Một chế độ có nền giáo dục tốt sẽ phát sinh ra những hiền tài cho quốc gia đó, Việt Nam Cộng Hòa tuy tồn tại trên bản đồ thế giới chỉ có 20 năm, nhưng đã để lại một di sản rất lớn về nhân cách của những người phục vụ cho nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa. Họ là những người đã hấp thụ được một nền giáo dục tốt từ các ngôi trường đào tạo có tầm vóc nhất trong khu vực. Và nền giáo dục được định hướng Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng. Triết lý nhân bản của nền giáo dục VNCH là đặt con người vào vị trí trung tâm để định vị cho hướng đào tạo, nên đã cung cấp hàng hàng lớp lớp những con người tinh anh để phục vụ trong quân đội cũng như các cơ sở công quyền thuộc 49 tỉnh với 247 quận.
Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng không chấp nhận dùng sự khác biệt đó để đánh giá con người vì con người tự nó là một cứu cánh chớ không phải là một phương tiện, và GDNB không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, con người có giá trị của con người như nhau, và mọi người đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục. Từ triết lý nhân bản đó, người lính VNCH đã biết đặt chữ Nhân lên nòng súng, đánh giặc là: “Đem Đại Nghĩa Thắng Hung Tàn/Lấy Trí Nhân Thay Cường Bạo” (Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi) đúng theo lời dặn của tiền nhân.
Đây chính là sự khác biệt của người lính miền Nam và miền Bắc. Người lính miền Nam dùng vũ khí để tự vệ để khử bạo, khác với người lính miền Bắc lấy chủ nghĩa đặt lên nòng súng dùng bạo lực chuyên chính vô sản để trấn áp giai cấp tư sản, tiến hành xây dựng một xã hội không giai cấp (lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin)
VNCH một nước nhỏ chỉ từ vĩ tuyến 17 cho tới mũi Cà Mau với diện tích 173.809 km², chỉ bằng 1/2 CHXHCNVN, với dân số 19,58 triệu người, một nước nhỏ bé không có đỉnh cao trí tuệ như CHXHCNVN, không nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư… Sài thành cũng không nhiều những nhân sĩ trí thức như Hà Thành… không có “bác hù vĩ đại”, không có “đảng Cộng Sản quang vinh”….. không có những con người khát máu làm tay sai cho Nga Tàu, đem súng đạn về để phá hoại miền Nam VN và tàn sát đồng bào của mình, không có chủ thuyết Marx-Lenin để gối đầu, không bán nước cho ngoại bang như những thế hệ lãnh đạo của VNDCCH và CHXHCNVN… Nhưng trong cái nhỏ bé khiêm tốn đó của VNCH, có quá nhiều hiền tài cho miền Nam trong việc xây dựng một đất nước Dân Chủ Tự Do với lợi tức đầu người hơn gấp 3 lần VNDCCH . Theo biểu đồ, vào thời điểm 1960, trong số 10 quốc gia Á Châu, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH, South Vietnam, 223$) có GDP đầu người đứng sau Tân Gia Ba (395$), Mã Lai Á (299$), Phi Luật Tân (257$), nhưng nhiều hơn Nam Hàn (155$), hơn gấp đôi Thái Lan (101$), gấp 2,4 lần Trung Quốc (92$), gấp 2,7 lần Ấn Độ (84$), và gấp 3 lần Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (North Vietnam, 73$).…
Trong thời gian từ 1954 đến 1975, năm 1960 là năm VNCH có nền kinh tế huy hoàng nhất (thời của Tổng Thống Ngô Đình Diệm)
Tổng sản lượng quốc gia VNCH năm 1960 là 82 tỷ đồng VN, trong số này gồm có 4,481 tỷ đồng (5,5%) là tiền viện trợ Mỹ. Sau khi chiến tranh, mặc dù nền kinh tế VNCH bị người Cộng Sản phá hoại triệt để cho tới ngày 30.4.1975, hiền tài của miền Nam khi di tản ra ngoại quốc, đi đâu cũng được thế giới tiếp nhận và tài sản sau cùng trong ngân khố quốc gia VNCH vẫn còn tồn trữ được trên 16 tấn vàng và nhiều hiện kim trị giá hàng chục triệu US đô la để đảng cướp Ba Đình vào khiêng về Bắc, cướp vàng của VNCH xong lại xuyên tạc là Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đem ra ngoại quốc, mức độ thô bỉ của đảng csVN đến thế đó!
Tháng Tư Đen lại sắp trở về, hậu duệ VNCH không quên những nhân cách lớn đáng được vinh danh để những người trẻ lớn lên sau ngày 30.4.1975 biết và có cái nhìn, những phê phán đúng đắn hơn về một chệ độ mà tà quyền Cộng Sản từng bóp méo, tuyên truyền dối trá đổi trắng thay đen trong nhiều thập niên qua. Những nhân vật, mà chúng tôi hậu duệ VNCH vinh danh ra đây chỉ là một số rất nhỏ trong kho tàng “nhân cách lớn” của VNCH.
Bài Thơ Tháng Tư
Xướng:
Xót cảnh lưu vong mắt lệ tuôn
Hận người gây lắm nỗi tang thương
Trùng trùng tâm sự sầu xa xứ
Lớp lớp trầm tư tưởng cố hương
Xây tổ cành Nam chim Việt nhớ
Đón hơi gió Bắc ngựa Hồ buồn
Tóc xanh giờ đã thay màu bạc
Mãi vẫn vương mang kiếp đoạn trường
(Chú Bảy Tử Trận)
Họa:
Tháng Tư muôn thuở hận còn tuôn
Thế cuộc ai bày nặng tiếc thương
Quốc phá nổi trôi người biệt xứ
Gia vong phiêu bạt kẻ ly hương
Dõi Mây Tần Lĩnh liêu xiêu nhớ
Nhìn Nhạn Môn Quan khắc khoải buồn
Tự buổi lưu vong giờ tóc bạc
Hồn quê canh cánh mỗi đêm trường
(Trần Thiên Lang)
Những người đầu tiên mà chúng tôi muốn nói đến là những vị Tướng đã tuẫn tiết ngay sau khi miền nam VN thất thủ:
* Thiếu Tướng Phú tự tử tại nhà vào ngày 30.04.75.
* Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Ðoàn VI (1927-1975). Vào lúc 11 giờ 30, ngày 30.04.75, Thiếu Tướng Nam sau khi từ giã các binh sĩ đã tự kết liễu đời mình.
* Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn VI (19??-1975). Tướng Hưng đã được vinh danh “Anh Hùng An Lộc” trong mùa hè đỏ lửa 1972 ở chiến trường An Lộc Bình Long. Tướng Hưng đã tự sát vào tối ngày ngày 30.04.75 tại văn phòng riêng ở Bộ Chỉ Huy phụ của Quân Đoàn VI (đồng thời là nơi gia đình Tướng Hưng tạm cư trú), sau khi nói lời từ giã với gia đình và bắt tay từ biệt tất cả quân sĩ bảo vệ Bộ Chỉ Huy. Sau đó, ông đã quay vào văn phòng, khóa chặt cửa và tự sát bằng súng lục vào lúc 8 giờ 45 phút tối.
* Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh (1933-1975) Sau khi nhận được lệnh phải đầu hàng, Tướng Vỹ đã tự sát bằng súng lục vào lúc 11 Giờ, ngày 30.04.75 tại Tổng Hành Dinh ở Lai Khê.
* Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh (1925-1975). Vào đêm ngày ngày 30.04.75, Chuẩn Tướng Hai đã tự sát tại Trung Tâm Ðồng Tâm.
* Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn (1940-1975). Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã anh dũng chiến đấu tới cùng và không chịu đầu hàng. Ðại Tá Cẩn đã bị quân Cộng Sản đem ra xử trước công cộng và sau đó bị xử bắn tại chỗ. Lời cuối của ông nói trước khi bị hành quyết: ”Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt“.
Cộng Sản Việt Nam hèn hạ dùng nhục hình để xử tử hình Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn ngày 14/8/1975.
* Ðại Tá Ðặng Sĩ Vinh. Vào lúc 2 giờ ngày 30.04.75, hai tiếng đồng hồ sau khi Dương Văn Minh ra lịnh đầu hàng, Ðại Tá Vinh, cùng gia đình gồm vợ và bảy người con đã tự tử bằng súng lục.
* Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long. Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long tuẫn tiết sáng 30-4-75 dưới chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến.
Cuộc chiến ngưng tiếng súng, toàn bộ QL.VNCH tan hàng, người thì tuẫn tiết để chết theo vận nước, người thì phải vượt biên lánh nạn cộng sản, còn lại những người bị kẹt không di tản được bị cs trả thù một cách hèn hạ bằng cách đưa vào trại tập trung trá hình gọi là ”Trại Cải Tạo”. Trong số những người chấp nhận ở lại chết trên quê hương có Tổng Thống Trần Văn Hương, ông đã từ chối mọi lời mời của Pháp và Mỹ để di tản ra ngoại quốc, ông đã chọn quê hương là điểm đến sau cùng của đời một lãnh đạo VNCH, một lòng vì nước vì dân VNCH. Ông Hương là nhà lãnh đạo cao cấp nhất vào những ngày sau cùng của miền Nam VN. Tuy không bị đưa vào trại cải tạo, nhưng ông lui về sống trong căn nhà 216 đường Phan Thanh Giản, tại đây ông sống với vợ chồng người em gái út cho đến lúc qua đời vào ngày 27 tháng 1, 1982 (nhằm ngày Mồng Ba Tết), hưởng thọ 80 tuổi, hài cốt được hỏa thiêu. Ông đã không chấp nhận việc Cộng Sản trả quyền công dân cho ông và ông giữ nguyên quốc tịch VNCH cho đến khi nhắm mắt. Ông nói với ngườiCộng Sản như sau: “Chừng nào những người tập trung ‘cải tạo’ được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi!”. Tiết tháo của cụ Trần Văn Hương đã cao ngất ngưởng là tấm gương sáng cho các hậu duệ VNCH noi theo.
Thức Tỉnh
Tháng Tư năm đó đã qua
Nỗi đau uất hận, và là mất quê
Tháng Tư đi… mãi không về
Bao người nằm xuống… ”lời thề nước non”
Kính dâng tâm nguyện nước Trời
Đón đưa hết thảy Hồn Người Lính, Dân
Yên lòng ngơi nghỉ…. Thiên thần
Phù trợ hồn Việt chinh thân vững bền….
Tháng Tư sử sách làm nền
Sẽ noi gương sáng Tiền Nhân hậu đời
Tháng Tư nay phải tiếp lời
Tiền Nhân giữ nước “hậu đời” giữ Quê
Thức tỉnh, chớ có u mê
Quê ta, ta giữ chẳng nề gian lao
Xiết chặt tay giữ chiến bào
Một lòng vì Nước lẽ nào không nên….
Tháng Tư thắp nén nhang lòng
Quân Dân Cán Chính ngủ say ngàn đời.
(T/g Nguyễn Văn Được)
Chúng tôi, những người trẻ trong mùa tưởng nhớ về vận đen của đất nước VNCH sắp đến (30.4.1975 -30/4/2018) xin thành kính dâng lên hương hồn Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Hương và quân, cán, chính VNCH các cấp đã nằm xuống trong việc bảo vệ miền Nam trước sự phá hoại của Cộng Sản Bắc Việt. Những nén hương lòng của chúng tôi để kính nhớ và vinh danh công trạng của tất cả những người đã tuẫn quốc vì sự tự do của miền Nam trước 30/4/1975.
Lý Bích Thủy