Sau nhiều năm tháng miệt mài với những là: Tôi Làm Tôi mất Nước, Đố Chơi Để Chọc, Bóng Thời Gian, Đời Sống Quanh Ta, Khung Trời Kỷ Niệm… Cai tôi đâm ra lười biếng viết lách, muốn nghỉ ngơi, rút lui vào động hoa vàng, tức di tản chiến thuật xuống basement nằm yên cho nhẹ nợ.
Nhưng lâu lâu cũng nảy ra một vài ý kiến, đọc một vài câu chuyện vui vui, ngộ nghĩnh tưởng cũng nên phổ biến ABCD để bạn bè, độc giả nghe qua rồi bỏ.
Thiềng thử ra lại gom thành một bài trình làng.
Câu chuyện Cai tôi sắp kể lể ra đây không theo một nguyên tắc, một thứ tự nào sốt cả. Nó là chuyện như kiểu cà kê dê ngỗng, chuyện kể dông dài, chuyện cuối tuần.
Có điều phải thưa trước với bạn đọc rằng thì là những mẩu chuyện vặt này có chuyện rất ngắn, chỉ một hàng chữ thôi nhưng bạn đọc phải thủng thẳng ngẫm nghĩ mới thấy cái thú vị tình thâm. Có chuyện dăm câu, dăm hàng, cũng xin bạn đọc suy nghĩ đôi chút xem ý nói thế nào rồi hẵng qua chuyện khác.
Như thế, bạn đọc sẽ nhón được cái ý của câu chuyện chũng như cái ý của người viết.
Chẳng cũng là một điều thú vị ư?
Vậy, sau khi mô tả xong rồi, xin nhập đề kẻo trễ.
Nhưng lâu lâu cũng nảy ra một vài ý kiến, đọc một vài câu chuyện vui vui, ngộ nghĩnh tưởng cũng nên phổ biến ABCD để bạn bè, độc giả nghe qua rồi bỏ.
Thiềng thử ra lại gom thành một bài trình làng.
Câu chuyện Cai tôi sắp kể lể ra đây không theo một nguyên tắc, một thứ tự nào sốt cả. Nó là chuyện như kiểu cà kê dê ngỗng, chuyện kể dông dài, chuyện cuối tuần.
Có điều phải thưa trước với bạn đọc rằng thì là những mẩu chuyện vặt này có chuyện rất ngắn, chỉ một hàng chữ thôi nhưng bạn đọc phải thủng thẳng ngẫm nghĩ mới thấy cái thú vị tình thâm. Có chuyện dăm câu, dăm hàng, cũng xin bạn đọc suy nghĩ đôi chút xem ý nói thế nào rồi hẵng qua chuyện khác.
Như thế, bạn đọc sẽ nhón được cái ý của câu chuyện chũng như cái ý của người viết.
Chẳng cũng là một điều thú vị ư?
Vậy, sau khi mô tả xong rồi, xin nhập đề kẻo trễ.
***
Định Nghĩa Tình Yêu
Tình yêu, từ xa, là những hạt kim cương
Đến gần, là những giọt nước mắt!
Tình yêu, từ xa, là những hạt kim cương
Đến gần, là những giọt nước mắt!
***
Kinh Nghiệm Tình Yêu
Tình yêu, làm cho người ta mù quáng.
Hôn nhân, làm cho người ta sáng mắt ra.
Câu này có ý chơi chữ, nhưng quả thật mang một ý nghĩa rất cụ thể, rất thực tế. Phải là người đã kinh qua những khổ đau của con đường tình ái mới có thẩm quyền nói lên câu nói ai oán đó!
Tình yêu, làm cho người ta mù quáng.
Hôn nhân, làm cho người ta sáng mắt ra.
Câu này có ý chơi chữ, nhưng quả thật mang một ý nghĩa rất cụ thể, rất thực tế. Phải là người đã kinh qua những khổ đau của con đường tình ái mới có thẩm quyền nói lên câu nói ai oán đó!
***
Thử Thách Tình Yêu
Nguời ta dùng lửa thử vàng,
Lấy vàng thử đàn bà
Và dùng đàn bà để thử đàn ông.
Không thấy ai nói đến mục dùng đàn ông để thử cái gì cả!
Theo kinh nghiệm và hiểu biết thuờng thức thì người ta dùng đàn ông vào những việc như: Đi chợ, làm cơm, rửa bát, quét nhà, lái xe, chờ đợi ở sóp-pinh, trông con, đi làm đem tiền về đưa vợ, sai gì làm nấy. Điều cấm kỵ là không bao giờ được la lối, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ (cái này thì đi tù mọt gông ngay), không được ăn gian nói dối đối với vợ (với đôi ba lần gian dối thôi thì còn tạm được!), tuyệt đối thi hành mệnh lệnh cấp trên. Giống như mấy ông bên Phi Châu đã khám phá, khai triển, kinh nghiệm rồi tự kết luận và cam kết, đưa ra một danh ngôn như sẽ nói ở phần dưới đây:
Bảo Vệ Tình Yêu Kiểu Phi Châu!
Chúng ta thường có thành kiến không tốt về Phi Châu. Như thể Phi Châu là lạc hậu, kém văn minh, thiếu hiểu biết. Nhưg nếu chúng ta biết rằng câu nói sau đây được dịch theo thể lục bát thì chúng ta phải cúi đầu bái phục mấy ông Phi Châu là những người rất hiểu biết, rất kinh nghiệm về phụ nữ diễn đàn.
Mấy ông Phi châu đã kinh qua nhiều bước đường gian khổ về những cung cách đối xử trong gia đình, đã khốn đốn vì mấy bà vợ nên đã phải đành lòng công nhận rằng, hễ vợ nói cái gì mà mình làm ngược lại hay bất đồng ý kiến là y như gia đình xào xáo, lộn xộn, đổ vỡ tan tành. Chi bằng cứ mũ ni che tai, vợ bảo sao ta làm y như vợ nói là mọi chuyện trong nhà sẽ êm ru bà rù, nồi niêu xoong chảo còn nguyên vẹn.
Chân lý ấy, có thể áp dụng cho toàn thể đàn ông khắp thế giới văn minh ngày nay chứ chẳng phải chỉ ở bên Phi Châu đâu.
Thế nên, Cai tôi xin chép lại nguyên văn sau đây để bạn đọc suy gẫm. Triết lý của mấy ông bên Phi Châu tóm gọn trong 2 câu thơ như thế này:
Muốn cho yên cửa, yên nhà
Phải làm theo đúng lệnh bà chỉ huy.
Nghĩa là vợ bảo sao, làm vậy, Cãi vợ, chỉ có nước…thác!
Bạn đọc thử chiêm nghiệm xem có đúng không!
Một vài trường hợp Cãi vợ mà vợ không có phản ứng gì cả thì đó là hãn hữu, nghĩa là vợ tạm nhịn đó thôi, chứ đừng tưởng bở mà cãi vung tí mẹt, tiếp tục cãi bừa phứa phựa là có ngài đi đoong, đi đứt đấy nhá! Trước sau gì, chẳng chóng thì chầy, rồi cũng rơi vào bẫy sập!
Thế nên, danh ngôn của mấy ông chồng bên Phi Châu đáng gọi là Khuôn vàng thước ngọc cho toàn thể liền ông thế giới soi chung!
Nguời ta dùng lửa thử vàng,
Lấy vàng thử đàn bà
Và dùng đàn bà để thử đàn ông.
Không thấy ai nói đến mục dùng đàn ông để thử cái gì cả!
Theo kinh nghiệm và hiểu biết thuờng thức thì người ta dùng đàn ông vào những việc như: Đi chợ, làm cơm, rửa bát, quét nhà, lái xe, chờ đợi ở sóp-pinh, trông con, đi làm đem tiền về đưa vợ, sai gì làm nấy. Điều cấm kỵ là không bao giờ được la lối, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ (cái này thì đi tù mọt gông ngay), không được ăn gian nói dối đối với vợ (với đôi ba lần gian dối thôi thì còn tạm được!), tuyệt đối thi hành mệnh lệnh cấp trên. Giống như mấy ông bên Phi Châu đã khám phá, khai triển, kinh nghiệm rồi tự kết luận và cam kết, đưa ra một danh ngôn như sẽ nói ở phần dưới đây:
Bảo Vệ Tình Yêu Kiểu Phi Châu!
Chúng ta thường có thành kiến không tốt về Phi Châu. Như thể Phi Châu là lạc hậu, kém văn minh, thiếu hiểu biết. Nhưg nếu chúng ta biết rằng câu nói sau đây được dịch theo thể lục bát thì chúng ta phải cúi đầu bái phục mấy ông Phi Châu là những người rất hiểu biết, rất kinh nghiệm về phụ nữ diễn đàn.
Mấy ông Phi châu đã kinh qua nhiều bước đường gian khổ về những cung cách đối xử trong gia đình, đã khốn đốn vì mấy bà vợ nên đã phải đành lòng công nhận rằng, hễ vợ nói cái gì mà mình làm ngược lại hay bất đồng ý kiến là y như gia đình xào xáo, lộn xộn, đổ vỡ tan tành. Chi bằng cứ mũ ni che tai, vợ bảo sao ta làm y như vợ nói là mọi chuyện trong nhà sẽ êm ru bà rù, nồi niêu xoong chảo còn nguyên vẹn.
Chân lý ấy, có thể áp dụng cho toàn thể đàn ông khắp thế giới văn minh ngày nay chứ chẳng phải chỉ ở bên Phi Châu đâu.
Thế nên, Cai tôi xin chép lại nguyên văn sau đây để bạn đọc suy gẫm. Triết lý của mấy ông bên Phi Châu tóm gọn trong 2 câu thơ như thế này:
Muốn cho yên cửa, yên nhà
Phải làm theo đúng lệnh bà chỉ huy.
Nghĩa là vợ bảo sao, làm vậy, Cãi vợ, chỉ có nước…thác!
Bạn đọc thử chiêm nghiệm xem có đúng không!
Một vài trường hợp Cãi vợ mà vợ không có phản ứng gì cả thì đó là hãn hữu, nghĩa là vợ tạm nhịn đó thôi, chứ đừng tưởng bở mà cãi vung tí mẹt, tiếp tục cãi bừa phứa phựa là có ngài đi đoong, đi đứt đấy nhá! Trước sau gì, chẳng chóng thì chầy, rồi cũng rơi vào bẫy sập!
Thế nên, danh ngôn của mấy ông chồng bên Phi Châu đáng gọi là Khuôn vàng thước ngọc cho toàn thể liền ông thế giới soi chung!
***
Giá Trị Của Đôi Mắt!
Trong thơ, thi sĩ nào cũng mô tả đôi mắt của nàng rõ là đẹp. Trước tiên là cái dáng: Nào là mắt tròn xinh như mắt bồ câu, mắt ngây thơ như mắt nai tơ. Mắt có hình cái thuyền như mắt em dáng thuyền soi nước. Mắt có hình cửa sổ như đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn…
Mắt có cái vẻ riêng, nhìn vào thấy được những vẻ ngây thơ, vụng dại, khờ khạo, dễ thương, tinh ma, ranh mãnh, u uẩn, buồn man mác, lẳng lơ, lãng mạn, hung hãn, dữ dằn… nghĩa là muôn màu, muôn ý tùy bẩm sinh hay tùy đối tượng, tùy từng tâm hồn phát biểu, hiển hiện ra bằng hai cái cửa sổ đó.
Trong thơ, thi sĩ nào cũng mô tả đôi mắt của nàng rõ là đẹp. Trước tiên là cái dáng: Nào là mắt tròn xinh như mắt bồ câu, mắt ngây thơ như mắt nai tơ. Mắt có hình cái thuyền như mắt em dáng thuyền soi nước. Mắt có hình cửa sổ như đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn…
Mắt có cái vẻ riêng, nhìn vào thấy được những vẻ ngây thơ, vụng dại, khờ khạo, dễ thương, tinh ma, ranh mãnh, u uẩn, buồn man mác, lẳng lơ, lãng mạn, hung hãn, dữ dằn… nghĩa là muôn màu, muôn ý tùy bẩm sinh hay tùy đối tượng, tùy từng tâm hồn phát biểu, hiển hiện ra bằng hai cái cửa sổ đó.
Không rõ có thống kê nào cho biết, khi gặp một người con gái, ta thường chú ý nhất đến điểm nào trên người con gái ấy không? Nhưng hình như, chú ý nhất vẫn là đôi mắt, vì đôi mắt nói lên được rất nhiều tình ý của đối tượng.
Mắt có thể liếc, sắc như thể dao cau. Mắt có thể đong đưa như thể có như thể không, không sao hiểu được. Mắt không có súng ống, không trang bị mìn bẫy gì cả mà có thể hớp hồn đối phương khi đối phương vào bẫy sập. Mắt có thể làm cho đối tượng chết thẳng cẳng trong đôi mắt em, giống như Mắt em là bể oan cừu! Mắt không phải là kim loại mà lại có nam châm thu hút, dính chặt đối tượng vào nhãn quan, y như người bị bỏ bùa mê thuốc lú!
Mắt có thể có màu đen như hạt huyền nên gọi là đôi mắt huyền, màu xanh như ngọc thạch gọi mà mắt ngọc, màu biêng biếc xanh lơ nên gọi là… mắt biếc. Lại còn mắt nâu, tóc vàng, sợi thì lại nhỏ nữa! Nghe rất gợi tình, gợi nhớ, gợi cảm và gợi hứng!
Trong tân nhạc, mắt được ca tụng rất kịch liệt. Chẳng những được ca sĩ hát lên bằng lời mà còn kèn trống phụ họa, âm thanh cung bậc nhịp nhàng thánh thót vinh danh, nâng đôi mắt lên hàng thượng đẳng.
Chính vì quá chú trọng đến đôi mắt mà người ta quên béng đi những khoản khác, ví dụ như: Thân hình, dáng đi, cách ăn nói, tính tình, học hành, nội trợ, thêu thùa…
Rồi đến khi chỉ vì mê quá mà xin cưới em về làm vợ.
Sau đó, chàng mới té ngửa vì khám phá ra một điều cay đắng thế này:
Nhiều khi, chỉ vì yêu có mỗi một đôi mắt mà lại đi cưới trọn cả một người đàn bà!
Thì lúc đó đã là quá muộn!
***
Cái Gì Vợ Không Xài, Chồng Cho Người Khác!
Chuyện này, tất nhiên là chuyện vợ chồng ở xứ văn miêng:
Người vợ đi công tác xa, hẹn chồng 1 tuần sẽ trở về. Nhưng công việc xong sớm nên người vợ về sớm. Đến nhà, vợ thấy chồng đang nằm ôm một cô gái trên giường. Lập tức, người vợ quyết định nhờ Luật Sư xin ly dị.
Người chồng nói:
– Anh đồng ý là anh có lỗi với em, nhưng trước khi em đến Luật Sư, em cho anh được nói mấy lời được không?
Người vợ đáp:
– Được, anh nói đi!
Chồng nói:
– Sáng nay, khi anh đi làm, ra khỏi nhà trời mưa tầm tã. Anh thấy cô gái này đứng đầu đường ướt sũng. Anh thương tình, ngừng xe chở cô ấy về nhà. Anh lấy bộ quần áo mua tặng em dịp sinh nhật mà em không mặc, anh cho cô ấy mặc. Đôi giày anh mua tặng em nhân dịp Giáng Sinh em không dùng, anh cho cô ấy. Chiếc khăn quàng anh mua tặng em dịp Tết, em không dùng nên anh cũng cho cô ấy luôn. Cô gái mặc xong, cám ơn anh. Trước khi ra khỏi cửa, cô ấy hỏi:
– Thế còn cái gì vợ anh không dùng nữa không?
Đó là lý do tại sao lại có sự tình như em đã trông thấy. Bây giờ, mọi chuyện anh đã nói xong. Còn em, em quyết định ra sao là tùy ý em. Anh xin chấp nhận tất cả.
Câu chuyện ngưng ngang xương ở chỗ này. Không thấy bà vợ nói năng chi, không biết bà vợ có đến Luật Sư xin ly dị không? Không biết bà vợ có hối hận, khóc lóc ỉ ôi, quỳ xuống xin lỗi chồng không? Không biết rồi gia đình này sẽ ra sao?
Không ai biết cả.
Nhưng, chúng ta có thể tạm kết luận thế này:
Cái gì vợ không xài, chồng cho người khác.
Chuyện này, tất nhiên là chuyện vợ chồng ở xứ văn miêng:
Người vợ đi công tác xa, hẹn chồng 1 tuần sẽ trở về. Nhưng công việc xong sớm nên người vợ về sớm. Đến nhà, vợ thấy chồng đang nằm ôm một cô gái trên giường. Lập tức, người vợ quyết định nhờ Luật Sư xin ly dị.
Người chồng nói:
– Anh đồng ý là anh có lỗi với em, nhưng trước khi em đến Luật Sư, em cho anh được nói mấy lời được không?
Người vợ đáp:
– Được, anh nói đi!
Chồng nói:
– Sáng nay, khi anh đi làm, ra khỏi nhà trời mưa tầm tã. Anh thấy cô gái này đứng đầu đường ướt sũng. Anh thương tình, ngừng xe chở cô ấy về nhà. Anh lấy bộ quần áo mua tặng em dịp sinh nhật mà em không mặc, anh cho cô ấy mặc. Đôi giày anh mua tặng em nhân dịp Giáng Sinh em không dùng, anh cho cô ấy. Chiếc khăn quàng anh mua tặng em dịp Tết, em không dùng nên anh cũng cho cô ấy luôn. Cô gái mặc xong, cám ơn anh. Trước khi ra khỏi cửa, cô ấy hỏi:
– Thế còn cái gì vợ anh không dùng nữa không?
Đó là lý do tại sao lại có sự tình như em đã trông thấy. Bây giờ, mọi chuyện anh đã nói xong. Còn em, em quyết định ra sao là tùy ý em. Anh xin chấp nhận tất cả.
Câu chuyện ngưng ngang xương ở chỗ này. Không thấy bà vợ nói năng chi, không biết bà vợ có đến Luật Sư xin ly dị không? Không biết bà vợ có hối hận, khóc lóc ỉ ôi, quỳ xuống xin lỗi chồng không? Không biết rồi gia đình này sẽ ra sao?
Không ai biết cả.
Nhưng, chúng ta có thể tạm kết luận thế này:
Cái gì vợ không xài, chồng cho người khác.
***
Chuyện Con Bò Cái Ở Vermont!
Chuyện này là chuyện có thể là có thực, có thể là chuyện phịa nhưng rất nhân bản, rất gần gũi với con người.
Mấy gia đình ở một làng nhỏ, mua được một con bò cái ở Vermont đem về nuôi, vắt sữa. Con bò cái khỏe mạnh, cho rất nhiều sữa tươi, ai cũng trân quý.
Họ mới bàn với nhau rằng phải cần một con bò đực để gây giống tốt. Mới mua con bò đực phương cường đem về chuồng. Ai cũng tưởng là cặp bò này đẹp đôi, mặn nồng âu yếm. Nào ngờ, hễ con bò đực quanh quẩn, chờn vờn con bò cái thì con này lẩn trốn, không chịu… hợp tác.
Lấy làm lạ, mấy gia đình nghĩ mãi không ra cách nào mới đến một Bác Sĩ Thú Y trình bày tự sự.
Bác Sĩ Thú Y, sau khi hỏi han đủ mọi chi tiết về cặp bò này, ngồi suy nghĩ một lát rồi hỏi:
– Có phải các ông, các bà mua con bò này ở Vermont không?
Mấy người chủ con bò cái rất lấy làm lạ, làm sao mà Bác Sĩ Thú Y này lại hay đến như thế, biết được mình mua con bò cái này từ Vermont?
Mới hỏi:
– Dạ, đúng thế! Bác Sĩ quả là đại tài. Nhưng có điều chúng tôi không hiểu: Tại sao Bác Sĩ lại biết là con bò cái này mua ở Vermont?
Ông Bác Sĩ Thú Y thở dài, đáp:
– Bà vợ tôi cũng là người ở Vermont!
Bạn đọc có hiểu câu chuyện này không? Nếu hiểu ngay, bạn là người thông minh rất mực. Nếu chưa hiểu, xin vui lòng đọc đi đọc lại, bạn sẽ hiểu ý nghĩa của câu chuyện vui này.
***
Vợ Tôi Có Bầu…
Chuyện này đăng trong Readers Digest số tháng Tư, 2005:
Một anh lính nói với bạn:
– Tớ biết, ông sếp mình không thích cấp giấy phép cho ai về nhà cuối tuần. Nhưng tớ nghĩ là tớ có lý do chính đáng.
Bạn hỏi:
– Chính đáng là chính đáng như thế nào?
– Tớ thưa với sếp: Vợ tôi có bầu. Cuối tuần, tôi muốn về với vợ tôi.
Sếp nghe xong, đáp liền: Cấp phép!
Anh bạn cũng có vợ nhưng vợ anh không có bầu. Anh lấy lý do nào để đi phép cuối tuần đây? Suy đi tính lại, anh tìm ra lý do để xin phép.
Anh lên văn phòng gặp sếp lớn, chào kính xong, sếp hỏi:
– Anh xin đi phép cuối tuần hả? Có lý do nào chính đáng không?
Anh đáp: Dạ có! Thưa sếp, vợ tôi sẽ có bầu cuối tuần. Tôi muốn về nhà với vợ tôi…
Chuyện đến đây lại cúp ngang xương, không biết hạ hồi ra sao.
Hẳn các bạn cũng thấy, mẩu chuyện này mang một nụ cười vui ranh mãnh, giữa có bầu và sẽ có bầu của hai chàng lính trẻ.
Chuyện này là chuyện có thể là có thực, có thể là chuyện phịa nhưng rất nhân bản, rất gần gũi với con người.
Mấy gia đình ở một làng nhỏ, mua được một con bò cái ở Vermont đem về nuôi, vắt sữa. Con bò cái khỏe mạnh, cho rất nhiều sữa tươi, ai cũng trân quý.
Họ mới bàn với nhau rằng phải cần một con bò đực để gây giống tốt. Mới mua con bò đực phương cường đem về chuồng. Ai cũng tưởng là cặp bò này đẹp đôi, mặn nồng âu yếm. Nào ngờ, hễ con bò đực quanh quẩn, chờn vờn con bò cái thì con này lẩn trốn, không chịu… hợp tác.
Lấy làm lạ, mấy gia đình nghĩ mãi không ra cách nào mới đến một Bác Sĩ Thú Y trình bày tự sự.
Bác Sĩ Thú Y, sau khi hỏi han đủ mọi chi tiết về cặp bò này, ngồi suy nghĩ một lát rồi hỏi:
– Có phải các ông, các bà mua con bò này ở Vermont không?
Mấy người chủ con bò cái rất lấy làm lạ, làm sao mà Bác Sĩ Thú Y này lại hay đến như thế, biết được mình mua con bò cái này từ Vermont?
Mới hỏi:
– Dạ, đúng thế! Bác Sĩ quả là đại tài. Nhưng có điều chúng tôi không hiểu: Tại sao Bác Sĩ lại biết là con bò cái này mua ở Vermont?
Ông Bác Sĩ Thú Y thở dài, đáp:
– Bà vợ tôi cũng là người ở Vermont!
Bạn đọc có hiểu câu chuyện này không? Nếu hiểu ngay, bạn là người thông minh rất mực. Nếu chưa hiểu, xin vui lòng đọc đi đọc lại, bạn sẽ hiểu ý nghĩa của câu chuyện vui này.
***
Vợ Tôi Có Bầu…
Chuyện này đăng trong Readers Digest số tháng Tư, 2005:
Một anh lính nói với bạn:
– Tớ biết, ông sếp mình không thích cấp giấy phép cho ai về nhà cuối tuần. Nhưng tớ nghĩ là tớ có lý do chính đáng.
Bạn hỏi:
– Chính đáng là chính đáng như thế nào?
– Tớ thưa với sếp: Vợ tôi có bầu. Cuối tuần, tôi muốn về với vợ tôi.
Sếp nghe xong, đáp liền: Cấp phép!
Anh bạn cũng có vợ nhưng vợ anh không có bầu. Anh lấy lý do nào để đi phép cuối tuần đây? Suy đi tính lại, anh tìm ra lý do để xin phép.
Anh lên văn phòng gặp sếp lớn, chào kính xong, sếp hỏi:
– Anh xin đi phép cuối tuần hả? Có lý do nào chính đáng không?
Anh đáp: Dạ có! Thưa sếp, vợ tôi sẽ có bầu cuối tuần. Tôi muốn về nhà với vợ tôi…
Chuyện đến đây lại cúp ngang xương, không biết hạ hồi ra sao.
Hẳn các bạn cũng thấy, mẩu chuyện này mang một nụ cười vui ranh mãnh, giữa có bầu và sẽ có bầu của hai chàng lính trẻ.
***
Nhất Nhật Tại Tù…
Các cụ ta thường nói: Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Ý nói một ngày nằm trong nhà tù nó dài lê thê khủng khiếp như bằng cả nghìn năm ở bên ngoài nhà giam vây.
Câu nói ấy có thể áp dụng cho các quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đi tù cải tạo trong các trại cải tạo đèo heo hút gió, nguy hiểm, bệnh tật, đói khổ nơi rừng thiêng nước độc.
Vậy mà, trên báo Mỹ lại có người so sánh giữa sự đi tù với đi làm để thấy là đi tù còn sướng hơn là đi làm nhiều lắm. Dĩ nhiên, là nhìn theo một khía cạnh hài hước, đúng vậy mà không phải vậy.
Mời bạn đọc:
Khi bạn so sánh sự khác biệt giữa nhà tù và nơi làm việc, có thể là nhà tù không đến nỗi tệ như thế đâu nhé!
Này nhá!
Trong tù: Hầu hết thời giờ của bạn trong 4 bức tường 8×10.
Nơi làm việc: Hầu hết thời giờ của bạn quanh 4 bức tường 6×8 (Diện tích trong tù lớn hơn diện tích nơi làm việc)
Trong tù: Bạn được ăn ngày 3 bữa.
Nơi làm việc: Bạn ăn một bữa, mà bạn lại phải trả tiền.
Trong tù: Hạnh kiểm tốt, bạn được thêm giờ nghỉ.
Nơi làm việc: Làm việc giỏi, bạn được giao thêm việc.
Trong tù: Có người canh gác, khóa và mở khóa cửa cho bạn ra vào.
Nơi làm việc: Bạn phải đeo thẻ an ninh và tự mình mở khóa, mở cửa lấy một mình.
Trong tù: Bạn được coi truyền hình, chơi games.
Nơi làm việc: Nếu bắt gặp coi truyền hình hay chơi games, bạn sẽ bị sa thải ngay lập tức.
Trong tù: Bạn có toilet riêng.
Nơi làm việc: bạn phải dùng chung với những người khác.
Trong tù: Họ cho phép gia đình và bạn bè của bạn vào thăm.
Nơi làm việc: Bạn không được phép nói chuyện với ai cả.
Trong tù: Mọi chi phí được những người đóng thuế trả mà bạn không phải làm gì cả.
Nơi làm việc: Bạn có đi làm mới được lĩnh lương. Lĩnh xong, bạn phải trả mọi khoản chi phí. Rồi tiền thuế của bạn cũng lại được trích ra để nuôi tù nhân.
Trong tù: Hầu như hầu hết thời giờ của bạn là nhìn qua những hàng rào chấn song từ ngục thất và chỉ mong được ra ngoài.
Nơi làm việc: Bạn chỉ mong được ra khỏi sở để chui vào những quán ruợu.
Trong tù: Người coi tù bị gọi một cách xấu xa là Cai ngục hoặc những tên tàn ác.
Nơi làm việc: Người cai quản bạn được gọi là Supervisor!
Trong tù: Bạn tha hồ đọc e-mail với những chuyện cười, chuyện tiếu lâm.
Nơi làm việc: Nếu sếp bắt được, bạn sẽ bị đuổi cổ ra khỏi sở làm ngay lập tức.
Thưa bạn đọc, những so sánh trên đây chỉ là chuyện vui đùa khi nhìn đời bằng một lăng kính ngược đời. Chứ làm gì có đích thực. Nếu đích thực là nó ngon lành, thú vị tình thâm như thế thì ai cũng muốn vào tù hết cả à?
Các cụ ta thường nói: Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại. Ý nói một ngày nằm trong nhà tù nó dài lê thê khủng khiếp như bằng cả nghìn năm ở bên ngoài nhà giam vây.
Câu nói ấy có thể áp dụng cho các quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đi tù cải tạo trong các trại cải tạo đèo heo hút gió, nguy hiểm, bệnh tật, đói khổ nơi rừng thiêng nước độc.
Vậy mà, trên báo Mỹ lại có người so sánh giữa sự đi tù với đi làm để thấy là đi tù còn sướng hơn là đi làm nhiều lắm. Dĩ nhiên, là nhìn theo một khía cạnh hài hước, đúng vậy mà không phải vậy.
Mời bạn đọc:
Khi bạn so sánh sự khác biệt giữa nhà tù và nơi làm việc, có thể là nhà tù không đến nỗi tệ như thế đâu nhé!
Này nhá!
Trong tù: Hầu hết thời giờ của bạn trong 4 bức tường 8×10.
Nơi làm việc: Hầu hết thời giờ của bạn quanh 4 bức tường 6×8 (Diện tích trong tù lớn hơn diện tích nơi làm việc)
Trong tù: Bạn được ăn ngày 3 bữa.
Nơi làm việc: Bạn ăn một bữa, mà bạn lại phải trả tiền.
Trong tù: Hạnh kiểm tốt, bạn được thêm giờ nghỉ.
Nơi làm việc: Làm việc giỏi, bạn được giao thêm việc.
Trong tù: Có người canh gác, khóa và mở khóa cửa cho bạn ra vào.
Nơi làm việc: Bạn phải đeo thẻ an ninh và tự mình mở khóa, mở cửa lấy một mình.
Trong tù: Bạn được coi truyền hình, chơi games.
Nơi làm việc: Nếu bắt gặp coi truyền hình hay chơi games, bạn sẽ bị sa thải ngay lập tức.
Trong tù: Bạn có toilet riêng.
Nơi làm việc: bạn phải dùng chung với những người khác.
Trong tù: Họ cho phép gia đình và bạn bè của bạn vào thăm.
Nơi làm việc: Bạn không được phép nói chuyện với ai cả.
Trong tù: Mọi chi phí được những người đóng thuế trả mà bạn không phải làm gì cả.
Nơi làm việc: Bạn có đi làm mới được lĩnh lương. Lĩnh xong, bạn phải trả mọi khoản chi phí. Rồi tiền thuế của bạn cũng lại được trích ra để nuôi tù nhân.
Trong tù: Hầu như hầu hết thời giờ của bạn là nhìn qua những hàng rào chấn song từ ngục thất và chỉ mong được ra ngoài.
Nơi làm việc: Bạn chỉ mong được ra khỏi sở để chui vào những quán ruợu.
Trong tù: Người coi tù bị gọi một cách xấu xa là Cai ngục hoặc những tên tàn ác.
Nơi làm việc: Người cai quản bạn được gọi là Supervisor!
Trong tù: Bạn tha hồ đọc e-mail với những chuyện cười, chuyện tiếu lâm.
Nơi làm việc: Nếu sếp bắt được, bạn sẽ bị đuổi cổ ra khỏi sở làm ngay lập tức.
Thưa bạn đọc, những so sánh trên đây chỉ là chuyện vui đùa khi nhìn đời bằng một lăng kính ngược đời. Chứ làm gì có đích thực. Nếu đích thực là nó ngon lành, thú vị tình thâm như thế thì ai cũng muốn vào tù hết cả à?
Như thế thì còn ai ham sống ở bên ngoài ngục thất nữa?
***
Bạn đọc thân mến,
Cai tôi vừa kể hầu quý bạn một vài câu chuyện vui vui. Lâu lâu mới góp nhặt được mấy mẩu ấy chứ không phải tuần nào, tháng nào cũng có như vậy đâu!
Chuyện vui thì có nhiều, nhưng thật là vui, không cần có người cù, không đến nỗi phải nhăn mặt hay đỏ mặt thì cái đó mới thiệt là khó!
Vậy Cai tôi lại xin hẹn mí lị bạn đọc vào một kỳ khác.
Thôi nhá! Bai hỉ!
Lê Văn Phúc
Cai tôi vừa kể hầu quý bạn một vài câu chuyện vui vui. Lâu lâu mới góp nhặt được mấy mẩu ấy chứ không phải tuần nào, tháng nào cũng có như vậy đâu!
Chuyện vui thì có nhiều, nhưng thật là vui, không cần có người cù, không đến nỗi phải nhăn mặt hay đỏ mặt thì cái đó mới thiệt là khó!
Vậy Cai tôi lại xin hẹn mí lị bạn đọc vào một kỳ khác.
Thôi nhá! Bai hỉ!
Lê Văn Phúc