
- Trước hết thơ ngụ ngôn là gì?
Thơ ngụ ngôn là lời thơ mang ẩn ý
Với những lời đầy triết lý của thế gian
Đừng mơ những chuyện cao sang
Xa vời thực tế rồi mênh mang buồn
Với những lời đầy triết lý của thế gian
Đừng mơ những chuyện cao sang
Xa vời thực tế rồi mênh mang buồn
Nói đến thơ ngụ ngôn trong văn học Pháp, người ta nhớ ngay đến La Fontaine, một nhà thơ ngụ ngôn có tiếng và cũng là một nhà thơ cổ điển nổi tiếng của Pháp - Thơ của ông được biết đến khá rộng rãi vào thế kỷ thứ 17.
Jean de La Fontaine sinh ngày 8 tháng 5 năm 1621 tại Château-hierry, trong gia đình tiểu quí tộc, là con của người quản lý rừng. - Mẹ mất sớm, được thừa hưởng sự giáo dục tự do và sâu rộng của người cha - Từ bé đã sống giữa thiên nhiên, yêu cây cảnh núi rừng và yêu cả thú rừng hoang dã.
Mẹ mất sớm sống với cha
Cha là quản lý rừng già thâm u
Giáo dục sâu rộng cương nhu
Yêu thú hoang dã hoang vu núi đồi
Cha là quản lý rừng già thâm u
Giáo dục sâu rộng cương nhu
Yêu thú hoang dã hoang vu núi đồi
Thông tin về năm tháng học tập của La Fontain không nhiều. chỉ biết ông học trường Cao đẳng ở Chateau-Thierry, cho tới năm thứ ba, cũng là nơi ông học tiếng La tinh.
Năm 1641, tức là 20 năm sau khi chào đời, chàng trai này đi tu làm linh mục -
Tham gia vào tu hội Oratoir. Nhưng 1642, chỉ một năm sau , ông ra khỏi hội tôn giáo, trả lại áo chủng sinh. Lập gia đình với một cô gái 14 tuổi, cũng thuộc lớp trưởng giả tiểu quí tộc như mình.
Cuộc sống vợ chồng của La Fontaine là một hạnh phúc ngắn ngủi. Ông kể rằng:
* Ngày đầu tiên của đám cưới là Tình Yêu
* Ngày thứ hai là Tình Bạn
* Ngày thứ ba là Sự Lạnh Lùng.
Hạnh phúc ngắn ngủi thế thôi
Ba ngày phù phiếm dần trôi phũ phàng
Tình yêu tình bạn đa mang
Thỏang nhanh như một cung đàn đứt dây
Ba ngày phù phiếm dần trôi phũ phàng
Tình yêu tình bạn đa mang
Thỏang nhanh như một cung đàn đứt dây
Ba mươi năm, với những bất đồng nghiêm trọng. Ông bỏ vợ và quan tâm đến các cô gái giang hồ - Và rồi họ cũng khiến ông phải trả giá khá đắt không hơn không kém, đó là: Với số gia tài được hưởng + với món hồi môn của vợ lên đến 100.000 Livre
La Fontaine có những lúc phải sống như một tên lang thang và ở trọ chung trong căn phòng cửa sổ hư nát của bà De la Sabriere, một người đàn bà bị phá sản, không còn ai kính trọng, nhưng cũng có một số kiến thức phong phú.
Nhờ bà này, La Fontaine quyết định dấn thân vào Khoa học.
Và tiếp tục học về ngành luật và thường xuyên tham gia vào hội những nhà thơ trẻ kỵ sĩ bàn tròn, nơi ông gặp Pellisson, Francois Charpentier, Tallemant des Reaux.
Năm 1649, lấy bằng luật sư tại quốc hội Paris.
Học xong lại nối nghiệp cha
Quản lý về cánh rừng già thâm u
Học ngành luật bỏ nhà tu
Lập gia đình với tiểu thư nhà giàu
Quản lý về cánh rừng già thâm u
Học ngành luật bỏ nhà tu
Lập gia đình với tiểu thư nhà giàu
Sau thời niên thiếu êm đềm, La Fontain nối nghiệp cha, làm quản lý rừng, một công việc nhàn hạ để có nhiều thì giờ la cà ở các thính phòng văn chương khách thính, tìm đọc về các tác giả hiện đại lẫn cổ điển. Và ông bắt đầu coi các tác giả cổ điển là khuôn mẫu để viết những bài thơ ngụ ngôn bất hủ của ông.
Năm 1664, La Fontain chia số thời gian làm việc của thời kỳ này, giữa Paris và Chateau-Thierry, để thực hiện những bước đi đầu tiên vào văn học, bằng một câu chuyện hoang đường "Xử Bắn Aritos"
Những cổ điển được coi là khuôn mẫu
Để tạo thành ra những kỷ cương
Ngụ ngôn bất hủ đoạn trường
Cấu thành ngôn ngữ văn chương nước Pháp
Để tạo thành ra những kỷ cương
Ngụ ngôn bất hủ đoạn trường
Cấu thành ngôn ngữ văn chương nước Pháp
Sự kiện này tạo nên một cuộc tranh luận văn học, cuộc tranh luận về sự tự do có thể làm phát triển về đường lối kể chuyện theo kiểu hoang đường.
Theo Gusta Flaubert, ông là nhà thơ Pháp duy nhất, hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong ngôn ngữ Pháp trước Victor Hugo.
Năm 1665, La Fontaine nổi tiếng khi cho ra đời hai tập truyện ngắn rất dễ thương và rất phóng túng bằng thể thơ tự do.
Năm 1668, cho ra đời những bài thơ ngụ ngôn răn đời đầu tiên được người đương thời ưa thích và đón nhận.
Cũng là khai phá mở đầu
Cho một thể loại mang câu hoang đường
Cũng là thể hiện đầu tiên
Khai đường mở lối văn chương cho đời
Cho một thể loại mang câu hoang đường
Cũng là thể hiện đầu tiên
Khai đường mở lối văn chương cho đời
Năm 1669 La Fontain đóng góp thêm một thể loại mới bằng việc cho xuất bản cuốn tiểu thuyết tên "Tình Yêu của Psyché và chàng trai trẻ", một câu chuyện huyền thoại thuộc thể loại hòa trộn giữa văn xuôi và thơ.
Thơ và văn được hài hòa
Một thể loại mới chan hòa niềm vui
Tiểu thuyết huyền thoại thắm tươ
Được người đón nhận tuyệt vời thiết tha
Một thể loại mới chan hòa niềm vui
Tiểu thuyết huyền thoại thắm tươ
Được người đón nhận tuyệt vời thiết tha
Năm1672 sau cái chết của công tước Orléans. 1673, La Fontaine gặp khó khăn về tài chánh và ông đã ở tại nhà thờ của Marguerite de la Sablière
Những năm 1668, 1678, 1694, nhờ có sự bảo trợ và che chở của những người bạn giàu có, quyền thế như bà De La Sablìere và hai vợ chồng ông d'Harvart, La Fontaine cho ra đời đuợc ba tuyển tập, gồm 12 tập thơ ngụ ngôn.
- Các thơ ngụ ngôn này có nhiều nguồn gốc khác nhau, vì La Fontaine chịu ảnh hưởng của tác giả cổ Hy Lạp như Esope và Phèfre, mà ông đã bắt chước một cách độc đáo.
Dựa vào nguồn gốc khác nhau
Truyện Hy Lạp cổ mang màu địa phương
Những lời thơ mới ngụ ngôn
Răn đời mai mỉa trăng vờn ngọn cây
Truyện Hy Lạp cổ mang màu địa phương
Những lời thơ mới ngụ ngôn
Răn đời mai mỉa trăng vờn ngọn cây
La Fontaine được coi là một tác giả viết nhiều thể văn khác nhau, kể cả văn chương tôn giáo, nhưng người đời sau chỉ biết đến ông qua những thơ ngụ ngôn và những truyện ngắn. Ông không được lòng vua Louis 14 (XIV) và tể tướng Colbert vì đã thân thiết với chỉ huy cảnh sát Fouquet, kẻ chống đồi và đối lập với họ. Tuy nhiên ông cũng khôn khéo lấy được phần nào tình cảm của nhà vua và lại được ra vào nơi cung đình.
Năm 1674 ông được vào khách thính của bà Montespan, một địa điểm qua lại của đủ loại văn nhân thi sĩ đương thời.
Năm 1683, ông được bầu vào Viện Hàn Lâm, mặc dù trước đó Louis 14 và ông Colbert đã bác bỏ không cho vào.
Cuối đời, ông quay sang viết về các đề tài tôn giáo.
Năm 1692, ông lâm bịnh nặng và hứa không bao giờ viết về các đề tài phóng đãng nữa, và dành thì giờ còn lại viết sách kính Chúa, yêu người.
Cuối đời soi lại bản thân
Viết truyện phóng đãng cũng ngần ấy thôi
Yêu người, kính chúa cuối đời
Cầu mong để được ơn trời xét soi
Viết truyện phóng đãng cũng ngần ấy thôi
Yêu người, kính chúa cuối đời
Cầu mong để được ơn trời xét soi
Sau khi bà De La Sablìere qua đời 1693 - La Fontaine về sống với gia đình Harvart.
Năm 1694 ông cho ấn hành tập thơ ngụ ngôn cuối cùng. Và qua đời mùa xuân năm 1695 tại tư gia.
Chính cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, gần gũi với cây cỏ và những người dân dã bình thường, khiến thơ văn của ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống tinh tế, và sôi động.
Khi ông miêu tả về thiên nhiên hay viết về các loài thú, loày cây hay lúc ông viết để thể hiện lòng nhân ái đối với người nghèo... Ông đã viết những kiến thức uyên bác về cả thiên nhiên lẫn xã hội, cùng những giao thiệp rộng rãi với giới trí thức tự do, sống phóng túng không gò ép... Ông không thích gần gũi với nếp sống cung đình như nhiều nhà văn cổ điển khác.
Kiến thức uyên bác với thiên nhiên
Đời sống phóng túng hòa cùng cỏ cây
Cung đình xao xác phô bày
Một đời gò ép đắng cay muôn phần
Đời sống phóng túng hòa cùng cỏ cây
Cung đình xao xác phô bày
Một đời gò ép đắng cay muôn phần
Những bài thơ quen thuộc và nổi tiếng của La Fontaine như: Ve và Kiến. Quạ và Cáo. Sói và Cừu non. Thần chết và Lão tiều phu. Con cáo và giàn nho. Gà trống và cáo. Ông già và các con. Gà đẻ trứng vàng. Thỏ và rùa. Thả mồi bắt bóng. Đám ma sư tử. Hội đồng chuột... Những tác phẩm này của ông trở thảnh điển hình cho tính cách và các tình huống trong cuộc sống.
Xã hội loài vật trong thơ ngụ ngôn của La Fontaine, tượng trưng cho xã hội Pháp thời La Fontaine sống, với các cung bậc, các tầng lớp, và những mâu thuẫn bộc lộ bản chất của xã hội đó - Từ những thấp cổ bé miệng, đến những kẻ quyền cao chức trọng.
La Fontaine là một trong những nhà văn và thi nhân độc đáo của thế kỷ 17 (XVII).
Ông mượn những đề tài cổ điển, nhưng viết lại bằng một cách khác đặc sắc ít ai bì kịp.
Ông dùng hình ảnh loài vật giỏi như một nhà thiên nhiên học
Qua hình ảnh loài vật, ông biến thơ ngụ ngôn của ông thành một thể loại hài kịch với hàng trăm màn khác nhau. Qua đó phô diễn, mô tả mọi tình cảm, mọi đam mê, mọi hoàn cảnh và mọi ngành nghề của đời sống con người.
Văn đặc sắc tả cuộc đời
Dùng các con vật thay lời trần gian
Đối thọai hài hước miên man
Răn đời ẩn ý, tiềm tàng trong thơ
Dùng các con vật thay lời trần gian
Đối thọai hài hước miên man
Răn đời ẩn ý, tiềm tàng trong thơ
- La Fontaine trở thành nhà văn quen thuộc của mọi lứa tuổi, mọi thời đại và giữ nguyên giá trị thời sự một cách sâu sắc.
- Năm 1862, ông có bài thơ về cây Quina và những truyện cổ tích đầy phóng túng chống giáo hội được in ra.
- Cộng với tiền bạc là những cái nhìn đánh giá La Fontaine là hình ảnh không tốt của giới thẩm quyền. Nhưng những ý nghĩa ẩn sau những chuyện cổ tích đã làm La Fontaine nổi tiếng.
- Ông được coi là nhà văn lớn và có lúc ông chuyển sang viết kịch Anh hùng ca.
- Thiên tài của ông bùng lên là nhờ La Bruỳere.
- Năm 1864 ông trở thành thành viên của Viện Hàn Lâm Pháp, và bị bắt buộc không được viết những chuyện hấp dẫn nữa.
- Ông là người được coi là đã tạo ra lối văn ngụ ngôn và cũng là người duy nhất viết thể loại văn đó.
Là thành viên của viện hàn lâm
Những chuyện phóng túng dần dần phôi pha
Chuyển sang thể loại anh hùng ca
Bớt đi hấp dẫn ta bà thế gian.
Những chuyện phóng túng dần dần phôi pha
Chuyển sang thể loại anh hùng ca
Bớt đi hấp dẫn ta bà thế gian.
- Tính từ 1907, hàng thế kỷ trôi qua, bài thơ ngụ ngôn Con ve và con kiến của La Fontaine, lần đầu tiên được Nguyễn Văn Vĩnh dịch sang tiếng Việt, đăng trên Đại Nam Đăng Cổ Tùng Báo, phổ biến rộng trong giói đọc giả Việt Nam, sau đó đưa vào chương trình học các trường cấp phổ thông, nhằm góp phần vào việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ.
- Bài Con Ve và con kiến dựa theo truyện của Aesop và Phrygian. - Bản dịch này được Nguyễn Văn Vĩnh sửa lại và đăng trên Đông Dương tạp chí số 40 năm 1914, nghĩa là 7 năm sau bản dịch đầu tiên theo thể thơ lục bát đăng báo 1907. Bài thơ như sau:
"Ve sầu kêu ve ve/ Suốt mùa hè/Đến kỳ gió bấc thổi/ Nguồn cơn thật bối rối/
Một miếng cũng chẳng còn/ Ruồi bọ không một con/Vác miệng chịu khúm núm/
Sang chị kiến hàng xóm/ Xin cùng chị cho vay/ Dăm ba hạt qua ngày/
Từ nay sang tháng hạ/ Em lại xin đem trả/Trước thu, thề đất trời/ Xin đủ cả vốn lời/
Tính kiến ghét cậy vay/ Thói ấy chẳng hề chi/
Nắng ráo chú làm gì/ Kiến hỏi ve như vậy/
Ve rằng: luôn đêm ngày/ Tôi hát, thiệt gì bác/
Kiến rằng: xưa chú hát/ Nay thử múa đây coi.
Một miếng cũng chẳng còn/ Ruồi bọ không một con/Vác miệng chịu khúm núm/
Sang chị kiến hàng xóm/ Xin cùng chị cho vay/ Dăm ba hạt qua ngày/
Từ nay sang tháng hạ/ Em lại xin đem trả/Trước thu, thề đất trời/ Xin đủ cả vốn lời/
Tính kiến ghét cậy vay/ Thói ấy chẳng hề chi/
Nắng ráo chú làm gì/ Kiến hỏi ve như vậy/
Ve rằng: luôn đêm ngày/ Tôi hát, thiệt gì bác/
Kiến rằng: xưa chú hát/ Nay thử múa đây coi.
Kiến mỉa mai trách mắng kẻ lười
Suốt mùa hè chỉ múa hát rong chơi/
Khi mùa đông đến không lương thực
Đói khát đi vay cực với đời.
Suốt mùa hè chỉ múa hát rong chơi/
Khi mùa đông đến không lương thực
Đói khát đi vay cực với đời.
- Loài kiến là loài vật bé ti ti, nhưng tính cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cộng với nếp sống có tổ chức và kỷ luật qui củ của loài kiến
- Thành ngữ Việt nam có câu "Kiến tha lâu đầy tổ".
- Ngồi nhìn lâu và quan sát một đàn kiến sẽ thấy chúng đi đứng, làm việc theo một hệ thống sinh hoạt xã hội có trật tự . Không xộ bồ chen lấn hỗn độn, không tranh giành, và lần lượt tuân theo hàng ngũ, tha mồi về tổ. Chúng biết dự trữ lương thực cho mùa đông và cho mùa bão lụt.... Trong khi loài ve suốt mùa hè nắng ráo thì chỉ rong chơi hát xướng. Nên khi mùa đông lạnh lẽo không có thức ăn dự trữ phải chạy sang nhà kiến vay mượn thực phẩm để qua đi mùa đông đói rét.
Sống hôm nay không biết mai
Trong khi kiến vẫn miệt mài kiếm ăn
Tha về đầy tổ khó khăn
Nhưng đủ dự trữ phòng thân qua ngày
Trong khi kiến vẫn miệt mài kiếm ăn
Tha về đầy tổ khó khăn
Nhưng đủ dự trữ phòng thân qua ngày
- La Fontain đã làm thơ ngụ ngôn với ngụ ý khuyên nên biết cần cù lo cho ngày mai.
- Hay trong bài ngụ ngôn khác "Le Renard et les raisins", tác giả kể chuyện con cáo đói gần chết, thấy trên giàn nho cao là những trái chín mọng thì thèm, nhưng nhẩy hòai không tới, đành bỏ đi mà vớt vát chê bai cho đỡ ngượng là "trái xanh như thế thì chỉ xứng với nguời thô tục" (Ils sont trop verts, dit-il, et bon pour les goujats) - Cáo nào có danh giá gì, đói gần chết chẳng vồ được, đành chê cho đỡ ngượng "Nho xanh chẳng xứng miệng người phong lưu. .. nói lời kênh kiệu, nhưng thực ra kém tài năng chẳng làm gì được. Hay là ai mua cho cái gì cũng dẫy nẩy, chê bai, khách sáo không nhận, bằng những lời đây đưa giả dối... La Fontaine cho thấy những cái thớ lợ giả dối đó, đầy rẫy trong thế giới loài người nhưng dùng hình ảnh con nọ con kia để ngụ ý răn đời.
---Nhân nhắc đến thơ ngụ ngôn của La Fontain - Chúng ta nói sơ qua về bí mật đồng Franc của Pháp:
- Ngân hàng Pháp (banque de France) được coi là bậc thầy sản xuất tiền với 700 triệu giấy bạc mỗi năm. Một thế giới bí mật và quyến rũ.
- Xưởng in của ngân hàng Pháp được đặt tại Chamalìere, nơi được bảo vệ cẩn mật nhất nước Pháp - Xưởng in được bảo vệ chặt chẽ hơn một pháo đài
- Để vào các phân xưởng in, phải nói đúng mật hiệu, trình giấy ra vào cho nhân viên an ninh, lần lượt vượt qua các hàng rào, các buồng thông áp suất có khóa kỹ, và các cánh cửa chỉ mở ra bằng hệ thống điện tử, thường xuyên đặt dưới ông kính camera.
- Ngày nay ngân hàng Pháp là một trong những ngân hàng trung ương hiếm hoi ở Tây phương giữ độc quyền về sản xuất tiền.
- Từ ngày thành lập đến nay - Năm 1800, theo sáng kiến của 2 nhà tài chánh Paris, ngân hàng Pháp luôn luôn giữ bí mật nghề nghiệp
- Năm 1848, ngân hàng độc quyền phát hành tiền tệ.
- Năm 1945 ngân hàng được quốc hữu hóa và nhiệm vụ được xác định theo điều khoản của 1 đạo luật được bỏ phiếu vào năm 1973.
- Số nhân viên phục vụ sản xuất giấy bạc lên đến 2.000 người. Vài nhân viên trong số có tay nghề cao, vẫn kưu giữ truyền thống thủ công xưa.
- Có 60 bộ phận tay nghề làm việc như: Thợ in - Thợ làm giấy - Thợ khắc ảnh - Thợ đúc - Kỹ sư tin học - Kỹ sư hóa - Thợ khóa - thợ phay - Thợ điện - Tài xế - Lính cứu hỏa....
- Tất cả được hoạt động trong bí mật, tránh những cái nhìn tò mò.
- Bốn trăm nhân viên thuộc vi tính, để khó mà bắt chước về nồng độ acid, muối, calcium và mangésium, chất sắt và tạo màu.
- Bông được nhập từ Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật, Hoa Kỳ.
- Hỗn hợp bông được xé xơ ra, tẩy sạch, nghiền thành bột nhão qua một cái máy.
- Bột vẫn ướt được đưa lên một tấm đồng khắc theo kiểu hình in bóng, chỉ nhìn thấy khi soi lên ánh sáng.
- Khi được làm khô đi, vẫn phải qua nhiều công đoạn để có được đặc tính kêu giòn nhhư kim loại ở những tờ bạc mới.
- Giấy được xén ra từng tờ đếm đi đếm lại và được chuyển đến xưởng in dưới dạng được niêm phong trên đoàn xe bọc thép, được bảo vệ canh chừng nghiêm ngặt.
- Vấn đề an toàn được xem là ưu tiên hàng đầu của ngân hàng Pháp.
- Đến tháng 3/1986, các phương pháp được coi là hoàn thiện, và những người có trách nhiệm càng tỉ mỉ trong công việc tưởng là đơn giản này.
- Chỉ trong phút chốc, những tờ giấy bạc không hoàn chỉnh, được hủy bỏ ngay.
- Giấy tốt giao cho ngân hàng. Giấy xấu bị đâm thủng và hủy trong máy nghiền của xưởng giấy ở Vic-le-compte.
- Trong ngân hàng trụ sở ở Paris, những đợt kiểm tra được tăng cường. Chỗ trữ vàng trước kia cho người tập sự vào xem. Nay thì không - Đó là căn phòng ngàn cột, cách mặt đất 25m - Chứa ba ngàn tấn vàng - Dĩ nhiên được canh gác gắt gao.
Đó là bí mật ngân hàng
Đồng Franc nước Pháp bảo hoàng hơn vua
Nghiêm ngặt gắt gao bí mật có thừ
Đồng Franc nước Pháp từ xưa đến giờ
Đồng Franc nước Pháp bảo hoàng hơn vua
Nghiêm ngặt gắt gao bí mật có thừ
Đồng Franc nước Pháp từ xưa đến giờ
(Ghi theo tạp chí Pháp)
Nguyễn Thị Mắt Nâu