User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
Phần II. Sản Phẩm và Lợi ích của ngành nuôi ong
 
Mục đích của người nuôi ong là để thu hoạch những sản phẩm từ ong và dùng ong để giúp thụ phấn cho các vụ mùa. Các sản phẩm thu hoạch từ ngành nuôi ong gồm mật ong, sáp ong là chính, còn có phấn hoa, sữa ong chúa, keo ong và phấn nọc ong. Thụ phấn của ong giúp các vụ mùa có thu hoạch tốt hơn và hoa quả có cỡ lớn hơn 1).
 
Sản phẩm của ong mật
 
Hình 1. Các sản phẩm của ong mật.
 
Nuoi O38
 
1. Mật ong
 
Ong thu thập mật hoa được chuyển về tổ, ở đây ong thợ giữ tổ (house bees) sẽ biến đổi ra mật ong và lấp đầy các ô của bánh mật ong (honeycomb). Khi mật ong chín muồi, ong giữ tổ sẽ đóng kín các ô lại bằng sáp ong, lớp sáp ong này phải được lấy ra trước khi thu hoạch mật ong. Mật ong thường chứa một lượng nhỏ phấn hoa, và từ phấn hoa có thể dùng kính hiển vi để xác nhận các loại thực vật mà ong lấy phấn hoa. Ngoài phấn hoa, mật ong còn có chứa một lượng nhỏ sáp ong, keo ong, sữa ong và nọc ong.
 
Cách lấy mật ong
 
Lấy mật ong từ bánh mật gồm có 4 giai đoạn:
 
a) Trước khi lấy mật ra, lớp sáp ong che đậy các ô của bánh mật (honeycomb) phải cắt để lấy ra, thường dùng dao hơ nóng (hình 2a), sau đó dùng máy ly tâm để tách mật ong ra khỏi bánh mật (hình 2b). Sau khi lấy mật ra từ bánh mật, khung sáp ong có thể dùng trở lại như trước, nếu không dùng máy ly tâm thì phải lấy bánh mật ra khỏi từ khung bánh mật, nghiền nát và dùng lưới (screens) hoặc dùng vải vắt cheese (cheese-clothes) để ép lấy mật và như vậy, khung sáp ong sẽ không thể dùng lại được, muốn dùng thì phải gắn vào khung một tấm sáp ong mới (beeswax sheet).
 
b) Hiện nay, khuynh hướng dùng máy ly tâm để lấy mật rất phổ thông vì đơn giản, sạch sẽ và có thể sử dụng lại khung sáp ong. Có 2 loại máy ly tâm, một loại phải ly tâm 2 lần, mỗi lần chỉ rút mật ra được từ một mặt của khung bánh mật, loại máy ly tâm thứ hai, chỉ cần ly tâm một lần là có thể lấy mật ra từ hai mặt của khung bánh mật.
 
c) Mật ong sau đó được chuyển qua một mảng lưới có độ mở nhỏ vừa đủ để giữ lại các tạp chất trên lưới (hình 2c).
 
d) Mật ong trước khi vô chai (hình 2d), cần loại bỏ lớp sáp đông lại trên mặt của mật ong.
 
Hình 2a. Cách lấy sáp ong. Hình 2b. Máy ly tâm    
 sapong
Hình 2c. Cách lọc mật ong. Hình 2d. Mật ong trước khi vô chai.
 
matong
 
Có 3 loại mật ong trên thị trường là loại mật ong sát khuẩn, mật ong không sát khuẩn và mật ong sống. Mật ong được sát khuẩn (pasteurized honey), không phải vì vấn đề an toàn thực phẩm như của sữa hay nước uống, sát khuẩn mật ong chỉ để mật ong không bị lên men và kết tinh sớm. Điều kiện sát khuẩn là đun nóng mật ong ở nhiệt độ 630-650C trong 15 phút và làm lạnh ngay sau đó trước khi vô chai.
 
Mật ong được sát khuẩn giúp thời hạn sử dụng dưới dạng dung dịch lâu hơn, thích hợp cho vài loại bình chứa mật bằng plastic có thể ép mật ra bằng tay.
 
Mật ong không sát khuẩn (unpasteurized honey) là loại mật ong cũng có sát khuẩn, nhưng chỉ ở giai đoạn chế biến. Loại mật ong này giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng, gần đây rất được phổ biến
 
Một loại mật ong khác là “mật ong sống” (raw honey), loại mật ong này cũng giống như loại mật ong không sát khuẩn, hoàn toàn không dùng nhiệt hay lọc, sản phẩm còn chứa một ít phấn hoa, sữa ong, sáp ong, keo ong và nọc ong.
 
Mật ong chứa nhiều loại vitamins như vitamin C (0.5 mg), Riboflavin (vitamin B2, 0.038 mg), Niacin (vitamin B3, 0.121 mg) Pantothenic acid (vitamin B5, 0.068 mg), vitamin B6 (0.024 mg), Folate (vitamin B9, 2 mug), so với mật ong, đường hoàn toàn không có các loại vitamin này. Mật ong của ong bumble và ong stingless có mùi vị đậm đà, mềm dịu và hơi chua của acid so với mật ong của Apis mellifera, loại ong mật phổ biến nhất ở châu Âu.
 
Thành phần hóa học của mật ong
 
Bảng 1. Thành phần hóa học của mật ong và đường 2).
        Nuoi Ong 2 Table 1
Trong dược phẩm, mật ong được dùng nhiều nhất để trị ho, đau cổ họng, chữa bị bỏng hay vết thương. Trong thực phẩm, mật ong có thể dùng trực tiếp như trát lên bánh mì như peanut butter hay bơ, hoặc thêm vào các thức uống sinh tố, hay trộn với nước sốt (dressings). Mật ong tuy có nhiều lợi ích  nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều cũng sẽ có hại cho sức khỏe như đường, gây ra  bịnh phì mập, tiểu đường và sâu răng (bảng 1). 
 
Cách quản lý mật ong
 
Mật ong an toàn vô thời hạn dù bị kết tinh hay đổi màu sậm hơn. Tuy nhiên khi mật ong trở nên đậm đặc và cứng trước khi kết tinh, và màu hoàn toàn trở thành trắng thì mật ong được cho là xấu, thường xảy ra khi mật ong bị kết tinh trong một thời gian dài.
 
Chính phủ Canada không hạn chế mật ong phải được sát khuẩn, loại mật ong được sát khuẩn hay không có thể tìm thấy trên nhãn của các loại bình chứa mật ong. Dưới đây là vài loại mật ong sản xuất ở Nhật, loại mật ong Manuka có xuất xứ từ Úc rất nổi tiếng cũng được chế biến ở Nhật, nhưng loại bánh mật (honeycomb), chỉ có ở Bắc Mỹ.
 
Các loại mật ong của Nhật Mật ong Manuko Bánh mật (comb honey)
 
matongcacloai
 
2. Sáp ong (beeswax)
 
Giá tri thương mại của sáp ong chỉ đứng sau mật ong, và hầu hết được sản xuất từ loại ong Apis mellifera ligustica, phần lớn được dùng để chế tạo tấm sáp ong.
 
Thành phần hóa học của sáp ong gồm có esters of fatty acids và vài loại lông chain alcohol. Sáp ong có màu từ trắng đến nâu, hầu hết có màu vàng từ đậm đến nhạt, tùy theo độ tinh khiết của sáp ong và các loại mật hoa thu thập của ong. Trên thị trường có 3 loại sáp ong, màu vàng, màu trắng và sáp ong tuyệt đối (beeswax absolute).
 
Sáp ong màu vàng là loại sáp ong thô lấy ra từ khung bánh mật (honeycombs), sáp ong màu trắng là loại sáp ong màu vàng được tẩy màu và có lọc qua, sáp ong tuyệt đối là loại sáp ong màu vàng được xử lý với alcohol.
 
Loại sáp ong được tinh chế và tẩy màu thường dùng cho thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm. Trong thực phẩm, sáp ong được dùng để sơn phủ bên ngoài cùa cheese, làm phụ gia thực phẩm hay chất tráng men để phòng ngừa sâu bọ và nước trong sản phẩm bị bốc hơi hoặc phủ bên ngoài vài loại thuốc dưới dạng soft gelatin capsules và tablets. Sáp ong còn là nguyên liệu thượng hạn để làm nến, đánh bóng giày, đồ nội thất và mỹ phẫm về chăm sóc da 3).
 
Những nước sản xuất sáp ong nhiều nhất trong năm 2012 (bảng 2) gồm:
 
Bảng 2. Các nước sản xuất sáp ong nhiều nhất trong năm 2012 4).
Nuoi Ong 2 Table 2
Cách lấy sáp ong (beeswax)
 
Thu hoạch sáp ong đồng thời với thu hoạch mật ong, sáp ong có thể thu được từ 0.5 kg tới 1 kg so với khoảng 50 kgs mật ong. Cách thu hoạch sáp ong gồm những giai đoạn:
 
a) Thu hoạch sáp ong, bắt đầu từ 9:00 am - 4:00 pm là thời gian tốt nhất vì trong lúc này, ong đi ra ngoài để tìm kiếm thực phẩm, ít bị ong cản trở.
 
b) Khi lấy khung chứa mật ong (khung bánh mật) ra từ thùng ong, cần sử dụng dụng cụ phun khói để ép ong di chuyển xuống phía dưới.
 
c) Cắt nắp sáp bằng dao có hơ nóng (hot uncapped knife) như trong hình 2a, đa số sáp ong được thu hoạch từ giai đoạn này.
 
d) Nấu chảy sáp ong bằng cách hun nóng trong nồi có hai lớp tường, ở nhiệt độ 62- 66°C, sau đó dùng lưới hay vải (cheesecloth) để loại trừ các tạp chất, và để nguội sáp ong sẽ đông lại phía trên dung dịch (hình 3a và 3b).
 
Hình 3a. Dung dịch sáp ong Hình 3b. Sản phẩm sáp ong
 dungdichsapong
 
Cách quản lý sáp ong
 
Sáp ong là sản phẩm tự nhiên, không thêm vào bất cứ chất gì khác. Xét nghiệm màu và mùi vị thường không đoán được sự giả trá, hiện tại các loại máy phân tích hóa chất như gas chromatography (GC) hay liquid chromato- graphy (LC) thường được dùng để kiểm tra thành phần của chất sáp để đoán định phẩm chất. Các chất ô nhiễm của sáp ong, phần lớn gây ra do dùng các loại thuốc để xử lý bệnh tật và sâu bọ của tổ ong hay từ môi trường. Ứng dụng cho thực phẩm và dược phẩm, lượng ô nhiễm dù phải rất thấp, nhưng giới hạn tối đa này lại không được các chính phủ quy định.
 
Cách bảo quản sáp ong thích hợp nhất là các lô sáp ong phải khô, giữ trong chỗ tối, mát (cool), được bọc để giữ mùi vị và màu ít bị biến đổi 5).
 
Cách chế tạo tấm sáp ong và đóng khung (khung sáp ong)
 
1) Chế tạo tấm sáp ong (beeswax sheet): Sáp ong, phần lớn, dùng làm nguyên liệu chế tạo tấm sáp ong, phần còn lại, 25-30% dùng cho mỹ phẩm, 25-30% cho dược phẩm, 20% làm nến, và 10-20% cho các mục đích khác 6). Chế tạo tấm sáp ong là một phần quan trọng trong ngành nuôi ong, nếu không mua trực tiếp được từ nhà sản xuất thì phải tự làm lấy.
 
Những nhà sản xuất lớn, thường dùng máy móc để chế tạo tấm sáp ong vừa nhanh vừa có sản lượng lớn, các giai đoạn chế tạo bằng máy 7) gồm có:
 
a) Hun nóng để làm tan sáp ong trong chậu làm bằng stainless steel ở nhiệt độ 91.10C, có kèm một bộ phận như thermostat để điều chỉnh nhiệt độ.
 
b) Để nguội dung dịch sáp ong xuống 75.5°C.
 
c) Chuẩn bị một chậu nước có nhiệt độ khoảng 20 °C và một tấm bảng làm bằng gỗ có bề dày 1.5-2 cm như trong hình 11 (bên trái), có diện tích bằng tấm sáp ong.
 
d) Nhúng tấm bảng gỗ vào nước trong thùng nước có nhiệt độ 20 °C, sau đó, nhúng mặt dưới của tấm bảng này vào thùng chứa dung dịch sáp ong. Hướng tấm bảng lên phía trên để sáp ong trải đều trên mặt tấm bảng, sau đó nhúng vào dung dịch sáp ong một lần nữa và cũng để tấm bảng ngửa lên phía trên như trước chừng một phút.
 
e) Tiếp theo, nhúng tấm bảng này vào thùng nước có nhiệt độ 20 °C để sáp ong trên mặt tấm bảng đông lại.
 
f) Dùng dao cắt phần sáp đóng ở ngoài rìa của tấm bảng và lấy tấm sáp ong ra, chuẩn bị đưa vào máy lăn (beeswax foundation roller).
 
g) Trước khi đưa tấm sáp ong vào máy lăn, dùng bàn chải để quét chút ít nước xà phòng lên trên mặt của máy lăn (để dễ lấy beeswax sheet ra). Sau khi qua máy lăn, tấm sáp ong sẽ có các ô lục giác như có khắc trên máy lăn.
 
h) Cũng có thể dùng máy tự động để làm chế biến tấm sáp ong như trong hình 4 (bên phải).
 
Hình 4. Máy ép (roller) để chế tạo các tấm sáp ong.
 
mayepmat
 
Với phương pháp dùng máy, cứ 1 kg sáp ong, có thể chế tạo khoảng 15 tấm sáp ong, hay 65g/sheet.
 
Phương pháp thủ công cũng đơn giản (hình 5).
 
a) Làm tan chảy ổ sáp ong ở nhiệt độ 65.50 C.
 
b) Đổ sáp ong dung dịch vào khuôn làm bằng silicone có các ô có mô hình lục giác.
 
c) Đóng khuôn và ép xuống mặt khuôn.
 
d) Đổ nước lạnh lên trên khuôn để sáp ong đông lại.
 
e) Cắt phần sáp ong đông lại bên ngoài của khuôn.
 
f) Mở khuôn và lấy ra tấm sáp ong có các ô hình lục giác.
 
Hình 5. Mô hình thủ công dùng để chế tạo tấm sáp ong.
 tamsapong
 
2) Cách gắn tấm sáp ong vào khung: Phương pháp gắn tấm sáp ong vào khung, gồm các giai đoạn:
 
a) Chuẩn bị 4 thanh gỗ để làm khung ong, một thanh đặt phía trên khung, một cho phía dưới khung và 2 thanh cho hai bên khung (hình 6a).
 
b) Thanh gỗ phía trên gồm có 2 thanh gắn liền với nhau. Tách thanh gỗ phía trong ra khỏi thanh gỗ phía ngoài như trong hình 6b.
 
c) Gắn 2 thanh gỗ phía hai bên với một thanh gỗ phía trên của khung (hình 6c).
 
d) Thanh gỗ phía dưới của khung khác với thanh gỗ phía trên của khung ong, chỉ có thanh gỗ phía dưới, ở giữa có đường mương trống để đưa tấm sáp ong vào trong khung (hình 6d).
 
e) Có thể dùng ít keo (wood glue) hoặc đinh để gắn các thanh gỗ này vào nhau cho chắc chắn hơn.
 
f) Sau khi đặt tấm sáp ong vào khung, gắn thanh gỗ tách ra lúc trước vào lại thanh gỗ phía trên của khung như trước và đóng đinh (hình 6e,f).
 
Hình 6a. Hình 6b. Hình 6c.
khungsapong
 
                            Hình 6d. Hình 6e. Hình 6f.
khungsapong1
 
3. Phấn hoa (pollen) và bánh ong (bee bread)
 
Sau khi thu thập mật hoa (nectar) và phấn hoa (pollen), phấn hoa được ong mang về tổ giao cho ong giữ tổ (house bees). Ong giữ tổ đưa phấn hoa vào chứa trong các ô của tấm sáp ong đã được ong xây dựng (honeycomb cell).
 
Ở đó phấn hoa được trộn với một lượng nhỏ mật ong và nước miếng của ong, để tạo ra quá trình lên men lactic acid (lactic fermentation process) 1).
 
Sự lên men này phân giải lớp màng sáp kiên cố (exine) bên ngoài của phấn hoa, giúp ong hấp thụ dễ dàng hơn các thành phần dinh dưỡng của phấn hoa.
 
Sau khi lên men 2 tuần, phấn hoa trở thành bánh ong (beebread) và bánh ong là nguồn thực phẩm chính của ấu trùng và ong (hình 7). Bánh ong gồm vài loại đường đơn giản (fructose và glucose), chất đạm, khoáng chất, vitamins, chất béo và một lượng rất nhỏ các thành phần khác.
 
Cách thu thập phấn hoa thì chỉ cần làm hẹp chỗ ra vào của tổ ong để khi ong chuyển phấn hoa vào thùng ong, bị cọ xát làm phấn hoa rơi xuống sàn đặt phía dưới tổ ong. Phấn hoa rất dễ bị mốc vì thành phần nước rất cao, khoảng 25%, nếu sấy khô ngay trong ngày, xuống 11% hoặc trộn với mật ong dưới 10% và chứa trong các bình thủy tinh màu nâu, phấn hoa có thể giữ được lâu hơn. Phấn hoa chỉ thu hoạch vào đầu mùa nuôi ong, khi có nhiều phấn hoa, phấn hoa cũng có nhiều màu sắc (hình 8a).
 
Bánh ong (hình 8b) được thu hoạch bằng cách lấy ra trực tiếp từ bánh mật ong. Bánh ong có độ lactic acid cao hơn phấn hoa 6 lần, nên không bị mốc hoặc bị các loại vi sinh vật khác tấn công sớm như của phấn hoa. Bánh ong có thể tồn trữ lâu hơn nếu sấy khô (lượng nước dưới 14%), giữ trong freezer hay trộn với mật ong.
 
Bảng 3. Nguyên liệu của các sản phẩm của ong mật.
 Nuoi Ong 2 Table 3
 
Hình 7. Quá trình chuyển đổi từ Phấn hoa sang Bánh ong.
 
Nuoi O59
                        
Hình 8a. Phấn hoa (pollen) Hình 8b. Bánh ong (bee bread)
phanhoa
 
Phấn hoa có chứa các chất anthocyanins, carotinoids và flavonoid, có tác dụng loại trừ gốc tự do (free-radicals) giúp thụ tinh, bồi bổ sức khỏe của người lớn tuổi, kinh nguyệt, tiền luyệt tuyến, mệt nhọc và stress.
 
Bánh ong có thành phần hóa học khác với phấn hoa, ít chất đạm, có vitamins C, B1, B2, E, H (biotin), K, P (rutin), nicotonic acid, folic acid, panthothenic acid và các loại enzymes saccharase, phospatase, amylase và nhiều khoáng chất.
 
Bánh ong còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn, giảm nhiệt, giúp tế bào tăng trưởng và hồi phục, gim tốc độ già cả, tăng khẩu vị, sức mạnh cho người lớn tuổi.
 
Phấn hoa và bánh ong đều có hiệu quả tăng cường hệ thống miễn dịch và chống oxi hóa, cải thiện năng suất của các vận động viên.
 
4. Sữa ong chúa (royal jelly)
 
Bánh ong (beebread) trong các ô của bánh mật (honeycomb cells), lại được các loại ong thợ trẻ (khoảng 1 tuần tuổi) thêm vào dung dịch, tiết ra từ các tuyến ở trên đầu để tạo ra sữa ong (bee milk) và sữa ong chúa (royal jelly). Sữa ong sau đó được chuyển vào trong các ô có chứa ấu trùng (hình 9). Sữa ong được cấu thành bởi hai loại dung dịch, một trong và một đục. Trong sữa ong chúa, 2 loại dung dịch này có thành phần bằng nhau, chỉ dùng cho ong chúa, còn sữa ong hầu hết tạo thành từ dung dịch trong, cung cấp cho ong thợ và ong đực. Dung dịch đục có giá trị dinh dưỡng cao hơn dung dịch trong.
 
Hình 9. Sữa ong chúa (royal jelly).
Nuoi O62
 
Sữa ong chúa gồm khoảng 2/3 nước, 1/8 chất đạm, 11% chất đường đơn giản (glucose và fructose), giàu vitamins B1, B2, B6, folic acid, pantothenic acid, inositol, vitamin C và E (tocopherol). Sữa ong chúa còn có peptides, lipids, sterols, aromatic oils, carbohydretes, enzymes, anthocyanins, ferulic acids, carotenoids, flavenoids, và khoáng chất (bảng 4). Sữa ong chúa chứa nhiều chất amino acids gốc tự do (free amino acids) và chất đạm oligopeptides, chúng kết hợp với fatty acids tạo ra chất royalisin.
Royalisin là loại amino acids (gamma globulins), gồm có 16% asparagin và 10-HDA (10-hydroxy-2-decanoic acid) cần cho hệ thống miễn dịch, tế bào và hormones tăng trưỡng. Sữa ong chúa có khoảng 2-15% 10- DHA và DHA >5% dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá cho phẩm chất của sữa ong chúa. Sữa ong chúa, dù có giá trị dinh dưỡng và giá thành cao nhưng lượng thu hoạch rất thấp nên rất khó để sản xuất.
 
Bảng 4. Thành phần hóa học của các sản phẩm của ong mật.
 Nuoi Ong 2 Table 4
 
Sữa ong chúa chỉ giữ được ở nhiệt độ thường khoảng 5 ngày, muốn giữ lâu hơn thì phải sấy khô dùng phương pháp làm khô đông lạnh (freeze-drying) hoặc trộn với mật ong, nhưng mật ong không được quá 3-5% để tránh bị lên men.
 
5. Keo ong (proposis)
 
Ong còn thu thập sáp, keo (glues), nhựa và gums từ vỏ cây khi bị nứt hay cây bị cắt. Sau khi mang về tổ, các chất này được thêm sáp ong và nước miếng của ong để tạo thành chất keo (proposis). Keo ong có màu từ nâu đậm tới màu vàng hay đỏ, mùi thơm và dễ dính. Keo ong không hòa tan trong nước, không khí không thể lọt qua, và để lạnh, keo ong sẽ cứng lại, nhưng sẽ tan nếu nhiệt độ trên 350C, nên keo ong có khả năng bịt kín các chỗ hở, vết nứt của thùng ong hay điều chỉnh kích thước chỗ ra vào của ong. Mỗi năm, một thùng ong có thể sản xuất từ 50-100 gram keo ong (hình 10a, 10b).
 
Keo ong không có nhiệt lượng vì không chứa chất đạm, chất carbohydrates hay chất dầu, nhưng có chứa flavonoids, carotenoids, ferulic acid, nhựa (resins), dầu thơm (aromatic oil), sáp thực vật (botanical wax) và sáp ong (beeswax). Sáp thực vật và sáp ong chiếm khoảng 30%.
 
Keo ong được xem như là một loại kháng sinh tự nhiên (natural antibiotic), dùng trong kem đánh răng, kem dưỡng da, dầu gội đầu, dầu bôi da hay xà phòng da. Trị thương, sẹo, nhiễm trùng, bệnh về cơ bắp, bệnh vẩy nến, mụn cóc, lở lói hay mốc, nấm. Ngoài ra phấn keo ong thường được trộn với mật ong làm kẹo cao su, bao bọc thuốc (capsule), thuốc viên (tablet), thuốc ho si- rô (cough syrup) hay nước súc miệng.
 
Cách tạo keo ong là treo một tấm ván PCV có nhiều lỗ hổng hay đường mương rộng 2-3 mm chen lẫn giữa các khung ong hay đặt phía trên các khung sáp ong, ong sẽ nhanh chóng lấp đầy lỗ hổng hay đường mương của tấm ván.
 
Hình 10a. Chất keo của ong. Hình 10b. Chất keo của ong.
chatkeo
 
Cách thu hoạch keo ong, trước hết lấy khung PCV ra và giữ ở chỗ mát lạnh hay đặt trong nước lạnh hoặc tủ đông lạnh, khi keo ong đông cứng lại thì có thể gỡ keo ong ra từng miếng nhỏ và xay ra thành bột.
 
Phương pháp đơn giản khác để lấy keo ong là cào lớp keo từ các khung ong và xay nhỏ ra bột khi vừa lấy ra từ tủ đông lạnh vì lúc đó, keo còn cứng và không bị dễ dính (sticky). Keo ong nên giữ trong bình chứa bằng plastic, không nên giữ trong bình chứa kim loại vì sẽ khó lấy ra khi keo ong trở thành một block cứng ở nhiệt đô thấp, nếu không thì thêm vào 10% các loại bột như bột sắn, đường, phấn hoa hay dextrin-maltose, magnesium stearate để giữ bột keo không bị đông cứng.
 
6. Phấn nọc ong (bee venom)
 
Nọc ong chứa trong túi nọc độc (venom sac) tạo ra từ tuyến nọc độc (venom gland) và chỉ có ong thợ và ong chúa có mũi chích nọc ong. Với những người không bị allergy với nọc ong, khi bị chích có thể gây huyết áp giảm, nhưng giúp giảm đau nhức, được thêm sinh lực, nhưng quá nhiều sẽ gây tim đập nhanh và mất ngủ. Lượng nọc độc gây 50% chết người (LD50), tính theo trọng lượng mỗi kg của cơ thể là 2.8 mg, như vậy mỗi lần chích, chỉ có 0.1 mg nọc độc được phóng thích ra từ túi nọc ong, vậy để đạt 2.8 mg thì phải bị chích gần 2000 với người nặng 70 kgs để đạt tới LD50. Người nuôi ong có thể bị chích nhiều lần nhưng không sao cả vì mỗi lần bị chích, chất kháng thể immunoglobin-E lại tăng thêm trong máu, nhưng với người thường có lẽ sẽ có vấn đề. Nọc ong còn có hiệu quả như cải thiện bệnh phong thấp, viêm khớp, lại nữa trong mật ong luôn có chứa một ít nọc ong.
 
Hình 11a. Nọc ong. Hình 11b. Phấn nọc ong.
phanvanocong 
Để thu hoạch nọc độc của ong, một dụng cụ được dùng có tên là bee venom collector (hình 12) gồm một tấm kính và đường dây điện được căng ở phía dưới tấm gương nối với một ổ điện để làm nóng tấm kính. Khi ong tiếp xúc với tấm kính nóng, ong sẽ nhả ra nọc độc, dính trên mặt gương và chỉ cần cạo nọc ong ra từ tấm gương. Mỗi thùng ong, có thể thu hoạch được khoảng 1gm phấn nọc ong (hình 11b) một lần và mỗi mùa nuôi ong, có thể thu hoạch được vài lần, nhưng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất mật ong.
 
Hình 12. Dụng cụ thu hoạch nọc ong.
nocong
 
Thụ phấn (Pollination)
 
Khi ong hút mật hoa (nectar), phấn hoa (pollen) từ nhụy hoa đực (stamen) sẽ dính vào lông của ong và khi ong tiếp tục tới hút mật hoa của những hoa khác, phấn hoa bị cọ xát sẽ rơi vào nhụy hoa cái (pistil) và quá trình này được gọi là sự thụ phấn chồng chéo (cross-pollination). Thông thường phấn hoa có 2 hạt nhân (nuclei), nẩy mầm và tăng trưởng trong ống phấn hoa (pollen tube) xuống buồng trứng (ovary), trong đó chứa tế bào trứng chưa thụ tinh (unfertilised egg cell) và túi phôi (embryo sac). Hạt nhân cấy vào tế bào trứng sẽ tạo ra nhiều hạt đậu hay trái cây, còn hạt nhân tiếp xúc với túi phôi, sẽ tạo ra hạt đậu hay trái cây có cỡ lớn hơn (hình 13). Các loại ngũ cốc như bắp, lúa mì, gạo, đậu nành, hay bo bo (sorghum) thường không cần thụ phấn qua sự giúp đỡ của ong, chúng có thể thụ phấn nhờ gió (self-pollinated). Tuy nhiên, thụ phấn rất cần thiết cho nhiều loại trái cây và đậu hạt, vì nếu không được thụ phấn thích hợp thì lượng thu hoạch có thể thấp, trái cây nhỏ và hình thù trái cây không được như bình thường.
 
Hình 13. Cách thụ phấn của ong (cross-pollination).
cachthuphan
 
Hiện tại chưa tìm ra được phương pháp thụ phấn có thể thay thế ong, vì thế, cho thuê ong để giúp thụ phấn có thể vừa giúp người trồng trọt có thu hoạch tốt hơn và người nuôi ong cũng có thêm lợi tức.
 
Vài yếu tố liên quan đến dùng ong mật để thụ phấn như sau:
 
1. Số tổ ong cần thiết: Số lượng tổ ong cần thiết thay đổi tùy theo vị trí, sự hấp dẫn của vụ mùa, nồng độ của hoa, thời gian hoa nở, sự khỏe mạnh của tổ ong và cây cỏ có tính cách cạnh tranh với cây cối của vụ mùa. Thường thì cứ một acre (4,047 m2) cần một tổ ong và ong có thể bay 2.5 miles (4 km) để đi kiếm thức ăn.
 
2. Các loại thực vật cạnh tranh: Dandilion hay các loại cỏ dại (weeds) có thể hấp dẫn ong hơn là cây quả mục tiêu, nhất là khi nơi đặt tổ ong phần lớn đã có sẵn các loại cây này nên phải tránh. Ong mật thường mất một ngày để thiết lập lại các mẩu chuyến bay đi tìm kiếm thức ăn khi bị di chuyển tới một vị trí mới, nên khi đặt ong vào nơi có cây quả mục tiêu, thường phải là khi các loại cây này đã bắt đầu nở hoa, sớm giúp ong ổn định các chuyến bay tìm kiếm thức ăn.
 
3. Ảnh hưởng của ngoại cảnh: Nên đặt tổ ong nơi tránh gió, đầy ánh nắng, và đặt vài tổ chồng lên nhau vào những vị trí thích hợp của vườn cây.
 
Thời tiết có lẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của việc thụ phấn. Ong thường không ra ngoài khi nhiệt độ ở dưới 12°C và có gió khoảng 24-32 km/hr. Khi nhiệt độ thấp như ở dưới 10°C, hay khi thời tiết quá nóng, khô hoặc mưa kéo dài, hoa sẽ nở chậm lại, gây ảnh hưởng đến thụ phấn, thụ phấn sẽ rất hiệu quả khi thời tiết ấm áp.
 
4. Đặc tính của các loại cây ăn quả: Mỗi loại cây thường có những đặc tính riêng nên cách thụ phấn và kết trái cũng khác nhau. Hầu hết thụ phấn cần phấn hoa của các loại thực vật tương thích khác để có thể kết trái như táo, lê hay cherries ngọt.
 
Táo (apple): Hoa của loại cây này hấp dẫn rất nhiều loại ong, nên người trồng không cần thuê thêm ong để giúp thụ phấn.
 
Lê (pear): Ong mật tìm đến cây lê, vì phấn hoa hơn là vì mật hoa, vì mật hoa của cây lê rất loãng không hấp dẫn ong. Để thụ phấn, tốt nhất là đặt tổ ong vào vườn lê khi cây lê có độ hoa nở 25-50%.
 
Cherry ngọt: Với loại cherry này, nên đặt tổ ong khi hoa của cherry vừa bắt đầu có hoa, vì hoa của cherry ngọt rất mau tàn.
 
Đào và xuân đào (Peach và nectarine): là loại cây dễ kết trái, vì hoa của hai loại cây này rất hấp dẫn ong nên thường người trồng cây không cần phải thuê thêm ong để giúp thụ phấn, trừ trường hợp vùng này có ít ong và thời tiết xấu.
 
Mận (plum): Giống như cherry ngọt, tổ ong được đặt vào khi vườn mận vừa bắt đầu có hoa cho tới khi hoa rụng.
 
Cây việt quốc bụi cao (high bush blueberries): Cây việt quốc có thu lượng cao hơn, trái lớn hơn và chín sớm, khi có ong giúp thụ phấn.
 
Cây nham lê (cranberry): Cần thụ phấn để có thu lượng thích hợp hơn nhưng hoa của loại cây này chứa ít mật hoa và phấn hoa để thụ phấn.
 
Raspberry và blackberry: Cần ong thụ phấn để có thu lượng cao và khi trong vùng có ít ong.
 
Cây dâu tây (strawberry): Các loại dâu tây hiện hành có thể tự tạo trái cây như đào hay xuân đào.
 
Các loại bầu bí (cucurbit): Cần thụ phấn vì các loại cây này gồm có 2 loại hoa, một hoa đực và một hoa cái (dưa leo, bầu, bí, dưa hấu), ngoài ra, cây cantaloup có một hoa đực và một hoa có lưỡng tính (hermaphroditic flower). Phấn hoa của hoa đực rất dễ dính (sticky), nên khó di chuyển đưa tới hoa cái để thụ tinh và hoa có lưỡng tính như cantaloup, cũng cần có ong thụ phấn.
 
Bầu (pumpkin) và bí (squash) chỉ nở hoa vào buổi sáng tới trưa, dưa leo (cucumber), cantaloup và dưa hấu, hoa nở suốt ngày, nên thụ phấn của bầu và bí chỉ có hiệu quả trong buổi sáng, cataloup, dưa leo và dưa hấu thì gần trưa hay sớm sau buổi trưa. Ong mật thường ra ngoài hoạt động từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều, nhiều nhất là khoảng giữa trưa.
 
Cà tím, ớt và đậu: Thường không thuê ong, trừ trường hợp lượng thu hoạch thấp và không ổn định.
 
Đậu Lima: Đậu Lima thường không cần ong giúp thụ phấn, ong hấp thụ mật hoa là chính và một ít phấn hoa, mật hoa của đậu lima cung cấp loại mật ong có phẩm chất cao, tồn tại khoảng một tuần lễ.
 
Đậu nành (soybean): Lượng thu hoạch cao hơn nếu được thụ phấn, nhưng người trồng thường không thuê ong để giúp thụ phấn.
 
Lợi nhuận của người nuôi ong từ mật ong là chính nhưng cho thuê ong, vừa giúp người trồng cây cối hoa quả có thu hoạch cao hơn, và người nuôi ong cũng có được lợi nhuận tăng 1.5 lần cho mỗi thùng ong cho thuê, như trong trường hợp thụ phấn cho hoa hướng dương 1).
 
 
Nguyễn Duy Khải
 
Tham khảo
 
1. Mutsaers, Marieke; Van Beitterswijk, Henk: Agrodok 42, Bee Products (Properties, processing and marketing)
 
2. Diffen.com/difference/Honey_vs_Sugar
 
3. UN Food and agriculture Organization CorporateStatistical Detabase2011-17-13
 
4. En.m.wikipedia.org/wiki/Beeswax
 
5. Coggshall, W L; Morse, R A(1984): Beeswax: Production, harvesting and products. Wicwas Press, New York, USA
 
6. Crane, E (1990): Bees and beekeeping-Science, practice and world resources, Cornell University Press; Ithaca, NY, USA
 
7. En.m.wikipedia.org/wiki/Beeswax
 
8. MAAREC: Delaware, Maryland, New Jersey, Pennsylvania, West Virginia, and the USA cooperating: Beekeeping Basics
 
 

Tìm các bài BIÊN KHẢO khác theo vần ABC . . .

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com