
Có thật nhà vua mắc phải cái bệnh huyễn vựng nầy không? Hôm nay xin lại đưa vấn đề ra thảo luận.
Huyễn Vựng tiếng Anh gọi là Vertigo, Giddiness, là chứng xây xẩm mặt mày. Y học bảo vì làm việc nhiều mà ăn uống thất thường, sinh ra thất huyết, có nơi gọi là bần huyết. Tiểu não bị tổn hại, tiểu não (cerebellum) nằm sau đại não.
Người bình thường thì ai bảo sao hay vậy, nhưng có những người không chịu, và đặt nhiều nghi vấn. Đành rằng nhà vua say mê công việc, có tài cả văn lẫn vũ, mỗi khi có việc thường ở đêm lại cung Vị Ương để giải quyết cho xong. Nhưng nhà vua rất mạnh khỏe, dại gì mà làm việc đến bệnh hoạn, để phải mắc chứng bệnh ấy.
Sau khi chiến thắng cả bên trong lẫn quân Mãn Thanh, Vua Càn Long phải chịu phong làm An Nam Quốc Vương, nhà vua nhận thấy nước ta đã đi đến thời có thể đương đầu với nhà Thanh về cả hai mặt quân sự và chính trị. Chỉ trong vòng mấy năm trời mà nước Việt Nam ta đã được xây dựng với một quy chế độc lập, về Quân Sự, Chính Trị, Kinh Tế cùng Văn Hóa.
Biết dùng chữ Nôm thay chữ Hán để khỏi lệ thuộc người Trung Hoa. Năm 1791, nhà vua gửi sứ bộ sang Trung Quốc đòi lại hai tỉnh Lưỡng Quảng mà sử gia ghi rằng đó chỉ là một lối thăm dò đường lối, có thể là chưa phải lúc thực hiện, một mặt khác còn xin cưới Công Chúa con gái vua nhà Thanh.
Huyễn Vựng tiếng Anh gọi là Vertigo, Giddiness, là chứng xây xẩm mặt mày. Y học bảo vì làm việc nhiều mà ăn uống thất thường, sinh ra thất huyết, có nơi gọi là bần huyết. Tiểu não bị tổn hại, tiểu não (cerebellum) nằm sau đại não.
Người bình thường thì ai bảo sao hay vậy, nhưng có những người không chịu, và đặt nhiều nghi vấn. Đành rằng nhà vua say mê công việc, có tài cả văn lẫn vũ, mỗi khi có việc thường ở đêm lại cung Vị Ương để giải quyết cho xong. Nhưng nhà vua rất mạnh khỏe, dại gì mà làm việc đến bệnh hoạn, để phải mắc chứng bệnh ấy.
Sau khi chiến thắng cả bên trong lẫn quân Mãn Thanh, Vua Càn Long phải chịu phong làm An Nam Quốc Vương, nhà vua nhận thấy nước ta đã đi đến thời có thể đương đầu với nhà Thanh về cả hai mặt quân sự và chính trị. Chỉ trong vòng mấy năm trời mà nước Việt Nam ta đã được xây dựng với một quy chế độc lập, về Quân Sự, Chính Trị, Kinh Tế cùng Văn Hóa.
Biết dùng chữ Nôm thay chữ Hán để khỏi lệ thuộc người Trung Hoa. Năm 1791, nhà vua gửi sứ bộ sang Trung Quốc đòi lại hai tỉnh Lưỡng Quảng mà sử gia ghi rằng đó chỉ là một lối thăm dò đường lối, có thể là chưa phải lúc thực hiện, một mặt khác còn xin cưới Công Chúa con gái vua nhà Thanh.
Sứ đi vừa đến nơi thì nghe tin nhà vua Băng. Cái chết bất ngờ nầy đã làm thay đổi toàn diện nước Việt Nam. Chúa Nguyễn Ánh ở trong Nam, nhờ sự giúp của các vị truyền giáo đã được người Pháp tiếp sức nên đã thắng quân Tây Sơn lúc ấy như rắn mất đầu, mặc dầu có Nguyễn Nhạc. Chúa Nguyễn Ánh đã xây cơ đồ nhà Nguyễn hơn một trăm năm dưới sự đô hộ của người Pháp.
Vào thời Bảo Hộ cũng như dưới triều Nguyễn chẳng mấy ai dám đặt câu hỏi về cái chết của vua Quang Trung có thuyết bảo người của nhà Thanh đầu độc, có thuyết bảo không phải.
Lịch sử Việt Nam xưa ghi rằng nước Việt Nam Đông giáp bể Nam Hải, Tây giáp nước Ba Thục, Bắc giáp Hồ Động Đình, và Nam giáp nước Hồ Tôn, vì lý do ấy nên vua Quang Trung mới muốn đòi lại một phần đất đai.
Một thuyết thứ hai bảo rằng thời ấy, quãng 1765-1777, có một vị thầy địa lý người Trung Hoa, hay lang thang ở vùng Hoành Sơn, đi tìm Long Mạch, vì biết rằng đất đai miền Nam rất nhiều núi non, có thể có những thứ vương khí lạ lùng.
Khi tìm được Long Mạch, ông thầy về xứ bốc mộ tổ sang, tưởng để cho con cháu sau nầy sẽ được làm vua thiên hạ. Nguyễn Nhạc đã theo rõi và biết được, mang hài cốt của cha là Nguyễn Phi Phúc chôn vào lòng huyệt.
Khi biết tin Nguyễn Huệ chiến thắng quân Mãn Thanh, xưng Vương ở Nam Việt, ông thầy địa lý giận lắm, tìm cách xúi giục vua Càn Long chọn những thầy cao tay về thuật Phong Thủy tức là môn Địa Lý, đưa sang Việt Nam để tìm cách trấn áp, tiêu diệt cái vương khí của xứ Nam Việt nầy. Cố nhiên là trong các thầy Địa Lý được cử đi có cả ông thầy Tàu nầy nữa.
Đến Quy Nhơn, khi biết chắc là anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đã nhờ ngôi đất do mình tìm ra, mà phát được Đế Vương, ông thầy bắt con trai trá hình đến dụ Nguyễn Nhạc cải tạo thiên nhiên. Cho đào nhánh sông bên phải, từ cây Muỗng chảy xuống Đông Nam, và đào nhánh bên trái từ Đá Hàng chảy thẳng ra Đông Bắc. Long Mạch bị trọng thương, mặc dầu nhìn phong cảnh rất đẹp. Hoành Sơn ngó xuống điểm giao thủy.
Theo thuật Phong Thủy ai cũng biết rằng Vương Khí đi từ Tây Bắc xuống Đông Nam, mặc dầu xét ở Trung Nguyên Thiên Thị, thì tuy xứ Nam Việt không nhận nhiều như những vùng tại khu vực Hoàng Hà, và Trường Giang nhưng, các vị Thiên Văn và Địa Lý gia của Trung Quốc đều phải công nhận rằng đất đai miền Nam có nhiều Vương Khí lạ lùng.
Ngày xưa Cao Biền cũng đã làm nhiều công việc trấn ếm trừ khử nhưng ông mới chỉ làm ở miền Bắc, vì sự thực thì hồi ấy nước Ta cũng chưa mở mang vào xa, mặc dầu là Nam giáp nước Hồ Tôn, mà giáp tức là cũng rất xa với đất Kinh Đô. Vì Cao Biền đã trấn ếm nhiều ở đất Bắc vì vậy mà người ta nhận thấy đất Bắc có lắm ngôi mộ phát Văn hơn là phát Vũ.
Hầu như những người Việt Nam nào thật sự yêu quê hương, vì quê hương (không phải yêu vì mình, cho mình, có hai loại yêu, xin nhận xét kỹ), đều mang chung một mối ưu tư, đó là vấn đề giữa người Việt Nam với nhau.
Có thuyết cho rằng, vì bị đô hộ quá lâu, mà những tên thực dân đi đô hộ, thì Á hay Âu cũng đều có những lề lối cai trị giống nhau, tìm cách chia rẽ, phân cắt cho dễ trị, dễ chỉ huy, điều khiển, gõ đầu.
Nhắc lại Cao Biền, là một người rất giỏi về thuật Phong Thủy cháu của Sùng Văn, ông ta ham đọc sách, lấy bút hiệu là Thiên Lý, giỏi cả văn lẫn vũ. Năm Bính Tuất 866 được vua Đường Hàm Thông, gửi qua làm Tiết Độ Sứ Giao Châu, Cao Biền nhờ giỏi Phong Thủy, Thiên Văn nên biết rằng đất đai miền Nam rất đặc biệt, có những thứ khí rất kỳ lạ, và bổn phận của Cao Biền thời ấy là phải làm sao ếm cho hết tất cả những ngôi đất có thể phát Đế Vương, sợ phản lại với Thiên Triều.
Qua mấy lần khởi nghĩa của các bậc anh hùng nước Nam, người Tàu đã ý thức được thế nào là sự có thể mất ngôi, Cao Biền hay giả vờ đi thăm đất nước nhưng cứ thấy nơi nào có khí mạch là trấn ếm hết.
Ngày nay các vị Thiên Văn, Phong Thủy thường phàn nàn rằng Núi Non ở xứ Việt có mạch mà không có khí, hoặc có khí thì khí nhược, bất túc. Họ có bao giờ nghĩ rằng lỗi của Cao Biền rất nhiều.
Nói đến phương Nam đây là phương Nam của xứ Trung Hoa, và xin nhắc lại một lần nữa rằng thời ấy, nước ta Bắc giáp tới Hồ Động Đình là còn trên cả Quảng Châu.
Cũng theo các sách vở về Thiên Văn, Địa Lý, cho rằng địa khí suy nhược thì chỉ có thể sản sinh ra được những người thông minh, có tài về văn mà thiếu về vũ, nhất là không thể phát Đế Vương được lâu dài.
Do ở sự trấn ếm để cố ý làm cho thổ bạc thủy thiển nầy, nên mới nghe nói đến những sự phá tướng, sự thông minh trở thành khôn lanh, nhưng lòng dạ thường chật hẹp khí độ thấp bé, giỏi âm mưu xảo trá, thủ đoạn có dư mà lòng chân thành không đủ.
Hãy xét lại mấy chục năm nay và nhất là từ mươi năm qua nầy, tình trạng đất nước như thế nào, khỏi cần nói dài.
Người xưa còn tin rằng ai sinh trưởng ở đâu thì đều tùy thuộc ở phong thủy địa phương ấy. Lắm khi chỉ cách nhau có hai bờ sông, hoặc vài chục dặm mà tính nết khác hẳn nhau.
Đoạn trên có nhắc đến Thiên Thị Viên. Theo sách Cam Chu, quyển Thiên Đạo, chia ra Tam Nguyên, ở trên trời gồm có các Hành Tinh, Hằng Tinh và Nhị Thập Bát Tú. Tam Nguyên được chia ra Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên. Thượng Nguyên là Thái Vi Viên với mươi vì sao. Trung Nguyên là Tử Vi Viên với mười lăm vì sao và Hạ Nguyên là Thiên Thị Viên với hai mươi vì sao.
Thái Vi thuộc phía Nam của sao Bắc Đẩu và phía Bắc của 2 vì sao Chẩn và Dực. Trong Thái Vi có Ngũ Đế Tòa. Tử Vi ở về phía Đông Bắc của sao Bắc Đẩu có Đại Đế Tòa và Hạ Nguyên Thiên Thị là nơi chợ trời, chư vị anh hùng vua chúa đều tụ họp ở đây.
Thiên Thị ở phía Đông Bắc của hai sao Phòng và Tâm, theo tên Âu là vùng Scorpii. Đế Tòa ở Trung Khu, ngày nay,với những sự đổi dời, muốn nói ra thì phải thật dài giòng với bao nhiêu dẫn chứng.
Tiếng Anh không dịch ra được chữ Nguyên, như chúng ta đọc lên là hiểu được ngay, có sách dịch là Enclosure, có sách dịch là Screen.
Scorpion hay Scorpii ta dịch là Thiên Yết, con Bò Cạp, trong tòa sao nầy có sao Orion sáng mà sắc hơi ngả hồng, năm 1975, các Thiên Văn Gia ở tại Á Châu đã xem nhân ngày 30 Tháng Tư năm ấy. Họ nhận thấy nước Việt Nam đang còn nhiều hãm khí, chắc phải lận đận dài dài. Cần phải có một áp lực hoặc một nhân vật kỳ tài nào hoặc phải có một sức mạnh của khí thiêng sông núi hun đúc để gây thành một mối đoàn kết thế nào thì mới có cơ giải tỏa.
Trở lại với bệnh Huyễn Vựng của vua Quang Trung. Nếu chịu khó đọc kỹ lịch sử về những trận chiến ở vùng Hạ Hồi, Ngọc Hồi, Khương Thượng. Xét lại cái chết của tướng Tàu Sầm Nghi Đống, nhất là sau vụ bỏ chạy của Tôn Sĩ Nghị qua sông Nhị Hà, quân lính chạy theo, chen chúc đến nỗi cầu đứt rơi xuống sông và xác chết làm nghẽn cả sông.
Nhục nhã hơn nữa cho quân nhà Thanh là khi vua Quang Trung vào thành Thăng Long khao quân, đúng ngày Mùng 7 Tháng Giêng như lời nhà vua hứa với quân lính trước ngày lên đường ra Bắc.
Đối với đám tàn quân nhà Thanh còn sót lại, không chạy kịp, nhà vua hạ lệnh cho ra đầu thú, sẽ không giết mà còn đối xử tử tế, cung cấp cơm ăn áo mặc… Không phải như ngày nay, người một xứ mà trả thù nhau.
Sử ghi chỉ trong vòng 10 ngày, số tàn quân ra thú có tới vài vạn người, không kể những đống xác Kình Nghê dưới sông. Những trang sử ghi lại đoạn khi 20 vạn quân của Tôn Sĩ Nghị xuất binh, với bao nhiêu lời giả trá, huênh hoang, tự tôn và khinh địch, nhất quyết quân ta không thể nào đủ sức để kháng cự.
Hẳn vì sau mấy thế kỷ những trang sử trước đã phai mờ theo thời gian họ đã quên mất những trận đánh đuổi quân nhà Nguyên, năm 1284-88 cũng đã có cả mấy chục vạn quân sang xứ Đại Việt, và đã bị thất trận chôn xác trên sông Bạch Đằng, Ải Chi Lăng, Vạn Kiếp.
Những sự nhục nhã kể trên đã làm cho quan quân nhà Thanh không nuốt xuống, và sự trả thù cũng như sự lo sợ rằng nếu để yên nước Việt nầy thì có ngày, chắc người Tàu phải học chữ Nôm, phải theo tất cả những lề lối, phong tục của người Việt chăng.
Theo đạo đức của Phong Thủy thì chỉ khi nào mình trấn ếm để phá người thì mới phải chịu tội với trời đất. Đây ta thấy Nguyễn Nhạc chỉ có giành cái công đi tìm ra được ngôi đất của ông thầy Tàu thôi, hơn nữa, ngôi đất nầy lại ở trên xứ ta, thế mà nước Việt Nam đành chịu mất một cơ hội để trở thành cường thịnh. Trời say rượu đấy chăng?
Một lần nữa kẻ viết bài nầy nhất định rằng vua Quang Trung không bị mắc bệnh Huyễn Vựng
Minh Đức Hoài Trinh