User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
xocungthankinh
Bệnh Xơ Cứng Hệ Thần Kinh (Bệnh Đa Xơ Cứng) xảy ra khi các tế bào của hệ thống miễn dịch nhầm lẫn tấn công vào lớp phủ bảo vệ trên các sợi thần kinh, làm chúng bị mòn dần, có nguy cơ gây ra tàn phế (Nguồn: Unsplash.com)
 
Đã có thêm bằng chứng cho thấy con vi rút Epstein-Barr có thể khiến một số người bị bệnh xơ cứng thần kinh, theo trang APnews đưa tin ngày Thứ Năm, 13 tháng 1 năm 2022.
 
Bệnh Xơ Cứng Hệ Thần Kinh (hay bệnh đa xơ cứng) là một căn bệnh có thể gây tàn phế, bệnh xảy ra khi các tế bào của hệ thống miễn dịch nhầm lẫn tấn công vào lớp phủ bảo vệ trên các sợi thần kinh, làm chúng bị mòn dần.
 
Từ lâu, con vi rút Epstein-Barr đã bị nghi ngờ có vai trò trong sự phát triển của bệnh xơ cứng hệ thần kinh (MS). Khó có thể chứng minh mối liên quan giữa vi rút và căn bệnh MS, vì hầu như tất cả mọi người đều bị nhiễm Epstein-Barr, thường là trẻ em hoặc thanh thiếu niên - nhưng chỉ một số ít là phát triển MS.
 
Hôm Thứ Năm, 13 tháng 1 năm 2022, các nhà nghiên cứu trường Harvard cho biết họ đã theo dõi các mẫu máu được lưu trữ từ hơn 10 triệu người trong quân đội Hoa Kỳ, và nhận thấy nguy cơ mắc bệnh MS tăng gấp 32 lần sau khi bị nhiễm Epstein-Barr. Quân đội thường làm xét nghiệm máu cho các binh sĩ, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các mẫu được lưu trữ từ năm 1993 đến năm 2013, tìm kiếm các kháng thể cho thấy một người đã nhiễm vi rút.
 
Chỉ 5.3% tân binh không có dấu hiệu của Epstein-Barr khi gia nhập quân đội. Các nhà nghiên cứu đã so sánh 801 trường hợp MS được chẩn đoán sau đó trong khoảng thời gian 20 năm với 1,566 người chưa từng bị MS. Chỉ một trong số các bệnh nhân MS không có bằng chứng về vi rút Epstein-Barr trước khi được chẩn đoán.
 
Nghiên cứu mới đã được tác giả, Bác sĩ Alberto Ascherio và các đồng nghiệp, báo cáo trên tạp chí Science. Rõ ràng con vi rút không phải là yếu tố duy nhất, vì khoảng 90% người trưởng thành có kháng thể cho thấy họ đã từng bị nhiễm Epstein-Barr, và có tới gần 1 triệu người ở Hoa Kỳ đang sống chung với MS, theo Hiệp hội National Multiple Sclerosis Society.
 
Bác sĩ William H. Robinson và Lawrence Steinman của trường Stanford đã viết trong một bài xã luận đi kèm với nghiên cứu mới, rằng vi rút có vẻ là “tác nhân ban đầu,” và “cần có cái gì đó kích hoạt thêm,” chẳng hạn như các gen có thể khiến cơ thể dễ bị tổn thương hơn.
 
Epstein-Barr thường được cho là gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân, còn được gọi là “mono” hoặc “bệnh hôn” ở thanh thiếu niên, nhưng thường xảy ra mà không có triệu chứng. Vi rút có thể ở trong cơ thể mà không hoạt động sau lần đầu tiên bị nhiễm. Nhưng mà nó có thể sẽ có liên quan đến sự phát triển về sau của một số căn bệnh rối loạn hệ thống miễn dịch (autoimmune) và ung thư hiếm gặp.
 
Hiện chưa rõ tại sao. Trong số các khả năng có thể xảy ra, có một thứ gọi là “bắt chước phân tử” (molecular mimicry), nghĩa là các protein của con vi rút có thể trông giống với một số protein của hệ thần kinh, giống tới mức nó làm cho hệ miễn dịch bị nhầm lẫn và tấn công.
 
Mark Allegretta, Phó chủ tịch nghiên cứu tại Hiệp Hội Bệnh Đa Xơ Cứng (MS) Toàn Quốc cho biết: “Tính tới hiện nay, nghiên cứu mới là bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy Epstein-Barr góp phần gây ra MS,” và điều đó “mở ra cơ hội ngăn ngừa bệnh MS, bằng cách ngăn ngừa nhiễm vi rút Epstein-Barr.”
 
 
 

 

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com