User Rating: 4 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Inactive
 
vntudiennguyenvanducvalengoctru
 
Bộ Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ do Nhà Khai Trí xuất bản tại Sài Gòn năm 1970 gồm hai quyển: Quyển Thượng (A-L) và Quyển Hạ (M-X). Tôi đã sử dụng và gắn bó với bản in của bộ tự điển này gần nửa thế kỷ nay. Gần đây tôi có dịp download bản PDF của bộ Việt Nam Tự Điển từ website “Quán Ven Đường” của Huỳnh Chiếu Đẳng.
 
Mỗi quyển là một hồ sơ PDF rất lớn, lần lượt là 161 và 136 MB. Mặc dù cảm phục và tri ân công trình của ông Đẳng cũng như của người đã chuyển bản in gần 2,550 trang thành dạng PDF, một công trình vĩ đại, tôi nhận thấy hai hồ sơ PDF này, như đã post lên, không mấy hữu ích khi dùng để tra cứu. Lý do là hồ sơ quá lớn, mỗi lần mở ra mất rất nhiều thì giờ, và nếu muốn tìm một chữ nào đó, người sử dụng phải cuộn trang từ đầu hồ sơ đến chữ muốn tìm, nghĩa là có khi phải lướt qua cả ngàn trang.
 
Để có thể sử dụng bộ Việt Nam Tự Điển hữu hiệu hơn, tôi phân chia phần chính (thường dùng để tra cứu nhất) của hai quyển trên theo vần (A, B, C, v.v.) thành các hồ sơ PDF nhỏ. Có vần dài nhiều trang như C, D, Đ (được ghi thành “DD”), T, TH, v.v. thì chia ra thành một số hồ sơ nhỏ hơn, để tất cả đều trên dưới 25 trang – cỡ mà ta có thể mở ra và tìm chữ một cách dễ dàng. Bộ Việt Nam Tự Điển còn có hai phụ lục: “Tục ngữ, Thành ngữ, và Điển tích” và “Nhân danh và Địa danh.”
 
Từ Quyển Thượng và Quyển Hạ, tôi tách rời phụ lục thành bốn hồ sơ khác nhau và giữ nguyên với ý nghĩa ngày nay, với sự thông dụng của Internet, các phụ lục này ít khi cần dùng để tra cứu. Kết quả của công trình nhỏ của tôi là một folder gồm 80 hồ sơ PDF mà quý thân hữu có thể dùng link sau đây để download:
 
 
Quý thân hữu cũng có thể download hồ sơ PDF nguyên thủy (161 và 136 MB) đã post trên “Quán Ven Đường” để lưu trữ làm tài liệu:
 
 
Ngoài ra, song song với bộ Việt Nam Tự Điển, tôi cũng hay dùng dạng PDF của bộ Việt Nam Tự Điển của hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản tại Hà Nội năm 1950 và tại Sài Gòn năm 1954. Đây là một trong những bộ tự điển có thẩm quyền nhất; đã thống nhất nghĩa và cách viết (chính tả) của Việt ngữ, tuy có thể thiếu vài danh từ mới dùng sau này. Quý thân hữu có thể download bộ Khai Trí Tiến Đức từ link:
 
 
Đối với tôi, hai bộ tự điển trên đây là dụng cụ cần thiết để viết và hiểu tiếng Việt một cách rõ ràng và đúng ngữ pháp với chữ dùng có nghĩa hợp lý, và nhờ đó chúng ta có thể giữ được vẻ trong sáng và nét đẹp đáng yêu của tiếng Việt.
____________
 
Nguyễn Ngọc Hoa
 
Saigon Nhỏ trân trọng cám ơn tác giả Nguyễn Ngọc Hoa đã gửi bài này và xin phép được giới thiệu lại với độc giả.  
 

Tìm các bài BIÊN KHẢO khác theo vần ABC . . .

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com