User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
phu nu viet nam 13 
Trong bài I, chúng tôi đã phân tích bản tính tự do và độc lập của người đàn bà dân dã trong lãnh vực yêu đương, khác với tính phục tòng và lệ thuộc vào người cha, người chồng, hay người con trai trưởng của những người con gái trong những gia đình khuê các. Một câu nói thường xuyên trong những gia đình Nho giáo cổ truyền là “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” [Có được một người con trai là có, có được mười người con gái cũng như không]. Do đó, giá trị của người con gái, trong bối cảnh văn hoá Nho giáo cổ truyền, không thể nào ngang hàng với các “đấng” nam nhi. Ngược lại, người con gái thôn quê không những bình đẳng với nam nhi, nhất là trong lãnh vực tình cảm lứa đôi, mà, trong thực tế, còn có thể vượt trội hơn cả sự tự do của người con trai nữa. Con gái, đàn bà dân dã không những tự cho mình cái tự do gặp gỡ con trai và phát biểu những cảm tình yêu đương một cách thoải mái, mà - để có thể đi đến hôn nhân – còn tra hỏi gia cảnh, thử thách những hiểu biết thường thức như phong tục tập quán của người bình dân, thử thách sự hiểu biết về đạo đức cũng như sở học uyên bác của người con trai nữa.
 
Trong bài này, tính tự do và độc lập của người con gái, đàn bà thôn quê được khai triển rộng hơn qua phân tích những câu ca dao, tục ngữ phản ánh sự phản kháng đối với những tập tục do văn hoá cổ truyền không phù hợp với bản tính tự do và độc lập của người đàn bà vùng thôn quê. Một tập tục quen thuộc là hôn nhân do cha mẹ quyết định, điều hoàn toàn đi ngược lại với bản chất tự do và độc lập của người đàn bà dân dã.
 
Thực ra, người ta rất ít khi thấy hiện tượng cha mẹ quyết định hôn nhân trong những gia đình thuần tuý nông dân. Hiện tượng này chỉ xảy ra trong những gia đình tương đối khá giả, chịu ảnh hưởng phần nào của Nho giáo hay có thành viên trong gia đình là sĩ tử hoặc thầy đồ. Dù có hiện tượng cha mẹ quyết định hôn nhân, nhưng vì những gia đình này cận kề với thôn quê hay phát xuất từ giới nông dân trong thời gian gần đây nên vẫn còn lưu giữ bản tính tự do, độc lập cố hữu. Do đó, chúng ta thấy ngay ý thức phản kháng, thách thức tập tục này qua cách thức người con gái giành lấy quyền chủ động về phần mình trong việc hôn nhân:
 
Anh lui về têm năm miếng trầu cho tốt,
Chuốc một chén rượu cho đầy,
Đặt lên tràng kỷ, bàn xây.
Anh đứng đó, em lại đứng đây,
Để em thưa mẹ, em bẫm thầy,
Người có y tâm, chước lượng, bận nầy ta trao duyên.
 
Dầu thầy với mẹ không thương,
Đôi ta tri chiếu, lạy từ ngoài đường lạy vô.
Lạy cùng ông bác, ba cô,
Lạy cùng làng xóm, nói vô tôi nhờ.
Lạy cùng bà Nguyệt, ông Tơ,
Xe sao cho trọn, một giờ bén duyên.
 
Hai hàng nước mắt tuôn rơi,
Khóc lên thì sợ bạn cười đôi ta.
Việc này tại mẹ cùng cha,
Tại chú cùng bác, ông bà, anh em.
Mặc ai chia rẽ phận duyên,
Đôi ta cứ giữ lời nguyền sắt son.
 
Đôi ta như lúa đòng đòng,
Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha.
Đôi ta như chỉ xe ba,
Thầy mẹ xe ít, đôi ta xe nhiều.
 
Sự phản kháng việc cha mẹ quyết định hôn nhân - ngoài lí do thâm sâu là vi phạm bản chất tự do và độc lập trong quyết định quan hệ tình cảm của người đàn bà thôn dã - trong nhiều trường hợp, còn có căn nguyên rất hợp luận lí, như việc người con gái bị gả cho một người đàn ông mà mình chưa hề biết mặt hay một người còn ở tuổi ấu thơ.
 
Lấy chồng chẳng biết mặt chồng,
Đêm nằm tơ tưởng nghĩ ông láng giềng.
 
Cây cao lá nh chi chi,
Chng em nó bé, biết gì mà ghen.
Ti hôm qua nó vn chơi đèn,
Mua quà cúng m, còn ghen ni gì.
 
Ngoài ra lễ giáo ràng buộc còn bắt ép goá phụ, trong trường hợp chồng mất sớm, phải để tang chồng 3 năm mới được tái giá gây thiệt hại cho tuổi xuân xanh của người đàn bà. Người đàn bà dân dã có lí do chính đáng để đối kháng lại những câu thúc bất công này.
 
Lênh đênh chiếc lá gia dòng,
Thương thân goá ba, phòng không l thì.
Gió đưa cây trúc ngã qu,
Ba năm trc tiết, còn gì là xuân!
Giàu thì tht ch cơm canh,
Khó thì lưng rau, đĩa mui; cúng anh, tôi đi ly chng.
 
Thiếp sm cho chàng cái tiu hoa chanh,
Đôi đu ch th, xung quanh hoa hi.
Ly chàng tam t ly chàng ôi,
Chàng đà thit phn, cho thiếp tôi đi ly chng.
 
 goá ba năm, ly chng hay ng
 
Hi anh chng cũ tôi ơi,
Anh có khôn thiêng thì anh tr dy ăn xôi, nghe kèn.
Thôi anh đã v nghiy, xin anh đng ghen,
Đ cho k khác cm quyn thê nhi.
Giàu thì tht cá cơm canh,
Khó thì lưng rau đĩa mui, cúng anh tôi đi ly chng.
 
Hi anh chng cũ tôi ơi!
Anh có khôn thiêng xin anh tr dy ăn xôi, nghe kèn.
Thôi, anh đã v kiếy, xin anh đng ghen,
Đ cho ngưi khác cm quyn thê nhi.
Ming em khóc, tay em bế m cái ông thn vì,
Tay em gt nưc mt, tay em thì thp nén nhang.
Bi vì đâu mà em xót ni muôn vàn.
 
Chúng ta thấy nỗ lực của người đàn bà dân dã giành lại phần quyết định yêu đương và hôn nhân về phần mình càng lúc càng rõ nét:
 
Mẹ cha nói rứa mặc người,
Hai ta thương chắc lâu dài thì hơn.
Lên rừng bẻ mái, rút mây,
Bẻ mái, mái gãy; rút mây, mây giòn.
Lặn sui, trèo non,
Đi tìm quan họ.
Thầy mẹ tôi ép
Lấy chồng trong làng.
i chỉ nói ngang
Chồng con chi vội
Để tôi đi hội
Hát đúm chơi bời
Tôi ước tìm người
Bao dong [dung], lịch sự.
Tôi ước tìm người
Quân tử làng thôi.
Tôi ước tìm người
Mười chín đôi mươi.
 
Nhà em năm bảy chị em,
Bác mẹ còn thèm một chút rể xa.
Em là con gái thứ ba,
Thầy mẹ tính gả chồng xa, xứ người.
Thấy chàng đẹp nết, tốt tươi,
Tươi quần, tươi áo, tươi đôi má hồng.
Ví dù chàng hãy còn không,
Để em xin tới vườn hồng hái hoa.
 
Những câu sau đây cho ta thấy là ý muốn của cha mẹ không còn và không thể là rào cản tự do yêu đương của người phụ nữ thôn dã nữa:
 
Em đây là gái má đào,
Hỏi anh đã có chốn nào hay chưa?
Để em ngày nhớ, đêm chờ,
Vừa đôi, ta định, ông Tơ sá gì.
 
Tay cầm tấm mía tiện tư,
Nửa thời nấu mật, nửa dư nấu đường.
Em thương, thầy mẹ chẳng thương,
Nào em có qun quê hương xa gần.
Rượu ngon rót lấy chín tuần,
Lòng em đã quyết mười phân lấy chàng.
 
Cho dầu cha mẹ không ưng,
Đèn chai nhỏ nha, em cùng lăn vô.
 
Dầu mà cha mẹ không dung,
Đèn chai nhỏ nha, em cùng lăn vô.
 
Dầu mà cha mẹ không chiều,
Đó vong thân đó, đây liều thân đây.
 
Rau răm ngắt ngọn còn tươi,
Rượu ngon chuốc chén, đợi người tri âm.
Đôi đũa em đã toan cầm,
Chàng lấy một chiếc cho lòng em mê.
Về nhà, cha đánh, mẹ chê,
Nhưng em chỉ quyết mt bề lấy anh.
Cây xanh thì lá cũng xanh,
Đã trót vin cành thì phải hái hoa.
 
Đôi ta như miếng trầu cau,
Dấu thầy, dấu mẹ, đưa sau bóng đèn.
 
_Lại đây anh hỏi cho rành,
Cửa nhà gia thất em thành hay chưa?
Má hồng hương thoảng gió đưa,
Hỏi nàng có chốn hay chưa, hỡi nàng?
_Khoan khoan, anh hãy xê ra,
Để em kể hết chuyện nhà anh hay.
Phủ Hà [thuộc thanh Hoá] quê quán xưa nay,
Mẹ cha đã định những ngày còn thơ.
Bởi vì duyên kiếp hững hờ,
Số mình đã lỗi, ông Tơ lại lầm.
Thuyền son đậu phải vũng đầm,
Tai trâu mà gảy đàn cầm biết chi!
Vậy nên em phải ra đi,
Đến đâu, ai kẻ thượng vì sẽ hay.
 
Chim thằng chài có ngày mắc bẫy,
Em cho hay rng anh hãy lánh xa.
Mẹ cha không thể chịu hoà,
Em đâu dám cãi, vậy mà theo anh.
 
Nhớ hồi mẹ đẻ thiếp ra,
Nhai cơm sún nước, lớn mà chừng ni.
Nghe li chàng, bỏ mẹ ra đi,
Thất hiếu với phụ mẫu, có hề chi không, huở [hỡi] chàng?
 
Em về thưa với thung huyên,
Chốn này ta đã thành duyên nhau ri.
 
Anh về thưa với ông bà,
Lễ chưa sính lễ, đôi đà nên đôi.
 
_Duyên ta là ngãi tình cờ,
Bấy lâu luống những ngẩn ngơ chờ nàng.
Gặp nhau đây, đá thử vàng,
Miếng trầu thết đãi, dạ mang chữ tình.
_Tương tư buồn bực trong mình,
Sợ thầy, hãi mẹ, làm thinh vui cười.
Quên sầu, thiếp gượng làm tươi,
Đồ huê nguyệt, sợ miệng cười thế gian.
Trốn cha, trốn mẹ, theo chàng,
Vì chàng nên thiếp lạc ngàn đến đây.
Bao giờ quế mọc xanh cây mới về.
Đã đành nên thiếp, nên thê,
Nên khăn, nên gối, không vê cũng tròn.
Non mòn, nhưng ngãi không mòn.
 
Mẹ cha bú mớm nâng niu,
Tội Trời thì chịu, không yêu bằng chồng.
 
Buồn ngủ lại gp chiếu manh,
Vừa khi chồng để, gặp anh giữa đường.
 
Qua những câu ca dao tiếp theo sau đây, chúng ta thấy rõ là sự tự do và độc lập trong tình yêu đôi lứa của “gái quê” vượt qua mọi lễ nghi và tập tục mà Nho giáo đã tạo nên nhưng không trấn áp được bản chất tự do của người đàn bà dân dã Việt Nam.
 
Kim may vào áo mất rồi,
Tiếc công thầy mẹ lại ngi chọn kim.
 
Về nhà cha đánh, mẹ hò,
Nhưng em chẳng bỏ trai đò được đâu.
Trai đò đẹp lắm, mẹ ơi!
Quần thâm, áo trắng cho tôi phải lòng.
 
Em thương anh dù cha mẹ có quấn tóc kèo nhà,
Đánh bằng roi sắt, xa mà không xa.
Chừng nào roi sắt trổ hoa,
Cây khô nở nhuỵ, đôi đứa ta mới lìa.
 
Hai đứa mình mt lòng một bụng,
Không như gà đưa trụng nước sôi.
Dầu cho thầy mẹ có đan giỏ thả trôi,
Thả thì mặc thả, thiếp không thôi nghĩa chàng.
 
Em thương anh, cha mẹ cũng phải theo,
Chiếc tàu buồm kia đang chạy, quăng neo cũng ngừng.
 
Dù cho cha đánh ngõ đình,
Mẹ ngăn ngõ chợ, đôi đứa mình đừng xa.
 
Cương thường chi lm, anh ơi!
Chớ nghe thiên hạ nói chơi mà buồn.
 
Dẫu cho lỗi đạo cang thường,
Lòng em ghi tạc tào khương nghĩa dày.
 
Sự tự do và độc lập trong tình yêu đôi lứa của người đàn bà dân dã không những được biểu lộ bằng sự phản kháng tập tục cha mẹ quyết định hôn nhân, mà còn được thể hiện qua những phát biểu quan điểm là quan hệ sinh lý giữa trai gái hay giữa vợ chồng với nhau chỉ là một sự kiện tự nhiên của con người, điều mà người con gái khuê các  không có can đảm đề cập đến - ngoại trừ trường hợp độc nhất vô nhị là Hồ Xuân Hương - vì, theo tiêu chuẩn của lễ giáo cổ truyền, là điều cấm kỵ.
 
_Đã mi, không l không vào,
Sông sâu ch biết, có sào cm chưa?
-biết là anh  mô đây,
C chi li hi sông này sâu nông?
Phn em là gái chưa chng,
Làm chi đã biết sâu nông thế nào.
Ly chng t thu mưi ba,
Chng chê tôi bé, chng nm vi tôi.
Đến năm mưi tám, đôi mươi,
i nm dưi đt, chng lôi lên giưng.
Mt rng thương, hai rng thương,
Có bn chân giưng, gãy hết mt còn ba.
Ai v nhn nh m cha,
Chng tôi nay đã giao hoà cùng tôi.
 
Chut kêu chút chít sau rương,
Anh đi cho khéo đng giưng m hay.
 
Chut kêu chút chít trong vò,
Lòng anh có mun thì mò li đây.
 
Người phụ nữ thôn quê cũng còn thách thức ngay cả một quy phạm quan trọng của lễ giáo cổ truyền là phải là vợ chồng rồi mới được quyền có quan hệ sinh lí:
 
_Đói lòng ăn trái kh qua,
Nut vô thì đng, nh ra bn cưi.
-Bn cưi thì mc bn cưi,
Tháng Năm đi cưi, tháng Mưi có con.
 
_Thôi thôi xếp sách đi v,
Hc hành chi na chúng chê bn cưi.
_Bn cưi thì mc bn cưi,
Tháng Năm đi cưi, tháng Mưi có con.
 
Lng lơ, ch mt mình tôi,
Thanh Lâm, Đng Sm cũng hai ba ngưi.
Nói ra, s ch em cưi,
Ly chng tháng Chín, tháng Mưi có con.
 
Khi vui, non nưc cũng vui,
Khi bun, sáo thi kèn đôi cũng bun.
Khi bun, non nưc cũng bun,
Khi vui gánh đá lên ngun vn vui.
Trăng lên nhu nhú đu non,
S em là s sm con, mun chng.
 
Bun ru, bun r, bun n, bun non,
Bun vì mt ni sm con, mun chng.
 
_Thuyn ai dù ngưc dù xuôi,
Có v Nam Đnh cho tôi v nh.
_Sao cô ăn nói ,
Thuyn anh cht chi, còn nh làm sao.
Ming nói tay anh b lái vào,
_Ra chân cho sch, bưc vào trong khoang.
Thuyn dc anh tri chiếu ngang,
Anh thi nm gia, hai nàng hai bên.
 
Phnh phnh bng gia ln ra,
M ơi! Con ch  nhà đưc đâu!
 
Phnh phnh ln gia ln ra,
M ơi con chng  nhà đưc đâu.
 nhà làng bt mt trâu,
Cho nên con phi đâm đu ra đi.
 
Không trơn mà trưt mi tài,
Không chng mà đ con trai mi tình.
 
Đt khô đi b mi tài,
Không chng mà có con trai mi tình.
 
Không chng mà cha mi ngoan,
Có chng mà cha, thế gian s thưng.
 
Thiên kia chưa tri đu thưng,
Liu n đã ny nét ngang
Thôi thôi vô thưa li vi huyên đưng,
Dù có sinh ba [hoa] n nhu, thiếp vi chàng chu chung.
 
ng Mơ, sông Mn, sông Đào,
Ba ngn sông y chy vào tun ty.
Tôi trót yêu anh, bng đã phát phì,
Thuc thang đâu khi anh thì bo tôi.
Trót yêu anh, d đng, khó ngi.
 
R nhau đi cy x đoài,
Công lênh chng đưc, đưc vài mn con.
Đem v bế bế, hôn hôn,
Đánh tiếng  h rng con x Đoài.
 
Đối với người đàn bà dân dã, tình yêu là hiện tượng tự nhiên của con người. Tình yêu và gần gũi đưa đến quan hệ sinh lí, mặc dù cũng có người còn mang dấu ấn của lễ giáo cổ truyền than phiền là:
 
Gái đâu có gái l đi,
Ch còn thiếu mt ông Tri không chim.
 
Gái đâu có gái l đi,
Ch thiếu mt ông Tri không chim.
Th công Hà bá cũng nhìn,
T thiên Đi thánh cũng chim làm chng.
 
Nhưng nhận định về thực trạng sinh lí của người đàn bà dân dã hoàn toàn mang tính chất hiện thực:
 
Ngưi dưng ơi hi ngưi dưng,
nh dy phi la thì sưng phng phng.
 
_Hoa kia tươi tt rưm rà,
Tuy rng tươi tt, khi mà ong châm.
_Anh  trong y, anh ra,
C sao anh biết vưn hoa ch tàn?
Hoa tàn, nhưng ch chưa tàn,
Mun xem, ch vén bc màn cho xem!
 
Cho nên thái độ và cách hành sử của “gái quê”, trong một số trường hợp, là khẳng định tự do quan hệ lứa đôi về phương diện tình cảm cũng như sinh lí như là những sự kiện thiên nhiên.
 
Còn tri, còn nưc, còn non,
n trăng, còn gió, đây còn lng lơ.
 
L lơi cho rách yếm ra,
V nhà di m yếm thông hoa không bn.
 
Cha quen, đi li cho quen,
Tuy rng ca đóng mà then không gài.
 
Ai kêu vòi vi bên sông,
Tôi đang bt chy cho ngưi tình nhân.
 
Cha quen, đi li cho quen,
Tuy rng ca đóng mà then không cài.
K khinh, ngưi trng vãng lai,
Song le cũng cha có ai bng lòng.
 
Anh v sương gió lnh lùng,
 đây chung gi, chung mùng vi em.
 
Cm lưc thì nh đến gương,
Cm khăn nh túi, nm giưng nh nhau.
 
Dù mà tri mui lu tranh,
Lòng em đã quyết vi anh cang thưng.
Khoát màn loan, bưc cng lên giưng,
Thương mình quá đ, quên đưng t sanh.
c vô phòng bn lnh tanh,
Nghiêng mình nm xung t sanh nh tri.
 
Tôi ti đây đu l sau lùng,
c cng vào mùng, đu l sau quen.
Áo đà nhum phi phèn đen,
Ban đu b ng, sau quen c lì.
Tôi ti đây mn kéo, mnh trì,
Lân la vi bn, ti gì chu thua.
 
Lin Tàu vng chm nên lem,
Bi anh chm bưc nên em hư ri.
Bây gi em nguyn chng có ông Tri,
Phen ny em quyế trn đi vi anh.
 
Tuy nhiên, sự tự do và độc lập trong lãnh vực yêu đương và sinh lí của người đàn bà dân dã Việt Nam như được phản ánh qua những câu ca dao, tục ngữ tiếp theo sau đây, trong một số trường hợp, đã vượt quá những giới hạn mà hầu như bất cứ nền văn hoá nào trên thế giới, ngoại trừ một vài trường hợp rất đặc thù, cũng khó có thể chính thức chấp nhận được. Những trường hợp này được phản ánh qua một số khá nhiều câu ca dao và tục ngữ, nhưng quan sát thực tế ở đồng quê trước 1975 không cho phép tổng quát hoá là đa số người đàn bà dân dã Việt Nam đều hành sử theo lập trường là dù đã có chồng, có con, vẫn có quyền tự tiện lả lơi, ong bướm. Những mô tả này có thể được cắt nghĩa trên căn bản tâm sinh lí là một số rất ít trong số những người đàn bà dân dã đã có những đòi hỏi sinh lí quá mạnh, khác với người bình thường. Nhưng mặt khác, dựa trên quan điểm tâm lí xã hội học, thì đa số người đàn ông Việt Nam nếu không “năm thê, bảy thiếp” thì, dù đã có vợ con, vẫn “gái gú” không biết bao nhiêu mà kể, và xã hội nếu không dung túng thì cũng không kết án nặng nề những hành vi này. Ngược lại, người đàn ông còn thường được xã hội mặc nhiên chấp nhận có quyền khiển trách và trừng phạt hành vi ngoại tình của người đàn bà.
 
Trong những bài “Chung thuỷ, Một Đặc tính về Tình Yêu của Người Đàn bà Việt Nam”1, “Tính Chuyên nhất trong Tình yêu của Người Đàn bà Dân dã Việt Nam”2, “Xả Thân là Bản tính Chính yếu của người Đàn bà Việt Nam”3 của Nguyễn Văn Thái, tác giả đã phân tách bản tính cốt lõi của người đàn bà dân dã Việt Nam, qua rất nhiều bằng chứng ca dao và tục ngữ, là lòng chung thuỷ trong tình yêu bao gồm cả những hi sinh lớn lao của bản thân để bảo vệ tình yêu. Đáng tiếc là người đàn ông đáp ứng lại sự yêu thương và hi sinh này bằng cách thường xuyên dấn thân vào những thú vui rượu chè, cờ bạc, trai gái, và hút xách (thuốc phiện), như đã được khai triển trong bài “Văn chương Bình dân như là Văn hoá Đối kháng, III”4. Tác giả Nguyễn Văn Thái đã phân tách sự phản kháng mạnh mẽ và quyết liệt của người đàn bà dân dã đối với những ương ngạnh này của giới đàn ông.
 
Và qua những câu ca dao sau đây, chúng ta thấy rõ yếu tố phản kháng của người đàn bà trong việc giành lại cái quyền tự do và độc lập cho mình, trong quan hệ lứa đôi, cũng như phản kháng - với những biện minh luận lí dựa trên thực trạng thiên nhiên - sự trừng phạt của người đàn ông bằng cách thuyết phục người đàn ông nên dùng tình yêu thay vì bạo lực trong cách ứng xử:
 
Đ đa con trai
Chng biết nó ging ai:
Cái mt thì ging ông cai,
Cái đu ông xã, cái tai ông trùm.
 
Dang tay đánh thiếp sao đành,
Tm rách ai vá, tm lành ai may?
Con ngưi cũng như con ta,
Đng đánh, đng đm, nhn nha mà cù.
 
Anh đánh thời tôi đau đòn,
Cái lòng hoa nguyệt, chín mười con tôi cũng chẳng chừa.
 
Lng lơ, đeo nhn chng cha,
Nhn thì rơi mt, lng lơ hãy còn.
Anh đánh thì em chu đòn,
nh em hoa nguyt, mưi con chng cha.
 
Chng nên, tình trưc, nghĩa sau,
Có con, ta g cho nhau, thit gì!
 
Lng lơ mi có con bng,
Nhu mì như ch, nm không c đi.
 
Chàng như con én trong cung,
Em như con rng chm qun bao lơn.
Dù rng chàng có v con,
Em nay là gái còn con đng ngoài.
Đn rng chàng mc hng gai,
Liu chàng có g ra ngoài đưc không?
 
Hi anh đi đưng cái quan,
Dng chân đng li, em than vài li:
Đi đâu vi my, anh ơi!
Vic quan đã có ch tôi  nhà.
 
Rau răm ngn ngn ti trng,
Em thương anh lm, s lòng ch ghen.
Anh v, bo ch đng ghen,
Đ em thp thoáng bóng đèn cho vui.
 
V anh, em chng dám bì,
V anh, vàng by; em thì than ba.
Ưc gì ta  mt nhà,
Đ xem vàng by, than ba thế nào!
Vàng by anh vứt xung ao,
Than ba anh đ võng đào anh đưa.
Dù ai đi sm v trưa,
Anh ngi ngh mát mà đưa võng đào.
 
Anh khôn, nhưng v anh đn,
Ly ai lo liu xa gn cho anh.
 
Anh khôn mà v anh đn,
Ly ai đãi khách xa gn cho anh.
 
Em thy anh, em cũng mun thương,
Ch s mc mi tơ vương  nhà.
Anh v g mi vương ra,
Ri mai em s giao hoà vi anh.
 
Anh v ry v anh ra,
Thì em b ca, b nhà theo anh.
 
Hi anh áo trng vân vân,
Đi v dp v cho quân em vào.
V anh có hi quân nào,
Ta là quân ti tìm vào hái hoa.
Có n ta hái dn dà,
Ch nên ta hái ba hoa ta v.
 
Chng em vi em là tình,
Anh đây là nghĩa, hi mình thương ai?
Mt mình em đng gia hai,
Bên tình, bên nghĩa, em thương hết, ch b ai, h mình!
 
Nhc đu đt lá tin sanh,
Ti tri tôi chu, thương anh hơn chng.
 
Khăn lau nưc mt ưt mèm,
Xung lên không đng vì em có chng,
Hai bên nhân nghĩa đo đng,
Nghĩa em không ph, đo đng em không quên.
 
Không phải người đàn bà dân dã không ý thức được những câu thúc thực tế của việc yêu chồng người khác.
 
Làm thân con gái phi lo,
Mùa đông rét mưt, ai cho mưn chng.
 
Áo ngưi mc đon ci ra,
Chng ngưp mưn, canh ba li hoàn.
 
Chng ngưi mưn chng đưc đâu,
n ti hôm trưc, hôm sau ngưi đòi.
Ngưi đòi, ngưi ch đòi không,
Chém cha con đĩ cưp chng tr tao.
 
Chàng v, có thiếp di chân,
Thiếp v ko s phu quân  nhà.
 
Cho nên, biết là hiện thực không đáp ứng được dự tính chiếm đoạt chồng của người khác, nên phát biểu đối kháng của người đàn bà dân dã chỉ có thể phản ánh được ước mơ:
 
Ngi bun rút rut th dài,
Nh chng thì ít, nh trai thì nhiu.
 
Ưc gì di yếm em dài,
Đ em buc ly nhng hai anh chàng.
 
Và những ước mơ này dù là vì lí do bản chất sinh lí khác thường của một số ít người đàn bà dân dã hay vì lí do bất mãn của đại đa số phụ nữ thôn quê dẫn đến đối kháng sự bất công trong cách thức ứng xử của người đàn ông thì, dù sao trên phương diện ngôn từ, cũng đã vượt quá những công ước xã hội.
 
Tuy nhiên, điều quan trọng cho việc cắt nghĩa hiện tượng này là trong thực tế, người ta hiếm khi chứng kiến những hành vi chiếm đoạt chồng người hay sự lăng loàn như sau đây xảy ra, nhất là ở những cộng đồng thôn quê.
 
Anh có tin cho em mưn ít đng,
Mua gan công, mt cóc thuc chng theo anh.
 
Ly chng chng ly mt chng,
Ly anh hàng tht ăn lòng sm mai.
Ly ai thì chng mt chng,
Ly anh câu ếch nm trong xí xoài.
Lòng ta mun ly th kèn,
Đám sang thì bánh, đám hèn thì xôi.
Lòng ta mun ly th sơn,
Mt mình mt c li hơn th rèn.
 
Những câu ca dao cuối cùng này không phản ánh một nhu cầu sinh lí khác thường mà phản ánh một sự bất mãn tột độ về bản chất của người đàn ông và về sự bất lực của những anh đàn ông không đủ khả năng chu cấp những nhu cầu sinh tồn căn bản của đời sống cho vợ mình.
 
Và sự bất mãn thể hiện qua hình thức đối kháng này được phơi bày rõ nét hơn cả qua những câu như:
 
Làm trai ra bát, quét nhà,
V gi thì d, bm bà tôi đây.
Không ly cũng khuy cho hôi,
Làm cho b trách, b ni mà chơi.
 
Tóm lại, những gia đình tương đối khá giả ở vùng nông thôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền giáo dục Nho giáo cổ truyền đã áp dụng tập tục cha mẹ áp đặt hôn nhân cho con cái, nhất là cho con gái. Nhưng bản chất độc lập và tự do của phụ nữ thôn quê đã thúc giục họ phản kháng lại tập tục này bằng cách giành lại phần chủ động cho mình qua hành động tự ý khởi xướng ý muốn thành hôn trước mặt cha mẹ hay lạy lục cha mẹ cho đến khi cha mẹ đồng ý. Rồi phản ứng đối kháng này cứ tiếp tục xảy ra một cách tiệm tiến đến giai đoạn là đôi trai gái tự quyết định hôn nhân, bất kể ý muốn hay hành động của cha mẹ là gì. Phân tích văn học bình dân cho ta thấy là phản kháng này có nguyên nhân sâu xa là sự vi phạm đến quyền tự do và độc lập, bản chất cốt lõi, của người phụ nữ thôn quê. Ngoài ra còn có những nguyên nhân cụ thể khác như sự quyết định hôn nhân của cha mẹ thường đưa đến hệ quả là có khi người con gái phải lấy một người chồng mà mình chưa hề biết mặt, hay là phải lấy một anh chồng còn ở tuổi ấu thơ của một đứa “con nít”.
 
Một uẩn khúc khác của người đàn bà, nói chung, là trong trường hợp chồng mất sớm thì lễ giáo ép buộc người đàn bà phải để tang chồng 3 năm trước khi được phép tái giá. Trong trường hợp người đàn bà còn rất trẻ mà phải đợi 3 năm thì sự ràng buộc này sẽ gây tổn hại cho tuổi xuân xanh và làm mất cơ hội của người đàn bà tái lập yêu đương để có một gia đình hạnh phúc mới. Người đàn bà dân dã đã đối kháng lại câu thúc lễ giáo áp đặt này.
 
Không những đối kháng việc cha mẹ quyết định hôn nhân và lễ giáo áp đặt tang chế 3 năm cho chồng, người đàn bà dân dã còn khẳng định sự độc lập và tự do của mình trong việc quyết định hôn nhân, trong việc quyết định quan hệ tình cảm cũng như sinh lí ngay khi còn là những thiếu nữ hay cả khi đã có gia đình rồi. Điều này có nghĩa là người phụ nữ thôn quê tự cho mình cái quyền chiếm đoạt chồng của người khác. Và đã có khá nhiều câu ca dao, tục ngữ phô diễn quan điểm này. Tuy nhiên, như đã có phân tích ở phần trên, tự do về sinh lí đến mức này có thể được cắt nghĩa là một thiểu số phụ nữ có đòi hỏi bẩm sinh về sinh lí quá cao hay cũng có thể chỉ là chỉ dấu của phản ứng đối kháng hành vi áp đặt của giới “mày râu.” Tác giả của bài này có khuynh hướng nghiêng về giải thích thứ hai. Số lượng khá nhiều những câu ca dao, tục ngữ phát biểu tự do sinh lí quá trớn có thể được hiểu là quan điểm tự do sinh lí không giới hạn rất phổ quát và được nhiều phụ nữ hỗ trợ. Nhưng một quan điểm phổ quát và được nhiều người hỗ trợ không khẩn thiết là được nhiều người thực hành những điều phát biểu. Quan sát hiện trường thôn quê Việt Nam trước 1975, người ta hiếm khi tìm thấy được những thiếu nữ thôn quê lăng loàn hay những phụ nữ chiếm đoạt chồng người khác. Do đó, thiển nghĩ những phát biểu tự do về sinh lí qua số lượng đáng kể của những câu ca dao, tục ngữ, nhất là về sinh lí ngoại tình, chỉ là chỉ dấu của sự đồng tình trong ý thức phản kháng của phụ nữ dân dã đối với những hành vi áp đặt và võ đoán của nam giới mà thôi. Trong bài tiếp theo, tác giả sẽ khai triển lập trường này sâu hơn.
 
 
Nguyn Văn Thái
North Wales, Pennsylvania
Ngày 15 Tháng 1, Năm 2023
 
Chú thích
1Nguyễn /văn Thái. “Chung thuỷ, Một Đặc tính về Tình Yêu của Người Đàn bà Việt       Nam”, ngày 9 tháng 9 năm 2019. https://tiengnuisong.blogspot.com/
2_______________. “Tính Chuyên nhất trong Tình yêu của Người Đàn bà Dân dã Việt Nam”, ngày 10 tháng 9 năm 2019. https://tiengnuisong.blogspot.com/
3________________. “Xả Thân là Bản tính Chính yếu của người Đàn bà Việt Nam”, ngày 15 tháng 3 năm 2020. https://tiengnuisong.blogspot.com/
4 _________________. “Văn chương Bình dân như là Văn hoá Đối kháng, III”, ngày 5 tháng 7 năm 2020. https://tiengnuisong.blogspot.com/
 
Nguồn: https://langhue.org/index.php/van-hoc/but-ky,-but-luan,-dich-thuat/22107-tieu-luan-ban-chat-nguoi-dan-ba-dan-da-bai-ii-nguyen-van-thai.html
 

Tìm các bài BIÊN KHẢO khác theo vần ABC . . .

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com