- Ai phụ trách khâu ẩm thực?
Câu ấy nghe được trong cuộc họp của các thầy cô giáo ở một trường dạy tiếng Việt cho trẻ em, bàn về việc tổ chức buổi picnic cho thầy cô và phụ huynh học sinh. Xin lạm bàn một, hai ý như thế này:
Thứ nhất, câu ấy có sáu chữ thì hết bốn chữ là tiếng Hán-Việt (“phụ trách”, “ ẩm thực”). Thứ hai, ba chữ cuối ở trong câu (“khâu”, “ẩm thực”) là những chữ “mới”, du nhập “từ Bắc vô Nam” sau năm 1975.
Câu ấy nghe được trong cuộc họp của các thầy cô giáo ở một trường dạy tiếng Việt cho trẻ em, bàn về việc tổ chức buổi picnic cho thầy cô và phụ huynh học sinh. Xin lạm bàn một, hai ý như thế này:
Thứ nhất, câu ấy có sáu chữ thì hết bốn chữ là tiếng Hán-Việt (“phụ trách”, “ ẩm thực”). Thứ hai, ba chữ cuối ở trong câu (“khâu”, “ẩm thực”) là những chữ “mới”, du nhập “từ Bắc vô Nam” sau năm 1975.
Giá dụ học sinh nghe được câu ấy bèn giơ tay hỏi cô giáo trong lớp:
– “Ẩm thực” là gì thưa Cô?
– “Ẩm” là uống, “thực” là ăn. “Ẩm thực” là tiếng Hán-Việt, có nghĩa là “ăn uống”.
– Tiếng Hán-Việt là tiếng gì vậy Cô?
– Là tiếng Hán, tức là tiếng Trung quốc, đọc theo âm Việt.
– Vậy sao mình không nói “ăn uống”, là tiếng của mình, mà lại nói “ẩm thực” thưa Cô?
– . . .
Cô giáo chắc cũng hơi bối rối, và cũng hơi khó trả lời, chẳng lẽ lại nói là “Cô cũng không rõ, nhưng nhiều người đều… nói vậy”. Em học sinh ấy nói đúng. Tại sao người Việt ở trong nước, và cả ở ngoài nước, vẫn thích nói “ẩm thực” hơn là nói “ăn uống”? Có phải vì nói “ăn uống” nghe phàm tục, nói “ẩm thực” nghe thanh tao và “trí tuệ” (1) hơn chăng? Trước năm 1975, người Việt ở miền Nam không nói “Ai phụ trách khâu ẩm thực?” mà có nhiều cách nói đơn giản hơn và dễ hiểu hơn, chẳng hạn: “Ai lo vụ ăn uống?”, hoặc “Chuyện ăn uống ai lo?”, hoặc “Thức ăn, thức uống ai lo?”…
Nếu cứ phải vay mượn tiếng Hán-Việt hoặc tiếng nước ngoài trong sinh hoạt hàng ngày, trong lúc kho tàng tiếng Việt của chúng ta không hề thiếu thốn những chữ ấy thì thật khó mà thuyết phục các em tin được rằng “Tiếng Việt giàu và đẹp” như chúng ta vẫn tự hào. (Đã gọi là “giàu” thì tại sao lại phải đi vay, đi mượn cho khổ vậy?!?). Những tiếng Hán-Việt nặng nề và tối tăm ấy hoàn toàn không giúp gì được cho việc “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà những người làm công tác giáo dục ở trong nước vẫn hô hào, như là một khẩu hiệu trong số khá nhiều khẩu hiệu thuộc dạng “nói cho vui”, “nói mà không làm”, “nói một đàng, làm một nẻo”, hoặc… “nói vậy mà không phải vậy”.
Những chữ nghĩa kiểu ấy khá phổ biến đến mức xâm nhập cả vào các trường dạy tiếng Việt, là nơi dạy học trò nói đúng, viết đúng trong tinh thần “bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc”. Bên dưới là một ít ví dụ, và các đề nghị nói thế nào cho đúng, rõ nghĩa, dễ hiểu, và “Việt ngữ” hơn (chỉ là các câu mẫu, người đọc có thể cho những câu khác tốt hơn):
– Thay vì nói: “Cô giáo Mỹ Linh đứng lớp Năm”, nên nói: “Cô giáo Mỹ Linh dạy lớp Năm” (không có… đứng, ngồi, nằm, quỳ chi cả).
– Thay vì nói: “Giáo viên cần soạn giáo án trước khi lên lớp”, nên nói: “Thầy cô cần soạn bài giảng trước giờ dạy” (không có giáo án, giáo trình…, không… lên, xuống, ra, vào chi cả).
– Thay vì nói: “Phụ huynh đăng ký cho con em học Việt ngữ”, nên nói: “Phụ huynh ghi tên (hay ghi danh) cho con em học tiếng Việt”.
– Thay vì nói: “Các em tiếp thu tương đối chậm”, nên nói: “Các em hiểu chậm”.
– Thay vì nói: “Học sinh đi tham quan một xí nghiệp”, nên nói: “Học sinh đi thăm một nhà máy”.
– Thay vì nói: “Đội văn nghệ sẽ tham gia biểu diễn một tiết mục”, nên nói: “Ban văn nghệ sẽ đóng góp một màn diễn”.
– Thay vì nói: “Ban giảng huấn sẽ dự giờ đột xuất các lớp học của giáo viên”, nên nói: “Ban giảng huấn sẽ vào lớp xem thầy cô giảng dạy mà không báo trước”.
– Thay vì nói: “Lớp Vỡ Lòng chủ yếu tập trung vào khâu đánh vần”, nên nói: “Lớp Vỡ Lòng dạy các em đánh vần là chính”.
– Thay vì nói: “Cô giáo phát hiện em Nga có năng khiếu về môn Văn”, nên nói: “Cô giáo nhận thấy em Nga có khiếu về môn Văn”.
– Thay vì nói: “Các em về nhà tranh thủ ôn tập”, nên nói: “Các em về nhà cố gắng ôn bài”.
– Thay vì nói: “Tuyệt đại đa số các em tiếp thu tốt”, nên nói: “Hầu hết các em hiểu bài”.
– Thay vì nói: “Cần nâng cao chất lượng (2) trong công tác giảng dạy”, nên nói: “Cần dạy sao cho các em mau tiến”.
Trên đây chỉ là một ít trong số khá nhiều câu cú, chữ nghĩa nghe “lạ tai”, từ miền Bắc “xâm nhập” vào miền Nam Việt Nam, và “bành trướng” ra tới hải ngoại. Nếu đấy là những tiếng hay ho, ý nghĩa, làm giàu thêm kho tàng tiếng Việt thì ta cũng phấn khởi hồ hởi (1) mà tiếp thu (1), đằng này chỉ thấy chói tai và mệt óc vì phải vừa nghe vừa cố đoán xem người nói muốn nói cái gì (?). Nhiều người trong chúng ta lắm lúc vẫn sử dụng những “tiếng Việt mới” ấy như một thói quen (quen nghe, quen nói, quen viết) từ những năm sống ở trong nước sau 1975. Thói quen khó bỏ ấy biến chúng ta thành những volunteer tiếp tay truyền bá chúng, giúp chúng bén rễ nẩy mầm, sinh sôi nẩy nở trong khối óc non nớt, trong trắng của con em mình. Nếu bắt các cháu cứ phải nghe đi nghe lại mãi những “đứng lớp, lên lớp”, “giáo án, đáp án”, “đăng ký, đăng cai”, “tiếp thu, tiếp quản”, “đột xuất, đột kích”, “chủ yếu, chủ trì”, “tuyệt đại đa số, tuyệt đại bộ phận”… thì kể cũng… tội nghiệp cho chúng.
“Tiếng Việt còn, nước Việt còn” hoặc “Tiếng Việt còn, người Việt còn”, ở đâu ta cũng nghe những câu ấy, nhưng chắc không phải là thứ “tiếng Việt” lạ lùng, hoặc nửa Hán nửa Việt, nửa Tàu nửa ta, chẳng thấy “giàu” cũng chẳng thấy “đẹp”, chẳng thấy “trong” cũng chẳng thấy “sáng” (chỉ thấy… tối mò mò), và chắc cũng không phải là “Tiếng Việt mến yêu” mà chúng ta muốn “bảo tồn và phát huy” cho thế hệ hôm nay và ngày mai.
(Tất nhiên không phải từ ngữ Hán-Việt nào cũng cần loại bỏ hoặc có thể thay được bằng từ ngữ thuần Việt. Nhiều tiếng Hán-Việt từ lâu vẫn được sử dụng trong ngôn ngữ của người Việt đã trở nên quen thuộc, gần gũi và không dễ tìm được tiếng thuần Việt nào tốt hơn hoặc tương đương để thay thế. Những tiếng Hán-Việt trong các ví dụ trên là những tiếng có thể thay được bằng tiếng thuần Việt, và “hay” không kém).
“Tiếng Việt còn, nước Việt còn”, nói cho ngay, tiếng Việt chắc chắn là phải còn, chứ mất đi đâu được. Chỉ e rằng, đến một lúc nào đó, “tuyệt đại đa số” (1) (hay “tuyệt đại bộ phận” (1)) tiếng Việt đều có “chất lượng tối ưu” (1) như thế cả thì cái “còn” ấy kể cũng… ngậm ngùi.
“Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…”, cứ mỗi lần nghe câu hát quen thuộc ấy cất lên là mỗi lần tôi lại phân vân tự hỏi, “Liệu ‘những kẻ lạ mặt’ trong ngôn ngữ ấy có phải là ‘tiếng nước tôi’, và liệu những đứa cháu của tôi có phải ‘yêu’ chúng ‘từ khi mới ra đời’?”
Nếu không, chúng phải có một cái tên gì chứ? Tự điển tiếng Việt gần đây có thêm một từ ngữ mới: “tàu lạ”, được giải nghĩa là “tàu, thuyền của Trung quốc”. Để cho dễ gọi, tôi cũng muốn đặt tên cho những “kẻ lạ mặt” ấy là “từ lạ”. Tương tự những biện pháp nhằm đối phó với các tàu lạ, chúng ta cũng cần đề cao cảnh giác để “phát hiện” (1) kịp thời những “từ lạ” ngấm ngầm, lẩn lút, trà trộn, xâm nhập vào miền đất xanh tươi của “Tiếng Việt mến yêu”. Chỉ khi nào tống khứ được những “từ lạ” thổ tả này đi chỗ khác chơi, chúng ta mới mong trả lại được sự “trong sáng” cho tiếng Việt.
– . . .
Cô giáo chắc cũng hơi bối rối, và cũng hơi khó trả lời, chẳng lẽ lại nói là “Cô cũng không rõ, nhưng nhiều người đều… nói vậy”. Em học sinh ấy nói đúng. Tại sao người Việt ở trong nước, và cả ở ngoài nước, vẫn thích nói “ẩm thực” hơn là nói “ăn uống”? Có phải vì nói “ăn uống” nghe phàm tục, nói “ẩm thực” nghe thanh tao và “trí tuệ” (1) hơn chăng? Trước năm 1975, người Việt ở miền Nam không nói “Ai phụ trách khâu ẩm thực?” mà có nhiều cách nói đơn giản hơn và dễ hiểu hơn, chẳng hạn: “Ai lo vụ ăn uống?”, hoặc “Chuyện ăn uống ai lo?”, hoặc “Thức ăn, thức uống ai lo?”…
Nếu cứ phải vay mượn tiếng Hán-Việt hoặc tiếng nước ngoài trong sinh hoạt hàng ngày, trong lúc kho tàng tiếng Việt của chúng ta không hề thiếu thốn những chữ ấy thì thật khó mà thuyết phục các em tin được rằng “Tiếng Việt giàu và đẹp” như chúng ta vẫn tự hào. (Đã gọi là “giàu” thì tại sao lại phải đi vay, đi mượn cho khổ vậy?!?). Những tiếng Hán-Việt nặng nề và tối tăm ấy hoàn toàn không giúp gì được cho việc “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà những người làm công tác giáo dục ở trong nước vẫn hô hào, như là một khẩu hiệu trong số khá nhiều khẩu hiệu thuộc dạng “nói cho vui”, “nói mà không làm”, “nói một đàng, làm một nẻo”, hoặc… “nói vậy mà không phải vậy”.
Những chữ nghĩa kiểu ấy khá phổ biến đến mức xâm nhập cả vào các trường dạy tiếng Việt, là nơi dạy học trò nói đúng, viết đúng trong tinh thần “bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc”. Bên dưới là một ít ví dụ, và các đề nghị nói thế nào cho đúng, rõ nghĩa, dễ hiểu, và “Việt ngữ” hơn (chỉ là các câu mẫu, người đọc có thể cho những câu khác tốt hơn):
– Thay vì nói: “Cô giáo Mỹ Linh đứng lớp Năm”, nên nói: “Cô giáo Mỹ Linh dạy lớp Năm” (không có… đứng, ngồi, nằm, quỳ chi cả).
– Thay vì nói: “Giáo viên cần soạn giáo án trước khi lên lớp”, nên nói: “Thầy cô cần soạn bài giảng trước giờ dạy” (không có giáo án, giáo trình…, không… lên, xuống, ra, vào chi cả).
– Thay vì nói: “Phụ huynh đăng ký cho con em học Việt ngữ”, nên nói: “Phụ huynh ghi tên (hay ghi danh) cho con em học tiếng Việt”.
– Thay vì nói: “Các em tiếp thu tương đối chậm”, nên nói: “Các em hiểu chậm”.
– Thay vì nói: “Học sinh đi tham quan một xí nghiệp”, nên nói: “Học sinh đi thăm một nhà máy”.
– Thay vì nói: “Đội văn nghệ sẽ tham gia biểu diễn một tiết mục”, nên nói: “Ban văn nghệ sẽ đóng góp một màn diễn”.
– Thay vì nói: “Ban giảng huấn sẽ dự giờ đột xuất các lớp học của giáo viên”, nên nói: “Ban giảng huấn sẽ vào lớp xem thầy cô giảng dạy mà không báo trước”.
– Thay vì nói: “Lớp Vỡ Lòng chủ yếu tập trung vào khâu đánh vần”, nên nói: “Lớp Vỡ Lòng dạy các em đánh vần là chính”.
– Thay vì nói: “Cô giáo phát hiện em Nga có năng khiếu về môn Văn”, nên nói: “Cô giáo nhận thấy em Nga có khiếu về môn Văn”.
– Thay vì nói: “Các em về nhà tranh thủ ôn tập”, nên nói: “Các em về nhà cố gắng ôn bài”.
– Thay vì nói: “Tuyệt đại đa số các em tiếp thu tốt”, nên nói: “Hầu hết các em hiểu bài”.
– Thay vì nói: “Cần nâng cao chất lượng (2) trong công tác giảng dạy”, nên nói: “Cần dạy sao cho các em mau tiến”.
Trên đây chỉ là một ít trong số khá nhiều câu cú, chữ nghĩa nghe “lạ tai”, từ miền Bắc “xâm nhập” vào miền Nam Việt Nam, và “bành trướng” ra tới hải ngoại. Nếu đấy là những tiếng hay ho, ý nghĩa, làm giàu thêm kho tàng tiếng Việt thì ta cũng phấn khởi hồ hởi (1) mà tiếp thu (1), đằng này chỉ thấy chói tai và mệt óc vì phải vừa nghe vừa cố đoán xem người nói muốn nói cái gì (?). Nhiều người trong chúng ta lắm lúc vẫn sử dụng những “tiếng Việt mới” ấy như một thói quen (quen nghe, quen nói, quen viết) từ những năm sống ở trong nước sau 1975. Thói quen khó bỏ ấy biến chúng ta thành những volunteer tiếp tay truyền bá chúng, giúp chúng bén rễ nẩy mầm, sinh sôi nẩy nở trong khối óc non nớt, trong trắng của con em mình. Nếu bắt các cháu cứ phải nghe đi nghe lại mãi những “đứng lớp, lên lớp”, “giáo án, đáp án”, “đăng ký, đăng cai”, “tiếp thu, tiếp quản”, “đột xuất, đột kích”, “chủ yếu, chủ trì”, “tuyệt đại đa số, tuyệt đại bộ phận”… thì kể cũng… tội nghiệp cho chúng.
“Tiếng Việt còn, nước Việt còn” hoặc “Tiếng Việt còn, người Việt còn”, ở đâu ta cũng nghe những câu ấy, nhưng chắc không phải là thứ “tiếng Việt” lạ lùng, hoặc nửa Hán nửa Việt, nửa Tàu nửa ta, chẳng thấy “giàu” cũng chẳng thấy “đẹp”, chẳng thấy “trong” cũng chẳng thấy “sáng” (chỉ thấy… tối mò mò), và chắc cũng không phải là “Tiếng Việt mến yêu” mà chúng ta muốn “bảo tồn và phát huy” cho thế hệ hôm nay và ngày mai.
(Tất nhiên không phải từ ngữ Hán-Việt nào cũng cần loại bỏ hoặc có thể thay được bằng từ ngữ thuần Việt. Nhiều tiếng Hán-Việt từ lâu vẫn được sử dụng trong ngôn ngữ của người Việt đã trở nên quen thuộc, gần gũi và không dễ tìm được tiếng thuần Việt nào tốt hơn hoặc tương đương để thay thế. Những tiếng Hán-Việt trong các ví dụ trên là những tiếng có thể thay được bằng tiếng thuần Việt, và “hay” không kém).
“Tiếng Việt còn, nước Việt còn”, nói cho ngay, tiếng Việt chắc chắn là phải còn, chứ mất đi đâu được. Chỉ e rằng, đến một lúc nào đó, “tuyệt đại đa số” (1) (hay “tuyệt đại bộ phận” (1)) tiếng Việt đều có “chất lượng tối ưu” (1) như thế cả thì cái “còn” ấy kể cũng… ngậm ngùi.
“Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…”, cứ mỗi lần nghe câu hát quen thuộc ấy cất lên là mỗi lần tôi lại phân vân tự hỏi, “Liệu ‘những kẻ lạ mặt’ trong ngôn ngữ ấy có phải là ‘tiếng nước tôi’, và liệu những đứa cháu của tôi có phải ‘yêu’ chúng ‘từ khi mới ra đời’?”
Nếu không, chúng phải có một cái tên gì chứ? Tự điển tiếng Việt gần đây có thêm một từ ngữ mới: “tàu lạ”, được giải nghĩa là “tàu, thuyền của Trung quốc”. Để cho dễ gọi, tôi cũng muốn đặt tên cho những “kẻ lạ mặt” ấy là “từ lạ”. Tương tự những biện pháp nhằm đối phó với các tàu lạ, chúng ta cũng cần đề cao cảnh giác để “phát hiện” (1) kịp thời những “từ lạ” ngấm ngầm, lẩn lút, trà trộn, xâm nhập vào miền đất xanh tươi của “Tiếng Việt mến yêu”. Chỉ khi nào tống khứ được những “từ lạ” thổ tả này đi chỗ khác chơi, chúng ta mới mong trả lại được sự “trong sáng” cho tiếng Việt.
Lê Hữu
(1) Từ ngữ phổ biến ở trong nước
(2) Ý muốn nói “Cần nâng cao ‘phẩm’ (quality)…” nhưng lại nói thành… ‘lượng’ (quantity)
(1) Từ ngữ phổ biến ở trong nước
(2) Ý muốn nói “Cần nâng cao ‘phẩm’ (quality)…” nhưng lại nói thành… ‘lượng’ (quantity)