User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
pheplichsu1
 
1. Phép Lịch Sự là gì?
 
Theo tiếng Pháp, lịch sự bởi chữ ‘poli’. Nghĩa là nhẵn bóng, được ưa thích. Người lịch sự là người tuân giữ những nghi thức xã hội để chiếm được cảm tình của những người xung quanh.
 
Phép lịch sự (politesse) là tất cả những cách ăn nói và xử thế một cách tốt đẹp. Theo tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức, thì lịch sự có nghĩa là đẹp đẽ, xinh xắn, đồng thời còn là nhã nhặn, biết lễ phép.
 
2. Tại Sao Phải Giữ Phép Lịch Sự
 
Nếu chúng ta chỉ sống một mình, trong một căn phòng riêng biệt, hay trong một nơi biệt lập, thì chúng ta nói năng, ăn mặc ra sao, chẳng ai thèm để ý tới. Đầu tóc, áo quần, nhà cửa chúng ta thế nào tuỳ thích.
 
Thế nhưng, chúng ta sống là sống với người khác, và trong cuộc sống chung này chúng ta phải làm thế nào, để trở nên một con người dễ coi và dễ thương. Ngày thường, nhà cửa chúng ta có thể bẩn thỉu, bề bộn… nhưng nếu có một nhân vật đến thăm, hẳn chúng ta phải dọn dẹp, quét tước cho gọn ghẽ, sạch sẽ… Chuẩn bị tiếp đón nhân vật ấy.
 
3. Sự Cần Thiết Của Phép Lịch Sự
 
Để hiểu rõ được sự cần thiết của phép lịch sự ấy, chúng ta thử trích dẫn một vài câu danh ngôn:
 
_ Lịch sự là bông hoa thơm của nhân loại.
 
_ Lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng, có thể mở được mọi  khung cửa.
 
_ Người ta đòi hỏi gì ở một bông hoa, nếu không phải là hương. Người ta đòi hỏi ở chúng ta điều gì, nếu không phải là phép lịch sự.
 
_ Thà làm một thằng quỷ lịch sự còn làm một ông thánh sàm sỡ.
 
_ Lịch sự là một món tiền, càng tiêu càng lời.
 
4. Lợi Ích Của Lịch Sự
 
Chúng ta thường nói: công bằng phải đi trước bác ái, sự trọng kính phải đi trước tình yêu thương. Cũng vậy trong phạm vi giáo dục, chúng ta phải đào luyện để trở thành một con người trước đã, rồi sau đó mới trở thành người Kitô hữu. Việc giáo dục nhân bản (đào luyện trở nên người) phải đi trước những việc giáo dục hay đào luyện khác.
 
Và trong việc giáo dục nhân bản, đào luyện làm người, thì phép lịch sự là phần quan trọng và căn bản nhất.
 
Nhờ giữ phép lịch sự, chúng ta sẽ gây được cảm tình của những người chung quanh. Và một khi đã chiếm được cảm tình, chúng ta sẽ dễ dàng tiến tới thành công. Vì thế, như trên chúng ta đã nói: lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng có thể mở được mọi khung cửa.
 
Tuy nhiên trong khi giữ phép lịch sự, chúng ta cần thành thực, chân thành, bằng không thì chúng ta sẽ trở thành những kẻ bôi bác giả hình.
 
5. Tóm lược

Phép lịch sự là tất cả những cách ăn nói và xử thế một cách nhã nhặn và tốt đẹp. Sở dĩ chúng ta phải giữ phép lịch sự, bởi vì chúng ta sống là sống với người khác, và trong cuộc sống chung này, chúng ta phải trở nên người dễ thương và dễ mến.

Vì thế, phép lịch sự là nền tảng căn bản để xây dựng con người chúng ta. Nhờ giữ phép lịch sự, chúng ta sẽ gây được cảm tình của những người chung quanh. Và một khi đã gây được cảm tình, chúng ta sẽ dễ dàng tiến tới thành công. Vì thế người ta thường bảo: lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng có thể mở được mọi khung cửa. Tuy nhiên, phép lịch sự đòi hỏi chúng ta phải thành thực, tránh đi mọi hình thức bôi bác giả hình.

Bài đọc thêm

1. Khi người khác rót nước cho mình, đừng chỉ ngồi yên nhìn người ta mà hãy đưa tay ra nâng cốc, điều đó thể hiện phép lịch sự.
 
2. Khi người khác nói chuyện với mình, ít nhất cũng phải đáp lại người ta một câu. Đừng để người ta nói xong một câu lại nhận về được sự im lặng hoặc câu nói À, Ừ, Ờ, đúng rồi cùng với sự khó chịu.
 
3. Nếu có người nhìn chằm chằm vào bạn, đừng nhìn thẳng vào người ta. Hãy giả vờ như mình không biết.
 
4. Là con gái, tuyệt đối không được ngửa tay xin tiền đàn ông cả đời.
 
5. Dùng bữa xong nên nói: "Tôi ăn xong rồi, mọi người cứ ăn đi nhé!"
 
6. Khi đưa đồ cho người khác phải đưa bằng hai tay.
 
7. Ngồi ghế không nên vắt chéo chân.
 
8. Lúc ăn cơm nên cầm bát lên, không được dùng đũa đảo lộn thức ăn, không gõ bát đũa.
 
9. Người đi vào cuối cùng nên đóng cửa.
 
10. Tiễn người khác về nên nói: "Đi cẩn thận nhé!"
 
11. Rửa tay xong không nên tùy tiện vẩy tay, để nước bắn lên người khác sẽ rất bất lịch sự.
 
12. Khi đưa dao hoặc vật nhọn cho người khác, nên đưa phần chuôi hướng về họ.
 
13. Không nên công khai điểm yếu của người khác.
 
14. Khi người khác nói chuyện với mình hãy chú ý vào người ta, đừng đảo mắt nhìn xung quanh.
 
15. Khi rót trà hay rót nước cho người khác xong, không nên quay vòi ấm về phía họ.
 
16. Đi, đứng, ngồi, nghỉ cần đúng tư thế, tác phong.
 
17. Nói được phải làm được. Nếu không làm được thì đừng hứa.
 
18. Nếu trong phòng có người, khi ra ngoài nên đóng cửa nhẹ nhàng.
 
19. Cả thế giới này đều không tin vào nước mắt.
 
20. Khi đưa đồ cho người khác mà ở giữa cách một người, không nên đưa thẳng ra trước mặt người ta mà nên vòng qua phía sau.
 
21. Học cách dịu dàng và biết lắng nghe.
 
22. Đến chơi nhà người khác, đừng tùy tiện ngồi lên giường nhà người ta.
 
23. Ăn cơm cố gắng đừng phát ra tiếng.
 
24. Lúc nhặt đồ hoặc đi giày nên ngồi thấp xuống chứ đừng cúi người, khom lưng.
 
25. Khi bị phê bình, dù người khác có sai đi chăng nữa cũng đừng vội phản bác, nên đợi họ nói xong bình tĩnh lại hẵng giải thích.
 
26. Làm việc gì cũng nên có điểm dừng thích hợp, bất kể là ăn món mình thích hay tức giận điều gì đó.
 
27. Đến nhà bạn ăn cơm nên chủ động rửa bát hay xếp dọn bàn ăn.
 
28. Trong cuộc sống bạn sẽ phải gặp nhiều thể loại người khác nhau, chắc chắn không phải ai bạn cũng có thể hòa hợp được nhưng có một câu nói luôn đúng trong mọi trường hợp: Bạn đối xử với người khác thế nào, người ta sẽ đối xử lại với bạn như vậy.
 
29. Dù là ai, trong trường hợp nào cũng đừng dễ dàng kể bí mật của mình với người khác.
 
30. Học hành là chuyện cả đời. Chỉ học kiến thức trong sách thôi là chưa đủ, phải học cả kiến thức xã hội. Thực tế cuộc sống luôn phức tạp hơn những gì bạn nghĩ.
 
31. Dũng cảm nhất là khi nhận ra sự tàn khốc của cuộc sống nhưng vẫn yêu cuộc sống này cháy bỏng. Đừng sợ sự dối trá, nhưng cần phải biết cuộc sống luôn tồn tại sự dối trá.
 
32. Khi lau bàn nên lau hướng về phía mình.
 
33. Khi gọi điện thoại hoặc nghe điện thoại, câu đầu tiên phải luôn là: "Alo, chào.... ạ!". Khi tắt máy, nếu người kia là người lớn tuổi hơn bạn hoặc là cấp trên của bạn thì tốt nhất bạn nên chờ họ tắt điện thoại trước, còn nếu bạn là người lớn tuổi hơn hoặc cấp trên của họ thì bạn nên chủ động tắt máy trước, đừng để người ở đầu dây bên kia phải đợi.
 
34. Đừng khạc nhổ hoặc vứt rác bừa bãi. Nếu nơi đó không có thùng rác, hãy cầm rác về vứt vào thùng rác nhà mình.
 
35. Khi đi trên đường đừng đút tay vào túi áo.
 
36. Bất kể trong hoàn cảnh nào cũng nên đánh răng cẩn thận, đặc biệt là vào buổi tối.
 
37. Tuyệt đối đừng bao giờ bỏ bữa sáng. Nếu không ăn sáng thì cũng phải uống nước hoặc uống sữa.
 
38. Đậu xe nên đỗ đúng nơi quy định, chừa không gian cho người khác mở cửa xe, đầu xe nên hướng ra phía ngoài để tiện rời đi.
 
39. Nếu là cửa thủy lực, dù là cửa đẩy hay cửa kéo cũng nên làm theo quy tắc "Ra trước vào sau". Nếu phía sau có người nên giữ cửa chắc, tránh để cửa bật lại va vào người khác. Khi có người mở cửa giúp mình đừng quên cảm ơn họ.
 
40. Phép lịch sự nên áp dụng đối với tất cả mọi người, bất kể họ là cấp trên, là người lớn tuổi, là nhân viên phục vụ hay là cô chú lao công bên đường.
 
 
Nguồn: Khai Trí
Fb: Miền Nam Việt Nam - Trước 1975 - Kistler Hoàng is with Vũ Hoàng and Nam Phương Vĩnh Thụy
 

Tìm các bài LỜI HAY Ý ĐẸP khác theo vần ABC . . .

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com