thể thơ gieo vần khác hẳn, đặt câu khác hẳn, lựa chữ khác hẳn… Phong trào đã thành công rực rỡ quả là một cuộc cách mạng thơ ca khơi nguồn cảm hứng mới vào những bài “thơ mới”. Nhưng nếu tôi nhớ không lầm thì nhiều độc giả chỉ mê Thế Lữ qua bài “Tiếng Sáo Thiên Thai” và chỉ thưởng thức Huy Cận trong những bài “Ngậm Ngùi”, “Thu Rừng”, “Đẹp Xưa”. Nghĩa là nhưng bài viết theo thể “trên sáu dưới tám”!... Thì ra các nhà thơ mới cũng đã hiểu cái giá trị độc đáo tỏa ra từ “chút của tin” mà thi hào Nguyễn Du về cho họ để trân trọng gìn giữ, phát huy rồi trao lại cho nhưng ai đến sau học.
Cùng một lúc với Thế Lữ, Huy Cận còn có cả Đinh Hùng, Hồ Dzếnh, Lưu Trọng Lư, Bàng Bá Lân và nhất là Nguyễn Bính. Tập “Lỡ Bước Sang Ngang” của nhà thơ này chẳng đã làm rơi lệ biết bao sinh viên, học sinh, thôn nữ và được in đi in lại không biết lấn thứ mấy mươi bất chấp mọi chủ nghĩa, mọi chia cắt… Từ năm 1956, Thơ Tự Do nổi lên thành phong trào, nhất định gạt bỏ những thể thơ đã có từ trước. Nhưng chỉ một vài người là thực sự có can đảm quay lưng lại thể Lục bát cố hữu mà thôi. Và cũng chỉ một vài năm sau, trên thi đàn miền Nam lại tràn ngập những tiết điệu quen thuộc, do những cây bút trẻ nhất, hăng hái đổi mới nhất: Cung Trầm Tưởng, Huy Lực, Tuệ Mai v.v… hàng ngũ vô cùng đông đảo. Rồi Trần Tuấn Kiệt, Bùi Giáng, hai nhà thơ hầu như chỉ gắn bó với “Lục Bát” coi đó là ngôn ngữ chính thức của mình. Đến hôm nay thì có thể bảo thơ Lục bát đã trở thành “Thơ hôm nay”, vì lớp trẻ đang mê nó hơn cả sự nghiệp, mê giai nhân. Tập “Lục Bát Ca” của Luân Hoán và Lê Vĩnh Thọ do Vĩnh Điện phổ nhạc trình bày tại Đà Nẵng ngày 27 tháng vừa qua, đông đảo người dự thính, gây xúc động đến mức được coi như buổi “Thơ nhạc quê hương”, thiết nghĩ chẳng còn bằng chứng nào xác đáng hơn thế. Không phải Thơ Tự do bị rơi! Không! Thanh Tâm Tuyền, Nguyên Sa vẫn được ưa chuộng lắm. Nhưng điều cần ghi nhận là thơ Lục bát chẳng bao giờ ngớt tuôn trào tiếng nhạc trầm dịu tha thiết của nó trong mạch máu dân tộc này. “Chút của tin” mà Nguyễn Du trao lại chẳng bao giờ bị lãng quên. Nhất là trong lòng những cuộc bể dâu tàn khốc đau đớn, nó càng sáng lên, như mặt trời mặt trăng, hay nói cho đúng hơn, như hàng hàng châu lệ của đất nước.
Lê Vĩnh Thọ